You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

----------------------------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN


MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: KHÁI NIỆM DÂN TỘC. CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN. VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Giảng viên : Phạm Thị Quỳnh
Mã lớp học : PHI1002 17

Nhóm 1

STT Tên Mã sinh viên


1 Ngô Thu Thảo (Trưởng nhóm) 22041464
2 Nguyễn Thị Hương Trà 22041416
3 Nguyễn Cẩm Tú 22041396
4 Bùi Hồng Nhung 22041481
5 Nguyễn Thị Hồng Vân 22041687
6 Nguyễn Trà Vi 22041684
7 Trịnh Hiếu Ngân 22041285
8 Nguyễn Văn Ngọc 22041382
9 Nguyễn Hương Giang 22041352
10 Phạm Hà Vy 22041473

MỤC LỤC

1
1.1. Khái niệm dân tộc……………………………………………………….3

1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc……….3
2.1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin…………………...….4
2.2. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin……………..4
3. Vấn đề dân tộc của Việt Nam hiện nay…....……………………………..6

2
1.1. Khái niệm dân tộc:
- Nghĩa rộng: Dân tộc (Nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng người ổn định
làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị,
kinh tế, truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch
sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
+ Đặc trưng:
- Có chung một vùng lãnh thổ nhất định
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
- Có chung một ngôn ngữ
- Có chung một nền văn hoá và tâm lý
- Có chung một nhà nước
- Nghĩa hẹp: Dân tộc - tộc người (Ethnies) là một cộng đồng tộc người được hình thành trong
lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và
văn hoá.
+ Đặc trưng:
- Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đồng về văn hoá
- Ý thức tự giác tộc người

1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.
- Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập
+ Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền
sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc
lập.
+ Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực
dân, đế quốc.
- Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp
lại với nhau.

3
+ Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa
đế quốc đi bóc lột thuộc địa; do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và
công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất
hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách.
+ Ngày nay, giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau xu hướng xích lại
gần nhau thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về
chính trị, văn hóa, quân sự….để hình thành các hình thức liên minh đa dạng, như liên
minh khu vực: ASEAN, EU…

2.1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để V.I. Lênin xây dựng Cương lĩnh dân tộc
+ Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp.
+ Mối quan hệ giữa hai xu hướng của phong trào dân tộc trong thời đại của chủ nghĩa đế
quốc
+ Thực tiễn phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
+ Thực tiễn phong trào cách mạng nước Nga cuối thế kỉ XIX , đầu thế kỉ XX.
⇨ V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.

2.2. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin:

- Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: (Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của dân
tộc và là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng. Nó là cơ sở để thực
hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.)
+ Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, được tôn trọng và đôi đi ngang nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong quan hệ xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc về kinh tế,
chính trị, văn hóa, không dân tộc nào được quyền đối với dân tộc khác. đi áp bức, bóc
lột.
+ Quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn
nó phải được thực hiện trên thực tế.
4
+ Thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc;
phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây
dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

- Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết: (Quyền dân tộc tự quyết là một quyền cơ bản của
dân tộc. Nó là cơ sở để xóa bỏ sự hiềm khích, thù hằn giữa các dân tộc, phát huy tiềm năng
của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân loại.)
+ Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự
lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
+ Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc
lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+ Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với "quyền” của các tộc người thiểu số trong
một quốc gia đa tộc người.

- Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: (nội dung này vừa là nội dung chủ
yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành
một chỉnh thể )

+ Nội dung này phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp;
phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc
tế chân chính.
⇨ Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các
đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành
độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Vấn đề dân tộc của Việt Nam hiện nay.


- Thứ nhất: vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược. Quan điểm này chỉ rõ vị trí của vấn đề dân
tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách
5
mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn
đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là luận điểm
rất quan trọng thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới trong bối cảnh quốc gia và
quốc tế của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.

- Thứ hai: vấn đề dân tộc là vấn đề cơ bản, lâu dài. Việc xác định vị trí chiến lược lâu dài của
vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của Đảng ta chính là xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng
quốc gia đa dân tộc ở nước ta. Đây là cơ sở rất quan trọng để từ đó định ra các nguyên tắc
cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế. Lênin đã từng chỉ rõ: “những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa
các dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ còn tồn tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên
chính vô sản được thiết lập trong phạm vi toàn thế giới” . Điều đó cho thấy chừng nào còn có
sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vẫn còn cơ sở xã hội và thực tiễn cũng như
nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn dân tộc và xung đột dân tộc, do đó, vấn đề dân tộc vẫn tiếp tục đặt
ra.

- Thứ ba: Vấn đề dân tộc là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, dưới tác
động của cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm xuất hiện nhiều
vấn đề dân tộc mới mang tính chất phức tạp và khó nắm bắt. Kết quả thực hiện một số nhiệm
vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm. So với
sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm, khoảng cách giàu - nghèo có xu
hướng gia tăng, còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Tất cả những vấn đề nêu trên nếu không được phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để sẽ ảnh
hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá vỡ sự ổn định của các dân tộc và đe
dọa nền hòa bình của đất nước.các lĩnh vực của đời sống xã hội, đe dọa sự tồn vong quốc gia
và thậm chí dẫn đến nguy cơ sụp đổ nhà nước.
⇨ Vấn đề dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài. Bởi do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội
giữa các dân tộc không đều nhau; do sự khác biệt về lợi ích; do sự khác biệt về ngôn ngữ,
văn hoá; do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn

6
chế trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền; do sự
thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc. Vấn đề dân tộc
không thể giải quyết được trong một sớm một chiều mà phải có thời gian, qua quá trình
bằng nhiều giai đoạn với những bước đi thích hợp để từng bước thu hẹp khoảng cách
chênh lệch trên từng vấn đề cụ thể giữa các dân tộc.

⇨ Có thể thấy, quan điểm “vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược. Đó
là vấn đề cơ bản, lâu dài, song cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam” được
Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ đại hội, các hội nghị trung ương. Việc nhận thức
đúng đắn và đầy đủ quan điểm này là tiền đề, là điều kiện quan trọng để giải quyết thành
công vấn đề dân tộc, thực hiện tốt công tác dân tộc ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh đổi
mới toàn diện và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các dân tộc Việt Nam “bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển”.

You might also like