You are on page 1of 8

1. Trình bày đặc điểm của giao lưu, tiếp biến VH.

Ý nghĩa của giao lưu,


tiếp biến VH trong quá trình xây dựng và phát triển VH VN trong giao
đoạn hiện nay?
Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và họchỏi lẫn nhau
giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung,tiếp nhận
và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá. Giao
lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá. Quátrình này
đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhậncái
ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân
tộc.Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức
dân tộc cóvai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố
văn hoá của cácdân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ
được sắc thái riêng của mình.
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã có
nhữngcuộc tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương
Tây bằngnhững con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các
yếu tố văn hóabản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông - Tây đã trở
thành động lực to lớn chosự biến đổi, phát triển và làm nên những sắc thái riêng
của nền văn hóa Việt Nam
 Giao lưu và tiếp biến VH với ĐNA
 Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hoá chủ yếu diễn ra giữa
cácbộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi đất nước ta. Lúc ấy văn hoá Việt
Nam vẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất cũng như tinh
thần
 Giai đoạn thứ hai, vào thời kỳ Đông Sơn- thời kỳ kết tinh tinh thần dân tộc,
kết tinh văn hoá. Không chỉ giữa các nền văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa
Huỳnh và văn hoá Đồng Nai có sự trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau, mà các nền
văn hoá này đã có trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hoá Đông Nam Á.
Chứng cứ là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan,
Ma Lai, Inđônêxia, và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hoá Đông
Nam Á). Nhiều trống đồng có hoa văn, hình người,hình chim tìm thấy ở Tấn
Ninh (Nam Trung Quốc) mang phong cách Đông Sơn. Rất nhiều rìu đồng
đuôi én tìm thấy ở Inđônêxia được sản xuất theo phong cách Đông Sơn
(kiểu rìu làng Vạc- Nghệ An). Các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn
bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chỗ theo
phong cách Đông Sơn mà họ chịu ảnh hưởng.
 Giao lưu và tiếp biên VH với Trung Hoaư
Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao
lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong
những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát
triển rực rỡ. - Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông
nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du
Hoàng Hà. Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa
Đông - Tây, Nam -Bắc trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên
văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân
phương Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp
trồng lúa nước của các cư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển
của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc
chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ
phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống
Nam. Cùng với sự bành trướng về phương Nam của cáctriều đại phong kiến
Trung Hoa, đã diễn ra quá trình Trung Hoa thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán
hóa các nền văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử
đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và
văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn
hóaTrung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.
+ Về văn hóa vật thể: Người Việt tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất
như:kỹ thuật rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật
dùng phânbón để tăng độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch
ngói. Người Việtcòn học hỏi kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết
cải tiến kỹ thuật làm đồgốm (gốm tráng men)…
+ Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung
Hoa(cả từ vựng và chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia,
Đạo gia) trêntinh thần hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư
tưởng khác, môphỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một
số phong tục lễ Tết, lễhội .v.v..

 Giao lưu tiếp biến với VH Ấn Độ


Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và thế
giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiều bình
diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức. Giao
lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các
thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền
bá, văn hóa, tôn giáo.
 Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không
gianvăn hóa khác nhau thì nội dung giao lưu cũng khác nhau. Ở thiên niên
kỷ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa:
Văn hóa cùng châu thổ Bắc bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo. Ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa
Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá toàn diện. Trên nền tảng cơ
tầng văn hóa bản địa, các đạo sĩ Bà la môn đến từ Ấn Độ đã tổ chức, xây
dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cả các mặt: tổ chức
chính trị, thiết chế xã hội, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các
thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo .v.v..
 Văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương
quốc Chăm Pa và một nền văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Người Chăm
đã tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc
tạo dựng và phát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong tiếp
biến văn hóa Ấn Độ để tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những sắc
thái văn hóa đan xen giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm
đặc sắc. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo,
kiến trúc và nghệ thuật.
 Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ của người Việt ở vùng châu thổ
Bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp
xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và phát triển.
Dưới thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp qua
các thương gia, các nhà sư từ Ấn Độ sang và vừa gián tiếp qua Trung Hoa.
Những thế kỷ đầu Công nguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong
hoàn cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy, ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng lại có
sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành địa bàn trung chuyểnvăn
hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo
lớn ở Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách dung dị bởi
đạo Phật ở một sốnội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bản địa Việt
Nam
***Nghiên cứu giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ
cầnchú ý những đặc điểm sau:
+ Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh
thầncơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay
với tínngưỡng bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng
thờ các hiệntượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của
văn hóa bản địa,người Việt đã thâu thái những yếu tố của đạo Phật và tạo nên
một dòng Phật giáo dângian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc .v.v..
+ Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà
cònlà một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độ
ảnhhưởng đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũ
đạo, nghệ thuật .v.v..Cũng hình thành ở Việt Nam những công trình văn hóa,
nghệ thuật có giátrị: hệ thống chùa, tháp .v.v..
+ Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc có thể xem là một đối trọng
vớiảnh hưởng của văn hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hoá của
ngườiViệt.
 Giao lưu và tiếp biến VH phương Tây
Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của thế kỷ
XIX đã tạo bước chuyển có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa
Việt Nam.- Giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng diễn ra rất sớm trong lịch
sử.Nghiên cứu văn hóa khảo cổ, người ta thấy trong văn hóa Óc Eo có nhiều di
vật củacác cư dân La Mã cổ đại, chứng tỏ đã có những quan hệ thương mại
quốc tế rộng rãi.Thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở
vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng Ngoài
cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ với
phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp
xâm lược Việt Nam.
 Về phía người Pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ ở Việt Nam, họ rất có ý
thức dùng văn hóa như một công cụ để cai trị. Víi tinh thần yêu nước và
lòng tự trọng dân tộc, thái độ trước hết của người Việt Nam là chống trả
quyết liệt cả về phương diện chính trị và văn hóa. Có thể thấy thái độ ấy ở
các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu,
Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực...Trong hoàn cảnh mất nước, người
Việt có ý thức chống lại văn hóa mà đội quân xâm lược định áp đặt cho họ:
thái độ không học tiếng Tây, không mặc đồ Tây, không dùng hàng Tây...
Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những
giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc, sử dụng chúng trong công
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
 Trong lịch sử mấy ngàn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn
hóa trong khu vực chỉ làm đổi thay về phương diện yếu tố của văn hóa Việt
Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa
phương Tây giai đoạn 1858 - 1945 đã khiến người Việt cấu trúc lại nền văn
hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương Tây.
Diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: Thứ nhất là chữ
Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ mộttôn giáo được dùng
như chữ viết của một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện của cácphương
tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam... Thứ ba là sự xuất hiện của
báo chí, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại
hình văn nghệmới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa...
Như vậy, với lối ứng xử thông minh, mềm dẻo, qua mỗi chặng đường thử
thách,văn hóa dân tộc lại trưởng thành và phát triển lên một bước mới. Cuộc
hội nhập lần thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán đã làm
giàu cho văn hóa Việt Nam, khiến cho dân tộc đủ mạnh, tạo cơ sở cho sự
phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Hội nhập lần thứ hai, tiếp biến với văn
hóa phương Tây đã góp phần hiện đại hóavăn hóa dân tộc trên mọi phương
diện
 Giao lưu tiếp biến VH trong giai đoạn hiện nay
 Những thuận lợi
+ Chúng ta có một quốc gia độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, từ
MụcNam Quan đến mũi Cà Mau. GLTBVH trong thời đại ngày nay là hoàn
toàn tựnguyện.
+ Cả dân tộc là một khối thống nhất với một nền văn hoá đa dạng phong
phú
+ Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát triển đáng
kểtrên tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, công nghệ.
+ Trình độ học vấn, nhận thức về văn hoá và vai trò của văn hoá của tất cả
các cấp lãnh đạo cũng như người dân được nâng cao, ý thức về quốc gia,
lòng tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ, người dân được thoả sức sáng
tạo và hưởng thụ nhữnggiá trị văn hoá vật chất, tinh thần ở mọi khía cạnh.
+ Vị thế của đất nước được nâng cao, bình đẳng với tất cả các quốc gia trên
thếgiới
+ Nghị quyết trung ương 5 khoá VIII đã xác định rõ: Văn hoá vừa là nền
tảng, vừa là động lực phát triển xã hội.
+ Đảng ta chủ trương mở cửa giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Đối với
lĩnh vực văn hóa vừa tiếp thu, học hỏi những tinh hoa văn hoá thế giới dưới
mọi hình thức,vừa kiên quyết chống văn hoá độc hại. Đồng thời ra sức gìn
gữ và phát huy các giá trịvăn hoá truyền thống của dân tộc.
 Những khó khăn
+ Việc tiếp thu những giá trị văn hoá tiên tiến của thế giới với mục đích:
Đưa nước ta ngày càng phát triển, nhất là hạ tầng cơ sở vật chất và khoa học
công nghệ, song một vấn đề lớn đặt ra và ngày càng trở lên gay gắt là sự
mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
+ Tiếp thu khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu lối sống,
tác phong công nghiệp => nếp nghĩ, lối sống, đến cả không gian thôn dã của
một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đang bị mất dần.
+ Một hệ tư tưởng đạo đức không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với các
giá trị đạo đức nhân văn truyền thống đang từng ngày thâm nhập vào đời
sống văn hoá của nhân dân ta.
+ Môt bộ phận dân chúng, nhất là thanh thiếu niên đang chạy theo lối sống
hưởng thụ, trong quan hệ ứng xử phai nhạt nghĩa tình, tất cả đều nhuốm
màu thương mại, tiếp thu văn hoá ngoại lai một cách thái quá, phủ nhận các
giá trị truyền thống.
+ Một số cấp lãnh đạo quản lý cũng còn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò
củavăn hoá đối với đời sống xã hội
+ Hoàn cảnh lịch sử => giao lưu tiếp biến VH thay đổi trên nhiều phương
diện
+ Giao lưu TBVH trong thời đại tin học, kinh tế tri thức=> GLTBVH trở lên
đadang và phức tạp cả về nội dung, loại hình lẫn phương thức
+ Các thế lực thù địch, phản động quốc tế không ngừng tìm cách chống phá
chúng ta về mọi mặt thông qua con đường giao lưu tiếp biến văn hoá, nhằm
từng bước chuyển hoá về tư tưởng ý thức hệ, đạo đức lối sống của nhân dân
ta
2. Trình bày đặc điểm của VH gốc nông nghiệp. Phân tích ưu điểm và hạn
chế của VH gốc nông nghiệp trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện
nay
Qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Việt Nam cho thấy việc chế
ngự thiên nhiên và chiến thắng địch họa là điều kiện sống còn và phát triển của
dân tộc ta. Vừa dựng nước, vừa giữ nước là hai mặt cơ bản mật thiết gắn bó với
nhau trong cuộc sống của con người Việt Nam. Đó là nội dung và đặc điểm nổi
bật, xuyên suốt trong lịch sử nước ta từ xưa cho đến nay. Từ hai lĩnh vực nói
trên, con thuyền quốc gia Việt Nam đã vượt qua bao thác ghềnh nguy hiểm, vận
mệnh của Tổ quốc đã phải trải qua những bước thăng trầm, nhiều khi bị lầm
than và tủi nhục, nhưng cũng lắm lúc rất dỗi chói lọi và vinh quang. Song dân
tộc ta bao giờ cũng tỏ rõ ý chí vươn lên, tự cường tự lập của mình, thể hiện một
sức sống phi thường và mãnh liệt. Con đường lịch sử gian nan và tiến trình phát
triển đất nước hết sức éo le đã nhào nặn nên tâm hồn Việt Nam và đã có tác
động sâu sắc lên nội dung, tính chất, đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
Cũng do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đã chi phối lên sự ra đời
của nhà nước Việt Nam, khiến cho trong lòng xã hội đó có sự bảo lưu đậm đà
những tàn dư của công xã nguyên thủy, đồng thời phương thức sản xuất Châu Á
cũng đã ngự trị lâu dài. Ngay cả chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng ra đời trên
cơ sở bảo tồn và phong kiến hóa dần dần đối với kết cấu kinh tế - xã hội của
phương thức sản xuất Châu Á. Sau đó, chế độ thực dân áp đặt trên đất nước ta
cũng lại dung dưỡng quan hệ sản xuất phong kiến. Tình trạng đó dẫn đến hiện
tượng "chồng xếp" trong quan hệ sản xuất, cùng với một cấu trúc lưỡng nguyên
về xã hội, thể hiện ở sự cùng tồn tại và bổ sung cho nhau của hai thể chế: một
nhà nước quân chủ tập quyền có xu hướng chuyên chế toàn trị, đứng ở trung
tâm và bên trên một cộng đồng các làng xã có xu hướng tự trị, tự quản theo lối
"phép vua thua lệ làng". Kết quả là nhà nước và làng xã thường thỏa hiệp với
nhau, nhân nhượng lẫn nhau, khiến cho trên bình diện văn hóa cs sự cộng tồn và
cân bằng giữa hai dòng văn hóa trong cùng một chế độ: dòng văn hóa quan liêu
chính thống và dòng văn hóa dân gian phi chính thống, cũng như sự thâm nhập
lẫn nhau giữa bộ phận văn hóa bình dân với bộ phận văn hóa bác học.
Văn hóa Việt Nam thuộc về loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với
những đặc trưng chủ yếu sau đây:
 Trong ứng xử với môi trường tự nhiên luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa
hợp với thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể hiện đức hiếu sinh.
 Vì sống bằng kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúc nước, ở đó con
người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước,
nắng, mưa...), nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp,
trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm
tính và duy linh (linh cảm).
 Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo
nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những
láng giềng.
 Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề cao
nguyên lý Mẹ.
 Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình
đẳng, dân chủ, đề cao tính cộng đồng, tính tập thể.
 Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối
sống linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
 Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy
định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử,
mềm dẻo trong đối phó.
 Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt và trọng tình là nó dẫn đến thái độ tùy
tiện, coi thường tính nguyên tắc, ý thức tổ chức kỷ luật kém.
Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử
Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái
khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con
người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hội Việt Nam.

3. Đánh giá về vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình bảo tồn và phát
triển VH VN
Đội ngũ trí thức khoa học công nghệ đã đóng vai trò động lực, đi đầu
trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều nhà
khoa học Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận. Nhiều công trình khoa học đã
góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế…
Nhìn một cách tổng thể phát triển đội ngũ trí thức cả về chất lượng, số
lượng và cơ cấu còn có những hạn chế. Vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức
chưa được phát huy đầy đủ. Việc huy động tiềm năng đội ngũ trí thức vào sự
nghiệp phát triển đất nước vẫn còn thấp so với yêu cầu, vẫn còn một vài trí thức
chưa ý thức thật sự đầy đủ và trách nhiệm và bổn phận trước đất nước và dân
tộc. Những đóng góp của trí thức khoa học, công nghệ cho khoa học, công nghệ
vẫn chưa đáp ứng, giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đặt ra, chưa thực
sự trở thành động lực cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Trí thức Việt
Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng kinh tế tri thức, xây
dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của đất nước.
Quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới xây dựng và phát triển đất nước
cần phải đổi mới, từng bước hoàn thiện từ lý luận đến thực tiễn. Điều này phụ
thuộc rất lớn vào sự tham gia của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học Việt Nam.

You might also like