You are on page 1of 49

1. TỨ ĐẠI PHÁT MINH.

- La bàn ( kim chỉ nam) là một trong bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc cổ đại, đóng vai trò vô cùng to lớn đối
với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại. La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời
Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm. Họ dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái
thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng được phân chia theo các
cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Điều này cho thấy những người lao động Trung Quốc cổ đại đã phát hiện ra nam
châm tự nhiên và đặc tính hút sắt của chúng từ rất sớm. Nhờ có kim chỉ nam, người đi biển vẽ được bản đồ hàng
hải và làm sổ tay hàng hải. Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải làm cho kỹ thuật hàng hải cải tiến nhanh, mở một
kỷ nguyên mới cho hàng hải nhân loại. Đời Nam Tống và đời Nguyên, ngành hàng hải Trung Quốc phát triển rất
cao, đầu đời Minh, Trịnh Hoà đi thuyền xuống Tây Dương đều gắn liền với việc ứng dụng kim chỉ nam. Nửa sau
thế kỷ XII, la bàn được truyền sang Ả Rậprồi sang châu Âu, người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la
bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ XVI, la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc, dần dần thay thế la
bàn nước.

- Thuốc súng được phát minh bởi các nhà giả kim thuật Trung Quốc cổ đại vào thời nhà Tùy và nhà Đường.
Thuốc nổ Trung Quốc gọi là “hoả dược” (thuốc lửa, hay thuốc phát ra lửa), thành phần cơ bản là lưu huỳnh, diêm
tiêu và than, ba thứ trộn lại thành thuốc nổ đen xưa nhất.Vào khoảng thế kỷ thứ VI, nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà
chiêm tinh thời Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão. Trong khi mày mò nghiên cứu tìm cách chế
tạo “tiên đan”, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng tạo ra thuốc nổ. Tuy nhiên, khi đó thuốc nổ
chỉ được dùng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội, đến cuối triều Đường, đầu triều Tống thuốc nổ bắt đầu
được dùng làm vũ khí chiến tranh, nhưng lúc đầu chủ yếu người ta chỉ lợi dụng tính năng dễ bén lửa của hoả dược
để tăng hiệu lực hoả công trong chiến tranh để đốt doanh trại của địch như hoả tiễn, hoả pháo. Sự ra đời của thuốc
súng đã thúc đẩy tiến trình của lịch sử thế giới.

- Kỹ thuật làm giấy đầu tiên xuất hiện ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để
ghi chép, sớm hơn là dùng xương thú, mai rùa, kim loại, đá. Đến thời Tây Hán, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm,
người Trung Quốc đã chế tạo ra một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén con tằm, loại giấy này sần sùi, không phẳng, gai,
chủ yếu dùng để gói hàng. Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, rẻ
rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy
được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó. Từ thời Tây Tấn, kỹ thuật chế tạo giấy được
truyền bá sang các nước láng giềng: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản rồi truyền sang các nước châu Âu. Kỹ thuật
làm giấy được coi là cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết của nhân loại.

- Nghề in của Trung Quốc có lịch sử lâu đời và ngày càng lan rộng. Nó là một thành phần quan trọng của văn hóa
Trung Quốc; nó nảy mầm cùng với sự ra đời của văn hóa Trung Quốc và phát triển cùng với sự phát triển của văn
hóa Trung Quốc. Trong thời kỳ đầu, để ghi lại các sự kiện và phổ biến kinh nghiệm và kiến thức, người Trung
Quốc đã tạo ra các ký hiệu chữ viết sớm và tìm kiếm một phương tiện để ghi lại các ký tự này. Do sự hạn chế của
tư liệu sản xuất thời bấy giờ, con người chỉ có thể sử dụng các vật thể tự nhiên (tường đá, lá cây, xương động vật,
đá và vỏ cây,...) để ghi lại các ký hiệu chữ viết. Những con dấu và chạm khắc trên đá cung cấp nguồn cảm hứng
thực nghiệm trực tiếp cho việc in ấn, và phương pháp sử dụng giấy để làm mực trên bia đá đã trực tiếp chỉ ra
hướng in khắc gỗ. Từ thời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt
Nam, Philippin, Ả Rậprồi truyền sang châu Phi, châu Âu. Năm 1448, Guttenbéc (người Đức) đã dùng chữ rời bằng
hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

Công nghệ in của Trung Quốc đã mang đến một món quà tuyệt vời cho sự phát triển của nhân loại. Nghề in có
đặc điểm là tiện lợi, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và nhân công, là một bước đột phá lớn trong ngành in cổ đại.
Sự ra đời của Tứ đại phát minh là “điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển của giai cấp tư sản”. Những phát
minh trên đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt thế giới. Nghề in, nghề làm giấy đã góp phần thay đổi trên bình diện văn
học, thuốc súng thay đổi trên bình diện kỹ thuật quân sự, la bàn thay đổi trên bình diện hàng hải. Từ đó dẫn đến sự
thay đổi trên các lĩnh vực khác. Đây là những phát minh có ý nghĩa toàn nhân loại

Tại sao nói thời Đường là thời đại của thi ca ?

Thời Đường của Trung Quốc (từ năm 618 đến 907) là một thời kỳ rất phát triển của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt
là trong lĩnh vực văn chương và thi ca. Thời kỳ này được coi là "Thời đại của thi ca" bởi vì các nhà thơ của thời
Đường đã sáng tác ra nhiều tác phẩm thi ca đặc sắc với sự ra đời của khoảng 48.000 bài, trên 2.300 thi sĩ, trong đó
có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đó bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.
Văn học Trung Quốc thời kì này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết..., trong đó tiêu biểu
nhất là Kinh Thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh -Thanh. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ thơ Đường
một phần xuất phát từ sự thăng trầm về chính trị; sự mở mang, phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp,
hàng hải, thương nghiệp; sự đạt đến trình độ cao, chói sáng của nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc. Chế độ
thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh đạt, các tao nhân mặc khách được trọng vọng cũng
góp phần tạo nên sự phát triển của thơ Đường.Trong thời Đường, việc sử dụng thi ca trở thành một hình thức nghệ
thuật phổ biến và được coi là cao quý. Các nhà thơ của thời Đường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên trữ tình: ca
ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết gió mây…. thể hiện tình
yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê hương đất nước (Lư Sơn bộc bố, Tuyệt cú…). Ngoài ra thơ Đường còn được lấy
cảm hứng từ lòng nhân đạo: nói lên nỗi khổ của nhân dân vì cơ hàn, vì chiến tranh loạn lạc, lòng khao khát hạnh
phúc, hoà bình, ca ngợi tình vợ chồng, tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng…). Họ sử dụng ngôn ngữ tinh tế, ẩn dụ và hình tượng để miêu tả thế giới xung quanh mình và
truyền tải những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình người. Các tác phẩm của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến văn
hóa Trung Quốc và được coi là tài sản văn chương của nền văn hóa Trung Quốc.

VAI TRÒ CỦA CÁC DÒNG SÔNG TRONG CÁC NỀN VĂN MING PHƯƠNG ĐÔNG
1. Vai trò của các dòng sông trong việc hình thành các nền văn minh.
Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông thời cổ đại, như văn minh Ai
Cập, văn minh Ân Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con
sông lớn.
a. Văn minh Ai Cập
Trong các nền văn minh trên thế giới, văn minh Ai Cập được hình thành sớm nhÃt. Văn minh Ai Cập gắn liền với
cư dân sống ở hai bên bờ sông Nile. Sông Nile là dòng sông thuộc châu Phi, một con sông dài nhÃt thế giới, với
chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km. Đây là dòng sông
có ảnh hưởng nhất Á châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp
phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nile. Sông Nile có hai nhánh chính, quan trọng nhất là sông Nile Trắng và
sông Nile Xanh. Sông Nile với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất lục địa đen”. Sông
Nile đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ thời đồ đá, khi mà sa mạc Sahara đang ngày càng xâm
lấn sang phía Đông của lục địa châu Phi. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn
ngập cá khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loài thực vật chủ yếu như:
đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và
phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, các loài cá, chim, …tất cả các
điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt
cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt,
các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt
tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác…Cũng chính vì vậy, nhà sử học Hy Lạp Hê-rô-đốt đã nói rằng:<Ai
Cập là tặng phẩm của sông Nile>
b. Văn minh Lưỡng Hà
Giống như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng được hình thành gắn liền với hai con sông Euphrates ở phía
Đông và Tigris á phía Tây. Sông Tigris bắt nguồn từ Dãy núi Taurus phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và chảy theo hướng
đông nam đên khi nhập vào Euphrates gần Al Quran á phía nam Iraq. Sông Tigris có nhiều nhánh, bao gồm Diyala
và thượng và hạ lưu của các sông Zab. Trong thời kỳ cổ đại, nhiều thành phố của nền văn minh Lưỡng Hà nằm hai
bên hoặc gần sông Tigris, những cư dân thời đó là lấy nước sông này để tưới nước cho những khu vực nông nghiệp
của người Sumeria. Sông Tigris từ lâu đã là một con đường vận tải quan trọng á quốc gia phần lớn là sa mạc này.
Việc buôn bán qua con sông này đã giảm sút tầm quan trọng của nó trong thế kỷ 20 khi tuyến đường sắt và đường
bộ đã thay thế đường thủy. Hằng năm, vào mùa xuân, băng tuyết vùng rừng núi Armenia tan ra, nước đổ vào hai
con sông, làm cho mực nước dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vung rộng lớn. Nhưng chính nhờ những trận
lũ lụt ấy, đất đai ở khu vực này liên tục được phù sa bồi đắp và trá nên màu mỡ. Cũng vì vậy, hai dòng sông Tigris
và Ephrates vốn đổ ra biển bằng hai cữa sông khác nhau đã nhập lại thành một trước khi ra đến biển. Chính nhờ có
đất đai phì nhiêu như vậy, nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tươngđối thô sơ, kinh tế á đây vẫn
có điều kiện phát triển; do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh.
c. Văn minh Ấn Độ
Nền văn minh Ấn Độ được hình thành từ khá sớm, có nguồn gốc từ nền Văn hóa Harappa và Mohenjo Daro, gọi
theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời
gian từ năm 2.800 TCN đến năm 1.800 TCN dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Lịch sử
hình thành nền văn minh Ân Độ cũng gắn liền với sông Ân và sông Hằng. Sông Hằng dài 2510km bắt nguồn từ
dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ân Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào Vịnh Bengal.
Sông Hằng đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng
bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới. Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông
nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ và châu Á, sông đã cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng
chịt như Kênh Thượng lưu và Kênh hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở
khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mì. Do sông Hằng được cấp nước từ các
đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy
lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt
hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ. Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn là một con sông chính của
Pakistan. Sông Ấn là một trong số rất ít sông trên trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng. Sông
Ấn, theo lưu lượng là sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua quốc gia mà nó mang tên)
trên thế giới. Các đô thị chính của nền văn minh thung lũng sông Ấn, chẳng hạn như Harappa và Mohenjo Daro đã
ra đời vào khoảng năm 3000 TCN và là hiện thân của những khu vực con người cư trú lớn nhất trong thế giới cổ
đại. Ngoài ra, điều kiện thiên nhiên Ân Độ có nét rất đặc biệt: miền Bắc có nhiều sông ngoài và miền Nam lắm
rừng nhiều núi, có núi cao và rừng già bí hiểm, có hai dải bờ biển vào dài vào loại nhất trên thế giới, có sa mạc
nóng cháy lại có mưa theo gió mùa. Với điều kiện thiên nhiên như vậy, cùng với sự bồi đắp của sông Ấn và sông
Hằng đã hình thành nên hai đồng bằng màu mỡ cho miền Ấn Độ. Vì vậy, nơi đây từ rất sớm đã trở thành một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
d. Văn minh Trung Quốc
Nếu như văn minh Ân Độ gắn liền với sông Ân và sông Hằng thì văn minh Trung Quốc đã được hình thành trên
lưu vực sông Trường Giang (hay sông Dương Tử) và sông Hoàng Hà. Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ,
nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Hai con sông này đều chảy theo
hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng á phía đông Trung Quốc. Hoàng Hà là
con sông dài thứ hai ở Trung Quốc với chiều dài 5.464km sau sông Trường Giang. Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi
Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải chảy tới những vùng đất ven biển ở miền đông Trung Quốc và chảy về phía
cửa sông của nó theo hướng đông bắc. Nó tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970 km vuông nhưng do tính chất
khô cằn chủ đạo của vùng này nên lưu lượng nước của nó tương đối nhỏ. Hàng thế kỷ của việc bồi đắp và sự bao
bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc
ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn. Ngập lụt của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử. Mặc dù
vậy, sau khi nước lũ rút đi, nó đã để lại một khối lượng phù sa khổng lồ, tạo nên đồng bằng phì nhiêu, thuận lợi cho
cư dân quần cư để sinh sống. Trường Giang là con sông lớn nhất của Trung Quốc về chiều dài, lượng nước chảy,
diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế. Trường Giang bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về
hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc
vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy và Giang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng Hải và
Đông Hải. Sông Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối liền Trung Hoa lục địa
với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận chuyển than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các
chuyến tàu thủy trên sông trong vài ngày sẽ đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam Hiệp
ngày càng trở nên phổ thông hơn làm cho du lịch Trung Quốc phát triển.
Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng qua đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi
đây đã trá thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc…

1. Lịch sử là gì?
• Xét về bản thể luận :là những gì đã diễn ra.
• Xét theo nhận thức luận - Lịch sử để lại dấu vết trực tiếp và gián tiếp.
- Đa dạng trong cách nhận thức
• Là một môn khoa học: - Có đối tượng n/c;
- Pp n/c, ND n/c…
“Lịch sử như một đoàn tàu đi trên đường ray, bất cứ ai đứng trên đường ray đều sẽ bị nghiền nát” (Wisson
Churchill )
" Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Rasul Gamzatov)
2. “Văn minh” là gì?
- Từ nguyên : +Trong nhiều ngôn ngữ p/Tây: gốc Latinh.
• Civitas
(trạng thái đã được khai hóa)
• Civilis (thị dân, công dân)
• Civilisation (làm cho trở thành đô thị)
Văn minh là gì?
“Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển
cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man”
(Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 18.)
Văn minh là nền văn hóa của một xã hội có tổ chức, đã đạt tới trình độ phát triển tương đối cao về kĩ thuật sản
xuất, thiết chế chính trị và trạng thái trí tuệ, đạo đức. Văn minh gắn liền với sự tiến hóa của con người, sự tiến bộ
của xã hội, nó có sức tỏa sáng trong không gian và thời gian
(Nguyễn Văn Ánh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam)
3. LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI?
- Những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
- Giúp người học có cái nhìn toàn diện, cụ thể và đầy đủ hơn về thành quả lao động của nhân loại, biết trân trọng
những giá trị vật chất và tinh thần do các bậc tiền nhân để lại.
4. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH SỰ XUẤT HIỆN NỀN VĂN MINH
- Sự xuất hiện của nhà nước
- Sự xuất hiện của chữ viết
- Sự xuất hiện của đô thị ....
• Thời kì mông muội: Con người xh phát hiện ra quy luật sinh sản của tự nhiên sản xuất để phục vụ bản thân
nông nghiệp x/h kt thời mông muội.
• Thời kì dã man: Sức sản xuất phát triển tư hữu xuất hiện g/c hình thành đấu tranh g/c cần có t/c để điều
hành xã hội nhà nước xuất hiện kết thúc thời dã man
• Thời đại văn minh: Nhà nước xuất hiện - các giá trị v/c và tinh thần được sáng tạo và lan tỏa.
5. CÁC DẠNG THỨC VĂN MINH
- văn minh nông nghiệp: sống định cư, trồng trọt
- Văn minh công nghiệp: máy móc, sự chuyên môn hóa cao độ
- Văn minh hậu công nghiệp: sử dụng công nghệ cao, computer
- Văn minh công nghệ 4.0 : big data, robot.

II. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI


EGYPT  KEMET= MIỀN ĐẤT ĐEN  AIGUPTOS
1. Điều kiện hình thành
1.1.Điều kiện địa lý- tự nhiên
- Vị trí: đông bắc châu Phi, tương đối đóng kín: phía Bắc: Địa Trung Hải, Đông giáp biển Đỏ; Tây: sa
mạc, Nam:Nubi (vùng núi hiểm trở), Đông Bắc: duy nhất kết nối với Tây Á.
- Địa hình:
+ Thượng Ai Cập (miền Nam): lưu vực hẹp, khí hậu khắc nghiệt.
+ Hạ Ai Cập (miền Bắc): đồng bằng
+ sông Nile
- Tài nguyên: papyrus, gỗ, đồng, vàng, đá quý,
- Khí hậu: khô, nóng
1.2. Cư dân
- Hình thành trên cơ sở tập hợp nhiều bộ lạc.
HAMITES + SEMITES = NGƯỜI AI CẬP
2. Cơ sở kinh tế
- 5000 năm TCN: nông nghiệp trồng trọt xuất hiện
- Làm thủy lợi
- Đầu TNK IV TCN: hình thành các Nome – mô hình nhà nước sơ khai
- Trồng trọt đạt nhiều thành tựu
- Chăn nuôi giữ vai trò quan trọng cung cấp sức kéo, thịt, sữa.
3. Lịch sử hình thành
• TK Tảo vương quốc (3200-3000 TCN)
- Vương triều I- II
- Vua đầu tiên: Menes- người thống nhất Thượng- Hạ Ai Cập
- Kinh đô: Thébes, Memphis
• TK Cổ vương quốc (3000-2300 TCN)
- 8 vương triều quân chủ chuyên chế
- Cường thịnh
- Xây dựng nhiều KTT
• TK Trung Vương Quốc (2300-1570TCN)
- Vương triều XI- XVII
- Kinh tế phát triển mạnh
- Diễn ra nhiều cuộc nổi dậy khiến AC yếu đi.
• TK Tân vương quốc (1570- khoảng 1100 TCN)
- Vương triều XVII-XX
- Ai Cập trở thành đế chế
- Tiến hành chiến tranh xâm lược
• TK Hậu vương quốc (1085-30 TCN)
- 11 vương triều
- Suy yếu
- Năm 30 TCN Bị La Mã chinh phục
Pharaoh đầu tiên: Menes
4.1. Tôn giáo
• Vai trò quan trọng: tăng lữ, công cụ quyền lực
• Sùng bái tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, thần sông, Nile Odirix
• Sùng bái động vật: Thần chin Ưng, thần bò
• Thờ Thành hoàng : - Thần Ra: tpHeliopolis - Thần Amon: Thébes
• Niềm tin linh hồn bất tử
Thần Set (Seth): Ác thần, tượng trưng cho sự hỗn loạn và bão tố.
Thần Inpu (Anubis): thần xác ướp, con trai của thần Set
Ankh: chìa khóa sự sống vĩnh cửu, tính âm- quyền lực về mặt tinh thần

Thần Horus:Người Bảo Vệ Ai Cập

Thần Imhotep (Imuthes): thần Y và kiến trúc


Thần Tehuti (Thoth): Thần Trí tuệ
• Ankh – Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu
• Con mắt của Horus – Biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe
• Lông vũ của Maat – Biểu tượng của chân lý, đạo đức, cán cân công lý
• Móc và néo – Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia
• Bọ hung – Biểu tượng của sức mạnh, sáng tạo và sự biến đổi
• Hoa sen – Biểu tượng của Mặt trời, sự thanh cao, sức sáng tạo và sự tái sinh
• Uraeus: Biểu tượng hoàng gia
• Djed: Gắn liền với nghi lễ đặc biệt
4.2. Chữ viết và văn học
4.2.1.Chữ viết:
• Ra đời cuối TNK IV TCN, tồn tại hơn 3000 năm.
• Lúc đầu là chữ tượng hình
• Sử dụng trong tôn giáo, Được viết trên giấy Papyrus
4.2.2 Văn học
- Gắn liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng tôn giáo: nhiều tác phẩm thấm nhuần thế giới quan tôn
giáo, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Rất phong phú đa dạng về thể loại:
+ Truyện cổ dân gian: Papyrus Westcar,Truyện về hai anh em, Truyện chàng hoàng tử phải chết, …
+ Những tác phẩm mô tả cuộc sống hiện thực: Sinuhe và Un-Amon
+ Những văn bia của các vua và quan lại, những tác phẩm mang nội dung tôn giáo (tụng ca thần linh) và triết học:
“Bài ca của người chơi đàn hạc”, “Cuộc trò chuyện của một người tuyệt vọng với linh hồn”);
+ Truyện thần thoại (“Cuộc chiến giữa Horus và Seth”)
+ Truyện ngụ ngôn, thơ tình yêu
+ Đã biết đến trình diễn sân khấu, không chỉ dưới hình thức kịch tôn giáo, mà cả dưới hình thức kịch thế tục ở một
chừng mực nào đó.
+ Văn học giáo huấn dưới hình thức được gọi là các “châm ngôn”, chứa đựng những lời răn dạy đạo lý và những
quy định hành xử trong xã hội.
4.3. Kiến trúc
- Đặc trưng: quy mô lớn, tôn nghiêm, nặng nề, huyền bí
- Vật liệu: gỗ, đất gạch xây nhà ở, đá xây miếu, lăng mộ.
- Lăng mộ: + Lăng mộ Mastaba (quý tộc) + Lăng mộ Pharaon.

Kim tự tháp
- Phương pháp xây: mài nhẵn và ghép chồng lên nhau.
- Một số kim tự tháp nổi tiếng:
+ Kheops: chiều cao lên tới 146 m, chiều dài đáy là 227,7 m, sử dụng hơn 2,5 triệu m2 đá, với diện tích đáy lên tới
52.198,16 m2.
+ Khephren (215m x 215mx 136m)
4.5. Thiên văn :
• Vẽ 12 cung hoàng đạo.
• Biết sao Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ.
• Làm đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước.
• Làm lịch.
4.6. Toán học
• Dùng hệ đếm thập phân, các phép tính +, -.
• Giải phương trình bậc nhất
• Tính S tam giác, tứ giác…
• Pi = 3,14; 3,16.
4.7. Y học
• Hiểu rõ về cấu tạo cơ thể, có khoảng 100 từ thuộc về giải phẫu học.
• Phân biệt các chuyên khoa.
• Ướp xác.
VĂN MINH AI CẬP
Tục ướp xác
- Quan niệm: sau khi chết, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia. Thi thể bị
phân hủy đồng nghĩa với việc linh hồn sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm
bảo giữ lấy linh hồn.
- Quy trình :
1. Não và các cơ quan nội tạng phải được tách khỏi xác và ngâm rửa trong rượu cọ. Sau đó các bộ phận
đó được cất giữ trong các bình thảo dược đặc biệt.
2. Cơ thể còn lại sau đó được bỏ thêm vào bột nhựa thơm. Và các chất nhựa khác cùng nước hoa. trước
khi được khâu lại.
3. Tiếp theo, cơ thể được bảo quản trong kali nitrat.
4. Sau 70 ngày, thi hài được rửa sạch lại một lần nữa. Và bọc lại trong cuộn băng vải lanh (1.6km) rồi
được nhúng qua chất keo dính.
5. Khi xử lý xong, xác ướp sẽ được đặt vào trong quan tài và đem đi chôn cất.

II. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI


1. Điều kiện hình thành
1.1. Địa lý tự nhiên
- Miền đất giữa hai sông Tigris và Euphrates.
- Phía Bắc ngăn cách bởi dãy núi Acmênia, phía Tây: sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là
vịnh Ba Tư. Ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các
vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.
- Địa hình: vừa gắn với yếu tố lục địa vừa gắn với yếu tố biển.
+ bằng phẳng, có các thảo nguyên rộng lớn.
+ đất đai phì nhiêu, trồng chà là, mía.
- Tài nguyên: đất sét, hiếm kim loại, gỗ, đá.
- Khí hậu: nóng và khô.
1.2. Cư dân
- Cổ xưa nhất: người Sumer
- Semites, Amorite, Assyrian, Ba Tư..
- Thường xuyên xảy ra xung đột
• Khoảng TNK IV TCN, người Sumer từ miền rừng núi Trung Á di cư định cư dần ở miền Nam Lưỡng Hà,
lấy nông nghiệp tưới tiêu làm hoạt động kinh tế chủ yếu và thiết lập nên nhiều quốc gia người Sumer là
những người đầu tiên xây dựng nền văn minh cổ đại của lưu vực Lưỡng Hà.
• Từ TNK III TCN, các bộ lạc du mục người Semites tới định cư trên một dải rộng từ Xiri đến sa mạc Arab.
Trong đó, người Akkad đã định cư ở vùng trung lưu Lưỡng Hà, khoảng năm 3500 TCN chuyển từ đời sống
du mục sang lối sống định cư dựa trên kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Cuộc xung đột để giành quyền bá chủ
khu vực Lưỡng Hà cũng đã xảy ra giữa người Sumer và người Akkad trong suốt mấy trăm năm. Kết quả:
cuối TNK III TCN, người Sumer và người Akkad đã đồng hóa với nhau.
• Cuối TNK III TCN, người Amorite từ phía tây Lưỡng Hà lại tràn vào xâm nhập, đã tạo nên quốc gia cổ
Babylon nổi tiếng.
• Tiếp sau đó, có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các khu vực lân cận, cũng đã tràn tới cư
trú.
--> tạo nên sự đồng hóa hỗn hợp của các cộng đồng người với những ngữ hệ khác nhau, điều đó càng làm
cho thành phần cư dân ở Lưỡng Hà phức tạp thêm.
2. Cơ sở kinh tế
- Nông nghiệp định cư và chăn nuôi gia súc, nghề đánh cá
- Làm thủy lợi
- Thủ công nghiệp
- Quan hệ thương mại sớm phát triển + Nội thương+ Ngoại thương+ Cơ quản quản lý thương nghiệp
Damcaro
3. Lịch sử hình thành
• Những quốc gia thành bang đầu tiên: Sume và Accat
• Vương triều III của Ua: năm 2132 TCN – 2024 TCN
• Vương quốc cổ Babilon: đầu thế kỉ XIX TCN - 729 TCN
• Vương quốc tân Babilon và Ba Tư: năm 626 TCN- 328 TCN
4. THÀNH TỰU
4.1 Tôn giáo
• Thờ rất nhiều vị thần liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và những hiện tượng thiên nhiên thần:
thần Đất (Enlin), thần Ái Tình (Istaro), Thần Biển (Ea)…
• Thần Marduk (thần Bão) được đề cao.
• Thờ linh hồn người chết
• Hình thành tầng lớp thày cúng
4.2. Chữ viết
- Chữ tiết hình: nền tảng của nhiều chữ viết sau này.
Chữ tiết hình + chữ tượng hình Ai Cập = chữ Phenician  chữ Hi Lạp  chữ Latin/ chữ Slavo
4.3. Luật pháp
Có những bộ luật sớm nhất thế giới
+ Luật của thành bang Ua (TK 22-TK21TCN)
+ Luật của thành bang Etnuma (TK 20 TCN)
+ Bộ luật Hammurabi
LUẬT HAMMURABI
- Phần mở đầu
“Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương
quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ
mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp
muôn dân.”
- Phần kết thúc
“Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để
cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ
nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người nào không nghiêm chỉnh thi
hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”.
- Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
- Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ.
- Nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết.
Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị.
- Quy định kết hôn phải có giấy tờ
- Người vợ có quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng có quan hệ ngoại tình
hay vu cáo vợ ngoại tình).
- "Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.”
- Về hình sự
- Phân biệt phạm tội vô ý và phạm tội cố ý: trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người
chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt tiền.
- Nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình, thường là các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh,
chém v.v…
- Nguyên tắc trả thù ngang bằng, căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp
lí, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm: Nếu thợ xây nhà
mà xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc "Nếu nhà đổ, con của
người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo".
- Về tố tụng
- Trách nhiệm của thẩm phán: Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu
sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền
phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế
thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa.
• Quy định về hình thức xét xử: nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng
sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn.
Nhưng ngược lại, nếu dòng sông chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót,
thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”.
4.4 Kiến trúc và điêu khắc
- Vườn treo Babylon
+ Được xây trên một quả đồi nhỏ, hìnhvuông, 4 tầng, cách nhau 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau
bằng những cầu thang khá rộng.
+ Tầng dưới: S= 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái, tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột,
tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần.
+ S tầng trên cùng = ½ tầng dưới cùng. Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp.
+ Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối
cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ.
+ hệ thống tưới bằng ròng rọc
- Thành Babylon
- Cao: 48 mét = tòa nhà 15 tầng
- Tổng chiều dài: 14.400 đến 17.600 mét.
- Bề mặt thành rộng, có thể đủ cho sáu con ngựa chạy hàng ngang
4.6. Thiên văn
- Xác định 12 cung hoàng đạo.

- Tính chu kì của mặt trăng, sao Kim, Mộc, Thổ, nhật nguyệt thực,

- Làm lịch căn cứ vào mặt trăng, 1 tháng =4 tuần, 1 tuần = 7 ngày
4.7 .Toán học
• Sáng tạo hệ số 60
• Biết các phép tính +, -, x, /
• Giải phương trình có 3 ẩn số
• Tính S hình tròn, chữ nhật, tam giác…
• Pi = 3.
4.8.Y học
• Chữa nhiều loại bệnh.
• Hình thành nhiều chuyên khoa.
• Đề cao thần bảo hộ y học
• Bị chi phối bởi quan niệm mê tín

CHƯƠNG 2: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI


1. Điều kiện hình thành
1.1. Hoàn cảnh địa lý - tự nhiên:
- Bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả Pakistan, Nepan, Bangladesh.
- Phía đông bắc: dãy Himalaya; chỉ có thể liên hệ bằng đường bộ với thế giới qua phía tây bắc, qua đèo
Bolan, hoặc từ Taxila qua Kabul để đến Iran và Trung Á.
Các miền địa hình chính
• Bắc: hệ thống núi Himalaya dài gần 2600 km,bề rộng trung hình từ 320 – 400km.
• Giữa: đồng Hằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển Arab đến bờ vịnh Belgan dài hơn
3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
• Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn
nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Sông Hằng: 2.510km, bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya
Khí hậu
- Phía Bắc: ôn đới - Nam: nhiệt đới
- Tây và Đông: ảnh hưởng khí hậu đại dương
- 4 mùa. Vùng Himalaya lạnh, khô, có tuyết. Vùng đồng bằng Ấn- Hằng mát mẻ nhưng đến hè thì nóng bức.
Vùng Đê can cao nguyên thì mùa đông lạnh còn Nam Đê can thì quanh năm nóng.
- Gió mùa Tây Nam có ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
- ĐKTN rất phức tạp, miền Bắc có lắm sông ngòi và nhiều điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
Miền Nam có lắm rừng nhiều núi, có sa mạc nóng cháy lại có mưa gió theo mùa một thiên nhiên vừa
đóng kín, vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau
ở bên trong, vừa hùng vĩ và cực kì đa dạng.
1.2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người và ngôn ngữ.

- Có 2 chủng tộc chính:

+ Người Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam.


+ Người Arian cư trú ở miền Bắc.
+ Người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập…
1.3. Cơ sở kinh tế
- Nền sản xuất nông nghiệp đinh cư xuất hiện vào khoảng cuối TNK IV TCN. Là một trong những quê
hương đầu tiên của cây lúa, mía, bông, xoài và 1 số cây công nghiệp.
- TNK III TCN: nông ngiệp tương đối phát triển ở văn minh sông Ấn. Là ngành kinh tế chủ yếu.
+ Biết dùng cuốc, cày, dung trâu bò làm sức kéo.
+ Trồng: lúa mì, lúa tẻ, bông …
+ Biết đào mương, đắp đập, lợi dụng chế độ nước sông Ấn
- Giữa TNK II TCN, người Aryan chuyển từ du mục sang nông nghiệp.
- TNK I trở đi: nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng hàng đầu.
+ Cày lưỡi sắt, 3-6 đôi bò kéo
+ Thủy lợi được chú trọng
- Nông nghiệp cổ đại phát triển nhất vào thời Maurya (321-187TCN)
+ Công cụ sắt
+ kĩ thuật canh tác nâng cao
+ trồng nhiều loại cây hơn
+ hệ thống thủy lợi do Nhà nước quản lý, tu sửa
- Thời Trung đại:
+ Nông nghiệp tiếp tục phát triển
+ Thủ công nghiệp phát triển
 Đa dạng ngành nghề: gốm, đồ dệt,điêu khắc đá, đồ trang trí, luyện kim…
 Phân công lao động tỉ mỉ
+ Nội ngoại thương phát triển:
 Hàng hóa phong phú
 Hình thành đô thị, chợ, …
 Có quan hệ buôn bán với phương Tây, Tây Á, Trung Á, ĐNÁ, TQ, NB…
 Hoạt động thương mại biển đóng vai trò quan trọng.
2.1. Thời cổ đại
• TNK III- Tk XVIII TCN: Vh Harappa-Mohenjo Daro (TK VM s. Ấn)
• TK XIII- VI TCN: VM sông Hằng (Thời kì Veda )
• Từ tkVI TCN- 320: Các quốc gia sơ kì Magada
Cuối TK VI TCN Ba Tư xâm lược
Vương triều Maurya: Sandra Gupta (321-297TCN), Asoka (273-232TCN)
Ngoại tộc xâm nhập
2.2. Thời trung đại
• 320-500 và 606-648: Vương triều phong kiến ra đời (Thời kì Gupta và Hacsa)
• 648-1206: Nhiều tiểu quốc /Chiến tranh (Thời kì chia cắt )
• Thời kì Suntan Deli và Mogul
Hình thành vương quốc Hồi giáo
Vương triều ngoại tộc Mogul-vương triều phong kiến cuối cùng
Từ cuối tk XVI: bị phương Tây xâm chiếm
1849: Anh hoàn thành việc chiếm ÂĐ
3. Thành tựu
3.1. Tôn giáo - tư tưởng
- Là đất nước nhiều tôn giáo.
Karl Marx “Ấn Độ là xứ sở của tôn giáo, tôn giáo của tăng lữ, đồng thời là tôn giáo của vũ nữ”
- Có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
- Đồng thời cũng là học thuyết triết học
- Các tôn giáo lớn: Bà la môn- Hindu giáo, Phật giáo, đạo Sikh, đạo Jaina
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Ra đời tên cùng 1 cơ sở xã hội nô lệ mang tính chất gia trưởng hà khắc, lại bị kìm hãm bởi công xã
nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội - chế độ varna, hết sức khắt khe.
- Triết học Ấn và tôn giáo đan xen với nhau
- Có sự cạnh tranh, kế thừa giữa các trường phái triết học duy vật, vô thần với các trường phái triết
học duy tâm, tôn giáo như triết lý Veda, Upanishad, giáo lý đạo Bàlamôn, triết lý Vedànta
- Nội dung hướng tới là triết lý đạo đức nhân sinh và mục đích tối cao là giải thoát con người khỏi nỗi
khổ, trên bình diện tinh thần, tâm linh, bằng con đường tu luyện đạo đức (karma-yoga), trí tuệ
(prajna-yoga) và tín ái.
Bà la môn giáo- Hindu giáo
Bà la môn giáo
- Ra đời vào TNK I TCN
- Không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
- Là tôn giáo đa thần.
- Kinh điển: Veda và Upanisad
Veda = “tri thức, hiểu biết, sự thông thái, uyên bác”
- Thế giới quan
+ Brahma (Đại ngã): linh hồn bất tử hiện diện trong tất cả và hóa thân ở ba vị thần bao gồm Brahman
(Sáng tạo)- Vishnu (bảo tồn)- Shiva (Hủy diệt và Tái tạo)
+ Atman (Tiểu ngã): cái bản ngã cá thể, cái đặc thù trong từng sự vật, con người, là một mảnh của
Brahman, tồn tại một cách cụ thể và đơn nhất. Vì vậy, Atman cũng chính là Brahman và ngược lại.
- Nhân sinh quan Karma (Nghiệp, nhân quả)
+ Hành động và hậu quả của hành động.
+ Nguyên nhân dẫn đến sự khổ và tái sinh. Bất cứ hành động nào cũng được/phải trả giá.
+ Quyết định đến hình hài, trạng thái của hậu kiếp. Dựa vào Nghiệp trong kiếp này (và vô lượng kiếp trước)
mà có thể được tái sinh trong 1 trạng thái cao/ thấp hơn.
Samsara (Luân hồi): cái chết của con người là sự chuyển hóa sang kiếp sống.
Moksa (Giải thoát): Rất khó nhưng có thể tránh khỏi luân hồi nghiệp báo bằng cách gắng sức.
Dharma (Pháp): Để giải thoát cần hành trì Pháp (con đường tu hành) – làm việc thiện.

Hindu giáo
- Ra đời vào khoảng TK VIII-XI
- Là sự phát triển trên nền tảng của Bà la môn giáo.
- Đối tượng sùng bái: Brahma- Visnu- Shiva
- Chia thành 2 phái: Visnu giáo – Shiva giáo
- Kinh điển: Veda, Upanisad, Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana, Purana.
- Vẫn đề cao chế độ đẳng cấp, ngoài 4 đẳng cấp cũ còn có nhiều đẳng cấp nhỏ, gọi là Jati
Phật giáo
- - Nội dung cơ bản:
- + Ra đời TK VI tr.CN
- + Là tiếng nói của đẳng cấp thấp, chống lại một số tư tưởng bất bình đằng của bà la môn giáo.
- +Người sáng lập: thái tử Sidharta Gotama (Tất Đạt Đa- Cồ đàm), Buddha
Thế giới quan của Phật giáo
• Vô tạo giả: Không có đấng sáng thế/ Thế giới do Sắc- Danh tạo nên
• Vô thường: Không có cái vĩnh hằng, thế giới luôn chuyển động/ Do Nhân- quả- duyên tạo nên
• Vô ngã: Phủ nhận sự tồn tại của linh hồn cá thể/ Con người chỉ là sự hội tụ tạm thời, là giả hợp./
• Sự biến đổi do Nhân- Quả- Duyên tạo nên.
Nhân: cái phát động ra ở vật gây ra 1 hay nhiều kết quả.
Quả: cái tập lại từ Nhân
Duyên: là điều kiện, mối liên hệ giúp Nhân tạo ra Quả.
“Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia
sinh; do cái này diệt, cái kia diệt.”
NHÂN SINH QUAN
“Tứ diệu đế”
1.Khổ đế:
sinh- lão- bệnh- tử khổ  Thân khổ
Sở cầu bất đắc khổ
Ái biệt ly khổ  Ý khổ
Oán tăng hội khổ

Ngũ Uẩn thụ khổ  Nghiệp


(sắc, thọ,tưởng, hành, thức)
Ngũ uẩn: 5 thành phần cấu tạo nên một con người sống trên cõi trần
1. Sắc: sắc tướng, vật thể, xác thân (Phạn ngữ: Rupa; Anh ngữ: material, body, matter);
2. Thụ: cảm nhận, cảm giác (Phạn ngữ: vedana; Anh ngữ: feeling, sensation).
3. Tưởng: ý tưởng, ý nghĩ, sự mường tượng (Phạn ngữ: samjna; Anh ngữ: conception, thought, idea,
imagination).
4. Hành: hành động, hành vi, quyết định làm điều gì (Phạn ngữ: samskara; Anh ngữ: volition, will, decision,
determination).
Hành là do Thụ và Tưởng mà có. Thí dụ như khi cảm thấy (thụ) đói thì quyết định (hành) ăn. Hay khi nghĩ
(tưởng) người đó không bằng mình thì sinh ra (hành) ý khinh rẻ, v.v.
5. Thức: Biết, nhận thức, ý thức, tri giác (Phạn ngữ: vijnana; Anh ngữ: conscious-ness, thought-faculty).
Trong ngũ uẩn: xác thân được gọi là uẩn Sắc, vì có thể nhìn thấy. Còn 4 uẩn còn lại (thụ, tưởng, hành, thức)
gọi là các uẩn Danh vì chỉ nghe tên gọi mà không nhìn thấy được. Người sống có 5 uẩn, trong khi các vong
linh, vía nói riêng, chỉ có 4 uẩn danh, vì uẩn sắc, tức thân xác, sau khi chết đã không còn.
Nhân đế : Tạo nghiệp  Vô minh  Tham – sân – si
Diệt đế
- Con người có thể diệt khổ và tự mình diệt khổ
- Để diệt khổ cần xóa bỏ mọi dục vọng
- Khi thành công, con người sẽ đạt tới Niết bàn- cõi giác ngộ và giải thoát.
ĐẠO ĐẾ
- Tu dưỡng đạo đức (trì giới) Khai sáng trí tuệ (Tuệ) Xác định tư tưởng (Định)
1. Chính kiến Trí tuệ (Tuệ)
2. Chính tư duy

3. Chính ngữ
4. Chính nghiệp Giới Bố thí
5. Chính mệnh  (luật  Trì giới
6. Chính tinh tấn tạng) Nhẫn nhịn
7. Chính niệm Tinh tấn
8. Chính định Định- Thiền
ĐẠI THỪA BẮC TÔNG:
- Thiền tông: phép tu dùng trí lực để giải thoát
- Adiđà tông: phép tu dựa vào Tha lực
- Mật tông: phép tu dùng bùa, chú, phương thuật
ĐẠO JAINA (Kỳ na giáo
• TKVI TCN
• Mahavira Vacdamana (599 -527 TCN )
• Tín đồ 0,7% dân số Ấn Độ
• 2 phái: Bạch Y (Tây Bắc); Lõa thể (Trung, Đông Nam Ấn)
• Vạn vật = linh hồn + phi linh hồn
• Tin nghiệp báo luân hồi; chống lại chế độ đẳng cấp
• Tu hành khổ hạnh
ĐẠO SHIKH
• Niên đại, Tk XVI;
• Hindu + Islam (sufi)
• Người sáng lập: Nanac (1469-1538)
• Tín đồ để tóc dài, đeo vòng tay bằng sắt; nam quấn khăn trên đầu, quần ngắn, áo dài tới gối, luôn
mang đao, kiếm
• - Đề cao thuyết luân hồi, quả báo.
- Phản đối chế độ đẳng cấp
• Sùng bái duy nhất vị thần “chân lý vĩnh hằng”
• - Kinh Adi Gran: 3384 bài hát; 15575 bài thơ về lễ tiết
Tín đồ phải đọc vào sáng sớm
• Ngày nay, 2% dân số Ấn Độ
3.2. Chữ viết
- Văn minh Indus: xuất hiện chữ viết
- TK VTCN; Chữ Brami - biến thể là chữ Devanagari
- Chữ Phạn (Sanskrit): ngôn ngữ Ấn-Aryan, là ngôn ngữ phụng vụ của đạo Jain, Ấn Độ giáo và Phật
giáo.
- Chữ Pali: ngôn ngữ Prakrit hoặc ngôn ngữ Trung Ấn-Aryan, có ngữ pháp đơn giản hóa
3.3. Văn học
- Sử thi Mahabharata 110.000 câu thơ đôi
- Sử thi Ramayana 24.000 câu thơ đôi
- Kinh Veda
3.4. Kiến trúc
- Kiến trúc Hindu: Phong cách Bắc Ấn (Nagara)/ Phong cách Nam Ấn /Phong cách Trung Ấn (Vasara)
- Kiến trúc Phật giáo/Stupa (Tháp)/ Chùa: chùa nổi - chùa hang
- Chùa: chùa nổi- chùa hang
+ Tổng hợp các yếu tố của nhiều phong cách đến từ Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo
+ Công trình Taj Mahal

ĐẶC ĐIỂM CHUNG KIẾN TRÚC CỔ ĐẠI ẤN ĐỘ


- Gắn chặt với tôn giáo, huyền thoại văn học
- Phần lớn được xây dựng bằng đá hoa cương
- Sử dụng hành lang lớn, rộng như quảng trường, điểm xuyến bằng những hàng cột to cao đồ sộ. Tất cả đều
hướng tới sảnh trung tâm.
- Hình người được chạm trổ công phu, bắt mắt: thần linh, thiên thần, anh hùng, tiên nữ… vừa có tính trang trí
cao vừa hàm ý sâu sắc
- Ít sử dụng mẫu hoa văn mà là hình kỉ hà, hình thú trải dài trong một khoảng không gian rộng lớn.

Phong cách Bắc Ấn


- Hình thành từ thế kỷ thứ IX.
- Mái đền có cấu trúc hình dáng những đường cong mềm vươn lên, trên đặt cái mũ hình lẳng bẹt, có một tháp
cao gọi là Shikhara
- Công trình không có sân, đặt đơn độc trên những khu đất trống, bao gồm mặt bằng môn sảnh, thần đường,
phòng cầu phúc đều có hình dáng vuông.
- Phong cách Nagara được xây theo lối hướng thượng, các tháp cao dần đều từ cổng vào đến tháp chính.
Đền thờ Kandariya Mahadeo, Khajuraho
Phong cách Dravida - Phong cách Nam Ấn
- Hình thành từ TK XI đến Tk XVIII.
- Mái đền có cấu trúc hình kim tự tháp đỉnh bằng, đặt trong những tường bao nhiều lớp hình thành các sân
trong, tháp cổng cao lớn gọi là Gopura.
- Kiến trúc Nam Ấn có nhiều mái tháp cao đến 50-60m, tổ hợp bởi những đường thẳng khúc chiết, vươn lên
sừng sững, khiến cho tổng thể công trình rất có sức mạnh, mang tính chất hướng về trung tâm.
- Đền thờ gồm 4 phần, có thể thêm bớt tùy theo điều kiện từng vùng và từng giai đoạn lịch sử:
- + Chính điện được gọi là Vimana
- + Các cửa hoặc Mandapas
- + Cổng - kim tự tháp (Gopurams)
- + Hội trường, Chawadis.
- Ngôi đền luôn có hồ nước hoặc giếng nước, sử dụng cho các mục đích thiêng liêng hay phục vụ sinh hoạt
cho các tu sĩ.
Đền Meenakshi- Nam Ấn
Phong cách Vasara - Phong cách Trung Ấn
- Phát triển ở cao nguyên Decan.
- Phát triển trong thời trung cổ.
- Là sự kết hợp cả hai phong cách Nagara và phong cách Dravida.
- Phong cách này chủ đạo là giảm chiều cao của các tầng riêng biệt nhưng không làm giảm số lượng của các
tầng. Các cấu trúc hình bán nguyệt của Phật giáo cũng được kết hợp trong một số các ngôi đền của phong
cách này.
Đền Halebidu- Trung Ấn
Kiến trúc Phật giáo
• Tháp (Stupa): Đặt thánh tích, xá lị
Tiêu biểu: Stupa San chi
• Chùa (Taitya): Chùa nổi/ Chùa hang
Stupa
- Tiếng Phạn: स्तूप ( sthùpa); tiếng Pàli: thùpa (dịch âm: tốt đổ ba, tô thâu bà; âm Việt: tháp bà, Phật đồ, phù
đồ). Nghĩa: chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn, lăng mộ, linh miếu.
- Chức năng: nơi tưởng niệm, cất giữ xá lợi, tro hỏa táng của Đức Phật và các vị cao tăng (Thánh tích). Về
sau hay bị dùng lẫn lộn với cetiya - điện thờ (chi đề- không có xá lị).
- Đặc điểm: hình bán cầu, bằng đất hoặc gạch hay đá; các stupa thường được xây dựng rất đồ sộ , đôi khi có
thể biến thành một "ngôi chùa" (tiếng Ấn: "pagôdi" ). Tại Trung Quốc, các kiến trúc stupa biến dạng thành
các tháp cao với mái cong gồm nhiều tầng
Stupa Sanchi/Chùa hang Ajanta/ Kiến trúc Mogul: đền Taj Mahal

3.5 Thiên văn


• Phân biệt 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
• Làm lịch căn cứ vào mặt trăng
3.6. Toán học
• Sáng tạo 10 chữ số
• Tính S hình vuông, chữ nhật, tam giác..
• Pi = 3,1416
3.7.Y học
• Phẫu thuật cắt màng mắt, chắp xương sọ,
• Mổ sỏi thận
• Mổ đẻ

CHƯƠNG 3 : VĂN MINH TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI


1. Điều kiện hình thành
1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên
- DT lớn nhất Đông Á.
- Phía Tây: có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô, phía đông nhiều bình nguyên, khí hậu ôn hòa.
- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang…
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú
- Khí hậu đa dạng: từ nóng ẩm đến khô lạnh.
1.2. Cư dân
- Đa dạng về tộc người: 56 dân tộc.
- 5 dân tộc đông nhất: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
- Cư dân lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mongoloid, cư dân phía Nam Trường Giang thuộc nhóm Bách Việt.
1.3. Cơ sở kinh tế
- Nông nghiệp là nền tảng
- Thời cổ đại:
+ công cụ: đồng, đá, gỗ, xương
+ đào mương dẫn nước
+ chăn nuôi được coi trọng: bò, lừa, cừu, dê, ngựa..
- Thời Xuân Thu: xuất hiện công cụ sắt – các công trình thủy lợi lớn được xây dựng (kênh đào sông Hoài-
Trường Giang)
- Thương nghiệp phát triển khá sớm: lấy vỏ sò làm “tiền”
- Thời Trung đại:
+ nông nghiệp đạt nhiều thành tựu.
+ thủ công nghiệp phát triển, quy mô lớn, kĩ thuật tinh xảo. Hình thành tổ chức phường hội (thời Đường)
+ Thương nghiệp phát triển cả ngoại thương và nội thương: con đường tơ lụa
2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại
Thời cổ đại:
- 6000 năm : Thời kì đá mới: xuất hiện con người
Cuối thời nguyên thủy: cày cấy, chế tạo thuyền, xe, trồng dâu nuôi tằm
- Triều Hạ: Cuối TNKIITCN xã hội nguyên thủy tan rã
Nhà nước xuất hiện
Triều Hạ( khoảng TK XXI-XVII TCN): xã hội CHNL sơ kì, bộ máy nhà nước đơn giản, kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp
- Triều Thương- Ân: TK XVIITCN-XITCN
Thống trị trung và hạ du Hoàng Hà
Thời kì đồng thau
Nhà nước dần hoàn thiện
- Triều Chu: TK XI TCN-221TCN
Tây Chu: phát triển cao
Đông Chu: suy yếu
Thời trung đại:
 Tần (221TCN - 206 TCN)
 Hán (206 TCN - 220)
 Tam quốc (220 - 280)
 Nam - Bắc Triều (420 - 581)
 Tùy (581-619)
 Đường (618 - 907)
 Ngũ đại Thập quốc (907 - 960)
 Tống (960 - 1279)
 Nguyên (1279 - 1368)
 Minh (1368 - 1644)
 Thanh (1644 - 1911)

3. THÀNH TỰU
3.1. Chữ viết:
Giáp cốt văn/ Kim văn/Thạch cổ văn
Các thể chữ
đại triện tiểu triện lệ thư Lục thư
khải thư hình thư thảo thư (tiểu thảo – đại thảo)
3.2. Văn học
3.2.1 Thơ ca
Kinh Thi 305 bài Gồm: Phong- Nhã- Tụng
Sở từ Thể thơ dựa theo dân ca Giang Hán Khuất Nguyên: Thiên vấn, Cửu ca, Ly tao…
3.2.2. Tiểu thuyết
Minh- Thanh Chương hồi
Tác phẩm tiêu biểu:
- Nho lâm ngoại sử
- Liêu trai chí dị
- Tứ đại danh tác
• Sơ Đường (618 – 673) : Vương Bột Chiếu Lân Lạc
Tân Vương Dương Quýnh Lư
• Thịnh Đường (713 – 766) : Lý Bạch Vương Xương Linh Mạnh Hạo Nhiên
Đỗ Phủ Vương Duy
• Trung Đường (766 – 835) : Trương Kế Hàn Dũ
Bạch Cư Dị Thôi Hộ
• Vãn Đường (835 – 907): Đỗ Mục Lý Thương Ẩn
3 điều kiện : Niêm, Luật và Đối
5 quy tắc: Thanh, Vận, Đối ngẫu, Niêm, Bố Cục.
Thể thơ: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt/ Ngũ Ngôn Bát Cú/ Thất Ngôn Tứ Tuyệt / Thất Ngôn Bát Cú

3.3. Sử học
• - Hình thành sớm và rất phát triển
• - Đặt chức Sử quan, Sử quán
• - Từ thời Hán: trở thành lĩnh vực độc lập
• TP tiêu biểu
• -Cổ đại: Kinh Xuân thu, Tả truyện, Chiến quốc sách
• - Trung đại: Sử ký (Tư Mã Thiên) Hán Thư (Tiền Hán Thư- Ban Cố)
Tam quốc chí (Trần Thọ) Hậu Hán Thư (Phạm Việp)
Cựu Đường thư Sử thông (Lưu Tri Cô)
Tư trị thông giám (Tư Mã Quang)
3.4. Khoa học tự nhiên
3.4.1.Thiên văn học Lập cung hoàng đạo
Làm lịch căn cứ vào mặt trời và mặt trăng
Đo động đất (địa động nghi)
3.4.2.Toán học Tp: Cửu chương toán thuật, Tập cổ toán kinh
Tác giả: Tổ Xung Chi, Lưu Huy, Giả Hiến, sư Nhất Hạnh
3.4.3 Y dược học Dựa vào thuyết Âm dương, Ngũ hành
Phương pháp đoán,chữa bệnh: bắt mạch,châm cứu, luyện thở khí công,dưỡng sinh…
Danh y: Biển Thước, Hoa Đà,
Tp: Hoàng đế nội kinh, Bản thảo cương mục
• 3.4.4. Tứ đại phát minh: Kĩ thuật làm giấy
Kĩ thuật in Thuốc súng La bàn
3.5 Kiến trúc
- Chủ yếu được cấu thành từ gỗ và đá.
- Phong phú và đặc sắc, bao gồm các thể loại như: nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng
ngự…
- Căn cứ điều kiện tự nhiên, địa lý khác nhau: lưu vực sông Hoàng Hà dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để
chống lại giá lạnh và gió tuyết; miền Nam dùng tre, lau sậy, để tránh ẩm ướt và tăng cường lưu thông không
khí, ở một số nơi dựng nhà sàn.
- Coi trọng nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh: mỗi công trình xây dựng (nhà, vườn, lầu
các, đền chùa cho đến miếu mộ,…) phải hài hòa với thiên nhiên.
3.6. Giáo dục và khoa cử
• Trường học : Xuất hiện sớm/ Nhiều cấp học
• Khoa cử: Xuất hiện từ thời Tùy/ Là nguồn cung cấp nhân tài cho các triểu đại
3.7. Triết học- tư tưởng
Bối cảnh xã hội TQ cổ đại
- Kinh tế: đồ sắt xuất hiện, chế độ Tỉnh điền tan rã, quan hệ sở hữu thay đổi.
+ Chính trị: vương thất nhà Chu suy vi, chư hầu đánh chiếm lẫn nhau
+ Xã hội: tầng lớp quí tộc sa sút, tầng lớp bình dân nổi lên, nền giáo dục được phổ cập; tư tưởng, ngôn luận được
tự do, các nước ra sức chiêu nạp nhân tài khiến cho nền học thuật phát triển:
“Bách gia tranh minh”
NHO GIA – NHO GIÁO
Chu công - Khổng Tử (551 Tcn- 479 Tcn)- Mạnh Tử
- Kinh điển:
Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu
Tứ thư : Luận Ngữ , Đại học (Tăng Tử); Trung dung (Tử Tư); Mạnh Tử
- Nội dung chính: chính danh – nhân trị - tu thân (đạt đạo- đạt tài – đạt đức)
ĐẠO GIA- ĐẠO GIÁO
a. Đạo gia:
- Lão Tử sáng lập, Trang Tử phát triển
- Kinh điển: Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh
- Nội dung chính: Đạo – Đức – Vô vi
Đạo giáo
- ra đời cuối TK II từ thần bí hóa Đạo gia.
- Gồm có 2 phái:+ Đạo giáo thần tiên: tu để trường thọ, để trở thành thần tiên bằng thuốc trường sinh (luyện
Đan) và luyện khí công, tập võ nghệ.
+ Đạo giáo phù thủy: dùng pháp thuật, bùa chú, phương thuật để tu luyện
PHÁP GIA
- Người sáng lập: Hàn Phi Tử
- Là sự kế thừa có chọn lọc nhiều tư tưởng triết học: "tôn quân", "chính danh“ (Khổng Tử); "thượng đồng",
"công lợi" (Mặc gia) và "đạo", "đức", "đạo vô vi" (Đạo gia), "tính ác“ (Tuân Tử)
“Ông là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão,
Pháp, ở đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của cái ngôi
nhà độc đáo“ (Phan Ngọc)
Thế giới quan
“Đạo" và “Lý”
+ "Đạo là cái khởi đầu của muôn vật, là tiêu chuẩn phân biệt điều phải trái", nắm được đạo là "biết được nguồn gốc
của muôn vật", "biết then chốt của việc đúng sai" nhà vua chỉ cần nắm được "đạo" là có thể ngồi yên, vô vi mà vẫn
cai trị được quần thần, trị được nước.
+ “Lý” là cái văn vẻ làm thành vạn vật, là cái phân biệt vuông với tròn, ngắn với dài, thô với tinh, cứng với mềm.
Lý là quy tắc, quy luật riêng của vật trong hoàn cảnh, điều kiện riêng, có biến đổi sinh động.
NHÂN SINH QUAN
• PHÁP: Cần định ra pháp luật nghiêm minh, rõ rang, công bằng
• THẾ: Người cai trị phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác
• THUẬT: Biết cách dùng người: bổ nhiệm- khảo trạch- thưởng phạt

CHƯƠNG 5: VĂN MINH HI LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI


I. VĂN MINH HI LẠP CỔ ĐẠI
1. Cơ sở hình thành
1.1. Hoàn cảnh địa lý- tự nhiên:
- Gồm Hi Lạp, các đảo trên biển Egée, vùng duyên hải phía tây Tiểu Á. Ngoài ra còn có các khu định cư ở
xung quanh Hắc Hải, đông bắc châu Phi, miền ven biển phía Tây ĐTH, 1 số vùng ở Nam bán đảo Italia và
đảo Xixin (= Đại Hi Lạp).
- Địa hình bị chia cắt: Bắc – Trung – Nam ở bán đảo Hy Lạp, vùng biển Egée nhiều đảo,
- Nhiều đồi núi, đất đai không phì nhiêu,
- Có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng.
- Nhiều khoáng sản: đồng, vàng, bạc…
1.2. Cư dân:
- Từ thời đồ đá cũ đã có người cư trú
- Khoảng TNK III TCN-TNK II TCN: các bộ lạc thiên di đến.
+ Người Acheen- tóc vàng, cao lớn.
+ khoảng năm 1200TCN người Dorien
+ Sau đó là Eolien, Ionien.…
- Ban đầu các tộc người gọi theo tên riêng, tới TK VIII TCN - VII TCN, các tộc người đó đều tự gọi bằng
một tên chung là Hellenes và gọi đất nước là Hella.
Trang phục hài hòa phù hợp với đường nét tự nhiên, nhấn mạnh tư thế hoàn hảo, dáng người thể thao, độ dẻo
của chuyển động. Phong cách Hy Lạp đã trở thành phong cách cổ điển trong lịch sử thời trang.
1.3. Nền kinh tế công thương nghiệp
- Hình thành và phát triển sớm
- Thủ công nghiệp:
+ đa ngành nghề: luyện kim, chế tạo vũ khí, đồ mỹ nghệ, đồ gốm, trang sức, đồ gỗ…
+ phân công lao động tỉ mỉ, sử dụng nô lệ.
- Quan hệ ngoại thương mở rộng
+ Cảng Pire
+ Các thành bang: Athen, Corinth…
- Kinh tế hàng hóa tiền tệ, hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho vay lãi, đúc tiền.
- Nông nghiệp: nho, oliu
2. Lịch sử Hi Lạp cổ đại
Thời kỳ Cret – Mycenae:
- Niên đại: Cret đầu TNK III – TK XII TCN; Mycen TK XVI – XII TCN
- Thành tựu: sử dụng công cụ đồng thau, xây dựng nhà nướ tương đối hùng mạnh.
- Cuôi TK XII: suy tàn
Thời kỳ Homer
- Niên đại: TK XI- IX TCN
- Đặc điểm: thời kỳ đen tối của Hi Lạp cổ đại
- Xuất hiện phân hóa giàu nghèo, chưa hình thành nhà nước.
Thời kỳ thành bang
- Niên đại: TK VIII – 334 TCN
- Phân hóa giàu – nghèo -> hình thành các nhà nước thành bang. Spac và Athens là 2 thành bang quan
trọng nhất
- Chiến tranh chống Ba Tư và nôi chiến Spac – Athens
- Polis: thành phố.
- Hạt nhân cơ bản là một thành thị vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp,
có kết hợp và mở rộng với các vùng phụ cận.
- Diện tích của một thành bang không lớn (không quá 8.000 km2 ), lượng cư dân vừa phải (khoảng từ 30-40
vạn người)
- Mỗi thành bang đều có những đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ, có
chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ riêng và thần bảo hộ riêng. Mỗi thành
bang có xu thế phát triển kinh tế khác nhau và vận mệnh lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, nhưng thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở
mỗi thành bang không như nhau, thậm chí trái ngược nhau.
- Hai chế độ chính trị phổ biến: nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô và nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô.
Thành bang Athen
- Được thành lập vào thế kỷ thứ VIII TCN, trải qua nhiều lần cải cách, được đánh giá là thành bang có chế độ
dân chủ nhất Hy Lạp cổ đại.
- Từ năm 461 TCN, Athens được lãnh đạo bởi một nhà quý tộc trẻ tên là Pericles. Các sử gia gọi thời kỳ này
là “thời đại của Pericles”:
 xây dựng hệ thống dân chủ (the democratic system). Chủ quyền của người dân được thể hiện tại các đại hội
đồng gồm có các nam công dân trên 18 tuổi.
 Các buổi họp cách 10 ngày/lần, tại đồi phía đông của Acropolis, với số người tham dự ít nhất là 6.000
người. Các đại hội đồng này thông qua các đạo luật, quyết định cuối cùng về chính sách ngoại giao và chủ
trương hòa bình hay chiến tranh.
 Cho phép các công dân thuộc giai cấp thấp được giữ các chức vụ công, chính quyền trả lương cho các công
chức, nhân viên tòa án, các công dân nghèo từ nay được phép tham dự vào các vấn đề công cộng
 Chính sách chung quyết định bởi 10 quý tộc giàu có – nắm quyền thông qua bầu cử công cộng. Đây là tiền
thân của định chế Nguyên lão Nghị viện La Mã sau này – nền móng của các chính thể nghị viện phương
Tây.
Thành bang Sparta
- Phía Nam bán đảo Peloponnese, do người Dorian xây dựng (TK X TCN)
- Được hợp thành từ bốn thôn trang,
- Người Dorian (người Sparta) là chủ nhân của Sparta
- Về xã hội, ba tập đoàn người: người Sparta - Dorian - giai cấp cầm quyền, không tham gia các hoạt động
sản xuất, sống bằng sự bóc lột - nô dịch hai tập đoàn người khác. Người Perioeci - người tự do nhưng phải
thực hiện nghĩa vụ tham gia các hoạt động kinh tế, phải nộp thuế để nuôi người Sparta, không được kết hôn
với người Sparta. Người Helots - nô lệ chung của nhà nước, bị phân chia theo những khoảng ruộng đất mà
nhà nước phân chia cho người Dorian.
- Là thành bang nông nghiệp phát triển, đồng thời quân đội được đặt biệt chú trọng.
- Về chính trị:
+ Nhà nước - thị thành Sparta là nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô điển hình. Quyền lực nhà nước tập trung trong
tay tập đoàn quý tộc, chủ nô, quyền dân chủ của những người tự do rất bị hạn chế.
+ đứng đầu là hai vua, bị chi phối bởi hội đồng trưởng lão gồm 28 vị từ 60 tuổi. Hội đồng trưởng lão quản lý quân
sự, tăng lữ và xử án. Giám sát vua và hội đồng trưởng lão là hội đồng 5 quan giám sát- đại biểu cho tập đoàn quý
tộc bảo thủ, nhằm tập trung quyền lực vào tầng lớp quý tộc chủ nô.
+ Hội nghị công dân Sparta không có vai trò quan trọng như ở thành bang Athens.
Athens: là nơi Platon, Socrates và Aristoteles - ba triết gia trụ cột của nền văn minh Hy Lạp khai sáng những ý
tưởng về nền dân chủ; nơi Epicurus trầm ngâm lý giải về hạnh phúc, cũng là nơi Sophocles khai sinh những vở bi
kịch; nơi “cha đẻ của nền sử học phương Tây” Herodotus viết những trang sử đầu tiên; nơi những bộ óc thiên tài
như Thales, Pythagoras, Euclid, Archimede, Ptôlémée, Hippocrate… đặt viên gạch nền móng trong các lĩnh vực
toán học, thiên văn học, y học…
Sparta: Lịch sử của người Sparta thật sự được viết bằng sắt thép và máu. Những cuộc chiến tranh không hồi kết;
đào tạo những chiến binh thiện chiến nhất.
- Nam giới Sparta được huấn luyện cầm vũ khí chiến đấu từ khi 7 tuổi, 20 tuổi trở thành những chiến binh
thực thụ, gia nhập quân đội Sparta, chiến đấu cho đến 60 tuổi
- Nữ giới được đến trường từ năm 7 tuổi, được dạy các môn thể thao thể dục cũng như có nhiều tự do hơn bất
cứ thành bang nào ở Hy Lạp thời đó. Phụ nữ Sparta được chú trọng vấn đề khỏe mạnh vì họ là người sinh
ra những bé trai mạnh khỏe – tương lai của đội quân Sparta. Đa số phụ nữ Sparta kết hôn khi 18 tuổi.
Thời kỳ Macedonia
- Niên đại: 334- 146 TCN
- Chiến tranh giữa các thành bang giành quyền bá chủ Hi Lạp
- Hi Lạp thống nhất dưới triều đại Philip II và Alexander Macedonia
- Hi Lạp bị La Mã chinh phục năm 146 TCN
Alexander Đại đế (356-323 TCN)
- Quốc vương thứ 14 của triều đại Argead ở Vương quốc Macedonia, người đã thống nhất các thành bang
Hy Lạp cổ đại và tiến hành các cuộc chinh phạt trên khắp thế giới, mở rộng biên giới vương quốc đến tận
lãnh thổ Ấn Độ ngày nay.
- Được người Hy Lạp coi như một huyền thoại và là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất thế
giới.
II. Văn minh La Mã
1. Cơ sở hình thành
1.1. Địa lý - tự nhiên:
- Ở Nam Âu, hình chiếc ủng.
+ Bắc: dãy Alpes (tiếng Pháp: Alpes, tiếng Đức: Alpen, tiếng Ý: Alpi)
+ Đông: biển Adriatic
+ Tây: Biển Lonian
+ Nam: biển Tirenian
- Có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
- Nhiều khoáng sản.
- Địa hình không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất.
1.2.Cư dân
- Trước TNK II TCN: người Ligua
- TNK II TCN: Các tộc người thuộc ngữ hệ Ấn –Âu vượt qua Alpes đến định cư tại Campanium, Latium,
Brutium. Gọi chung là Italiotes. Bộ phận người Italiotes sống trên đồng bằng Latium gọi là người Latin.
- Tk X TCN: người Etruscan từ Tiểu Á đến sống định cư tại khu vực giữa sông Acno và sông Tibre
- Ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Goloa, gốc Hi Lạp.
2. Lịch sử La Mã cổ đại
Thời kỳ vương chính
- Thời gian: 753-509 TCN
- Thời kỳ tan rã của công xã thị tộc, nhà nước ra đời
- Bộ máy nhà nước gồm: Đại hội nhân dân, Viện nguyên lão và “Vua”
Thời kỳ cộng hòa
- Niên đại: TK VI- I TCN
- Thời kỳ hình thành và mở rộng của đế quốc La Mã
- Mâu thuẫn xã hội giữa chủ nô- nô lệ gay gắt  khủng hoảng

Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình


 Thắng Tarent: bán 30.000 tù binh làm nô lệ.
 Cuộc chiến Cartage: 95.000 tù binh làm nô lệ (lần thứ nhất: 25.000 nô lệ; lần thứ hai: 20.000 nô lệ; lần thứ
ba: 50.000 nô lệ)
 Chiến thắng ở Sardinia: 80.000 tù binh biến thành nô lệ…
 Những chợ buôn nô lệ: Delos (biển Aegean), Active (Italia)
 Loại hình kinh tế nông nghiệp Latifundia:
 Nguồn gốc nô lệ: tù binh, vì nợ, bị cướp biển bắt cóc làm nô lệ, nô lệ do nữ nô sinh ra, một số lượng nhỏ
có nguồn gốc từ đám trẻ lang thang, mồ côi vô thừa nhận được gia chủ đem về nuôi và biến thành nô lệ.
 Là lực lượng lao động chính trong xã hội: từ việc sản xuất lúa gạo ở các trang trại đến việc làm ra các sản
phẩm thủ công như giày dép, quần áo v.v… Họ cũng là những người phục vụ trong các gia đình quý tộc,
quan lại như những con hầu, đầy tớ.
Thời kỳ quân chủ
- Thời gian: 30 TCN-476 (Tây La Mã)
- Nội chiến chính trị La Mã để giành quyền thống trị
- Năm 476, đế quốc Tây La Mã bị người German chinh phục
LA MÃ - "Imperium sine fine" - Đế chế không có điểm kết thúc
- Là quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thời kỳ cổ đại:
+ Trải dài 6 triệu km2; dân số = 60 triệu người
+ Đã phát triển hơn 1.000 thành phố và thị trấn, biến một châu Âu thuần nông thành một đại công trường đô thị
hóa.
+ Trong TK III, quân đội La Mã sở hữu 450.000 bộ binh và 45.000 lính hải quân.
- Là một hình mẫu chói lọi cho sự ưu việt về văn hóa, công nghệ và xã hội đương thời:
+ Năm 356, có 28 thư viện, 10 vương cung thánh đường, 11 bể bơi công cộng, 2 nhà hát ngoài trời, 3 rạp hát, 2 rạp
xiếc (rạp Maximus có sức chứa 150.000 người và rạp Colosseum có 50.000 chỗ ngồi), 19 cống dẫn nước, 11 quảng
trường công cộng, 1.352 đài phun nước và 46.602 tòa nhà dân cư.
3. Thành tựu
3.1 Chữ viết
Hi Lạp
- Xuất hiện vào khoảng 750 BC (thời Crete – Mycenae) để ghi chép những thương lượng và hợp đồng làm ăn
nhưng sau bị mai một.
- Cuối TK VII TCN, khôi phục lại chữ viết trên cơ sở văn tự của người Phoenicia.
- Năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải, giảm từ 40 chữ cái
xuống còn 27 chữ, sau này rút lại còn 24 chữ
- Đạt đến trình độ khái quát hóa cao
- Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh
nhã và tiện dụng.
- Từ chữ Hi Lạp, đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavo.
La mã
- Sáng tạo chữ Latin trên cơ sở chữ Hi Lạp
- Đặc điểm:
+ đơn giản, tiện lợi.
+ sử dụng khắp đế chế.
+ nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại
3.2 Văn học
Hi Lạp: Sử thi/ Thần thoại/ Kịch
La Mã: Chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp.
Nhiều thể loại: sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch
3.3 Sử học
3.3.1. Hi Lạp
- TK VIII-VI TCN: Lịch sử Hi Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi
- Từ TK V TCN trở đi: Trở thành một bộ môn riêng biệt.
- Các nhà sử học tiêu biểu:
+ Herodotus ( Lịch sử chiến tranh Hi -Ba )
+ Thuycudides ( Lịch sử chiến tranh Peloponnesus)
Herodotus
- 480 TCN – 420 TCN
- Người cha của lịch sử
- Tác phẩm: 9 tác phẩm lớn viết về lịch sử Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Babylon, Assyrie… Nổi tiếng nhất là quyển VI
Erato “Cuộc chiến tranh Hy Lạp Ba Tư” (thế kỷ V TCN).
+ không chỉ phản ánh các sự kiện, các biến cố lịch sử mà còn thể hiện những nghiện cứu của ông về kinh tế, chính
trị, đời sống xã hội, dân tộc học, khoa học tự nhiên của nhiều nước ở vùng Địa Trung Hải rộng lớn.

Thucydides (460 TCN -395 TCN)


(cha đẻ của lịch sử khoa học)
TÁC PHẨM: Lịch sử chiến tranh Peloponnese + gồm 8 quyển + viết theo thể biên niên
3.3.2. Sử học La mã
- Kế thừa truyền thống sử học Hi Lạp
- Bước tiến mới: xác định niên đại của sự kiện.
3.4. Kiến trúc – Hi Lạp
Phân Bố:
- miền Nam bán đảo Balkans
- các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum
- khu vực Tiểu Á
- vùng ven biển Hắc Hải
- Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập
Đặc điểm :
- Thanh thoát, hài hòa
-Xây trên nền móng hình chữ nhật
- Phong cách cột độc đáo
3 loại: Donic, lonic, Corinthian
Công năng:
- Tổ chứ lễ hội, thi đấu thể thao Bình văn chương, diễn thuyết, ngam thơ, biểu diễn kịch.
- Trao đổi, mua bán.
- Về sau người ta đã xây dựng thêm xung quanh các quần thể này nhưng sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các
hành lang cột và các loại đền đài.
Agora: quảng trường công cộng, mang tính dân dụng
 nơi lộ thiên để hội họp, các công dân là người nam tự do phải tập họp ở agora để nhận lệnh thi hành nghĩa
vụ quân sự hoặc nghe công bố các quyết định của nhà vua hoặc của hội đồng.
 Sau này được dùng làm nơi họp chợ, dựng các quán để bán hàng các hàng cột.
 Còn là nơi sinh hoạt xã hội: đi dạo, trò chuyện tại các stoa (lối đi có mái che hoặc mái hiên)
 “Agoraphobia” = chứng sợ khoảng rộng.
Acropol: những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao.
 Acropolis = “thành phòng thủ”.
 Mỗi nơi đều có một Acropolis kiên cố để dân chúng tụ họp, lánh nạn và được bảo vệ khi kẻ thù tấn công.
 Propylaia = cổng vào
 Công trình tiêu biểu: Acropolis tại Athen
Cấu trúc
 Pronaos: tiền sảnh
 Naos: gian thờ
 Pathenon: phòng để châu báu
 Một số đền còn có opisthodomos (hậu sảnh ).
THỨC CỘT
• Là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột
• Xuất hiện từ khoảng thế kỉ VI TCN
• Người Hy Lạp xem những thức cột của họ có mối liên hệ mật thiết với tỷ lệ và hình dáng của con người-
trung tâm của vũ trụ, thước đo của muôn loài
• Là biểu tượng mà người Hy Lạp cổ điển tìm đến cái đẹp lý tưởng
• Có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia,vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt là những khu vực châu
Âu, châu Mỹ.
Thức cột Doric (tk VIITCN)
- Xuất hiện sớm nhất và đơn giản nhất, ra đời vào khoảng TK VII TCN và hoàn thiện vào TK V
- Do người Dorian sáng tạo ra, phát triển mạnh mẽ miền nam Ý
- Đặc điểm:
+ bao gồm một đỉnh và một trục (chiều dài của cột) nhưng không có bệ. Phần đầu cột đơn giản, chắc chắn và
mạnh mẽ, phần đáy cột phình to dần.
+ Cột không có đế (Bese) mà trực tiếp đặt thẳng lên nền công trình.
+ Thân cột được tạo với 20 đường sáo (rãnh) chạy song song và được kết thúc bằng một đầu cột được loe ra to
hơn so với thân cột chứ không trơn tru và bằng phẳng.
+ Đầu cột có một mũ cột gồm một tấm vuông phía trên và một mũ đỡ cong vàng khăn phía dưới.
+ Phần dầm ngang được đặt trực tiếp trên đầu cột, những dầm này liên kết các đầu cột tạo thành một khung
cứng, đồng thời để đỡ băng ngang có nhiều trang trí.
+ Được ví như những đội hình và các chiến binh Hi Lạp cổ đại đầy sức mạnh, trật tự trong quân đội
- Công trình tiêu biểu: đền Parthenon
Dạng thức cột Ionic (TK V TCN)
- Ra đời từ thế kỷ VI trước CN, bắt nguồn từ một vùng duyên hải miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Ionia, nơi có
nhiều khu định cư Hi Lạp cổ đại. Bên cạnh đó Ionia là vùng bao gồm bờ biển phía Tây Nam của Hy Lạp và các
hòn đảo của vùng Tiểu Á, nơi mà người Hi Lạp định cư và thổ ngữ của người lonia được sử dụng.
- Đặc điểm:
+ Trang trí giống như cuộn được gọi là volutes. Các trục Ionic có dáng vẻ thanh mảnh hơn so với thức cột Doric,
có thể quan sát được cả từ mặt đứng hoặc mặt bên của cột (khá giống với cột La Mã)
+ Thức cột Lonic đặt trên phần đế có bệ đỡ nằm giữa thân cột và đế cột.
+ Đầu cột Lonic có đặc điểm gồm 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu cột trang trí gờ chỉ.
+ Đầu cột được trang trí họa tiết chìm, các họa tiết này vô cùng sinh động và xen kẽ nhau một cách đồng đều, phần
cuốn ốc này thường nằm trên một mặt phẳng, sau này được cuốn cong ra ngoài ở các góc.
+ đây là loại thức cột làm cơ sở cho sự ra đời của cột phức hợp sau này của La Mã.
+ Tượng trưng cho vẻ đẹp mềm mại và nữ tính của người phụ nữ.
 ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ biển Aegea.
 Một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại
 Kts Cherciferon và con trai Metagines
 Kích thước: dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m), gồm 127 cột đá,
 Thờ vị nữ thần săn bắn Artemis
 xây dựng năm 550 TCN, bị kẻ cuồng danh Herostratus đã đốt vào 21/7/356 TCN
 Dạng thức Corinthian (TK IV TCN)
 - Đặc điểm:
 + Là loại thức cột hoa mĩ nhất và tỉ mỉ, công phu nhất với những ránh nhỏ trên thân cột.
 + Đầu cột được trang trí cầu kỳ bằng các chi tiết hoa lá, các lá là các loại lá phiến thảo hình xoắn ốc đậm
chất thiên nhiên.
 + Cột có chiều cao 1: 10 lần đường kính của phần đầu cột.
 + Phần đế có bệ đỡ rất kiêu sa và kì vĩ, phù hợp sử dụng cho các mẫu lâu đài cổ điển tráng lệ.
 + Có 2 loại cột Corinthian là : cột Corinthian La Mã và cột Corinthian Renaissance
 - Những công trình tiêu biểu: Đền Olympieion ( Athen), đền Apollo (Bassae), hiện nay: tòa nhà Capitol, tòa
án tối cao Hoa Kì
Kiến trúc La Mã
- Số lượng kiến trúc rất lớn, các loại hình kiến trúc chủ yếu là:
+ Đền thờ thần, miếu thờ thần.
+ Basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng).
+ Các công trình hành chính (Curia - Viện nguyên lão), lưu trữ, thư viện.
+ Quảng trường (Forum - nơi thường đặt các Basilica và Curia, nơi thờ các nhà vua).
+ Nhà tắm công cộng (Therma).
+ Hý trường, kịch trường, Đấu trường, Khải hoàn môn.
+ Các loại nhà ở, cung điện.
+ Cầu dẫn nước, cầu cống, đường xá.
- Quy mô kiến trúc đồ sộ, tường dày, hoành tráng bề thế, gây ấn tượng về sức mạnh, quyền lực, tạo cảm giác
về một sự bền vững lâu dài
VD: Nhà thờ lớn ở Rôma dài 635 mét chứa được 150000 người, Basilica Julia có diện tích rộng 5000m2, nhà
tắm công cộng Caracalla cùng một lúc có sức chứa 1600 người...
- Tổ hợp không gian của kiến trúc La Mã rất phức tạp đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của cuộc
sống.
- Kết cấu các công trình kiến trúc có nhiều tiến bộ nhờ kỹ thuật xây dựng vòm, cuốn bằng đá và nhờ việc
tìm ra bê tông thiên nhiên, người La Mã đã thực hiện được những kết cấu không gian lớn.
- Người La Mã đã tiếp tục phát triển ba loại thức cột Doric, Lonic và Corinth, làm phong phú thêm hình
thức của ba loại thức cột này và sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Compozit.
Kỹ thuật xây dựng vòm cuốn và tường La Mã
- Các phần tường được xây bằng cách đặt các viên đá xen kẽ nhau, đến phần vòm, ở chân vòm nửa tròn có đá chèn
đáy vòm (Imposte), ở đỉnh vòm có đá khoá vòm (Key Stone), các phần cong khác là đá cuốn hình nêm (Vousoir).
- Kiểu kết cấu này về sau được tiếp tục dùng rất nhiều ở thời kỳ Văn nghệ Phục Hưng.
- Vòm La Mã được sử dụng phổ biến, thông thường có ba loại vòm chính:
+ Vòm nửa trụ: có dạng hình ống, với hình thức nửa tròn (Barrel Vault, Voute en berceau).
+ Vòm giao thoa (Intersecting - Vault, Vôute d’arêtes): còn gọi là vòm khía (Groined Vault) vì hai nửa vòm ở phần
giao nhau có khía.
+ Trong trường hợp hai nhịp vòm bằng nhau, hình chiếu của khía có dạng hình chữ thập, nên còn gọi là vòm chữ
thập (Cross Vault).
+ Vòm bán cầu (Coupole).
+ Các thông số đáng kinh ngạc về việc vượt các khẩu độ lớn của kết cấu đá đều được thể hiện trong các tác phẩm
lớn tiêu biểu của kiến trúc La Mã cổ đại.
THỨC CỘT LA MÃ CỔ ĐẠI
• Thức cột Toscan hay Doric thường được dùng ở tầng dưới cùng
• Tầng hai dùng thức Ionic, tầng ba dùng thức Corinth.
• A. Thức Doric; B. Thức Ionic (A và B đều là cột của nhà hát Marcellus);
• C. Thức Composite ở Khải hoàn môn Titus;
• D. Thức Corinth ở đền Pantheon.
CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU
Hi Lạp: Tổ hợp Acropolis
- Đền thờ nữ thần Athena – Parthenon.
- Đền Erechtheum ở Acropolis.
- Đền thờ nữ thần Athena Nike.
- Đền thờ Thần Zeus tại Athen.
La Mã
- Đấu trường Colisée
- Đền Parthéon
- Cầu dẫn nước Pont du Gard
Đồi Acropolis- Nơi ngự trị của các vị thần
(Thành phố trên cao)
CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA LÃ MÃ
Đấu trường Colisée
- Khởi công năm 72 và khánh thành vào năm 80. Được xây dựng vào các đời vua Vespatian và Titus,
- Chu vi mặt bằng hình elíp 527 mét, trục dài 188 mét, trục ngắn 156 mét. Sức chứa 50.000 đến 80.000 người.
- Số hàng ghế chạy vòng từ hàng đầu lên hàng cuối là 60 hàng, chia làm năm khu vực để thoát người, toàn bộ công
trình có 80 lối thoát.
- Bãi đấu có kích thước 86 x 54 mét, hàng ghế đầu cao hơn bãi đấu 5 mét để bảo đảm an toàn cho người xem.
- Hệ tường cột chạy vòng quanh mặt đứng công trình tạo nên 80 cái vòm cuốn đã cùng với hệ tường ngang hình dẻ
quạt 80 bức đỡ toàn bô khán đài và sàn các tầng của công trình.
- Cao 48 mét, 4 tầng, ba tầng từ dưới lên dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinth, chuyển từ nặng đến nhẹ dần.
Tầng 4 trên cùng dùng mảng đặc
Đền Parthéon ở Roma
- Còn gọi là miếu vạn thần (đền thờ tất cả các vị thần)
- Xây dựng vào những năm 120 - 124 trên mặt bằng kiểu tập trung, hình tròn.
- Đánh dấu một thành tựu đáng kể nhất về kỹ thuật kết cấu bê tông La Mã cổ đại: vòm mái của nó vượt một
không gian lớn tới 43,3 mét. Phần dưới vòm là một khối trụ tròn lớn có tường dày tới gần 7 mét để đỡ vòm,
nhưng phần tường hình vòng tròn này không xây đặc mà có chừa những khoảng trống hình chữ nhật hoặc
hình bán nguyệt.
- Cửa tròn lấy ánh sáng ở đỉnh vòm (đường kính 8,9 mét) đã phá vỡ cảm giác hữu hạn gần như đóng kín của
không gian nội thất.
- Từ đỉnh mái đến mặt nền công trình cũng cao bằng 43,3 mét, bằng kích thước của đường kính vòm mái.
- Mặt chính phía trước sảnh rộng 33 mét, trên mặt chính có tám cây cột Corinth, mỗi cột cao 14,18 mét,
đường kính đáy rộng 1,51 mét
Cầu dẫn nước Pont du Gard
- Pont du Gard ở Nime, Pháp
- Chiều dài: 40 km. Nay còn lại đoạn vượt qua sông Gorđon dài 275 mét,
- Chỗ cao nhất của máng nước là 48,75 mét, chia làm ba tầng và nhiều nhịp.
- Hai hàng cuốn dưới có nhịp cuốn theo chiều đứng cao 19,5 mét, gần vào bờ nhịp có độ lớn 15,6 mét và ở giữa
dòng có nhịp cuốn 24,4 mét. Hàng cuốn trên cùng cao 7,45 mét và có nhịp ngang 4,6 mét. Ấn tượng thẩm mỹ gây
ra bởi ba hàng cuốn rất lớn.
Nhà tắm Caracalla
- Xây dựng năm 211 – 217.
- S: 575m x 363m.
- Kết cấu gồm
+ Tiền sảnh
+ Chỗ thay quần áo
+ Hệ thống các loại phòng:
• Phòng tắm với các bể tắm nước nóng (Calidarium).
• Phòng tắm với các bể tắm nước ấm (Tepidarium).
• Phòng tắm với các bể tắm nước lạnh (Frigidarium).
• Phòng tắm hơi (Sudarium hay Laconium).
• Phòng đun nước nóng để ở tầng hầm.
3.5.ĐIÊU KHẮC
- Chú trọng vẻ đẹp hình thể
- Chủ yếu là các bức tượng khỏa thân
- Tiêu biểu: + Gia đình Laocoon + Nữ thần Anphrodit
3.6. Thể thao
- Thể thao của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp, ra đời từ năm
776 TCN và kéo dài tới năm 393.
- Tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
- Thế vận hội Olympic ngày nay chính là sự bắt nguồn từ thể thao của Hi Lạp. Năm 2004 Olympic được tổ chức tại
Athens – Hi Lạp, lần đầu tiên được trở về với nơi mà hoạt động thể thao này đã ra đời từ thời cổ đại.
3.7. Các ngành khoa học
- Khoa học tự nhiên: cống hiến to lớn cho nhân loại nhiều nhà bác học vĩ đại, Euclide, Pythagoras, Thales,
Archimede
- Y học: + Có thành tựu lớn về lí luận và thực hành trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh
+ Sản sinh nhiều danh y và nơi hành nghề được coi là thủy tổ của y khoa phương Tây: Esculates,
Hippocrates
- Triết học: + Là quê hương của triết học phương Tây
+ Có cả hai trường phái: duy vật và duy tâm
+ Phái duy vật: Thales, Heraleitus, Democritus
+ Phái duy tâm: Platon, Arixtot
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC HI - LA
- Do đặc thù của xã hội CHNL nên triết học có tính tổng hợp cao.
- Gồm nhiều trường phái, trào lưu, tạo nên sự phong phú về thế giới quan tư tưởng của con người.
- Hai trường phái triết học duy vật và duy tâm luôn đấu tranh với nhau, đây là cuộc đấu tranh giữa lực lượng
tiến bộ và thế lực bảo thủ trong Triết học.
Triết học duy vật: Thales “Nước” là yếu tố đầu tiên, bản nguyên của mọi vật
Heraclitus: vũ trụ cấu thành từ ngọn “lửa” vĩnh cửu.
Democritos: Mọi vật được cấu thành từ nguyên tử
Triết học duy tâm: Pythagos: thế giới được tạo ra từ các con số
Sokrates: Thế giới do thần thánh tạo ra
Platon: Thế giới vật chất được sinh ra từ “ý niệm”
3.7. Luật pháp và tổ chức nhà nước
3.7.1 Tổ chức nhà nước
- Nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình
- Sự ra đời, củng cố, hưng thịnh, suy tàn của nhà nước chiếm hữu nô lệ ở luôn gắn liền với cuộc đấu tranh
giai cấp.
- Nhà nước thành bang, thể chế dân chủ- cộng hòa đầu tiên trên thế giới.
- Cơ cấu quyền lực: tam quyền phân lập
- Tính dân chủ là kết quả của sự đấu tranh không ngừng của tầng lớp bình dân.
3.7.2 Luật pháp
• Coi trọng luật pháp
• Các bộ luật ra đời sớm và khá hoàn chỉnh
• Có ảnh hưởng lớn đến nền luật pháp châu Âu
• Các bộ luật tiêu biểu :
+ Hi lạp: Luật Dracon (621 TCN)
+ La mã: Luật 12 bảng
LUẬT 12 BẢNG
- Ra đời ở thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã (hay còn gọi là sơ kỳ của nền cộng hòa) 450TCN )
- Bối cảnh: Do phong trào đấu tranh của bình dân - chủ nô công thương chống lại sự vận dụng tuỳ tiện tập
quán trong tư pháp vì lợi ích riêng. Uỷ ban biên soạn pháp luật gồm 5 quí tộc và 5 bình dân
- Kết cấu:
+ Bảng 1, 2: Tố tụng dân sự ; + Bảng 3: Vay nợ
+ Bảng 4: Luật gia đình ; + Bảng 5: thừa kế
+ Bảng 6: Tài sản ; + Bảng 7: Bất động sản
+ Bảng 8: Qui định về hành chính
+ Bảng 9: Quy định về bộ máy nhà nước
+ Bảng 10: Quy định về tang lễ
+ Bảng 11: Hôn nhân + Bảng 12: Tội phạm
3.8 Kito giáo
- Người sáng lập: Jesus Crit.
- Thời gian: TK I tại Béthleem (Palestin ngày nay).
- Kinh điển: Kinh Cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh Tân ước
Nguồn gốc tư tưởng của Kito giáo
• Tiếp nhận quan niệm “chúa cứu thế” của người Do Thái
• Tiếp nhận tư tưởng Nhất thần giáo của Do Thái, Ai Cập, Xiri, Iran
• Tiếp nhận tư tưởng Thần vì cứu vớt chúng sinh mà phải chết nhưng được phục sinh
• Tư tưởng chuộc tội và hiến tế của người Ai Cập
• Tư tưởng của triết học khắc kỷ Hi Lạp: người là nô lệ của thần, phục tùng, nhẫn nại, cấm dục…
GIÁO LÝ
- Chúa Trời cứu vớt loài người.
- Chịu sự phán xét cuối cùng của Chúa
- Thiên đàng và địa ngục
- Mọi người đều bình đẳng trước Chúa.
- 10 điều răn
- 7 phép bí tích
- Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự
Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
Thứ năm: Chớ giết người
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
Thứ bảy: Chớ lấy của người
Thứ tám: Chớ làm chứng dối
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
Thứ mười: Chớ tham của người
7 phép tích:
1. Phép Rửa tội
2. Phép Thêm sức
3. Phép MÌnh Thánh Chúa
4. Phép Giải tội
5. Phép Xức Dầu Thánh
6. Phép Truyền Chức Thánh
7. Phép Hôn Phổi

1.Cách dùng tên Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác để gọi các ngày trong tuần là do người... cổ đại đặt ra.
Lưỡng Hà
2. Tộc người nào đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở Lưỡng Hà? Sumer
3. Vườn treo Babylon được xây dựng dưới thời trị vì của vị vua nào? Nabuchodonosor (605-561 tr.CN)
4. Bộ luật đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà? Luật Vương triều Ur
5. Lưỡng Hà (tiếng Hy Lạp là Mesopotamia) có nghĩa là... Vùng đất giữa hai con sông 6. Chữ của người Lưỡng Hà
cổ đại được gọi chữ hình định (Cueiforme) là vì... Nét chữ giống hình cái đinh
7. Thiên anh hùng ca Gilgamesh bắt nguồn từ nền văn minh nào? Lưỡng Hà
8. Chữ viết của người Sumer được viết trên chất liệu nào? Đất sét
9. Các thành bang Lagash, Kish, Surrupak, Uruk, Nuppur là những quốc gia nhỏ của người... Sumer
10. Vị vua đầu tiên thống nhất được toàn bộ vùng Lưỡng Hà là... Sargon
11. Bộ luật Hammurabi được sáng tạo trong thời kỳ nào của nền văn minh Lưỡng Hà? Vương quốc Babylon cổ
12. Tôn giáo của người Lưỡng Hà cổ đại là ... Đa thần giáo
13. Hệ thống lịch theo Mặt Trăng (Âm lịch), 1 năm có 12 tháng, xen kẻ một tháng đủ có 30 ngày là một tháng thiếu
có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Đó là hệ thống lịch của nền văn minh nào? Văn minh Lưỡng Hà
14. Trong nền văn minh Lưỡng Hà, bộ luật cổ hoàn chỉnh nhất là .... Luật Hammurabi 15. Người Lưỡng Hà phát
minh ra loại lịch nào? Âm lịch
16. Vườn treo Babylon -một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại – được xây dựng trong thời kỳ nào? Tân Babylon
17. Nhân vật xuất hiện trong đoạn trích Nạn đại hồng thủy thuộc sử thi Gilgamesh là? Utnapishtim
18. Thời kỳ tồn tại của vương quốc nào được coi là thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà? Vương quốc
Babylon cổ
19. Hai con sông lớn góp phần quan trọng tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà là... Sông Tigris và Euphrates
20. Vương quốc Tân Babylon do vị vua nào thành lập? Nabopolaxa
21. Các Kim Tự Tháp đầu tiên của Ai Cập được xây dựng dưới thời ... Cổ vương quốc 22. Kim Tự Tháp nào sau
đây được xếp là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại? Kheops
23. Người Ai Cập cổ đã phát minh ra.. Âm lịch
24. Theo các sử gia Hy Lạp, vị vua nào là người đầu tiên thống nhất đất nước Ai Cập (khoảng 3200 tr.CN)?
Narmer
25. Ai Cập là tặng phẩm của sông.. Nile
26. Người đứng đầu Ai Cập cổ đại thường được gọi là? Pharaoh
27. Vua Akhenaton (1424-1388 tr.CN) tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, đề xướng tôn giáo thờ thần A-tôn vì...
Ông muốn trở thành vị thần tối cao tôn giáo, không chỉ nắm vương quyền mà cả thần quyền.
28. Thời kỳ nào trong lịch sử Ai Cập được mệnh danh là “Thời đại của Kim tự tháp”? Cổ Vương quốc
29. Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của z (pi) bằng.. 3,14
30. Vị thần nào được người Ai Cập coi là chúa tể của địa ngục? Than Osiris.
31. Trong thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại, bộ phận nào của cơ thể người được giữ lại khi người ta tiến hành mổ
ướp xác? Tim
32. Ngoài Kim tự tháp Kheops, công trình kiến trúc nào ở Ai Cập cổ được xếp vào một trong bảy kỳ quan của thế
giới cổ dai? Ngọn hải đăng Alexandria
33. Tôn giáo chính của người Ai Cập cổ đại là ... Đa thần giáo
34. Về nguồn gốc dân cư, người Ai Cập cổ đại là... Thổ dân châu Phi
35. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai cổ đại là Nữ hoàng.. Cleopatra
36. Vị Pharaoh nữ đầu tiên của Ai Cập cổ đại là Nữ hoàng... Merneith
37. Loại giấy mà người Ai Cập cổ đại đã sử dụng là... Giấy Papyrus
38. Thời kỳ người Ai Cập thực hiện thờ củng độc thần là... Thời kỳ Trung vương quốc
39. Pharaoh trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là... Ngôi nhà vĩ đại
40. Ở Ai Cập cổ đại, vật liệu chủ yếu sử dụng để xây dựng các công trình lăng mộ là... Đá
41. Người Ấn Độ tự hảo rằng: “Cái gì không thấy được ở trong.. thì cũng không thấy được ở Ấn Độ”. Mahabharata
42. Tôn giáo đầu tiên xuất hiện và được truyền bá rộng rãi tại Ấn Độ là... Bà-la-môn giáo
43. “Tứ diệu để” của Phật giáo gồm những gì? Khổ đế -Tập đế -Diệt đế -Đạo đế
44. Các quan niệm về Dharma (Đạo pháp), Karma (Nghiệp), Samsara (Luân hồi), Nirvana (Niết bàn), có gốc từ tôn
giáo nào? Balamon giáo
45. Tác phẩm nào được xem là “Thiên tình sử” của nền văn học An Độ? Ramayana
46. Phát biểu nào đúng nhất trong các phát biểu dưới đây? Người Dravida là chủ nhân của nền văn minh sông An
47. Varna là chế độ.... Phân biệt về đẳng cấp xã hội 48. Ai là người sáng lập vương triều Maurya (321-232 tr.CN)
trong lịch sử Ấn Độ? Chandragupta
49. Người đã sáng lập ra Phật giáo là... Siddartha Gautama
50. Trong xã hội của người Aryan, đẳng cấp nào là cao nhất? Brahman
51. Tác phẩm nào được xem là Đại Bách khoa toàn thư của Ấn Độ ? Mahabharata
52. Nguồn gốc của người Aryan là... Những người chăn thả súc vật nói hệ ngôn ngữ Ấn – Âu
53. Trong Tử Diệu để của Phật giáo, cái gì đề cập đến nguyên nhân của sự khổ đau? Tập đế (Samudaya)
54. Trong Tử Diệu đế của Phật giáo, cái gì đề cập đến con đường đúng để diệt khổ? Đạo đế (Marga)
55. Trong Tử Diệu đế của Phật giáo, cái gì đề cập đến sự cần thiết phải diệt khổ? Diệt đế (Nirodha)
56.Trong giáo lý của Phật giáo, Tử vô lượng tâm “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là... Từ -Bi -Hỷ -

57. Kinh Veda được sử dụng trong giáo lý của tôn giáo nào? Bà La Môn giáo
58. Các vị thần Brahma (thần Sáng tạo), Vishnu (thần Bảo vệ), Siva (thần Hủy diệt) thuộc tôn giáo nào? Bà La
Môn giáo
59. Trong tôn giáo của Ấn Độ, đạo Bà La Môn về sau được gọi là.... Hindu giáo
60. Người khởi xướng tư tưởng Nho Gia là... Khổng Tử
61. Thời Cổ Trung đại, 4 phát minh quan trọng nào của người Trung Quốc được thế giới đánh giá cao? Giấy, Kỹ
thuật in, La bản, Thuốc súng
62. Ra đời từ thiên niên kỷ thứ II tr.CN, chữ viết cổ của nền văn minh nào dưới đây là hệ chữ viết duy nhất được sử
dụng qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay? Trung Quốc
63. Trong lịch sử Trung Quốc, ai là người thành lập trường phái Pháp gia về triết học chính trị? Thương Ưởng
64. Cuộc cải cách của Thương Ưởng (bắt đầu từ năm 359 tr.CN) đã làm cho nước nào hùng mạnh lên? Tần
65. Công trình vĩ đại của Trung Quốc, được ví như “nghĩa địa dài nhất trái đất” là... Vạn Lý Trường Thành
66. Chữ Giáp cốt xuất hiện dưới thời kỳ nào trong lịch sử Trung Quốc cổ đại? Thời nhà Thương (Thế kỷ XVI -XI
tr.CN) 67. Thử tự của các triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa? Hạ -Thương -Chu
68. Chữ Giáp cốt là một dạng chữ viết... xuất hiện khoảng thiên niên kỷ II tr.CN và sau đó được cải tiến qua quá
trình lịch sử để trở thành chữ Trung hiện
69. Người đã lập ra Triều đại nha Han ở Trung Quốc ra.... Lưu Bang
70.Vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc? Tần Thủy Hoàng
71. Ai là người có quan điểm nhấn mạnh đến vô vi thay cho quyền lực chính trị và tự vấn thay cho việc làm chủ
những người khác? Lão Tử
72. Quan điểm cho rằng: Nhân chi sơ tính bản thiện là của... Mạnh Tử
73. Người phụ nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa xưng đế là... Võ Tắc Thiên
74. Kinh đô chính của triều Thương (XVI-XI tr.CN) là... Ân Khư
75. Theo Tư Mã Thiên, chính sách phân phong ruộng đất cho những người cùng dòng họ, do đó mà lập nên hệ
thống các quốc gia chư hầu xuất hiện dưới thời kỳ nào? Thời Tây Chu
76. Khác với quan niệm của Mạnh Tử, ai cho rằng: Nhân chi sơ tính bản ác? Tuân Tử
77. Kinh đô đầu tiên của Nhà Hán đóng ở đầu? Tây An
78. Theo Khổng Tử, quan niệm về Ngũ thường là... Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín
79. Theo Khổng Tử, quan niệm về Tam cương là... Vua — Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ
80. Về nguồn gốc, nền văn minh Trung Quốc đầu tiên xuất hiện dọc lưu vực con sông nào? Hoàng Hà
81. Công trình phòng ngự nổi tiếng nào ở Trung Quốc được xây dựng từ thời kỳ Tần Thủy Hoàng? Vạn lý Trường
Thành
82. Các loại chữ viết: Giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, chữ Lệ, chữ Khải thuộc nền văn minh nào? Trung Quốc
83. Tập thơ nào là tập thơ cổ nhất Trung Quốc, được các tác giả sáng tác trong khoảng thời gian từ thời Tây Chu
cho đến giữa thời Xuân Thu, gồm ba phần: Phong, Nhã, Tụng? Kinh thi
84. Các tác phẩm văn học như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Thủy Hử, Liêu Trai Chỉ Dị ra
đời vào thời kỳ nào ở Trung Quốc? Thời kỳ nhà Minh -Thanh
85. Trong nền văn chương Hy Lạp, ai là tác giả của hai tác phẩm thi ca lớn Iliad và Odyssey, với chủ đề huyền
thoại về cuộc chiến của người Myecnaean với thành Troy? Homer
86. Trong nghệ thuật kiến trúc, ba phong cách phân biệt cho những tòa nhà đồ sộ, mỗi phong cách được trang trí
hoa mỹ hơn phong cách trước đó: Doric, Ionic và Corinthian. Đó là kiến trúc của nền văn minh nào? Hy Lạp
87. Trong nền văn minh Hy Lạp, ai là người đã nghĩ ra những hệ thống ròng rọc để bơm nước ra khỏi những con
tàu và cánh đồng ngập nước? Archimedes
88. Triết gia Hy Lạp nổi tiếng nhất và là thầy của Alexander đại đế? Aristotle
89. Theo thần thoại Hy Lạp, vị thần nào đã sáng tạo ra con người và nền văn minh nhân loại? Thần Prometheus
90. Trong thần thoại Hy Lạp, vị thần nào được xem là tối cao nhất, thần của các vị thần? Thần Zeus
91. Bảng chữ cái Alphabet đầu tiên trên thế giới do dân tộc nào sáng tạo nên? Người Phoenicia
92. Nền văn minh nào là nền văn minh tối cổ của người Hy Lạp, tồn tại từ thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II
Văn minh Crete -Myxen
93. Thành bang được xem là thành bang điển hình cho chế độ cộng hòa quý tộc ở Hy Lạp cổ đại là... Sparte
94. Thành bang nào được xem là thành bang điển hình cho chế độ cộng hòa dân chủ ở Hy Lạp cổ đại? Thành bang
Athens 95. Vị vua trẻ nổi tiếng nhất của Macedonia thời kỳ Hy Lạp cổ đại là ai? Alexander
96. Trong số các bức tượng nổi tiếng dưới đây của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, bức tượng nào là một trong 7 kỳ
quan thế giới cổ đại? Tượng thần Zeus ở Olympia
97. Đơn vị chính trị của Hy Lạp được gọi là... Thành bang
98. Ở Hy Lạp cổ đại, tổ chức nhà nước theo hai mô hình: Cộng hòa dân chủ và Cộng hoà quý tộc
99. Xã hội Hy Lạp thời đại Homer (Thế kỷ XI-IX tr.CN) sống dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp,
ngành kinh tế chủ yếu là... Chăn nuôi
100. Sự kiện lịch sử quan trọng nào đã diễn ra ở Hy Lạp vào năm 776 Đại hội Olympic
101. Những công trình kiến trúc: Đền Parthenon, đền nữ thần Artemis, Lăng mộ Maussolus, tượng thần Zues thuộc
về nền văn minh nào? Hy Lạp
102. Để phân biệt và để nhận biết nô lệ của mình, các chủ nô Hy Lạp thường... khắc dấu lên trán mỗi nô lệ
103. Cuộc chiến tranh nào dưới đây kéo dài 27 năm (431-404 tr.CN) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế và đời sống xã
hội của các thành bang Hy Lạp, nhất là Athens? Peloponnesus
104. Ai là nhân vật quan trọng nhất trong nền y học Hy Lạp cổ đại và thường được xem là “Cha đẻ của y học hiện
đại”? Hippocrates
105. Hệ thống chữ viết nào dưới đây vẫn còn được sử dụng khắp Tây Âu và châu Mỹ ngày nay? Hệ thống chữ
Latinh
106. Trung tâm của đời sống chính trị La Mã là... Viện nguyên lão
107. “Cùng với chữ Latinh, nó là di sản lâu bền nhất mà người La Mã đã đóng góp vào nền văn minh chung của
nhân loại". Đó là di sản nào? Luật pháp 108. Việc sử dụng nhiều... vào thời đỉnh cao của La Mã giúp giải thích kỹ
thuật sản xuất trì trệ trong chế tạo và nông nghiệp. Hãy điền thông tin vào dấu ba chấm (...) ? Nô lệ
109. Về nguồn gốc, Kitô giáo đã xuất hiện ở đâu? La Mã
110. Công trình kiến trúc to lớn và nổi tiếng bậc nhất nào là nơi diễn ra hình thức giải trí đẫm máu nhất của đế chế
La Mã cổ đại? Đấu trường Colosseum
111. Thành phố nào được xem là trung tâm quyền lực của đế chế La Mã? Roma
112.“Đây không chỉ đơn thuần là nơi giải trí, mà còn là một công trình văn hoá với các thư viện và phòng đọc sách.
Tóm lại, đó là cả xã hội Rôma thu gọn”. Đó là công trình kiến trúc nào? Nhà tắm Caracalla
113. La Mã là điển hình của một chế độ xã hội... Chiếm hữu nô lệ
114. Các công trình kiến trúc nổi tiếng như: Đấu trường Colosseum, Nhà tắm Caracalla, Khải hoàn môn Trajan
thuộc nền văn minh cổ đại nào? La Mã
115. Các vị thần như: Jupiter (vị thần Tối cao), Apollo (Thần Ánh sáng và bảo trợ cho Nghệ thuật) Venus (thần
Tình yêu và Sắc đẹp), Neptune (thần Biển cả) thuộc nền văn minh cổ đại nào? La Mã

You might also like