You are on page 1of 9

DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam: TỔ 47.


1.1 & 1.2: Có sự chênh lệch về số dân giữa các dân tộc và các dân
tộc cư trú xen kẽ nhau.

Việt Nam là một đất nước thống nhất gồm có 54 dân tộc anh em. Dân tộc kinh
chiếm trên 85%, 53 dân tộc còn lại chiếm gần 15%. Trong đó :
Có 10 dân tộc có dân số từ 100 ngàn người đến dưới 1 triệu người đó là: Tầy,
Nùng, Thái, Mường, Khơ Me, Mông, Dao, Gia rai, Bana, Ê đê.
- Có 20 dân tộc có dân số dưới 100 ngàn người.
- Có 16 dân tộc có dân số từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người.
- Có 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người : Cống, Sila, Pu Péo, Rơ Răm, Ơ
Đu, Brâu.
Các dân tộc Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau: Dân tộc Kinh chủ yếu sinh
sống tại các thành phố, vùng đồng bằng, trung du. Các dân tộc còn lại tập trung
chủ yếu ở các vùng biên giới, hải đảo,… như: Tây Bắc, Tây Nguyên, một số tỉnh
duyên hải miền Trung.

1.3 Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có
chiến lược quan trọng.

Link:https://www.facebook.com/Tintuchacoi247/photos/
pcb.867936010282028/867934416948854/
Theo công bố chính thức của Nhà nước vào năm 1972, nước Việt Nam có 54 tộc
người, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ - tộc người khác nhau.Mặc dù chỉ chiếm 14,3%
dân số, nhưng 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ
và những vị trí trọng yếu của quốc gia cả về kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi
trường sinh thái-đó là vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa của đất nước.
Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm)
sinh sống tại các vùng trung du và miền núi. Trong đó các dân tộc thuộc
nhóm Hán-Tạng (trừ người Hoa), Tai-Kadai và Hmong-Dao phân bố chủ yếu
ở Miền Bắc. Nhóm Nam Đảo chỉ sinh sống ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam
Bộ. Riêng nhóm Nam Á phân bố trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Lợi ích: Tạo ra sự đa dạng, phong phú về văn hóa cho đất nước: Phát biểu khai
mạc Hội nghị thông báo văn hóa 2020 với chủ đề “Đa dạng văn hóa ở Việt Nam:
Lý luận, thực tiễn và vấn đề chính sách.", Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thị
Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, cho biết Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc với sự đa dạng các truyền thống, sắc thái văn hóa khác nhau.
Sự đa dạng văn hóa ở Việt Nam, thể hiện ở sự đa dạng trong các hình thức biểu đạt
văn hóa như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng nghệ thuật, ẩm thực, tri thức địa
phương... Sự đa dạng, phong phú của các thực hành và biểu đạt này là cơ sở quan
trọng cho sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của các tộc người.
(điều kiện để phát triển du lịch vd lễ hội đua voi ở Tây Nguyên:  Xen kẽ với đua
voi là những lễ hội truyền thống của buôn làng Tây Nguyên như lễ cúng bến nước,
lễ cúng cơm mới, lễ đâm trâu… Những lễ hội tạo thành một dòng chảy văn hóa nối
tiếp rất phong phú, đa dạng.

Hình: Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên: ( chủ yếu là dân tộc Ê đê và dân tộc M’
Nông).
Link:http://vietlinktour.com/chi-tiet-cam-nang/le-hoi-dua-voi-ban-don/78.html

Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc các nước láng giềng và khu
vực. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Khơme , dân tộc Hoa…., do vậy,
các thế lực phản động thường lợi dụng vẫn đề dân tộc để chống phá cách mạng
Việt Nam.
Ví dụ như nhen nhóm, khuấy động, thổi bùng cái gọi là "quyền tự trị" của các dân
tộc, yêu sách thành lập "Vương quốc riêng" của người Mông, người Chăm, người
Khơ Me Nam Bộ, v.v... tung các tin thất thiệt về đời sống tâm linh và hiện thực ở
các vùng đồng bào dân tộc sinh sống để tạo nên hàng loạt các hoạt động như vượt
biên trái phép, di dân tự do, hòng làm cho đời sống của đồng bào luôn luôn không
ổn định.
Hiện nay, FULRO (viết tắt 5 chữ đầu của tổ chức “Mặt trận thống nhất đấu tranh
của ác chủng tộc bị áp bức” do Mỹ dựng nên từ trước năm 1975) đang ráo riết thực
hiện âm mưu vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng và hiệu lực quản lý
của chính quyền các cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gieo rắc tư tưởng ly
khai, đòi thành lập "Nhà nước Đê Ga tự trị", tạo cớ để nước ngoài can thiệp chống
phá Việt Nam. Thủ đoạn chính mà chúng đang thực hiện là:
- Tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lợi dụng triệt để vấn đề tôn
giáo để truyền đạo "Tin lành Đê Ga" - một tổ chức chính trị phản động của
FULRO, và coi đây là ngòi nổ để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn
lật đổ ở Tây Nguyên.
- Kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang
Campuchia, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền.
- Lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số, tiến hành lôi kéo, khống chế, mua chuộc họ thực hiện các kế
hoạch chống phá cách mạng.
- Dùng tiền để kích động nhân dân chặt phá rừng, mua chuộc một số cán bộ thoái
hoá biến chất, thổi phồng một số khuyết điểm, yếu kém của ta nhằm làm suy giảm
niềm tin, gây sự nghi ngờ trong dân chúng, đẩy tới các hoạt động khiếu kiện; đồng
thời tìm cách móc nối, cài cắm người của chúng vào bộ máy Đảng, Nhà nước.
- Liên kết với các thế lực phản động người nước ngoài, bọn phản động lưu vong
người Việt, ngụy quân, ngụy quyền cũ... để chống phá cách mạng nước ta.
Một phiên tòa lưu động xét xử đối tượng FULRO phạm tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Nguồn : Anninhthudo.vn
Link: https://anninhthudo.vn/lat-tay-am-muu-den-toi-cua-fulro-post109283.antd

Phần 1.4: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.
Các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Về phương diện văn hóa xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ
xã hội của các dân tộc thiểu số khác nhau. Về phương diện kinh tế, có thể phân loại
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ở những trình độ phát triển rất khác nhau: Một số
ít các dân tộc còn duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên, điển hình
như việc đốt phá rừng để làm nương rẫy của các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Hiện trường một vụ phá rừng tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai được phát hiện
giữa tháng 3/2019. Ảnh: Dư Toán – TTXVN
Link: https://dantocmiennui.vn/nan-giai-bai-toan-pha-rung-lam-nuong-ray-tai-gia-
lai/230021.html
Tập tục của người dân đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương là vào đầu mùa
khô, tức khoảng sau Tết Nguyên đán sẽ tiến hành phá rừng để chuẩn bị phục vụ
cho mùa làm nương rẫy vào mùa mưa kế tiếp. Đa phần loại cây mà người dân
trồng là các cây nông nghiệp ngắn ngày, phục vụ nhu cầu trước mắt như lúa, sắn
(mì), ngô (bắp),… đa số những người phá rừng làm nương rẫy không có công ăn
việc làm thường xuyên, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, chủ yếu
là vào mùa mưa. Việc sản xuất nông nghiệp của họ khá thô sơ, kỹ thuật canh tác
thấp, nên hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập cũng theo mùa và khá thấp, không
ổn định nên không đủ chi phí sinh hoạt. Chính điều đó khiến họ đi phá rừng để lấy
thêm đất sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam đã chuyển sang phương
thức sản xuất tiến bộ, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về văn
hóa, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kĩ thuật của nhiều dân tộc thiểu số còn
thấp.
Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc, phải từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khoảng
cách phát triển giữa các dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là nội dung quan
trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các dân tộc
thiểu số phát triển nhanh chóng và bền vững

Nguồn: OpenDevelopmentVietNam
Kể từ những năm 1980, Chính phủ đã đưa ra một hệ thống chính sách nhằm đoàn
kết các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển đất nước, với hơn 100 văn bản
pháp lý được trên 10 cơ quan nhà nước ban hành.3 “Đề án tổng thể phát triển kinh
tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” là
văn bản thống nhất các chính sách này.4 Kế hoạch thực hiện đề án đã được Chính
phủ ban hành vào năm 2020.
1.5: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất.
- Đặc trưng trên được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên và nhu
cầu phải hợp sức để cùng nhau chống giặc ngoại xâm nên dân tộc ta đã hình thành
từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các dân tộc.
+ Việt Nam là một vùng đồng bằng có thế mạnh về lúa nước. Thế nhưng, đâu biết
rằng: ngày xưa nước ta là một vùng núi cao, nhiều rừng rậm, đầm lầy,… nhờ cộng
động các dân tộc ta đã hợp sức, cùng nhau khai phá đất đai tạo nên những đồng
bằng rộng lớn.

+ Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng rất khắc nghiệt. Để chống lại
thiên tai bất thường, nhất là: bão táp, lũ lụt,… thì người dân các dân tộc đã gắn kết
lại với nhau để đắp đê, trị thủy. Từ đó, tạo nên một hệ thống đê đồ sộ.
- Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báo của dân tộc ta, là một trong những
nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong giai đoạn lịch
sử ;đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để giành độc lập thống nhất Tổ quốc.
 Vì thế, ngày nay để thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các
dân tộc thiểu số cũng như đa số phải cùng nhau ra sức phát huy, gìn giữ
truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác để kịp thời đánh tan âm
mưu của kẻ thù xâm lược.
1.6: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều có
những sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất
trong đa dạng.
+ Cụ thể, có nhiều ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau giữa các dân tộc Mường, Tày,
Mông, Ba Na, Khomer,…. Đôi khi, họ sống gần nhau nên nhiều dân tộc sử dụng
song song cả 2 ngôn ngữ. Trong đó, tiếng Việt là quốc ngữ, là phương tiện giao
tiếp của tất cả các dân tộc, là tiếng nói chính thức của nhà nước, là công cụ xây
dựng ý thức dân tộc thống nhất. Bên cạnh đó, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc vẫn
được duy trì, gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
+ Đặc biệt, các dân tộc thiểu số ở nước ta có kho tàng văn hóa dân gian rất phong
phú, đa dạng bao gồm các làn điệu dân ca, các điệu múa, các bản trường ca,… có
giá trị nghệ thuật lớn.
Ví dụ: điệu hát lượn của người Tày, hát sli của người Nùng, điệu múa cồng chiêng
của dân tộc Tây Nguyên hay múa xòe của dân tộc Thái,…

Hát Lượn
Múa Cồng Chiêng
 Sự thống nhất đó, suy cho cùng là bởi các dân tộc đều có chung một lịch sử
dựng nước và giữ nước, đều sớm hình thành về một quốc gia độc lập thống nhất.
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới phải
hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh chung
của toàn thể dân tộc. Đồng thời, phải khai thác và phát triển mọi sắc thái, văn hóa
của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát
triển bản sắc của từng dân tộc góp phần làm cho nước ta ngày càng phong phú, đa
dạng.
- Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, Đảng và nhà nước ta
luôn luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, đó là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn
và toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.

You might also like