You are on page 1of 23

ÔN TẬP HỌC PHẦN II

BÀI 1: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DBHB”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VN
1. Trình bày khái niệm “DBHB”, bạo loạn lật đổ;
Phân tích mối liên hệ giữa BLLĐ và chiến lược “DBHB”
2. Trình bày âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB”.
Tại sao CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược
“DBHB” chống phá CNXH?
3. Phân tích các giải pháp phòng, chống chiến lược “DBHB”,BLLĐ. Theo anh (chị) giải pháp nào là
quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao?
4. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ. ( học tập;
nghiên cứu, tuyên truyền, áp dụng…)

------------------------------------------------

Câu 1:

*Khái niệm “DBHB” (giáo trình)

*Khái niệm bạo loạn lật đổ (giáo trình)

*Phân tích mối liên hệ giữa BLLĐ và chiến lược “DBHB”:

 Khi tiến hành chiến lược “DBHB”, các thế lực thù địch làm cho nội bộ nước đối phương suy yếu,
rối loạn, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”,”tự chuyển hóa” mạnh mẽ, các thế lực phản động lợi
dụng thời cơ đó để tổ chức lực lượng tiến hành bạo loạn lật đổ.
Vì vậy, chiến lược “diễn biến hòa bình” là điều kiện tiền đề để thực hiện thủ đoạn bạo loạn lật đổ
nhằm xóa bỏ chế độ chính trị-xã hội của nước đối phương.
 Diễn biến hòa bình được tiến hành thường là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối phương trong
cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối tạo ra tình thế bạo loạn
lật đổ chế độ.
Do đó, bạo loạn lật đổ là một bộ phận của chiến lược” diễn biến hòa bình”. Việc đấu tranh chống
diễn biến hòa bình phải gắn liền với đấu tranh phòng, chống bạo loạn lật đổ và ngược lại.

Câu 2:

 Âm mưu của chiến lược “DBHB”


 CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi VN là trọng điểm trong chiến lược “DBHB” chống
CNXH.
 Mục tiêu nhất quán: xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chuyển hóa VN theo TBCN.
+ 1950 – 1975: dùng sức mạnh quân sự, xâm lược Việt Nam
+ 1975 – 1994: cấm vận kinh tế, ngoại giao, kết hợp “DBHB”.
+ 1975 – nay: bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh “DBHB”, “dính líu,
ngầm, sâu”.
 Thủ đoạn của chiến lược “DBHB”:
 Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
 Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập”,”tự do hóa” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Thủ đoạn về tư tưởng- văn hóa: Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc tuyên truyền xuyên tạc để từng bước làm phai mờ
bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc VIệt Nam.
 Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo-dân tộc: Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta để truyền đạo trái phép, kích động gây mất ổn định khối đại đoàn kết các dân tộc
Việt Nam.
 Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng , an ninh và đối với lực lượng vuc trang để “vô hiệu
hóa lực lượng vũ trang”.
 Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Tìm cách chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với
Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc
tế.
 Tại sao VN là trọng điểm trong chiến lược “DBHB” chống CNXH của CNĐQ và các thế lực thù
địch?
 Thứ nhất, sự xuất hiện “Hội chứng Việt Nam” sau thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm
lược Việt Nam;
 Thứ hai, cách mạng Việt Nam đã gương cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập dân tộc và
CNXH;
 Thứ ba, công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã thu được những thành
tựu vĩ đại, bất chấp Liên Xô, Đông Âu xụp đổ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của CNXH;
 Thứ tư, Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
về địa – chính trị, địa – kinh tế, địa – quân sự trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của
CNĐQ.

Câu 3: Các giải pháp phòng, chống chiến lược “DBHB” BLLĐ:

 Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cức, giữ vững định hướng XHCN, chống nguy cơ tụt
hậu về kinh tế.
 Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc diễn biến,
không để bị động, bất ngờ.
 Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
 Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh, toàn diện.
 Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh.
 Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ của địch.
 Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống
vật chất, tinh thân cho nhân dân lao động.

Nếu 1 chế độ đầy quan liêu tiêu cực sẽ làm xói mòn đi niềm tin, làm mất niềm tin là mất tất cả.
Dù có đói có nghèo nhưng mất niềm tin là mất tất cả
BÀI 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO, ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH…
1. Phân tích đặc điểm các dân tộc Việt Nam. Giải thích tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng
văn hóa các dân tộc VN.
2. Trình bày quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
3. Phân tích tình hình tôn giáo trên thế giới và tác động đến sinh hoạt tôn giáo ở VN. ( giáo trình)
4. Phân tích âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá CMVN hiện nay. Cho
ví dụ minh họa.
5. Trình bày các giải pháp đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống
phá CMVN.
Theo anh (chị) giải pháp nào là cơ bản nhất hiện nay để vô hiện hóa sự lợi dụng của kẻ thù, tại
sao?

------------------------------------------------

Câu 1: Đặc điểm các dân tộc Việt Nam:

a) Các dân tộc VN có truyền thống đoàn kết, gắn bó, xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
Là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc VN.
 Từ yêu cầu khách quan:
- Chống giặt ngoại xâm.
- Chống thiên tai, dịch bệnh.
 Từ nguồn gốc dân tộc:
- Chung cội nguồn.
- Chung điều kiện TN-XH.
- Chung vận mệnh.
- Chung lợi ích dân tộc.

Các dân tộc VN đã phải sớm đoàn kết, thống nhất để tồn tại và phát triển,…

Là giá trị tinh thân truyền thống quý báu của dân tộc, tạo sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc VN.

b) Các dân tộc thiểu số VN cư trú phân tán, xen kẽ trên địa bàn rộng lớn.
 Dân tộc thiểu số ở VN sống chủ yếu ở miền núi, biên giới, hải đảo.
 Đan xen nhiều dân tộc khác nhau, không có dân tộc nào sống riêng lẻ một mình.
 Khu vực sinh sống tập trung ở: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,…
 Các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu,…
c) Các dân tộc VN có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều.
+ Quy mô dân số:
Số liệu điều tra dân số 2019: VN có trên 96,2 triệu dân, trong đó:
- Người Kinh có khoảng 82 triệu, chiếm 85,5% dân số, 53 dân tộc thiểu số còn lại có
trên 14 triệu, chiếm 14,5% dân số.
- Dân số các dân tộc thiểu số cũng chênh lệch nhau khá lớn:

Quy mô Trên 1 triệu Từ 100 ngàn Từ 10 ngàn đến < 100 ngàn Từ 1 ngàn Dưới 1 ngàn
đến < 1 triệu đến < 10 ngàn
Số lượng 7 (3) 14 (10) 19 (20) 9 (16) 5

(Số liệu khảo sát ngày 1/4/2019)


- Các dân tộc có số dân ít nhất ( dưới 1 ngàn): Sila, Pu péo, Rơ Măm, Ơ đu, Brâu.
d) Các dân tộc VN có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú, thống
nhất của VHVN.
+ Trình độ phát triển giữa các dân tộc không đều:
- Các dân tộc có trình độ phát triển KT – XH cao: Kinh, Hoa, Tày, Mường , Thái,…
- Các dân tộc phát triển chậm ở khu vực khó khăn: Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên ,
vùng sâu Tây Nam Bộ,…
+ Các dân tộc đều có sắc thái văn hóa về nhà cửa, trang phục, ngôn ngữ phong tục tập quán,
tín ngưỡng tôn giáo, ý thức dân tộc riêng: tạo nên sự đa dạng, phong phú.
+ Đồng thời sự thống nhất trong đa dạng, phong phú (bản sắc văn hóa) là đặc trưng của
văn hóa các dân tộc Việt Nam:
- Tính thống nhất về không gian
- Tính thống nhất về các mặt văn hóa chủ yếu ( văn hóa, phong tục, tôn giáo, ngôn
ngữ, tín ngưỡng, ý thức quốc gia – dân tộc)
- Tính thống nhất về thời gian

Câu 2:

1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:


Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản và lâu dài của cách mạng Việt
Nam.
+ Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
+ Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc.
+ Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, nâng cao trình độ dân trí, giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
+ Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo ANQP, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Chống các biểu hiện kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
2) Chính sách:
+ Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các dân tộc.
+ Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc.
+ Định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.
+ Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu
cầu của địa phương.

Câu 3:

*Tình hình tôn giáo trên thế giới (slide):


 Xu hướng mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu.
 Xu hướng dân tộc hóa, bình dân hoá, mềm hóa, tăng cường giao lưu giữa các tôn giáo.
 Các tôn giáo tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt đa dạng, phong phú, phức tạp.
 Xu hướng đa thần giáo phát triển song song với nhất thần giáo, tuyệt đối hóa, thân bí hóa giáo
chủ.
 Hiện tượng tôn giáo lạ xuất hiện.
 Xung đột tôn giáo, sắc tộc xảy ra gay gắt.
 CNĐQ lợi dụng tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia dân tộc độc
lập.

*Tác động đến sinh hoạt tôn giáo ở VN

- Tác động tích cực:


 Việc mở rộng giao lưu giữa các tổ chức tôn giáo VN với thế giới đã tăng cường trao đổi
thông tin, xây dựng tinh thân hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau;
 Góp phần đấu tranh bác bỏ luận điệu vu khống VN;
 Góp phần đào tạo chức sắc tôn giáo VN.
- Tác động tiêu cực:
 Lợi dụng sự mở rộng giao lưu để tuyên truyền, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và
chế độ XHCN ở Việt Nam.

Câu 4: Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá CMVN hiện nay

a) Âm mưu:
Đẩy mạnh chiến lược DBHB chống Việt Nam với phương châm: lấy chống phá về chính trị, tư
tưởng làm hàng đầu, kinh tế làm mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo-dân tộc làm ngòi
nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự.
Mục tiêu cụ thể:
 Trực tiếp phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu
số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau;
 Chia rẽ đồng bào tôn giáo và không tôn giáo; giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau;
 Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc tôn giáo chống lại chính sách dân tộc,tôn
giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng tiến tới
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng;
 Hậu thuẫn các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo để chống phá, chuyển hóa
chế độ chính trị;
 Tạo dựng các tổ chức phản động để chống phá CMVN.
b) Thủ đoạn:
Các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “ nhân quyền”,”dân chủ”, “tự do”; những vấn đề lịch sử để
lại; những đặc điểm văn hóa tâm lý của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo; những thiếu sót
trong thực hiện chính sách kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước ta để chống ohas cách mạng Việt
Nam.
Biểu hiện cụ thể:
Một là, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Lợi dụng những thiếu sót, sai lầm gây mâu thuẫn tạo cớ can thiệp.
Hai là, lợi dụng vấn đề về dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, ly
khai; kích động chia rẽ quan hệ lương – giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn
kết dân tộc.
Ba là, phá hoại các cơ sở kinh tế- xã hội, lôi kéo đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính
quyền, bạo loạn tạo điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp, vi phạm nhân quyền, cô lập Việt
Nam.
Bốn là, nuôi dưỡng các tổ chức phản động ở nước ngoài; tập hợp, tài trờ lực lượng phản động
trong nước hoạt động truyền đạo trái phép, lôi kéo người dân chống phá cách mạng.

Cho ví dụ minh họa:

 Bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004.


 Gây rối ở Mường Nhé, Điện Biên 2009.
 Kích động đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ,…
 Gây rối tại giáo xứ Thái Hà – Hà Nội 2008.
 Kích động chống phá tại giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An năm 2013…

Câu 5: Các giải pháp cơ bản trong đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống
phá CMVN.

1. Tuyên truyền quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
 Các quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước:
- Chủ trương chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo;
- Chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo;
- Phổ biến kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành luật pháp, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn
dân tộc
 Các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng VN;
 Vận động đồng bào thực hiện nghĩa vụ công dân, chính sách pháp luật.
2. Xây dựng, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
 Tuân thủ tính nguyên tắc trong xây dựng khối Đại đoàn kết theo tư tưởng HCM:
- Phải dựa trên nền tảng khối liên minh công – nông – tri thức, dưới sự lãnh đạo của
Đảng;
- Thực hiện Đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài;
- Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân;
- Kiến quyết loại trừ nguy cơ phá hoại khối Đại đoàn kết dân tộc.
 Thực hiện bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo;
 Chống chia rẽ dân tộc, tôn giáo; tư tưởng dân tộc cực đoan; giữ vững an ninh trật tự.
3. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho đồng bào các dân tộc
 Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của các chương trình, dự án ưu tiên phát triển KT-XH
miền núi vùng dân tộc, vùng tôn giáo;
 Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản sắc văn hóa;
 Khắc phục chênh lệch giàu nghèo; xóa bỏ kỳ thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo;
 Thực hiện bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo như: ưu tiên đầu tư vùng đồng
bào dân tộc, tôn giáo.
 Là giải pháp nền tảng để vô hiệu hóa sự lợi dụng của kẻ thù.
4. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị.
 Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị:
Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội;
 Những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo;
 Tích cực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo;
 Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số,
người có tôn giáo;
 Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo,…
5. Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.
 Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo;
 Kịp thời giải quyết các điểm nóng;
 Tuyên truyền vạch trần âm mưu của kẻ thù;
 Vận động đồng bào tố cáo, vạch tội bọn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá;
 Phát hiện, dập tắt âm mưu, hành động kích động đồng bào các dân tộc, các tôn giáo;
 Xử lý nghiêm minh bọn cầm đầu, ngoan cố;
 Thuyết phục vận động người nhẹ dạ cả tin; khoan hồng độ lượng với người lầm lỡ…

*Giải pháp thứ 3 là quan trọng nhất. Vì khi chú trọng chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào các dân tộc đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, nâng cao dân trí thì dân sẽ không dễ bị các thành
phần chống phá Nhà nước mua chuộc, dụ dỗ. Khi chúng ta thực hiện biện pháp phát triển kinh tế ngày
càng đi lên nhân dân ngày càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, đồng lòng ủng hộ Đảng, Nhà nước,
một lòng thực hiện chống phá cách mạng.

BÀI 3: PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


1. Những vấn đề về an ninh môi trường mà con người phải đối mặt hiện nay;
2. Những vấn đề về an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay;
3. Vai trò và những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
4. Phân biệt tội phạm môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường;
5. Nguyên nhân hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
6. Nội dung phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; ( giáo trình)
7. Biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; ( giáo trình)
8. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

------------------------------------------------

- Các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Formosa xả thải, Vedan xả thải, xả khí
thải gây ô nhiễm không khí, đổ dầu thải ô nhiễm nguồn nước sông Đà, nhập rác thải công nghiệp, xả
rác thải nhựa đại dương, săn bắn động vật hoang dã, nạn phá rừng, dùng thuốc nổ, kích điện đánh
bắt, nạn khai thác cát trái phép; khai thác cạn nước ngầm.

Câu 1,2,3 trong bài giảng


Câu 4: Phân biệt tội phạm môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.

1. Tội phạm về môi trường:


Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm
đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi
trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật, mà theo quy định phải
bị xử lý hình sự.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm; theo quy định các vi phạm
này phải bị xử lý về hành vi vi phạm hành chính.
3. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Vi phạm hình sự => trách nhiệm hình sự
- Vi phạm hành chính => trách nhiệm hành chính
- Vi phạm dân sự => trách nhiệm dân sự
- Vi phạm kỷ luật => trách nhiệm kỷ luật
a) Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về môi trường:
Gồm 4 yếu tố:
 Khách thể tội phạm
 Là sự xâm phạm về các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm
phạm vào sự trong sạch, tính tự nhiên của môi trường thiên nhiên vượt quá mức giới
hạn cho phép, xâm phạm vào sự ổn định của môi trường sống gây ảnh hưởng hoặc
làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và các loài sinh vật.
 Đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường chủ yếu là các thành phần môi
trường như đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên
nhiên, các loài động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên.
 Mặt khách quan của tội phạm
Được thể hiện bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động. Hầu hết các tội phạm về môi trường có cấu thành tội phạm
vật chất.
Các hành vi nguy hiểm bao gồm:
 Nhóm các hành vi gây ô nhiễm ( các điều 235,236,237,239 Bộ Luật hình sự 2015)
 Nhóm các hành vi làm gây lây lan dịch bệnh nguy hiểm( các điều 240,241).
 Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường ( các điều 242, 243)
 Nhóm các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi
trường ( các điều 238,244, 245, 246).
 Chủ thể của tội phạm
 Về cá nhân: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định
của Bộ luật hình sự.
 Về pháp nhân thương mại: phải đảm bảo các quy định: được thành lập hợp pháp theo
quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; có tài sản độc lập với cá nhân,
pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
( Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: hành vi
phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích của pháp nhân
thương mại; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).
 Mặt chủ quan của tội phạm
 Hầu hết tội phạm về môi trường thực hiện hành vi vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý.
Có nghĩa là chủ thể thực hiện tội phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội sẽ gây ra hậu quả nhất định cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi.
 Các tội phạm về môi trường được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián
tiếp.
 Động cơ, mực đích phạm tội đa dạng, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường.
b) Dấu hiệu của vi phạm hành chính về BVMT
 Về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính:
Bao gồm các cá nhân hoạc tổ chức có đủ điều kiện về chủ thể
 Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,
đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.
 Đối với tổ chức, các tổ chức vi phạm phải có tư cách pháp nhân ( được thành lập hợp
pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó, đồng thười được nhân danh mình tham
gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập).
 Về hành vi vi phạm hành chính:
 Các hành vi vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và
đề án bảo vệ môi trường.
 Các hành vi gây ô nhiễm môi trường
 Các hành vi vi phmaj các quy định về quản lý chất thải;
 Các hành vi vi phạm các quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ; khu công nghiệp, khu chế xuất.
 Các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc,
thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, phế liệu.
 Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường.
 Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học.
 Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi
phạm hành chánh và các quy định khác về BVMT.
 Hình thức lỗi:
Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bởi lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường chủ yếu được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Các tổ chức,
cá nhân nhận thức được hành vi của mình xâm phạm đến môi trường nhưng vẫn cố ý
thực hiện.
 Hình thức xử lý:
Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật hành chính bao gồm phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và
áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính khác.
Câu 5: Nguyên nhân hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Nguyên nhân khách quan:


 Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của KT-XH trong nền kinh tế thị trường đã bỏ sót yếu tố
bảo vệ môi trường (pháp luật không theo lịp sự phát triển KT-XH).
 Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế nhưng
chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường ( thiếu kinh nghiệm thực tiễn)
 Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút đầu tư, thực hiện các
chính sách ưu đãi trong kinh tế đối ngoại đã bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.
 Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kêu gọi đầu tư phải đối mặt với thách thức ô
nhiễm, hủy hoại môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên, vi phạm các chế độ về bảo vệ môi
trường, chất thải nguy hiểm, chất phóng xạ,…
 Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cơ quan ở địa phương chỉ quan tâm lợi ích kinh tế, an sinh xã
hội, chống tụt hậu… chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường lâu dài và bến
vững…
 Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn chồng chéo giữa các Bộ, Ngành, không thống
nhất về chức năng nhiệm vụ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ, việc cập nhật
các văn bản còn chậm trễ so với tốc độ phát triển của KT-XH.
 Các thông tư hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa kịp thời, gây
nhiều bất cập trong thực hiện giữa các địa phương, các Bộ, Ngành,…
2. Nguyên nhân chủ quan:
 Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ môi trường chưa cao, ý
thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn thấp, chưa tự giác,
quan tâm đúng mức.
 Các cơ quan chuyên trách thu hút đầu tư, cấp phép dự án nhưng chưa có biện pháp theo dõi,
kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.
 Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Hiện tượng tiêu cực còn xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm
vụ của một số cán bộ chiến sĩ trong lực lượng bảo vệ môi trường.
 Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn chưa
tốt, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.
 Đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn
còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao trong việc kết hợp năng lực chuyên môn chuyên
nghiệp vụ với kiến thức khoa học môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ môi
trường hiện đại, xử lý chất thải tiên tiến…
3. Nguyên nhân từ phía đối tượng vi phạm:
 Động cơ tư lợi cá nhân, coi trọng lợi nhuận, thu lợi bất chính về kinh tế.
 Ý thức coi thường pháp luật, sosongs thiếu kỷ cương, không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã
hội.
 Nhận thức thấp kém về hiểu biết pháp luật, không thường xuyên cập nhật các văn bản, quy phạm
pháp luật về bvmt.
 Thói lười lao động, thích hưởng thụ, thích thể hiện sở thích cá nhân đi ngược vối lợi ích cộng
đồng.
Câu 8: Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

 Tích cực học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức xã hội để xây
dựng đất nước.
 Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bvmt.
 Nâng cao ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả các nguồn tài nguyên ( nước, năng lượng,…);
 Tham gia tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường: tuyên truyền hiểu biết pháp luật
trong cộng đồng.
 Xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường như: sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích
cực trồng cây xanh; hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường
không khí; tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học tập,…

BÀI 4: PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG
1. Khái quát tình hình trật tự, an toàn giao thông ở Việt Nam những năm gần đây.
2. Vai trò của pháp luật và các nội dung của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thường xảy ra hiện nay.
4. Nguyên nhân, điều kiện các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
5. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
6. Trách nhiệm của nhà trường và của sinh viên..
------------------------------------------------

Câu 4: Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông. ( 6 điểm)

Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là tổng hợp các
nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

a) Từ môi trường sống


 Nguyên nhân từ môi trường xã hội
Thứ nhất, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham gia giao thông.
 Thói quen tùy tiện, không tuân thủ quy tác giao thông của những người tham gia giao
thông;
 Sự xuống cấp của hệ thống giao thông;
 Nhận thức lạc hậu của một bộ phận dân cư sinh sống hai bên đường giao thông…
 Một số tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân tai nạn giao thông như tình trạng sử dụng các
chất kích thích, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép khi tham gia giao thông…
Thứ hai, sự không tương thich giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận
tải : yếu tố con người, phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông phát triển không đồng
bộ, không tương thích với nhau.
Thứ ba, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ còn bôc lộ
nhiều hạn chế, bất cập: hệ thống văn bản pháp luật chậm được đổi mới, thiếu thống nhất,
gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện làm hạn chế đến công tác quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông.
Thứ tư, tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với người tham gia giao
thông: mưa bão, lũ lụt, sạt lỡ, thời tiết xấu, khói bụi…
 Nguyên nhân từ gia đình
Giáo dục của gia đình cho con em về ý thức bảo đảm an toàn giao thông vẫn chưa được coi
trọng: một số bộ phận phụ huynh vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm
trật tự an toàn giao thông trong việc đưa đón con, gây ùn tắc giao thông; không làm gương
cho con em khi tham gia giao thông.
 Nguyên nhân từ nhà trường
Việc giáo dục ý thức tham gia giao thông, luật an toàn giao thông hiện nay trong nhà trường
vẫn còn sơ sài, chưa quan tâm đúng mức như:
 Chương trình tích hợp, lồng ghép kiến thức xã hội, kỹ năng sống với giáo dục ý thức chấp
hành luật lệ giao thông còn bất cập, không thường xuyên.
 Việc giảng dạy luật giao thông cũng chưa tốt, thiếu hệ thống giáo trình chuẩn, phương
pháp giảng dạy cũng như mô hình trực quan.
 Ở các nơi đào tạo, dạy luật giao thông để cấp bằng lái chủ yếu cũng chỉ là một hình thức
“luyện” cách làm bài là chính.
 Nguyên nhân từ nơi cư trú, làm việc
 Địa phương nơi cư trú, cơ quan, đơn vị nơi làm việc chưa có các hình thức tuyên truyền
luật an toàn giao thông phù hợp;
 Chưa có các biện pháp chế tài đối với các cá nhân trong đơn vị vi phạm trật tự, an toàn giao
thông ( cơ quan, đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải),…
b) Từ người vi phạm
 Dấu hiệu sinh học:
 Độ tuổi: Lứa tuổi vi phạm từ 16-36 chiếm xấp xỉ 70%
 Giới tính: Có tới 85% số vụ vi phạm liên quan đến nam giới
 Hooc môn: Sự thay đổi nội tiết tố theo thời gian ảnh hưởng tâm, sinh lý,…
 Đặc điểm tâm lý:
 Ích kỷ
 Tham lam
 Lười lao động học tập
 Sở thích không lành mạnh
 VH-XH Nghề nghiệp:
 Trình độ văn hóa: Văn hóa càng thấp, mức độ vi phạm càng cao và ngược lại.
 Nghề nghiệp: Thường xuyên lao động nặng nhọc, thiếu ngủ, không đủ sức khỏe…
 Hiểu biết XH: Nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật dễ vi phạm.
c) Từ tình huống vi phạm ( hoàn cảnh cụ thể trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi vi phạm vào thời
điểm nhất định:
 Sử dụng rượu,bia, chất kích thích
 Bị kích động, không làm bản thân;
 Phóng nhanh, vượt ẩu;
 Hoảng sở, mất bình tĩnh;
 Che tầm nhìn, ngủ gục,…
*Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (4
điểm vì viết ngắn gọn hơn như sau)

a) Nguyên nhân khách quan

 Về công trình giao thông:


 Quy hoạch mạng lưới GT chưa đồng bộ, hệ thống công trình GT chưa đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật, hệ thống tín hiệu cảnh báo, chỉ dẫn GT không được thiết kế đồng bộ…
 Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để buôn bán, dừng đậu xe, đưa đón con, bãi trông
giữ xe tự phát, … làm gia tăng tình trạng vi phạm;
 Về phương tiện giao thông:
Mật độ phương tiện tham gia giao thông quá tải, không an toàn, hết niên hạn sử dụng, các loại xe
thô sơ, xe tự chế sử dụng bừa bãi, súc vật thả rông trên đường GT,…

b ) Nguyên nhân chủ quan:

 Về ý thức người tham gia giao thông:


 Ý thức pháp luật của người tham gia giao thông còn kém cả về nhận thức pháp luật và tâm
lý pháp luật ( thói quen lạc hậu, coi thường pháp luật),…
 Sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia GT.
 Về công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GT:
 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT chưa hoàn thiện ( Văn bản trái thẩm
quyền, chưa phù hợp quy định của pháp luật, mang tính đối phó, thiếu đồng bộ, chậm bổ
sung, sửa đổi…)
 Công tác quản lý nhà nước về đảm bảo TTATGT còn bị buông lỏng, bất cập, yếu kém; một
số cán bộ thực thi nhiệm vụ còn tha hóa, kém phẩm chất, tiêu cực…

Câu 6: Trách nhiệm của nhà trường và của sinh viên.

1. Trách nhiệm của nhà trường:


 Tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức
năng thực hiện hiệu quả việc tổ chức giao thông, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm;
thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
 Tuyên truyền, giáo dục, vận động thầy, cô giáo, HSSV chấp hành nghiêm pháp luật bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông. Lồng ghép, tích hợp giảng dạy kiến thức chuyên môn với tìm hiểu
pháp luật về an toàn giao thông.
 Tổ chức hoạt động giao thông phù hợp trong nhà trường, xây dựng ý thức chấp hành luật lệ
giao thông, lồng ghép phổ biến kiến thức Qp-An với kiến thức pháp luật về an toàn giao
thông.
2. Trách nhiệm của sinh viên:
 Học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, chuẩn bị năng lực tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc;
 Tìm hiểu, nắm vững kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, có ý thức chấp hành
nghiêm pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
 Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông;
 Tích cực tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, tham gia các cuộc thi tìm
hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông;
 Hành xử có văn hóa khi tham gia giao thông…

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG VI PHẠM GIAO THÔNG ( hạn chế tai nạn giao thông)

a) Củng cổ nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về an toàn giao thông
 Xây dựng chính sách phát triển địa phương, chú ý đến hạ tầng GT và trật tự an toàn GT;
 Tổ chức công tác đảm bảo ATGT tại địa phương;
 Quản lí tốt các hoạt động của trung tâm đào tạo, sát hạch bằng lái xe các loại;
 Tuyên truyền bằng nhiều hình thức về an toàn GT;
 Quản lý tốt các đoạn đường, quốc lộ địa phương quản lý, cấm lấn chiếm hành lang an toàn
GT, lòng lề đường, vỉa hè,…
b) Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển phương tiện giao thông vận tải.
 Quy hoạch kết cấu hạ tầng GT phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, QPAN và phục vụ
nhu cầu đi lại của nhân dân cả nước;
 Phát triển các loại hình phương tiện GT ở từng khu vực, vùng miền, các đô thị theo hướng
tăng phương tiện công cộng, giảm phương tiện cá nhân, nhất là ở các thành phố lớn;
 Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý: bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng GT, xóa bỏ “điểm
đen” GT.
c) Hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
 Kịp thời sửa đổi, bổ sung luật về trật tự, an toàn giao thông ( xe đạp điện, xe đạp máy, xe
thô sơ, xe chính chủ,..)
 Các cơ quan tham mưu, các bộ, ngành chức năng tham mưu, đề xuất, kiện toàn chính sách
pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông…
d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về trật tự, an toàn giao thông, hình thành “văn hóa
GTAT”:
 Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về GT rộng rãi đến toàn dân;
 UBND các cấp phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT tại địa phương.
 Cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT đưa giáo dục pháp luật an toàn Gt vào chương trình
giảng dạy trong nhà trường;
 Mặt trận Tổ quốc xây dựng chương trình vận động, tuyên truyền;
e) Xử lý nghiêm minh các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông
 Tăng cường kiểm tra, giám sát các phương tiện GT;
 Trừng trị nghiêm khác các chủ thể có hành vi vi phạm ATGT;
 Khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại sự an toàn cho trật tự, an toàn GT ( lấn chiếm vỉa
hè, lòng lề đường,…);
 Giáo dục trực tiếp đối với người vi phạm;
BÀI 5: PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN
PHẨM NGƯỜI KHÁC
1. Phân loại các tội phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
2. Nguyên nhân, hậu quả của tội phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Các biện pháp về kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật trong phòng chống các tội xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác.
4. Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường. Trách nhiệm của nhà trường và
sinh viên trong phòng, chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
------------------------------------------------

Câu 1: Phân loại tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác (giáo trình)

 Các tội xâm phạm tình dục;


 Các tội mua bán người;
 Các tội làm nhục người khác;
 Nhóm tội khác

Câu 2:

*Nguyên nhân:

1. Nguyên nhân từ phía người thực hiện hành vi xâm hại:


 Yếu tố sinh lý: Sự bạc nhược tinh thần; sự suy yếu về thể chất; sự khủng hoảng tuổi dậy thì…
 Yếu tố tâm lý: sự bồng bột, nông nỗi; tính thích bắt chước; tính thích thể hiện “cái tôi”…
2. Nguyên nhân từ phía gia đình:
+ Gia đình khó khăn, thiếu thốn về kinh tế
+ Gia đình ly tán, không hạnh phúc
+ Gia đình thiếu đạo đức, không gương mẫu
+ Gia đình nuông chiều con thái quá
3. Nguyên nhân từ phía nhà trường:
Thứ nhất, do chương trình giáo dục còn nặng về kiến thức hàn lâm, không thực tế. Một số em
học yếu các môn văn hóa thường chán nản việc học, kết bạn xấu dẫn đến phạm pháp,…
Thứ hai, chương trình giáo dục quá tải, bỏ qua giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh,
sinh viên.
Thứ ba, các cơ sở giáo dục chạy theo lợi nhuận, áp lực kinh tế thị trường, xem nhẹ chất lượng
giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống,…
Thứ tư, vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong một số nhà trường chưa được pháp huy trong
công tác giáo dục nhân cách cho HSSV…
4. Nguyên nhân từ phía xã hội:
 Tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường
 Hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc…
 Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hóa, đạo đức, truyền thống tốt đẹp,…
 Đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất chính và bần cùng
hóa một bộ phận dân nghèo…
 Hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại
 Chế độ áp bức bất công, bất bình đẳng xã hội đã tạo ra các loại tội phạm xã hội…
 Ảnh hưởng lối sống phương Tây, đánh mất lý tưởng, niềm tin, ý thức dân tộc…
 Đề cao chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, lười lao động…
 Tư tưởng trọng nam khinh nữ…
 Sự xâm nhập của tội phạm, TNXH từ các quốc gia khác
 Hệ lụy từ quá trình hội nhập quốc tế, các loại tội phạm và TNXH cũng xâm nhập, lây lan…
 Công tác quản lý nhà nước về xã hội còn sơ hở
 Quản lý về con người
 Quản lý về văn hóa và các hoạt động văn hóa;
 Quản lý các hoạt động, nghề nghiệp kinh doanh, dịch vụ…
 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
 Quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, chặt chẽ, chậm đổi mới…
 Chủ trương, chính sách về KT-XH không theo kịp sự phát triển XH..
 Công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ dân trí còn
hạn chế, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn…
 Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn thiếu sót
 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; một số cán bộ biến chất, tiêu cực, tiếp tay
cho tội phạm…
 Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật chưa chặt chẽ, đồng bộ, thiếu thống nhất
trong điều tra, xét xử, giáo dục cải tạo…
 Hiệu quả điều tra truy tố chưa cao, chưa kịp thời…
 Quản lý NN về ANTT và phòng trào quần chúng phòng chống tội phạm:
 Công tác quản lý nhà nước về ANTT còn nhiều sơ hở, công tác giáo dục cải tạo chưa hiệu
quả, tội phạm tái phạm còn nhiều…
 Phong trào quần chúng phòng chống tội phạm chưa xây dựng đồng bộ, chưa phát huy hiệu
quả trong phòng chống tội phạm..
 Công tác giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chưa được triệt để…

*Hậu quả của tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

1. Hậu quả đối với người phạm tội


a) Bị truy tố về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
b) Chịu trách nhiệm (hình sự, hành chính) khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
 Hành vi chê người khác béo, gầy,… gây hậu quả lớn hơn đủ để người đó bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 thì phải chịu
mức phạt như sau:
+ Bị phạt chảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm đối với người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác…
+ Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu thuộc các trường hợp:
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm
nạn nhân tự sát.
 Chửi người khác “Ngu như bò” có thể xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của
người đó. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt
hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người
khác.
2. Hậu quả đối với người bị hành vi bạo lực xâm hại
a) Thiệt hại về thể chất: tính mạng, sức khỏe của con người.
b) Thiệt hại về tinh thần: nhân phẩm, danh dự của con người
c) Thiệt hại về vật chất: tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại, bị chiếm dụng…
d) Thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp khác: quyền và lợi ích cơ bản của công dân theo quy
định của pháp luật.
3. Hậu quả đối với nhà trường:
a) Trường học trở thành “chiến trường” để các em thể hiện mình
b) Tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt
c) Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, giảng dạy.
d) Ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.
e) Ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường.
f) Gây thêm mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhau
g) Môi trường giáo dục mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp, hiệu
quả dạy học sẽ không đạt được như mong đợi.
4. Hậu quả đối với gia đình:
 Gây bất hòa, tan vỡ hạnh phúc gia đình
 Nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ, con cái…
5. Hậu quả đối với XH:
 Ảnh hưởng Truyền thống văn hóa dân tộc ( tình thầy trò, tình bạn bè)
 Ảnh hưởng an ninh trật tư Xh

*Đặc điểm:

 Đặc điểm về đối tượng phạm tội:


 Thành phần đối tượng phạm tội:
 Gồm các thành phần xã hội khác nhau về dân tộc, giới tính, nghệ nghiệp, trình độ văn hóa-
xã hội, lứa tuổi, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế…
 Động cơ phạm tội cũng rất đa dạng, phổ biến là: do thù hằn, mâu thuẫn; ghen tuông, tình
ái; do mê tín; do bản chất côn đồ hung hãn…
+ Các vụ xâm phạm mang tính chất côn đồ: thành phần đối tượng đa số là đối tượng sưu
tra hình sự hoặc có quá khứ xấu.
+ Các vụ xâm phạm vì mục đích khác ( mâu thuẫn, thù tức, ghen tuông) thành phần đối
tượng đa số là chưa có qúa khứ phạm tội; giữa thủ phạm và nạn nhân phần lớn là có mối
quan hệ với nhau từ trước.
 Đặc điểm tâm lý đối tượng phạm tội:
 Tâm lý tội phạm trước và sau khi gây án: hoang mang, lo lắng, hoảng loạn, thay đổi quy luật
sinh hoạt, thăm dò cơ quan điều tra; tung tin đánh lạc hướng; mua chuộc, đe dọa người
biết việc.
 Tuy vậy, cũng có nhiều đối tượng sau khi phạm tội vẫn tỏ ra bình tĩnh, vênh váo, tin tưởng
vào sự bí mật của hành vi mà chúng gây ra.
 Đặc điểm về phương thức, thủ đoạn:
 Người phạm tội thực hiện hành vi ( bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo
giữa đám đông, xâm hại thân thể hoặc xâm hại tình dục,….
 Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực như bắt trói, tra khảo, đánh đập hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe
dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý mình.
 Tất cả hành vi, thủ đoạn đó nhằm mục đích là làm nhục người khác.
 Đặc điểm về bị hại ( nạn nhân):
 Bị hại (nạn nhân) trong các vụ vi phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác thường là
phụ nữ, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn và người yếu thế…
 Bị hại thường có mối quan hệ ( quen biết, phụ thuộc) với đối tượng phạm tội;
 Tình huống bị xâm hại thường trong hoàn cảnh cô thế, bi đát, bị đe dọa, không hoặc khó có
khả năng tự vệ;
 Một số trường hợp nạn nhân cũng có hành vi trái pháp luật với thủ phạm hoặc thân nhân
thủ phạm…

Câu 3: Các biện pháp về kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật trong phòng chống các tội xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của người khác.

 Theo nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm:
Biện pháp phát triển kinh tế; biện pháp giáo dục, tuyên truyền; biện pháp tổ chức thực hiện;
biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật.
 Các biện pháp phát triển kinh tế:
 Tạo công an việc làm, ổn định đời sống cho người dân;
 Chương trình xóa đói giảm nghèo;
 Chương trình định canh định cư;
 Các chương trình 134,135 nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc;
 Chương trình xây dựng nông thôn mới…
 Các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật:
 Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
 Phổ biến kiến thức pháp luật trong cộng đồng;
 Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng;
 Xây dựng chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm;
 Trừng trị nghiêm minh các loại tội phạm…
 Các biện pháp về giáo dục, tuyên truyền:
 Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, kiến thức phòng,
chống tội phạm cho cán bộ, nhân dân, hssv;
 Coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống, năng lực sáng tạp, kỹ năng thực
hành, khả năng lập nghiệp, đưa chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà
trường;
 Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gđ và xã
hội…
 Các biện pháp về tổ chức thực hiện:
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
 Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không để tội
phạm lợi dụng hoạt động;
 Lồng ghép phong trào Toàn dân BVANTQ với các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chức
năng…
 Theo phạm vi, quy mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm: Các biện pháp trong một
tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia.
 Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội: Phòng ngừa trong các khu vực: Gia
đình, nơi công cộng, học đường, công sở…
 Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm:
+ Các biện pháp phòng chống chung trong cả nước: Kinh tế, chính trị, giáo dục
+ Các biện pháp phòng chống cá biệt đối với từng đối tượng phạm tội cụ thể
 Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm:
+ Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn phòng chống tội phạm:
Công an, Viện kiểm sát, Tòa án
+ Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ
+ Biện pháp của công dân.

Câu 4: Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường. Trách nhiệm của nhà trường và
sinh viên trong phòng, chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. (giáo trình)

 Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường:
 Các tội làm nhục người khác
 Chửi tục, nói xấu, chia rẽ bè phái, miệt thị;
 Nhắn tin, gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột;
 Uy hiếp bằng hình ảnh, thông tin trên Internet;
 Quay clip các hành vi bạo lực phát tán trên Internet;
 Các tội xâm phạm tình dục
 Dùng vũ lực tấn công, làm nhục, xâm hại tình dục;

BÀI 6: AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN
KHÔNG GIAN MẠNG
1. An toàn thông tin là gì? Trình bày các yêu cầu bảo đảm trong an toàn thông tin theo Luật An
toàn thông tin mạng 2015.
2. Thực trạng an toàn thông tin hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới như thế nào? Liên hệ với
môi trường sinh hoạt và học tập của bản thân hiện nay. ( giáo trình trang 54)
3. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng được quy định trong Luật An ninh mạng
2015 là gì?
4. Trình bày các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Liên hệ với các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục các quy định về an ninh mạng ở nơi mình đang học tập, sinh
sống. Phân tích hiệu quả mang lại.
------------------------------------------------
Câu 1:

 An toàn: là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những
tác nhân nguy hại có thể phát sinh ( hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan
trong cuộc sống.
 An toàn thông tin: Là an toàn kỹ thuật cho các hoạt động của các cơ sở hạ tầng thông tin, trong
đó bao gồm an toàn phần cứng và phần mềm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban
hành; duy trì các tính chất bí mật, toàn vẹn, duy trì các tính chất bí mật, toàn vẹn, sẵn sàng của
thông tin trong lưu trữ, xử lý và truyền dẫn trên mạng.
 Luật An toàn thông tin mạng (2015) quy định:
An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập,
sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn,
tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
 Luật An ninh mạng (2018) quy định:
An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội, quyền và lựi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
 An toàn thông tin yêu cầu đảm bảo ba tính chất là:
 Tính bí mật (tính bảo mật)
 Thông tin chỉ được phép truy cập ( đọc) bởi những đối tượng (người, chương trình máy
tính…) được cấp phép. Đảm bảo trong quá trình truyền dẫn, dữ liệu được an toàn và không
bị lộ lọt.
 Tính bí mật của thông tin có thể đạt bằng cách giới hạn truy cập về cả mặt vật lý nhưu tiếp
cận trực tiếp tới thiết bị lưu trữ thông tin đó, hoặc về mặt logic như truy cập thông tin đó
từ xa qua môi trường mạng.
 Một số cách thức đảm bảo tính bí mật của thông tin như: khóa kín vè niêm phong thiết bị;
yêu cầu đối tượng cung cấp tài khoản, mật khẩu hay đặc điểm về sinh trắc để xác thực; sử
dụng thiết bị như tường lửa để ngăn chặn truy cập trái phép; mã hóa thông tin, sử dụng
các giao thức và thuật toán mã hóa.
 Tính toàn vẹn ( tính nguyên vẹn)
 Đảm bảo dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ hay truyền đi. Thông tin chỉ
được phép xóa hoặc sửa đổi bởi những đối tượng được phép và phải đảm bảo rằng thông
tin vẫn còn chính xác khi được lưu trữ hay truyền đi.
 Một số trường hợp tính toàn vẹn của thông tin bị phá vỡ: Thay đổi giao diện trang chủ của
một website; chặn và thay đổi gói tin được gửi qua mạng; chỉnh sửa trái phép các tập tin
được lưu trữ trên máy tính.
 Tính sẵn sàng
 Thông tin luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ người dùng có thẩm quyền bất cứ khi nào
họ muốn. Tính sẵn sàng đảm bảo độ ổn định đáng tin cậy của thông tin, cũng như đảm
nhiệm chức năng là thước đo, xác định phạm vi tới hạn của an toàn một hệ thống thông
tin.
 Tính sẵn sàng bị vi phạm khi kẻ tấn công tìm cách ngăn chặn sự truy cập dịch vụ của một hệ
thống, làm việc truy cập cảu người dùng bị khó khăn hoặc bị từ chối liên tục trong việc kết
nối hay khai thác dịch vụ.

Câu 3: Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng được quy định trong Luật An ninh mạng
2018

 Các hành vi bị nghiêm cấm theo điều 8 Luật An ninh mạng 2018
Bao gồm 6 nhóm sau:
Nhóm 1: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định taih khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết ,xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã
hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm
phạm quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
e) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác;
phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
f) Xúc giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Nhóm 2: Thực hiện tán công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố,
tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt haocjw
phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Nhóm 3: Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở,
gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại
cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống
xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương
tiện điện tử của người khác.

Nhóm 4: Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu
hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Nhóm 5: Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoặc để trục lợi.

Nhóm 6: Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

 Các hành vi vi phạm thường xảy ra trên không gian mạng ( chi tiết trong giáo trình trang57)
1. Spam, tin giả trên mxh, thư điện tử
2. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH
3. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
4. Chiếm quyền giám sát camera IP
5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
6. Deep web và Dark web

Câu 4:

 Các hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
 Một là, phòng ngừa nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện phát sinh các hành vi vi
phạm pháp luật và các đối tượng vi phạm. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên, liên
tục.
 Hai là, nghiên cứu phát hiện, phân tích, đánh giá nhằm xác định đầy đủ, toàn diện âm mưu,
phương thức, thủ đoạn, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật trên không
gian mạng.
 Ba là, ngăn chặn không để hành vi vi phạm pháp luật tiếp diễn trên thực tế, khắc phục nhanh
chóng hậu quả của hành vi vi phạm.
 Bốn là, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật là các hoạt động mang tính nghiệp vụ
nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động vi phạm pháp luật và đưa chúng ra xử lý theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
 Thứ nhất, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự
nguy hại đến từ không gian mạng
 Ngày nay lãnh thổ không gian mạng là một bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia; là nơi
xác định biên giới mạng và thực thi chủ quyền quốc gia không gian mạng.
 Bảo vệ chủ quyền quốc gia bao gồm bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng. Đe dọa
trên không gian mạng là một trong những mối đe dọa thực tế và nguy hiểm nhất đối với
an ninh quốc gia hiện nay.
 Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không
gian mạng.
 Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 ( mục 2, điều 285-294); Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19-
8-2014 của Bộ TT&TT về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang
thông tin điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã
hội;
 Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội;
 Các hình thức giáo dục cần được vận dụng phong phú và linh hoạt như: phối hợp giữa
cơ quan chức năng với các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức
chuyên đề, phổ biến pháp luật; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; xây dựng
chương trình giáo dục an toàn thông tin mạng; tham gia biên soạn các tài liệu liên quan
đến an toàn thông tin mạng.
 Thứ ba, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tán công mạng và các hình
thái phát sinh trên không gian mạng
 Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh vi nhưu: làm mất kết nối
Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh
nghiệp; giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài cắm vào máy tính cá nhân hoặc láy tài
khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân ( hình ảnh, file, video); tấn công bằng mã
đọc ( theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh
bằng những phần mềm độc hại ( phần mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua
USB, đĩa CD, địa chỉ IP, server…
 Âm mưu kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức
chống đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, xúi dục biểu tình…
 Thứ tư, nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp kỹ thuật để khắc phục
hậu quả trong trường hợp bị tấn công trên không gian mạng
 Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không
gian mạng quốc gia.
 Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin
liên quan đến an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các hành vi xâm phạm
khác, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
 Giúp đỡ , tạo điều kiện cho người, lực lượng có trách nhiệm tiến hành các biện pháp
bảo vệ an ninh mạng.
 Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách an ninh mạng, lãnh
đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường trong giáo dục
nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng.
 Các cơ quan chuyên trách an ninh mạng cung cấp thông tin, các nguy cơ từ không gian
mạng và các biện pháp phòng, chống.
 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không gian mạng cảnh báo, hướng dẫn biện pháp
phòng ngừa;
 Các nhà trường đưa nội dung giáo dục bảo đảm an ninh mạng vào chương trình giảng
dạy
 Lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị có kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không
gian mạng

You might also like