You are on page 1of 17

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, Trung Quốc là một trong
những nền văn minh lớn nhất thế giới. Trên cở sở kế thừa những di sản văn hóa cổ
đại, cùng những điều kiện kinh tế x ã hội và sự giao lưu với các luồng văn hóa
ngoại lai, người dân Trung Quốc đã tạo ra những thành tựu vô cùng rực rỡ trong
lịch sử phát triển của dân tộc mình, nổi bật như tư tưởng, văn học, sử học, nghệ
thuật, khoa học kỹ thuật,…. Và đặc biệt không thể không nhắc đến chữ viết của họ
- Hán tự - với ảnh hưởng của chữ Hán đã tạo nên một vùng văn hóa chữ hán ở các
nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Hẳn không nhiều quốc gia đưa việc
viết chữ trở thành một hình thức nghệ thuật như Trung Quốc, được gọi là thư pháp.
Các thế hệ người Trung Quốc đã đưa những tác phẩm thư pháp đạt tới đỉnh cao,
sánh ngang với những tác phẩm nghệ thuật báu vật của nhân loại.

Có cùng chung biên giới, hàng ngàn năm qua, văn hóa Trung Hoa vẫn luôn
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người dân Việt Nam. Với việc nằm trong nền
văn hóa chữ Hán, Việt Nam cũng từng phát triển một nền nghệ thuật thư pháp khá
rực rỡ, nhưng với sự thay đổi của thời đại, nghệ thuật thư pháp đã mất đi vị thế vốn
có. Tìm hiểu về “nghệ thuật thư pháp Trung Hoa cổ trung đại ” là tìm hiểu về một
nét văn hóa quan trọng trong đời sống của người Trung Quốc, bên cạnh đó cũng
góp phần hiểu thêm về nền tảng của thư pháp Việt Nam, hiểu thêm về một nét đẹp
văn hóa của cha ông.

Do kiến thức và thời gian có hạn, bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót,
người viết mong nhận được sự bổ sung, góp ý của thầy cô để bài tiểu luận hoàn
thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................3

1. Các khái niệm..............................................................................................3

1.1. Chữ viết.................................................................................................3

1.2. Nghệ thuật chữ viết...............................................................................3

1.3. Thư pháp...............................................................................................3

2. Khái quát về nền văn minh Trung Hoa cổ đại..............................................3

2.1. Sơ lược về Trung Quốc và nền văn minh Trung Hoa cổ đại..................4

2.2. Lịch sử Trung Quốc...................................................................................4

3. Sự ra đời của chữ Hán..................................................................................7

4. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa........................................................................8

4.1. Hình thái ban đầu của thư pháp Trung Hoa cổ đại................................8

4.2. Sự ra đời của thư pháp Trung Hoa trung đại..........................................9

4.3. Thư pháp phát triển thành một nghệ thuật đỉnh cao.............................12

5. Nghệ thuật thư pháp trong đời sống hiện đại ngày nay..............................15

KẾT LUẬN.............................................................................................................16
NỘI DUNG

1. Các khái niệm


1.1. Chữ viết

Chữ viết là là một phương pháp lưu trữ thông tin và chuyển giao tin nhắn
(thể hiện suy nghĩ hoặc ý tưởng) được tổ chức (thông thường được chuẩn hóa) trong
một ngôn ngữ bằng cách mã hóa và giải mã theo cách trực quan (hoặc có thể gián
tiếp). Chữ viết ra đời cũng thể hiện giai đoạn phát triển cao của một nền văn minh,
là một bước nhảy vọt của văn hóa.

1.2. Nghệ thuật chữ viết

Cái đẹp trong chữ viết, mà theo cách nói hiện đại là nghệ thuật chữ viết từ lâu đã
được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại hình nghệ thuật đặc thù "
cao cấp " , là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước phương
Đông. Nghệ thuật chữ viết vừa tạo nên giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa thực tiễn
trong cuộc sống của mọi người trên hành tinh của chúng ta.

1.3. Thư pháp

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp hay thư pháp là phép viết chữ được nâng lên
thành một nghệ thuật. Có thể hiểu thư pháp là nghệ thuật thể hiện chữ viết và là
phương tiện để bày tỏ tâm thức của con người. Với ý nghĩa này, thư pháp trở thành
một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm của mỗi dân tộc, chí hướng, tâm tư và tình cảm chủ
quan, có giá trị đạo đức và giá trị mỹ học.Có nhiều trường phái nhưng cơ bản được
chia thành thư pháp phương đông bắt nguồn từ Trung Quốc phổ biến ở vùng văn
hoa chữ Hán, thư pháp tại phương tây còn gọi là calligraphy với phong cách khác
biệt khi nét chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ; và thư pháp Ả rập là một
khía cạnh của nghệ thuật hồi giáo được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn
ngữ Ả rập.

2. Khái quát về nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Ngày nay, Trung Quốc tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân
nhất trên thế giới, với số dân trên 1,35 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng
do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Với
diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế
giới. Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ
đại nhỏ hơn bây giờ nhiều, nó được mở rộng qua hàng nghìn năm chính chiến mở
rộng bờ cõi của các bậc tiền nhân. Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc
riêng biệt, dân tộc đông dân nhất là người Hán, chiếm khoảng 91,51% tổng dân số.
Người Hán là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trên thế giới. Chữ Hán được sử dụng làm văn
tự chính thức cho các ngôn ngữ Hán từ hàng nghìn năm, tạo điều kiện cho người nói
các ngôn ngữ và phương ngôn Hán không hiểu lẫn nhau có thể giao tiếp thông qua
văn tự. Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.

2.1. Sơ lược về Trung Quốc và nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương
Đông thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc,
văn minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn.

Tương tự như vậy, Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai
con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông
Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù
sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. Hoàng Hà và Trường
Giang  từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng qua đó đã bồi đắp cho đất đai thêm
màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất
còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh
Trung Quốc cổ đại. Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên
thế giới. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ nền văn minh Trung Hoa cổ đại.  

2.2. Lịch sử Trung Quốc

a. Thời kỳ cổ đại:

Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ
được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung
Quốc là ở thời kì Tam Hoàng ( Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng
đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế ). Theo các nhà nghiên cứu, thực
ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.
Thời cổ đại ở Trung Quốc trải qua ba vương triều nối tiếp nhau là:

- Nhà Hạ từ khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN.


- Nhà Thương ( còn được gọi là Ân-Thương) từ thế kỉ XVI – XI TCN.
- Nhà Chu về danh nghĩa từ thế kỉ XI – III TCN, nhưng thực chất nhà Chu chỉ
nắm thực quyền từ thế kỉ XI TCN đến năm 771 TCN ( thời Tây Chu ). Còn từ năm
771, ( sau loạn Bao Tự ) đến năm 221 TCN, Trung Quốc ở vào thời loạn. Giai đoạn
lịch sử này được ghi lại trong hai bộ Xuân thu sử và Chiến quốc sách.

b. Thời kỳ trung đại (phong kiến):

Là thời kỳ thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước Trung
Quốc thống nhất. Thời kỳ này bắt đầu với nhà Tần từ năm 221 đến 206 TCN. Năm
221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đánh bại các nước khác thời Chiến quốc, thống nhất đất
nước, tạo điều kiện thống nhất chữ viết, đo lường, tiền tệ. sau đó là các triều đại:

- Nhà Hán ( 206 TCN – 220)


- Thời Tam quốc (220 – 280 )
- Nhà Tấn ( 265 – 420 )
- Nam – Bắc triều ( 420 – 581 )
- Nhà Đường ( 618 – 907 )
- Thời kì Ngũ đại – Thập quốc ( 907 – 960 )
- Nhà Tống ( 960 – 1279 )
- Nhà Nguyên ( 1279 – 1368 )
- Nhà Minh ( 1368 – 1644 )
- Nhà Thanh (1644 – 1911 )

c. Các thành tựu của nền văn minh Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ
-trung đại. Văn minh Trung Hoa thời cổ-trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước
phương Đông với những thành tựu như : Văn học tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ
đường và tiểu thuyết Minh – Thanh.; sử học có hàng loạt tác phẩm đồ sộ ra đời như
Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố, Minh sử hay Tứ khố toàn thư dưới
thời Minh – Thanh  là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc; Về khoa học tự
nhiên và kĩ thuật, toán học của Trung Quốc có nhiều thành tựu rực rỡ trong đó
không thể không kể đến một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra
số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
Trong lĩnh vực thiên văn học, từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản
đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120
vì sao. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác
định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà
thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII. Y dược học của Trung Hoa cổ đại có rất nhiều thành
tựu, thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển
của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí
Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ
bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là
một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc; Về kỹ thuật, không thể không nhắc
đến tứ đại phát minh mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy,
thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân
cải tiến. Thuốc súng vô tình được các đạo sĩ Đạo giáo tìm ra. Nghề in bằng những
chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. La bàn được cải tiến từ Kim chỉ
nam, từ hơn 1000 TCN khi người Trung Quốc phát hiện ra từ lực và nam châm, sử
dụng trong ngành hàng hải; Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với
các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mặc,
có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á; Điêu khắc ở Trung Quốc cũng phân
thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi
tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho
tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay; Kiến trúc cũng có những
công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới 6700 km ), Thành Tràng An,
Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh; Về triết học, tư tưởng có thuyết âm dương, bát
quái, ngũ hành. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết
Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã
hội; Về tư tưởng thì từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất
nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các
vấn đề của cuộc sống ( Bách gia tranh minh ). Bốn tư tưởng lớn nhất là Nho gia,
Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia, trong đó, Nho gia do Khổng Tử sáng lập đã đạt tới vị trí
độc tôn trong hầu hết chiều dài lịch sử phong kiến của Trung Hoa và ảnh hưởng
mạnh mẽ tới tận ngày nay; Trong hàng thiên niên kỷ, văn minh Trung Hoa chịu ảnh
hưởng từ nhiều phong trào tôn giáo khác nhau, Tam giáo Trung Hoa bao gồm Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo trên phương diện lịch sử có tác động quan trọng trong
việc định hình văn hóa Trung Hoa.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến chữ viết, một trong những thành tựu
lớn nhất, là dấu mốc quan trọng đánh giá sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa
cổ đại.

3. Sự ra đời của chữ Hán

Chữ Hán là một trong những ngôn ngữ ra đời sớm nhất thế giới. Đã có rất
nhiều giả thiết về sự ra đời của ngôn ngữ tượng hình này.

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm
trước. Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại và ngày nay
không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Theo những ghi chép của
các học giả thời Chiến Quốc, thì trước khi xuất hiện chữ triện, đã có một loại văn tự
cổ từ thời trước đó, tương truyền do Thương Hiệt sáng tạo ra, là khởi nguyên chính
thức của văn tự Trung Quốc, nhưng đây chỉ là truyền thuyết, còn chưa có khảo cứu
được hư thực thế nào. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp
cốt mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt là nói gọn của quy giáp
(mai rùa và yếm rùa) và thú cốt (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 -
1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán. Gần đây người ta đào được ở An
Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và
các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào
thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên. 

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết
Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ.
Chẳng hạn như:

Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ  , sau thành chữ 日;
Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ  , sau thành chữ 月;

Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ  , Xuyên/ Sông;

Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ  , sau thành chữ 田;

Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ  , sau thành chữ 木;

Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ  ,sau thành chữ 口.

Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính
cách biểu ý như:

-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;

-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách
này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao:  .

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như  chỉ cái miệng,
nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm
vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như
hình  không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập
không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh – cũng gọi là ký âm –
như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,…

Trái lại chữ Trung Quốc ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần,
ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển
chú… Nhìn chung, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng
thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh
âm của một chữ khác.

4. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ. Nghệ thuật thư pháp ở Trung Hoa là nghệ
thuật viết chữ Hán.

4.1. Hình thái ban đầu của thư pháp Trung Hoa cổ đại

Tiền thân của chữ Hán là chữ giáp cốt - không chỉ cung cấp tin tức lịch sử
phong phú, mà còn khiến người đời sau nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật viết sớm
nhất của tổ tiên. Lúc bấy giờ, trong số người viết chữ Hán đã xuất hiện một nhóm
nhà thư pháp. Họ được gọi là "trinh nhân". “Trinh nhân” trông nom hoạt động cúng
tế của đất nước. Họ căn cứ nội dung từng hoạt động cúng tế để khắc lời ghi về quẻ
bói có liên quan lên mai rùa hoặc xương thú.

Trong chữ giáp cốt văn khai quật được, nội dung của chữ viết trên một số
mai rùa rất kỳ lạ. Trên một mảnh giáp cốt, nội dung giống nhau khắc được vài hàng,
trong đó, hàng chữ bên phải viết rất ngay ngắn lưu loát và vài hàng có nét chữ
nguệch ngoạc, lủng củng. Theo khảo chứng của ông Quách Mạc Nhược 1, những
mai rùa có nội dung trùng lặp có thể là năm xưa ‘trinh nhân" luyện tập khắc từ,
hàng chữ ngay ngắn là thầy giáo viết mẫu, còn những hàng khác có thể là khắc
phỏng theo của học trò. Khắc chữ trên mai rùa và xương thú là công việc rất khó
khăn. Đây là một kỹ thuật vô cùng phức tạp, rất ít người nắm vững nó.

Hình 6: Bản sao văn tự cổ Trung Quốc trên mai rùa

Chữ giáp cốt khác nhau theo từng thời kỳ và các “trinh nhân” khác nhau
chạm khắc đều thể hiện phong cách và diện mạo cá nhân khác nhau trên bố cục, kết
cấu của chữ. Có thể nói, vào thời kỳ chữ giáp cốt, người cổ đại đã bắt đầu chú trọng
vẻ đẹp tuy nhiên thư pháp vẫn chưa bước vào thời kỳ nghệ thuật tự giác. Trong giai
đoạn này, chạm khắc tràn đầy hàm ý tôn giáo. Qua sự phát triển chậm rãi của chữ
giáp cốt và kim văn, thư pháp cổ đại bắt đầu bước vào thời kỳ thành thạo.

4.2. Sự ra đời của thư pháp Trung Hoa trung đại

1
 Là nhà sử học chuyên về cổ sử Trung Quốc, Quách Mạt Nhược có nhiều cống hiến trong việc
nghiên cứu văn tự cổ (ghi trên mai rùa xương thú) và thể chế xã hội nô lệ.
Chữ Hán có nguồn gốc từ hệ thống ngôn ngữ Hán – Tạng, có hình thể được
cấu tạo theo kiểu khối vuông với 6 nét bút cơ bản mà lập thành một hệ thống chữ
viết có khả năng biểu đạt tương đối lớn từ các sự vật cụ thể đến những phạm trù
trừu tượng. Khởi nguyên của chữ Hán là lối viết tượng hình, thấy gì viết nấy theo tư
duy của người cổ đại mà dần dần đạt đến sự hoàn thiện theo lối lục thư nhưng vẫn
giữ cách viết tượng hình làm gốc.

Ban đầu, chữ Hán cũng giống như các ngôn ngữ khác chỉ dùng làm phương
tiện để trao đổi thông tin nhưng theo thời gian càng ngày càng hoàn thiện trong cách
viết, người Trung Quốc đã sáng tạo ra lối viết thư pháp độc đáo dựa trên đặc thù của
chữ khối vuông. Thư pháp Trung Hoa được hình thành từ rất sớm, người ta cho
rằng: Thư pháp ra đời vào khoảng thế kỷ II-IV ( tức từ đời nhà Hán đến dời nhà
Tấn), được xem là thú chơi cao nhã của những người có học. Hán tự có 5 thể chính
là: Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư và Thảo thư. Đó cũng chính là những thủ
pháp chính của cách viết thư pháp. Theo đó:

- Chữ triện: Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng
Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ
đại triện thành chữ tiểu triện.
Hình 3: Thư pháp chữ triện của Hoàng Miêu Tử
- Chữ lệ (Lệ thư) là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến
giữa thế kỷ 3 và 2 TCN.
- Chữ khải (khải thư hay chính thư) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào
thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và
vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
Hình 4: Chữ khải (trái) và chữ Lệ (phải)

- Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy
tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ II. Khi
được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư
thể gọi là hành khải. Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo.

Hình 1: Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự của Vương Hi Chi
đời Tấn được viết với chữ hành.

- Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có
chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với
thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau
chỉ bằng một nét.
Hình 2: Cuồng thảo của Hoài Tố.

4.3.  Thư pháp phát triển thành một nghệ thuật đỉnh cao

Như đã nói ở trên, thư pháp đã được người Trung Hoa và người Ả Rập nâng
lên thành một nghệ thuật để thấy từ lâu trên thế giới đã coi trọng cái đẹp của chữ
viết. Người Trung Hoa đã nâng tầm nó thành môn nghệ thuật có tính tổng hợp cao,
thanh khiết và là linh hồn của nghệ thuật mỹ thuật. Họ quan niệm rằng, mỗi chữ
được viết ra không chỉ thể hiện tài hoa và sự khéo léo của người viết mà còn ẩn
chứa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ hoặc cảm xúc nhất thời của người viết chữ.
Mỗi nét chữ lại mang phong cách riêng của từng thư pháp gia, không ai giống ai,
mang cốt cách từng người. Xuất phát từ tâm thức nông nghiệp phương Đông ưa
thích sự kín đáo, khai thác nhiều chiều sâu nội tâm, thư pháp chữ Hán đòi hỏi người
viết phải khổ luyện và người thưởng thức cũng phải hết sức tinh tế để thấy chiều sâu
nội tâm người viết trong mỗi con chữ.

Nghệ thuật thư pháp giúp người ta rèn luyện óc thẩm mỹ cũng như nâng cao
tính kiên nhẫn của mỗi người theo học. Đối với người Trung Quốc, thư pháp không
phải ai cũng học tập và lĩnh hội được hết cái hay của nó mà phải trải qua khổ luyện,
tu tâm dưỡng tính, nuôi dưỡng tình cảm. Người Trung Quốc có câu: “Thư pháp khả
dĩ tu tâm dưỡng tính, đào dã tâm tình” (Thư pháp có thể khiến người ta tu tâm
dưỡng tính, rèn luyện tình cảm).

Nhắc đến thư pháp thì phải gắn với “Văn phòng tứ bảo”- nghĩa là bốn món
đồ quý của chốn làm văn, trung gian chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật,
gồm có: Chỉ (giấy), Mặc (mực), Nghiễn (nghiên), Bút (bút), mỗi thứ phải tuân theo
quy cách, phải đúng loại thì chữ mới đẹp được.

Giấy phải là loại giấy Tuyên đắt tiền, mực thì dùng loại mực thỏi hoặc mực
trấp pha theo tỉ lệ và phải điều tiết khi viết, nghiên mực phải có độ nghiêng nhỏ để
tránh bị đọng mực. Bút lại càng phức tạp hơn, bút chuyên dụng để viết thư pháp
gồm các loại tiểu, trung, đại, phải có mao quản (ngòi bằng lông để có thể thấm mực
dễ dàng), phải có đủ các bộ phận: Đào tuyến (sợi dây để treo bút), bút quản (quản
bút bằng trúc), bút hào (búp lông giống búp sen), bút căn (phần lông gắn với quản
bút). Vậy mới thấy nghệ thuật thư pháp của các bậc tiền nhân thời trung đại công
phu và tỉ mỉ. Xem thêm ảnh minh họa ở phụ lục.

Thư pháp Trung Hoa vừa là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành
phần trong bố cục của hội hoạ theo phong cách cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia,
như Tô Đông Pha, Mễ Phất đời Tống; Tề Bạch Thạch thời hiện đại, nổi tiếng cả về
họa lẫn về thư pháp. Thư pháp hỗ trợ cho hội họa và bản thân một bức thư pháp đẹp
cũng được coi như một bức họa với quan niệm "thư họa đồng nhất thể".

Hình 5: Một trong các bức tranh "Tôm" của Tề Bạch Thạch.

Người viết thư pháp cũng có yêu cầu về kỹ pháp như đề cao phong cách cầm
bút, dùng bút, dùng mực, đường nét, kết cấu, phân bố hàng lối, bố cục như: cầm bút
thì ngón thì tay phải chắc, lòng bàn tay phải lỏng, năm ngón cùng lực; dùng bút thì
phải đứng ngòi, phô diễn được nét bút; đường nét phải tròn đầy đâu đấy; kết cấu
thì ngang dọc đúng độ, ý tứ tương ứng; phân bố thì biến hóa tung hoành, dầy thưa
hợp lý, khí mạch một hơi, đặc biệt là phải sùng chuộng cá tính, phong cách và ý vị. 

Đến tư thế viết chữ cũng được chú trọng. Trước đời Đường, người xưa ngồi
bệt xuống đất, đồ dụng trong nhà đều là vật có hình dáng thấp bé. Đến cuối đời
Đường, đầu đời Tống, chiếc bàn chân cao người Hồ sử dụng đã xuất hiện trong ngôi
nhà bình thường ở khu vực Trung Nguyên. Từ đời Tống, do sự xuất hiện của chiến
bàn cao, tư thế viết chữ không điểm tựa của người xưa đã trở thành tư thế viết chữ
vuông góc bàn viết.

Thư pháp tinh tế không chỉ ở chỗ phải trải qua khổ luyện mới có nét chữ đẹp,
có hồn, mà nghệ thuật “cho chữ” cũng là một nét văn hóa. Chữ được viết ra là kết
tinh của những năm tháng khổ luyện không ngừng của người viết, nó còn thể hiện
cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của người tạo chữ. Chính vì thế, việc cho chữ cho ai
cũng là điều mà các thư gia hết sức coi trọng, không phải ai cũng được tặng chữ.
Văn hóa Trung Quốc nặng lễ nghĩa, coi trọng sách vở, chữ nghĩa, người có học luôn
được trọng vọng, lời nói của người nhiều chữ rất có trọng lượng… tâm lý ấy không
chỉ tồn tại trong xã hội mà ngay trong cả phạm vi gia đình truyền thống người Hoa,
kẻ thất học không bao giờ được xem trọng, khó có thể thay đổi địa vị của mình . Ví
dụ như chữ “Tâm”, người chưa đủ bốn mươi tuổi hoặc chưa đủ địa vị để “phóng bút
ban cho thiên hạ”, dù bút pháp có tài hoa đến mấy cũng không được. Phải năm
mươi, sáu mươi, đã hiểu thấu đạo lý (tri thiên mệnh) hoặc có thể nhận xét phán
đoán chính xác (nhĩ thuận) rồi mới có cái thâm trầm ổn định để nói đến cái tâm.
Người được chữ phải là người có học, biết quý trọng và nâng niu chữ mình được
tặng

Bất luận thời đại thay đổi, trong thổ nhưỡng văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật
thư pháp vẫn ngoan cường sinh trưởng và phát triển. Trên nền tảng bút pháp người
xưa truyền lại, thư pháp gia sau đời Tống tiến hành thay đổi thư pháp truyền thống.
Họ truyền vào nghệ thuật thư pháp cảm thụ thẩm mĩ thị giác riêng. Trong khi các
thư pháp gia đời trước quen viết chữ nhỏ vuông từ 1cm đến 2cm thì chữ viết thư
pháp vào đời Tống to gấp 10 lần. Trước kia, tác phẩm chiêm ngưỡng được đặt trên
bàn thì thời Minh Thanh, những tác phẩm lớn được treo trên tường để thưởng thức.
Bản thể của nghệ thuật Thư pháp bao gồm bút pháp (phương pháp đi bút,
điều chỉnh nét bút), tự pháp (phối hợp giữa các nét trong một chữ), chương pháp
(xử lý bố cục toàn diện của một bức tranh chữ), mặc pháp (cách xử lý, dùng mực
đậm nhạt, khô ướt), thần vận (cái hồn của tác phẩm) v.v…, đây cũng là tiêu chuẩn
để đánh giá một tác phẩm thư pháp.

Thư pháp đồng hành với sự phát triển và ổn định của chữ Hán, có lịch sử trải
dài và thời đại nào cũng có những thư gia tiêu biểu với dấu ấn cá nhân không pha
trộn. Thời thịnh vượng nhất của thư pháp chữ Hán là đời Tùy – Đường, sản sinh
nhiều cái tên như Lục Giản Chi, Võ Tắc Thiên … Trước đó cũng không thể không
nhắc đến “đệ nhất thư pháp gia” – Tể tướng Lý Tư đời nhà Tần hay  thư pháp gia
Trương Chi thời nhà Hán với điển tích “Lâm trì” - mỗi ngày luyện tập viết chữ
xong lại rửa bút ở ao khiến nước đen như mực. Và đặc biệt có Vương Hi Chi –
người bỏ đến 15 năm rèn luyện chữ nghĩa để trở thành “Thư thánh” (một trong
Thập Thánh được dân gian Trung Quốc ca ngợi và truyền tụng) và gia tộc của ông.
Các thời đại sau cũng không hề thiếu những cái tên như Tô Thức ( hay thường gọi
là Tô Đông Pha) thời Tống hay gần nhất có bậc thầy hội họa Tề Bạch Thạch.

Hình 5: Một trong các bức tranh "Tôm" của Tề Bạch Thạch.

5. Nghệ thuật thư pháp trong đời sống Trung Quốc hiện đại

Ngày nay thư pháp truyền thống cổ đại Trung Quốc đã hình thành một ngành
độc lập trong nhiều ngành nghệ thuật. Người đời sau dùng ánh mắt nghệ thuật hiện
đại để xem xét ngành nghệ thuật cổ xưa này. Sự truyền thụ và kế thừa văn hóa vượt
qua ngàn năm, khởi đầu từ từng đường nét thần bí và biến đổi khôn lường.  Tuy có
nhiều ý kiến lo lắng khi chữ Hán đang ngày càng được đơn giản hóa, cùng với đời
sống hiện đại khiến tinh thần thư pháp phai nhạt đi phần nào nhưng với người
Trung Quốc, thư pháp luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần.  

Các tác phẩm của những bậc thầy thư pháp có vị trí quan trọng trong tâm trí các nhà
sưu tập Trung Quốc

Không những ở Trung Quốc, mà các nước Á Đông chịu ảnh hưởng văn hoá Hán
khác như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, … thư pháp chữ Hán cũng vẫn là một
môn nghệ thuật có vị trí không nhỏ, vì vậy lịch sử phát triển của thư pháp Trung
Hoa trong suốt từ khi phát sinh cho đến hết thời kỳ phong kiến ở mảnh đất phát sinh
ra nó luôn là một cơ sở, hình mẫu quan trọng cho những người luyện tập thư pháp
nghiên cứu, học hỏi.

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời và có một bề dày lịch sử hàng
nghìn năm khiến bất kỳ ai có hứng thú với các nền văn minh đều muốn khám phá.
Nghệ thuật thư pháp như những nghệ thuật khác của Trung Quốc đều thể hiện bản
chất của con người Trung Hoa đầy sáng tạo. Ngày nay, số lượng các nhà thư pháp
Trung Hoa còn rất nhiều và ngày càng có nhiều người tiếp nối bộ môn nghệ thuật
này, thư pháp vẫn là một môn nghệ thuật khó và hấp dẫn nhiều tầng lớp quan tâm,
học tập, nghiên cứu ở Trung Quốc. Nhưng có một vấn đề thống nhất, đó là dù thư
pháp phát triển như thế nào thì vẫn phải phát huy, kế thừa và sáng tạo trên nền
móng vững chắc hàng ngàn năm qua của nó.

Trong lịch sử phát tích và hình thành đất nước, người Trung Hoa luôn có ý
thức mở rộng lãnh thổ của mình, đặc biệt là các nước lân cận nhằm bành trướng thế
lực, truyền bá văn hóa, phong tục đến các nước ngoại bang. Chính vì thế, theo bước
chân của những đoàn quân di dân, những đoàn quân xâm lược, văn hóa Hán từng
bước xâm nhập vào các nước tạo nên một dòng chảy văn hóa rộng lớn, trải dài gần
như khắp phía Đông địa cầu. Cùng với dòng chảy đó, chữ Hán với lối viết nguyên
thể khối vuông xâm nhập và định cư trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trong
khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Chính sự xâm nhập và đóng đô chắc chắn nên Hán tự đã chiếm một địa vị gần như
độc tôn trong ngôn ngữ các nước, góp phần tạo nên khu vực “Văn hóa chữ Hán” về
cả văn hóa lẫn chữ viết. Tuy sau này không sử dụng hệ chữ Hán – Nôm nữa nhưng
Việt Nam chúng ta cũng có bộ môn này rất độc đáo và đậm đà bản sắc. Thế hệ nhà
Nho tiền bối của Việt Nam có rất nhiều vị thư pháp rất đẹp như Phan Thanh Giản,
Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Long Cát,... Nhưng giới nghiên cứu
Hán Nôm chưa có ai quan tâm nghiên cứu về mảng thư pháp trong di sản Hán Nôm
của tổ tiên để lại. Hiện nay ở Việt Nam, cụ Lê Xuân Hòa là thư gia rất nổi tiếng
khắp trong và ngoài nước. Tiếc rằng chúng ta thật sự chúng ta chưa đẩy được thư
pháp Việt lên đỉnh cao.

You might also like