You are on page 1of 3

Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước

công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được
đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa
này là:
Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía
phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công
nguyên. Trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ
tồn tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoặt trong nhận
thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ phía phong kiến phương
Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu
vực.

Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền
văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ: (1) sự suy thoái tự
nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao; (2) s ự tàn
phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc. ( Chia
nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó những tội nhân
Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy học sử sách (Trung Hoa – TNT). Và
phổ cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc”.

Đặc điểm thứ ba. Là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá
trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu
cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây
là. Tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa. Nhưng trong giai
đoạn này. Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như
chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.)

Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ. Sau đó qua
ngả đường Trung Hoa) một cách hòa bình. Nên được người Việt Nam tự giác
tiếp nhận. Cho nên. Cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị. Nét
chủ đạo của giai đoạn này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt
Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.

Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử
văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê. (Đại Việt là
quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì này).
Văn hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với
nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời
điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo.

mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo.


“Tam giáo đồng quy ” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Vi ệt
Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.

từ khi được nhà Lí mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm
1070, lập trường Quốc Tử Giám năm 1076,…) nho giáo đã thâm nhập mạnh. Đến giữa
thời Trần. Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều
đình. Các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Ph ật giáo và các
triều vua trước. Đến thời Lê. Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong
tay toàn bộ guồng máy xã hội.

Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách
trọng động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà
nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa;
phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ… Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển
sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.

Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm –
chữ của người Nam (chữ “nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”).

Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây

Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền
sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành
tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có
thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên
niên kỉ III trước Công nguyên.

Cư dân Văn Lang-Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu
như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng
đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu, pha chế
hợp kim, làm hoa văn...). Tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo
nên một hợp kim và tỷ lệ giữa các hợp kim phù hợp trong chế tạo đồ đồng của
người Đông Sơn. Điều đó thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của họ. Con
người bấy giờ cũng đã biết luyện sắt bằng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp
thành loại sắt xốp.

Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành
lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang
Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết, hoà
hợp so với tư tưởng phân hóa, cục bộ trong các cộng đồng cư dân bấy giờ trước yêu
cầu của đất nước (làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm)
Từ ý thức cộng đồng cũng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh
hùng, các thủ lĩnh. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc đều có ý thức cùng chung một cội
nguồn, một tổ tiên, một tập quán chung là nhuộm răng, ăn trầu.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư
của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực
với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển.

Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành, là một bộ phận quan trọng trong đời sống
tinh thần của người Văn Lang-Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm,
trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các
hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo,
lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội cầu nước, hội
mừng năm mới...

. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng trong sinh hoạt cũng như vũ khí không
những hết sức phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, mà còn đạt đến một trình độ kỹ
thuật và mỹ thuật rất cao, có những cái như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ
thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương.

Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ gồm có nhiều loại (bộ gõ, bộ hơi,...).
Trong các nhạc cụ, tiêu biểu là trống đồng. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc
cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống
đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa, vừa sử
dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình
ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện
hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa

You might also like