You are on page 1of 7

lOMoARcPSD|16042821

5. VẤN ĐỀ DÂN TỘC Trong THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)
lOMoARcPSD|16042821

VẤN ĐỀ 5: DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH


*Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm và đặc trưng
*Nghĩa rộng: Dân tộc (Nation)
- Một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế
thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá
trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.  Quốc gia, toàn bộ nhân dân của một nước.
VD: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái Lan,…
*Đặc trưng cơ bản:
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định.
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.  Đặc trưng quan trọng nhất
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
- Có chung một nền văn hóa và tâm lý: văn hóa dân tộc được biểu hiện thông qua tâm lý, tính
cách, phong tục, tập quán, lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.
- Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc)
*Nghĩa hẹp: Dân tộc (Ethnie)
- Một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,
có chung ý thúc tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa.  một bộ phận, thành phần của quốc
gia.
VD: Việt Nam có 54 dân tộc: dân tộc Kinh, dân tộc Khơme, dân tộc Chăm,…
*Đặc trưng cơ bản:
- Cộng đồng về ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết hoặc chỉ ngôn ngữ nói)  phân biệt
các tộc người khác nhau.
- Cộng đồng văn hóa.
- Ý thức tự giác tộc người  quan trọng nhất, phân định tộc người, quyết định sự tồn tại và phát
triển của một tộc người: tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh, tự khẳng định sự tồn tại và phát triển
 3 tiêu chí trên tạo ra sự ổn định của mỗi tộc người
2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.
- Xu hướng thứ nhất: cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập.

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)


lOMoARcPSD|16042821

- Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong từng quốc gia thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau.
3. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin (BẮT BUỘC VIẾT TRONG BÀI THI)
(Đây là CSLL quan trọng nhất trong vấn đề dân tộc, chiếm nhiều điểm nhất)
Q: Phân tích cương lĩnh dân tộc (CLDT) của chủ nghĩa Mác- Lênin?
A: CLDT của chủ nghĩa Mác – Lênin gồm các nội dung sau:
Lênin đã khái quát “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên
hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.  Quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân
tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi
ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền,
đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.  Được thực hiện trên cơ sở pháp lý và phải được thực
hiện trong thực tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết. Quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân
tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị (quan trọng nhất) và con đường phát triển của dân
tộc mình. Bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên
hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
*Chú ý:
- Không đồng nhất với “quyền” của các dân tộc người thiểu số của một quốc gia đa tộc người.
- Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi
dụng “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước hoặc kích động đòi ly
khai.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân
dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc
và tiến bộ xã hội.  Quan trọng nhất
 CLDT của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các Đảng Cộng sản vận
dụng trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
*Cơ sở thực tiễn:
Từ việc phân tích CLDT của chủ nghĩa Mác – Lênin và những đặc điểm dân tộc ở Việt Nam,
anh/chị hãy làm sáng tỏ những chủ trương, đường lối của Đảng trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc ở Việt Nam?
Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam: (Phân tích mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam?)
- Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)


lOMoARcPSD|16042821

Theo số liệu chính thức, VN có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, chiếm 85,3%
(2019). 6 dân tộc thiểu số có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông, Khơme,
Nùng.
- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau. Do bản đồ cư trú của các dân tộc bị phân tán, xen kẽ  không
có một dân tộc nào cư trú tập trung, duy nhất trên 1 địa bàn.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.
53 dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm 14,3% nhưng lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ và những
địa bàn chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng,…
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều, còn chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về mặt xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội không giống nhau.
Về mặt kinh tế, có thể phân loại các dân tộc thành các trình độ phát triển rất khác nhau: kinh tế
chiếm đoạt (ít), công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Cần từng bước xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.
- Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc –
quốc gia thống nhất.  Nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong các
giai đoạn lịch sử, đánh thắng mọi kẻ thù để giành độc lập dân tộc.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa
Việt Nam thống nhất. VH của mỗi dân tộc đều có những sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho
nền VH Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Quan điểm và chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng đối với vấn đề dân tộc
Quan điểm của Đảng (có thể lược bỏ): “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến
lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.”
- Đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng trên địa bàn
vùng núi.
- Ưu tiên đầu tư phát triển KT – XH các vùng dân tộc và miền núi.
Chính sách: (SV tham khảo giáo trình Tr.211,212,213)
Về chính trị:
- Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)


lOMoARcPSD|16042821

- Nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc,
đoàn kêt các dân tộc, thông nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về kinh tế:
- Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT – XH miền núi, vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số  từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển.
- Thực hiện các dự án phát triển KT, thúc đẩy nền KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
như: chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 134, 135, 122, 30a (SV có thể bổ sung
thêm)
Về văn hóa:
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc.
- Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa ở
nước ta hiện nay.
Về xã hội:
- Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Từng bước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế,
giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Về an ninh – quốc phòng:
- Tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an
ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội.
- Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc
sinh sống.
Anh/chị hãy lấy ví dụ cho việc ứng dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc tự quyết?
(SV có thể tham khảo gợi ý, hướng dẫn dưới đây)
1. Nước Nga trước CMT10 Nga
Bối cảnh:
Trước khi tiến hành cuộc CMXHCN đầu tiên trên thế giới, nước Nga đã đứng trước rất nhiều
những nguy cơ và bất lợi:
- Sự áp bức dân tộc đang tràn lan, phổ biến ở cả nước Nga và trên thế giới.

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)


lOMoARcPSD|16042821

- Nước Nga Sa hoàng là nhà tù của các dân tộc, chủ nghĩa Đại Nga đang lấn lướt, nô dịch các
dân tộc khác trong nước Nga
Theo Lênin “ở nước Nga, sự áp bức mà những người dị tộc ấy phải chịu đựng, còn nặng nề hơn
nhiều so với ở các quốc gia lân cận”
 Việc thừa nhận quyền dân tộc tự quyết ở nước Nga là vấn đề cấp bách vì:
- Những người dị tộc đang phải sống ở những vùng ngoại vi, sự áp bức mà những dị tộc ấy phải
chịu đựng còn nặng nề hơn nhiều so với các quốc gia lân cận và họ có những người đồng tộc ở
bên kia biên giới được hưởng sự độc lập dân tộc nhiều hơn.
- Theo Lênin, các dân tộc ở Nga có hơn 57% dân số là dân tộc bị áp bức. Đây là điều mang tính
bắt buộc đối với những người dân chủ - xã hội  cần phải thừa nhận cho các dân tộc bị chế độ
Nga hoàng áp bức được tách khỏi nước Nga
 Lênin: “Chính là những đặc điểm lịch sử cụ thể của vấn đề dân tộc ở Nga khiến ở nước ta,
trong thời kỳ chúng ta đang trải qua, việc thừa nhận quyền dân tộc tự quyết có một tầm quan
trọng đặc biệt”
2. Việt Nam trong cuộc đấu tranh 30 năm chống chủ nghĩa đế quốc (1945-1975)
- Đảng ta khẳng định khi các thế lực đế quốc, thực dân xâm lược nước ta, nô dịch, áp bức dân tộc
ta thì chúng ta thực hiện đấu tranh để giành độc lập dân tộc, giành lấy bình đẳng dân tộc, thực
hiện quyền tự quyết của dân tộc mình.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II khẳng định:
+ Mục đích cuộc kháng chiến là thực hiện quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam: tự
quyết định lấy số phận của mình, tự mình định lấy chế độ mà mình ưa thích. Không thể đặt vấn
đề các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tách rời khỏi nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ mà chúng ta tiến hành chính là để thực
hiện quyền dân tộc tự quyết, đưa nước ta trở thành nước độc lập tự do. Trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc trước đây, chúng ta đã thực hiện tốt quyền dân tộc tự quyết của mình.
- Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn đang lợi dụng bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là xu thế
quốc tế hóa, toàn cầu hóa để đe dọa đến quyền tự quyết dân tộc ở Việt Nam, đe dọa đến quyền tự
quyết định thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.  Đảng ta khẳng định cần phải đấu
tranh, bài trừ mọi âm mưu, thủ đoạn gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc và chủ quyền
lãnh thổ
(SV có thể tham khảo thêm tại đường link sau: https://hvdt.edu.vn/nghien-cuu/nghien-cuu-trao-
doi/tu-tuong-cua-v-i-lenin-ve-quyen-dan-toc-tu-quyet-va-y-nghia-doi-voi-viet-nam-hien-nay )
Với cương vị là sinh viên, anh/chị cần làm gì để củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân
tộc ở Việt Nam hiện nay?
(SV có thể triển khai nhiều ý, từ 5-7 ý, SV có thể tham khảo các gợi ý dưới đây)

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)


lOMoARcPSD|16042821

- Tích cực trau dồi đạo đức, nhân cách, lối sống đẹp nhằm trở thành một người có ích cho xã hội.
- Tích cực tăng cường rèn dũa, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp.
- Sống chan hòa, khảng khái, trung thực, bảo vệ những quan điểm chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
- Luôn yêu thương, đoàn kết với các bạn trong lớp học phần, sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, giúp đỡ
nhau.
- Luôn có tinh thần cảnh giác cao độ, biết chọn lọc thông tin, không bị mắc bẫy trước những
thông tin xuyên tạc, gây kích động tinh thần.
- Sống, làm việc, phấn đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tình nguyện, hoạt động Đoàn trong cơ quan, đơn
vị, tổ chức và xã hội.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, thường xuyên theo dõi tin tức để cập nhật thông tin về tình
hình đất nước.
……..

Downloaded by Ánh (ngocanha364@gmail.com)

You might also like