You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


Môn học: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Phương


Mã lớp học phần: 22D1POL51002547
Phòng học: B2 - 407 – Lớp chiều thứ 4
Sinh viên: Trần Khánh Ly
Khóa – Lớp: K47 – MR001
MSSV: 31211022785

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC

1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?.......2
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có trích dẫn rõ ràng, số liệu tin
cậy) hãy nêu đặc điểm dân tộc Việt Nam............................................3
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac – Lênin và
từ đặc điểm trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể,
nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam......................................................................................................5

1
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin chính là cơ sở giúp ta giải quyết được
các vấn đề dân tộc dựa theo 3 nguyên tắc:

Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây chính là quyền thiêng liêng của các
dân tộc. Các dân tộc, không phụ thuộc vào số lượng, trình độ phát triển,… đều ngang
bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân
tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về bất kì một lĩnh vực riêng biệt nào cả.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được ghi
nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được pháp luật bảo vệ và quan trọng hơn cả là phải
được thực hiện trong thực tế. Đảng và Nhà nước cần đề ra các chính sách để hỗ trợ cần
thiết, kịp thời, toàn diện cho những dân tộc thiểu số, đồng bào có trình độ phát triển
thấp hơn, để họ có điều kiện phát triển, với mục đích cuối cùng là khắc phục sự chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc trong cộng đồng người
Việt Nam. Cơ sở dựa trên những văn bản là điều mà chúng ta cần phải làm nhưng hiện
thực hoá những văn bản này và đi vào hành động cụ thể mới chính là điều mà tất cả
người dân Việt Nam mong muốn trở thành hiện thực chứ không chỉ là một lời nói
suông.
Giữa các quốc gia, dân tộc với nhau, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với đấu tranh
chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nelson Mandela đã từng nói: “Không ai sinh ra
mà đã ghét người khác vì màu da, nền giáo dục và tôn giáo của người đó. Mọi người
phải học cách để ghét. Và nếu người ta có thể học cách để ghét, họ cũng có thể được
dạy cách yêu thương, vì tình yêu đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm ghét”.
Bên cạnh đó, để thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc với nhau, chúng ta
cũng cần đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức bóc lột của
các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Các
nước lớn hơn, phát triển hơn, chiếm ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự,… luôn có xu
hướng muốn thôn tính, nô dịch các nước nhỏ hơn mình để làm giàu cho bản thân họ
hơn, ví dụ như chiến tranh của Mỹ tại Iraq,…

Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết. Đó là quyền làm chủ của mỗi dân tộc,
quyền tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn con đường
phát triển của dân tộc mình, nói cách khác, quốc gia, dân tộc đó không phụ thuộc vào
các thế lực bên ngoài. Quyền tự quyết của mỗi dân tộc bao gồm: quyền tự do phân lập
thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc
khác trên cơ sở bình đẳng. Các dân tộc muốn phân lập/ liên hiệp cần phải xuất phát từ
điều kiện lịch sử, từ lợi ích của chính các dân tộc đó. Thực hiện quyền dân tộc tự quyết
phải xuất phát từ thực tiễn – cụ thể; phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân và phải đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công
nhân.

Cuối cùng, mặc dù mỗi nguyên tắc đều có một vị trí, vai trò riêng, nhưng quan
trọng hơn cả là nguyên tắc liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây là tư tưởng,
nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, thể hiện bản chất quốc tế của
giai cấp công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc chính là liên hiệp các bộ
2
phận tiên tiến trong các dân tộc, từ đó đoàn kết dân tộc trong quốc gia đó, hướng đến
đoàn kết giai cấp công nhân trên phạm vi toàn thế giới để thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình. Chỉ khi giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trên phạm
vi toàn thế giớit hì khi đó mới có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền
bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết một cách đúng đắn. Liên hiệp công nhân
các dân tộc chính là yếu tố tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị
áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Cơ sở vững chắc để đoàn kết
các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội chính là liên hiệp công nhân các dân
tộc lại với nhau. Đây là nội dung thể hiện được tinh thần cốt lõi trong cương lĩnh dân
tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tóm lại, cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin chính là cơ sở để Đảng cộng
sản Việt Nam dựa vào để hoạch định những chiến lược phát triển, đặc biệt là trong
chính sách ngoại giao của chúng ta.

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy nêu đặc
điểm dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, phân bố rải rác trên
phạm vi cả nước với các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: giữa các tộc người có sự chênh lệch về số dân. Theo tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2019, Việt nam có 54 dân tộc với tổng số dân là 96.208.984 người, chỉ
riêng dân tộc Kinh số dân đã lên tới 82.085.826,chiếm 85,3% dân số cả nước; 53 dân
tộc còn lại chiếm 14,7% dân số, và số dân của từng tộc lại khác nhau, có nơi số người
tính bằng triệu (Tày, Thái, Mường, Mông,…) , có nơi chỉ vài ba trăm (Si la, Pu péo,
Rơ măm, Brầu,…). Thực tế đã chứng minh rất rõ ràng những khó khăn đã, đang và sẽ
xảy ra đối với một dân tộc mà số dân chỉ có hàng trăm. Do vậy, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đang có những chính sách quan tâm đặc biệt đối với việc phát triển số dân
hợp lý cho các dân tộc thiểu số. Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất
cũng như tinh thần nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em, đùm bọc lẫn nhau,
chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Thứ hai: Các dân tộc Việt Nam có địa bàn cư trú đan xen nhau. Người Kinh sống
chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, trung du và các dân tộc thiểu số còn lại chủ yếu sống ở
vùng trung du miền núi, vùng sâu vùng xa,… nhưng về cơ bản, ở Việt Nam, không có
bất cứ một dân tộc nào cư trú riêng lẻ ở một địa bàn riêng biệt cả.
Dẫn chứng:
Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn sinh sống chủ yếu của người DTTS với
49,8% tổng số người DTTS đang cứ trú, tập trung đông ở các tỉnh như Sơn La, Hà
Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình,… Ngoài ra, Tây Nguyên cũng là vùng tập trung đông
người DTTS với 15,6% tổng người DTTS, chủ yếu là người dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ba
Na và Cơ Ho.
Các dân tộc có địa bàn cư trú đan xen nhau tạo điều kiện thuận lợi để họ có cơ hội
hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, mở rộng giao lưu cùng nhau phát triển và tạo nên một
nền văn hoá Việt Nam đa dạng và thống nhất. Mặt khác, chính đặc điểm này cũng
mang lại không ít khó khăn cho nước ta. Quá trình sinh sống dễ nảy sinh mâu thuẫn,
xung đột do có nhiều tộc người sống xen kẽ. Điều này góp phần tạo kẽ hở để các thế
lực thù địch có điều kiện phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.
3
Thứ ba: Các dân tộc thiểu số của Việt Nam chủ yếu cư trú ở những địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng. 53 dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên ¾ diện tích lãnh
thổ, chủ yếu ở những vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, mặc dù
chỉ chiếm 14.3% dân số. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với các dân tộc ở các
nước láng giềng và khu vực. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Khơme, dân
tộc Hoa,… do vậy, các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để chống
phá cách mạng Việt Nam.
Dẫn chứng:
Thực tế lịch sử đã khẳng định vô cùng rõ ràng vị trí chiến lược quan trọng của miền
núi. Ví dụ, cuộc chiến tranh giải phóng (1945-1975) đã chứng minh tầm quan trọng
của chiến lược Tây Nguyên. Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch bên ngoài đã lợi
dụng khu vực địa bàn miền núi để xâm nhập vào nước ta. Rừng núi ngày xưa chính là
căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ. Còn trong giai đoạn
hiện nay, miền núi chính là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo
vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạ, lật đổ, bảo
vệ sự nghiệp hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam còn có sự chênh lệch với nhau về nhiều mặt:
trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức độ hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần. Vì
nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước, kết hợp với điều kiện tự nhiên và
địa bàn cư trú cũng không giống nhau, nói chung, các DTTS có trình độ phát triển còn
thấp. Giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều. Bên cạnh đó, nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa các dân tộc còn một phần là do chúng ta hạn chế tổ
chức thực hiện, hoặc thực hiện không hiệu quả các chủ trường, chính sách ở các vùng
sâu vùng xa. Tình trạng trên vừa làm cho các DTTS khó hoà nhập với sự phát triển
chung của cả nước; vừa làm tăng lên khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiềm ẩn
những yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là khi bị các thế lực thù
địch lợi dụng.
Dẫn chứng:
Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất cơ bản của người DTTS vẫn còn hạn chế. 72% DTTS
không có nhà vệ sinh đạt chuẩn, và hơn ¼ số hộ DTTS không được tiếp cận với nguồn
nước hợp vệ sinh. Trình độ văn hóa, đặc biệt là tỷ lệ biết chữ có khác biệt lớn giữa các
nhóm DTTS. Tỷ lệ trung bình cho 53 DTTS là 79,8%, tuy nhiên con số này biến thiên
từ mức thấp nhất là 34,6% với dân tộc La Hủ, tới cao nhất là các dân tộc Thổ,
Mường, Tày và Sán Dìu đạt 95%. Tỷ lệ người lao động là DTTS đã qua đào tạo chỉ
bằng 1/3 của cả nước.
Thứ năm, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất. Chính do phương thức sản xuất nông
nghiệp với nền văn minh lúa nước của chúng ta , nhu cầu về đắp đê trị thuỷ, chống lại
lũ lut, thiên tai,… đã buộc dân tộc Việt Nam phải đoàn kết với nhau. Bên cạnh đó, do
nước ta nằm ở vị trí địa lý vô cùng quan trọng nên các thế lực ngoại bang luôn muốn
tìm cách để xâm lược chúng ta. Chính vì thế các dân tộc trên nước Việt Nam cần đoàn
kết, gắn bó chặt chẽ với nhau thì mới đủ sức mạnh để chống lại giặc ngoại xâm, giữ
được độc lập chủ quyền dân tộc. Do đó, ông cha ta đã đúc kết nên một chân lý rất hay:
“đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Đoàn kết dân tộc đã trở thành truyền thống quý
báu của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã hi sinh để giữ vững độc lập chủ quyền quốc

4
gia, thì chúng ta ngày nay cần phải tiếp tục viết lên những trang sử vàng của dân tộc,
phải tiếp bước thế hệ ông cha ta ngày trước hết sức cố gắng bảo vệ độc lập chủ quyền
của tổ quốc thiêng liêng.
Dẫn chứng:
Sức mạnh của đoàn kết của cả tất cả các dân tộc đã được chứng minh trong xuyên
suốt chiều dài lịch sử của nước nhà: Thời kỳ Bắc thuộc trên một ngàn năm, dưới ách
thống trị và bóc lột tàn bạo, nhân dân ta đã luôn đoàn kết, kiên cường đấu tranh để
giữ vững nền độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt
của nhân dân ta đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, kéo
dài trên một ngàn năm. Đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do, lòng yêu nước nồng
nàn, tinh thần đoàn kết của cư dân người Việt. Tiếp đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã cùng nhau đứng dậy giành chính quyền làm nên
thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đem lại nền độc lập cho dân
tộc và quyền tự do cho nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp, ý chí quyết tâm sắt
đá và sự đồng lòng của toàn dân tộc đã phát huy cao độ để cuối cùng làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đặc biệt trong công
cuộc chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công” đã được phát huy, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi
đua chiến đấu. Nhờ đó, dân tộc Việt Nam đã huy động toàn bộ sức mạnh chính trị,
tinh thần, nhân lực, vật lực để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, và cuối cùng
với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi, đã kết thúc vẻ vang sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 
Cuối cùng, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự phong phú,
đa dạng của nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Cùng với nền văn hoá của cộng
đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có đời sống văn hoá
mang bản sắc riêng rất phong phú. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng
bản sắc văn hoá riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Sự phát triển rực
rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá của dân tộc Việt
Nam. Thống nhất trong đa dạng chính là nét riêng, độc đáo của nền văn hoá các dân
tộc Việt Nam.
Ví dụ:
Dân tộc Mạ có lễ hội mừng lúa mới, được xem như là một nét đẹp trong văn hoá cộng
đồng, thể hiện tấm lòng biết ơn tổ tiên, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Hoặc dân tộc
Stiêng cũng có một bản sắc văn hoá vô cùng độc đáo. Đó là tiếng kèn lá, âm thanh đàn
đá hay những điệu múa của các thiếu nữ Stiêng mang nét đẹp của núi rừng, khỏe
khoắn mà quyến rũ. Tất cả các bản sắc văn hoá đấy đều sẽ góp phần tôn vinh, giữ gìn
và bảo tồn bản sắc văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.

3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac – Lênin và từ đặc điểm trên,
hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam bao gồm những nội dung mang
tính tổng hợp, toàn diện và đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực
hiện một cách có hiệu quả chính sách này cần tuân theo một số giải pháp thiết thực
như sau:

5
Thứ nhất, cần nắm vững quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân
tộc trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai, thực hiện tốt bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta xem đây vừa là nguyên tắc, vừa
là mục tiêu để hướng tới. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển”. Điều
5 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc
gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi
kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Viêt. Các dân tộc có quyền dùng
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống
văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo
điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát tiển với đất nước”. Các
dân tộc đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực và được bảo đảm
bằng Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, quyền bình đẳng giữa các dân tộc cũng cần phải
được đảm bảo một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế,
chính trị, văn hoá – xã hội,…

Thứ ba, cần phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh
quốc phòng. Về kinh tế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế phù hợp với
đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số khai thác được
thế mạnh của mình nhằm làm giàu cho gia đình và xã hội. Xây dựng kết cấu hạ tầng và
các công trình phúc lợi công cộng khác. Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác
tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, các thế mạnh
của từng địa phương trong phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội để cải
thiện mức sống, từ đó khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Về xã hội, tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo bền vững trên địa bàn các dân tộc, đẩy mạnh việc cải thiện đời sống nhân
dân các dân tộc để từ đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc với nhau.
Bảo vệ sức khỏe của nhân dân các dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa và đời sống tinh
thần của nhân dân các dân tộc; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp để giữ
gìn bản sắc văn hoá chung của cả dân tộc Việt Nam,…

Thứ tư, xây dựng chiến lược về công tác cán bộ đối với vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số và miền núi. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về
thực hiện chính sách dân tộc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các Nghị quyết của
Đảng về vấn đề dân tộc. Một cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ nghiêm túc, trong sạch,
vững mạnh mới có thể tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng đề ra
trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

Thứ năm, xây dựng Luật Dân tộc, làm cơ sở cho việc đổi mới công tác dân tộc.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc ban hành Luật Dân tộc là rất cần thiết
bởi ta cần những cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề dân tộc, cũng như cho việc

6
tiếp tục đổi mới công tác dân tộc. Trong Luật Dân tộc, cần quy định rõ, mỗi bộ phận,
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, cần có chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cần
có những quy định cụ thể về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
làm công tác dân tộc ở các địa phương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện các bộ
luật có nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc nhằm ngày càng thể chế hóa tốt nhất
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc.

7
LIÊN HỆ BẢN THÂN

Trước hết là một công dân của đất nước Việt Nam, em phải nhận thức việc gìn giữ và
phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội nước nhà là trách nhiệm và bổn phận của mỗi
người. Ngoài việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở chính địa phương mình, em cần
phải trang bị cho bản thân tình yêu nước, tự hào về cội nguồn, có như vậy mới giữ
được những nét đặc trưng của dân tộc. Bên cạnh đó, trau dồi những tri thức đúng đắn
về văn hoá đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ
được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.
Song bên cạnh đó, là một sinh viên kinh tế, bản thân em cần trau dồi năng lực, phẩm
chất cá nhân cũng như là tri thức về vấn đề dân tộc, nêu cao tinh thần cảnh giác, sáng
suốt tránh xa cám dỗ; tỉnh táo khi nắm bắt thông tin trên các trang mạng truyền thông,
cần biết lắng nghe quan điểm từ nhiều phía và chắt lọc cái nào đúng cái nào sai để
tránh gây mất đoàn kết dân tộc
Đứng trước thời cuộc tranh chấp Biển đảo gần đây, sinh viên cần nâng cao nhận thức
về tình hình biển đảo và tuyên truyền thông tin đúng đắn để cổ vũ lòng người dân trên
cả nước thêm tin tưởng, thêm đoàn kết trên dưới một lòng giữ gìn tổ quốc giang sơn.
Chúng ta biết rằng sức mạnh đoàn kết là sức mạnh lớn lao và vĩ đại, nó đã giúp cho
nhân dân ta chiến thắng bao kẻ thù xâm lược và đô hộ đất nước, giúp cho công lý được
thực thi. Chính vì thế, dù bất cứ giá nào cũng cần biết tin tưởng vào khả năng lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, cập nhật thông tin chính thống của Chính Phủ, chứ không thể
đi tin tưởng những thông tin sai lệch để chống phá, khiến tình hình càng thêm phức
tạp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đoàn kết - Giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta
https://sapuwa.com/doan-ket-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-quy-bau-cua-dan-
toc-ta.html
3. Báo cáo tổng hợp – sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
https://www.ids.ac.uk/download.php?file=files%2FPOLICYBRIEF-
Viet_final.pdf&fbclid=IwAR2kBISD5GVi7j0XKp5NnBeiv_xo2iOoPs7ulaWj9
nESYYgK3TsMClVQnOo
4. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam
https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/ethnic-minorities-and-
indigenous-people/

You might also like