You are on page 1of 7

Qua các nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn thận về các vấn đề lý luận bắt đầu từ khái

niệm của dân tộc; mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; hai xu hướng khách quan
trong sự phát triển của dân tộc; và cả các kinh nghiệm được rút ra từ các phong
trào cách mạng thế giới những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã đưa ra được
Cưỡng lĩnh dân tộc, khái quát như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân
tộc được quyền tự quyết, liên hịệp công nhân tất cả các dân tộc còn lại.”
Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đằng là quyền tự nhiên, có sẵn của mỗi con người kể từ lúc
được sinh ra. Lớn hơn nữa, khi xã hội phát triển, con người “sống” cùng với nhau,
tạo ra “dân tộc”, thì khái phạm vi quyền bình đẳng cũng được mở rộng phát triển
hơn. Đây là quyền vô cùng thiêng liêng của mọi dân tộc, không phân biệt dù dân
tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc
các dân tộc có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và như nhau ở tất cả mọi lĩnh vực
đời sống xã hội, không có bất kì dân tộc nào được hưởng đặc quyền hay lợi ích nào
khác hơn.
Cũng giống như định nghĩa rộng và hẹp của dân tộc, quyền bình đẳng giữa
các dân tộc cũng được thể hiện trên trường quốc tế và xã hội trong lãnh thổ từng
quốc gia. Nhưng điểm chung vẫn là mọi hành vi gây hại tới quyền và lợi ích của
dân tộc khác luôn bị xem như đang chống lại quyền bình đẳng của dân tộc. Vì thế
để đảm duy trì được quyền bình đẳng của dân tộc, các quốc gia phải luôn xem đây
là một vấn đề trên cơ sở pháp lý, đồng thời đẩy mạnh thực thi trong thực tế, để có
thể loại bỏ các tư tưởng áp bức, đàn áp dân tộc; chống lại chủ nghĩa phân biệt dân
tộc, chủng tộc cực đoan.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc chính là cơ sở quan trọng để thực hiện
quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân
tộc.
Hai là: Các dân tộc được tự quyết
Đây là quyền của tất cả các dân tộc tự quyết địng vận mệnh, tương lai phát
triển về sau của dân tộc mình.
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia,
quyền tự chọn chế độ chính trị, … Tuy nhiên, mọi quyết địng ấy đều phải hợp lí
dựa trên thực trạng thực tiễn khách quan, đứng trên lập trường của người dân, đặc
biệt là giai cấp công nhân, luôn đảm bảo lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công
nhân hoà hợp, thống nhất.
Nhưng phải lưu ý rằng, quyền này vẫn ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn, dể
dàng trở thành cái cớ cho các đảng phái phản động thù địch can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước, kích ngòi các cuộc phản động đòi ly khai, ... Vì vậy, mọi
dân tộc đặc biệt là trong cùng một quốc gia phải luôn cố gắng đoàn kết và đồng
lòng với nhau bảo vệ quyền và nghĩa vụ của chính mình.
Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Vào thời gian trước khi các chế độ chủ nghĩa để quốc là sự tồn tại quá đỗi
mạnh mẽ và hung bạo, đi xâm lược nhiều nơi trên thế giới, gây mất quyền tự do
dân tộc của các nước thuộc địa, thì đoàn kết và liên hiệp công nhân các dân tộc là
cơ sở vững chắc để các dân tộc đang bị áp bức có cơ hội đứng lên giành lại độc lập
cho dân tộc mình. Bởi sự kết hợp đó phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần chủ nghĩa
yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Cũng chính vì thế, nội dung này không
chỉ đúng vào thời gian ở quá khứ mà kể cả ngày nay, đây vẫn là nội dung chủ yếu
tối quan trọng mà các dân tộc cần chú ý thực hiện.

Câu 2:
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhau, và mang
những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Đất nước ta là ngôi nhà chung của tất thảy 54 anh em dân tộc đồng bào, sinh
sống cùng nhau phát triển nhiều năm qua. Trong đó, theo số liệu Điều tra 53 dân
tộc thiểu số 01/04/2019, người Việt hay người dân tộc Kinh luôn chiếm tỉ lệ dân số
cao nhất, 86, 83% dân số toàn quốc - tương đương với 82.085.826 người. Trái
ngược với số lượng khổng lồ ấy, đại đa số các dân tộc khác luôn chiếm phần thiểu
số, nhiều nhất chỉ từ một đến gần hai triệu người (Khmer, Thái, Tày, …) và dân tộc
ít người nhất thì chỉ có hơn năm trăm người. Điều này cũng đã và đang gây ra
nhiều khó khăn cho các dân tộc, đặc biệt là dân tộc có quá ít người. Do vậy, việc
thúc đẩy dân số của các dân tộc thiểu số luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc
biệt từ các cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
“Phần lớn người DTTS sống ở khu vực nông thôn, chỉ có 13,8% người
DTTS sống ở khu vực thành thị, … Số người DTTS sống ở khu vực nông thôn là
hơn 12 triệu người, tương đương với 86,2%. Dân tộc Hoa, Pu Péo, Bố Y, Ngái,
Khmer là những DTTS có tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị cao nhất, lần lượt
là 69,7%; 36,2%; 32,2%; 27,8% và 23,5%; trong đó, dân tộc Hoa và Khmer chủ
yếu sinh sống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các DTTS có tỷ lệ dân số
sống ở khu vực thành thị thấp nhất là: Xinh Mun (0,6%), La Hủ (1,0%), Kháng
(1,2%), La Ha (1,5%), đây đều là những DTTS đang cư trú tại các tỉnh miền núi
phía Bắc.” (Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội
của 53 dân tộc thiểu số năm 2019). “Tới nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh,
huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như
Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng... Phần lớn các
huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản có tới 3-4 dân tộc cùng sinh
sống.” (Cổng thông tin điện tử Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk).
Các dân tộc không hề sống tách riêng trong bất kì vùng lãng thổ riêng nào,
chúng ta luôn cùng nhau sinh sống, phân bố khắp mọi miền tổ quốc, từ nông thôn
đến thành thị, từ miền núi xuống đồng bằng. Đây vừa là điều kiện thuận lời để các
dân tộc hiểu nhau hơn, gắn bó hơn; cũng vừa là bất lợi có thể gây ra các xung đột
văn hoá, gây mất ổn định xã hội.

Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các địa bàn có
vị trí chiến lược quan trọng.

Phần lớn địa hình nước ta là địa hình đồi núi, là nơi tiếp giáp trực tiếp với
các nước láng giềng; và đồng thời cũng là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
nhất. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53
dân tộc thiểu số năm 2019, số lượng thôn thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số khu
vực biên giới là 4.196 thôn. “Phần lớn thành phần các dân tộc ở tuyến biên giới
giữa nước ta và các nước bạn đều có những nét tương đồng về văn hoá, có thể hiểu
được các phong tục, tập quán, có thể nghe và hiểu được tiếng nói, chữ viết của
nhau. Người Mông, Dao, Pà Thẻn… ở vùng cao biên giới phía Bắc nước ta có
những nét văn hoá tương đồng với các dân tộc sống ở biên giới giữa nước ta và các
nước bạn Trung Quốc; người Lào, Thái ở Tây Bắc có những nét tương đồng về văn
hoá với các dân tộc ở biên giới với bạn Lào; trên tuyến biên giới Tây Nam của
nước ta, người Khmer Nam bộ, người Việt, người Hoa có nhiều nét văn hoá tương
đồng với dân tộc Khmer, Việt, Hoa ở biên giới nước bạn Campuchia…” (Tạp chí
lý luận của Uỷ ban Dân tộc). Đây cũng là một mối nguy thường bị lợi dụng bởi các
thế lực thù địch tuyên truyền các thông tin sai lệch, gây ra bạo động phản động.

Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều.

Các vùng dân tộc thiểu số ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn “xuất
phát điểm thấp, địa bàn sản xuất khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, luôn phải
gánh chịu ảnh hưởng của biến đối khí hậu, lại xa thị trường trung tâm, kết cấu hạ
tầng còn thiếu thốn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có khoảng cách phát triển,
mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với mặt bằng chung; lực lượng lao
động hầu hết là lao động phổ thông…” (Báo Điện tử Chính Phủ). Trình độ phát
triển chênh lệch còn bị gây ra bởi trình độ văn hoá học tập, mức tham gia học tập
của các em nhỏ. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, “tỷ lệ đi học chung cấp
tiểu học của người DTTS là 100,5%, cấp THCS là 85,8% và THPT là 50,7%. Ở
cấp tiểu học, không có nhiều sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi
học chung (100,4% so với 100,5%)”. Về phương diện kinh tế, tỷ trọng lao động
dân tộc thiểu số có việc làm theo khu vực kinh tế lớn nhất vẫn ở các ngành nông –
lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm tới 73,3%, trong khi đó ngành dịch vụ và công
nghiệp – xây dựng có tỷ trọng thấp lần lượt là 11,9% và 14,8%. Điều đó chứng tỏ
sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn,
cản trở sự phát triển của các tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng. Đây là một nội dung
rất quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các
dân tộc thiểu số phát triển nhanh và bền vững.

Thứ năm: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.

Việt Nam ta luôn nổi tiếng thế giới trên thế giới với sự đoàn kết gắn bó vô cùng
mạnh mẽ. Sự đoàn kết ấy đã tạo ra sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong suốt quá
trình đấu tranh dựng nước và bảo vệ nước. “Thời kỳ Bắc thuộc trên một ngàn năm,
dù bị áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nhưng nhân dân ta đã đoàn kết, kiên
cường đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói,
phong tục tập quán của mình, … Đặc biệt trong công cuộc chống Mỹ cứu nước …
, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, …”. Không chỉ trong
quá khứ mà kể cả ngày nay, đoàn kết vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam, luôn được nêu cao trong mọi hoàn cảnh. Năm vừa qua, dịch bệnh đã mang
đến sự bất ổn định cho toàn bộ thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các nước và
vùng lãnh thổ. Với sự cố gắng hết mình, tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, Việt Nam ta
đã thành công vượt qua khó khăn, thách thức, từng bước ổn định lại cuộc sống của
người dân nói riêng và tình hình của đất nước nói chung.

Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo nên sự phong
phú, đa dạng của nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Đất nước Việt Nam ta là nơi sinh sống của 54 anh em dân tộc đồng bào. Ở mỗi dân
tộc lại có một bản sắc dân tộc riêng, được thể hiện ở nhiều mặt như nếp sống, nơi
ở, công việc ngành nghề, ngôn ngữ, … Tuy tất cả chúng ta đều là người Việt Nam,
dân tộc Việt, cùng nhau nói tiếng Việt; tuy nhiên ở mỗi dân tộc khác nhau, họ vẫn
giữ cho riêng mình một ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt khác, ví dụ dân tộc S’tiêng có
tiếng S’tiêng, người Tày cũng có tiếng Tày, … Hay, mỗi dân tộc ở nước ta vẫn
luôn nổi tiếng bởi âm nhạc hoặc nhạc cụ như “người Việt có đàn bầu thì ây tính tẩu
của dân tộc Tày, Thái, tơ rưng, klong pút, cồng chiêng của các dân tộc Tây
Nguyên, khèn của dân tộc Mông, …”. Hoặc các dân tộc nổi tiếng với trình độ, kỹ
thuật làm các đồ thủ công, mỹ nghệ, quần áo : “nghề dệt thổ cẩm của người Thái,
nghề gốm của người Thái đen ở Chiềng Cơi và Mường Chanh - Sơn La”.
Tuy nhiên, dù đa dạng đến đâu thì đó vẫn là một đặc điểm nổi bật của đất
nước Việt Nam. Suy cho cùng, chúng ta vẫn có chung một nền văn hoá Việt, cùng
nhau trải qua các giai đoạn lịch sử, cùng nhau phát triển đến ngày nay, và đặc biệt
là đang cùng nhau sinh sống trên một vùng lãnh thổ; vì thế, sự đa dạng ấy luôn
được diễn ra đồng nhất với sự thống nhất, hoà hợp của toàn dân tộc, một quốc gia
độc lập và đoàn kết. Cũng từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các
chính sách dân tộc, coi trọng mối liên kết giữa các dân tộc với nhau.

Câu 3: Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm
trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ các đặc
điểm của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam, tôi xin phép đề xuất các giải pháp thiết thực cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực
hiện chính sách dân tộc cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về các Nghị quyết của
Đảng về vấn đề dân tộc.

Để thực hiện tốt các chính sách dân tộc mà Đảng – Nhà nước đã đề ra, mọi
công dân đặc biệt là dân tộc thiểu số phải được hiểu rõ và đúng về vai trò và vị trí
của nó một cách chính xác nhất. Đây chính là một công việc vô cùng khó khăn vì
nó chính là những tảng đá đầu tiền cho nền móng vững chắc của công tác chính
sách dân tộc. Việc này giúp nâng cao kiến thức của các công dân vùng dân tộc
thiểu số về an ninh, quốc phòng, phòng chống tệ nạn xã hội, âm mưu thủ đoạn diễn
biến hoà bình của các thế lực thù địch nhằm chia rẻ khối đại đoàn dân tộc của đồng
bào ta.

Thứ hai, phải nhanh chóng kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số.

Bác Hồ đã dạy, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.
Thực tiễn cách mạng cho thấy, nếu có sự lãnh đạo của Đảng và sự hoạt động nhiệt
tình, năng động, khôn khéo, sáng tạo, có tính thuyết phục cao của lực lượng cán bộ
làm công tác tuyên truyền CSDT thì phong trào được đồng bào DTTS tham gia
hưởng ứng và sẽ phát triển. Ngược lại ở những nơi còn thiếu hoặc cán bộ tư tưởng
yếu kém thì nơi đó không tạo ra được sức mạnh nội lực của quần chúng để thu hút
quần chúng. Đặt trong chính vấn đề thực hiện tốt các chính sách dân tộc, các yêu
cầu dành cho một cán bộ làm công tác cũng cần có thêm vài yếu tố khác như:
không những chỉ có trình độ lý luận mà còn phải có năng lực thực hành, phải am
hiểu phong tục, tập quán của đồng bào, phải biết nghe và biết nói tiếng DTTS để
tuyên truyền và xử lý mọi tình huống. Chính phương pháp này sẽ tác động trực tiếp
đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý của người cán bộ và hoạt động của cả hệ thống
chính trị.
Thứ ba, tiếp tục công tác xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn các dân tộc với
chủ trương luôn gắn chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi
với chính sách xây dựng khối đoàn kết các dân tộc. Huy động mọi nguồn lực để
phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, từng địa phương đảm
bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số khai thác được thế mạnh của địa phương nhằm
làm giàu cho gia đình và xã hội. Xây dựng kết cấu hạ tầng mà trước hết là giao
thông nông thôn, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện thắp sáng và các công
trình phúc lợi công cộng khác. Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác tiềm
năng lợi thế về đất đai, khí hậu, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, các thế mạnh
của từng địa phương trong phát triển kinh tế xã hội. Phương pháp này cần được
đẩy mạnh và thực hiện một cách cấp thiết. Chỉ có vững mạnh trong kinh tế, các
lĩnh vực khác như chính trị, xã hội mới có thể thực hiện một các trơn tru, toàn diện
nhất.
Thứ tư, thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các
dân tộc nói chung và từng dân tộc nói riêng. Trong chính sách dân tộc ở lĩnh vực
văn hoá khẳng định chúng ta sẽ xây dựng nền văn hoá tiên tiến và đậm đà bản sắc
dân tộc. Điều đó cũng chứng tỏ sự quan trọng của việc gìn giữ bản sắc dân tộc của
các dân tộc thiểu số. Đó là cách phát triển bền vững, giúp đất nước vừa phát triển
hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được các đặc điểm, nét riêng của riêng Việt Nam.
Thứ năm, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kết hợp với đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp, phương tiện công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phù hợp
với thực tiễn địa phương và sát với đối tượng tuyên truyền. Phương pháp tuyên
truyền được xem là phương pháp quan trọng hàng đầu trong công cuộc giúp người
dân thực hiện tốt chính sách dân tộc. Suy ra, chúng ta cần phải tìm cách để tối ưu
hoá việc tuyển truyền vừa hiệu quả vừa đa dạng, phù hơp với từng đặc tính dân tộc
khác nhau.

You might also like