You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ
------

TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NỀN VĂN


MINH TRUNG QUỐC

HỌC PHẦN: 2121HIST1004– LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Họ và tên: Bùi Mỹ Hưng


Mã số sinh viên: 47.01.608.058
Lớp học phần: 2121HIST1004
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trà My

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
A-MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
B-NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ
TRUNG ĐẠI ............................................................................................................ 4
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư ........................................................................... 4
1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 4
1.1.2 Dân cư xã hội ............................................................................................. 5
1.2 Sơ lược về quá trình hình thành lịch sử cổ trung đại Trung Quốc................... 5
1.2.1 Thời kì cổ đại ............................................................................................. 5
1.2.2 Thời kì trung đại ........................................................................................ 6
CHƯƠNG II : NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NỀN VĂN MINH ............... 7
TRUNG QUỐC ........................................................................................................ 7
2.1 Ngôn ngữ - chữ viết ........................................................................................ 7
2.2 Nghệ thuật ....................................................................................................... 9
2.2.1 Hội họa ...................................................................................................... 9
2.2.2 Kiến trúc .................................................................................................. 13
2.2.3 Đồ gốm sứ ................................................................................................ 17
2.3 Thành tựu khoa học tự nhiên ...................................................................... 20
2.3.1 Thiên văn và phép làm lịch ...................................................................... 20
2.3.2 Y dược học ............................................................................................... 21
2.4 Tứ đại phát minh về kĩ thuật ...................................................................... 22
2.4.1 Kĩ thuật làm giấy ..................................................................................... 22
2.4.2 Kĩ thuật in ................................................................................................ 24
2.4.3 Thuốc súng ............................................................................................... 25
2.4.4 La bàn ...................................................................................................... 27
2.5 Tư tưởng và tôn giáo .................................................................................... 28
2.5.1 Quan điểm về “âm dương ngũ hành” ..................................................... 28
2.5.2 Các trường phái tư tưởng ........................................................................ 30
2.6 Giáo dục ........................................................................................................ 36
2.7 Phát huy văn minh Trung Quốc ................................................................. 37
C-KẾT LUẬN ........................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 40
A-MỞ ĐẦU
Mỗi nền văn minh đều có các đặc điểm riêng biệt tùy thuộc theo mốc thời
gian hình thành, lịch sử phát triển, vị trí địa lý, con người. Cũng giống như những
nền văn minh lớn khác, nền văn minh Trung Hoa cũng được hình thành ven lưu vực
hai con sông lớn là Hoàng Hà và sông Trường Giang. So với các nền văn minh
phương Tây thì nền văn minh Trung Hoa ra đời muộn hơn (khoảng cuối thiên niên kỉ
thứ III TCN). Là một trong những cái nôi của nhân loại, ảnh hưởng lớn tới các quốc
gia lân cận, những thành tựu, nét đặc sắc mà nền văn minh Trung Hoa đem lại một
bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại. Khái niệm cho rằng Trung Quốc là đơn nhất -
không chỉ là một "nền văn minh vĩ đại" trong số những nền văn minh khác, mà bản
thân nó đã là một nền văn minh. Hai mươi năm sau, giữa cuộc xâm lược của Nhật
Bản và nội chiến Trung Hoa, Mao đã tán dương những thành tích lịch sử của dân tộc
Trung Hoa đến mức mà các nhà cầm quyền chế độ có thể đã chia sẻ: “Trong suốt lịch
sử văn minh Trung Hoa, nông nghiệp và các nghề thủ công của Trung Quốc đã nổi
danh vì mức độ phát triển cao của mình; là quê hương của rất nhiều nhà tư tưởng vĩ
đại, nhà khoa học; nhà sáng chế, chính khách, chiến binh, những con người của văn
chương và nghệ sĩ và chúng tôi có một kho phong phú các tác phẩm cổ điển(
(Kissinger, 2016)”. La bàn đã được phát minh tại Trung Quốc, nghệ thuật sản xuất
giấy được khám phá vào đầu những 1.800 năm trước, nghệ thuật in khối được phát
minh từ 1.300 năm trước, loại máy in di động được phát minh từ 800 năm trước. Công
dụng của thuốc súng được biết tới tại Trung Quốc trước cả những người Châu Âu.
Qua đó Trung Quốc có một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới; đã
được ghi chép trong lịch sử gần 4.000 năm. Đồng thời trong suốt 5000 năm tồn tại và
phát triển, nền văn minh Trung Hoa đã chứng minh sức ảnh hưởng của mình không
chỉ ở trong phạm vi Châu Á mà đã ảnh hưởng tới toàn bộ nền văn minh trên thế giới.
Dù ngày nay có rất nhiều lời nói không tốt tới nền văn minh này nhưng không thể
phủ nhận nền văn minh Trung Hoa chính là một trong những nền văn minh còn tồn
tại và phát triển thành công nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Nền văn minh
Trung Quốc đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu hết sức to lớn như: chữ viết,
văn hóa, kiến trúc, tư tưởng, . Nhận thức được điều đó nên em chọn đề tài “Tìm hiểu
những nét đặc sắc trong nền văn minh Trung Quốc”. Để một lần khẳng định những
đóng góp, vai trò to lớn của nền văn minh Trung Quốc đối với nền văn hóa, văn minh
nhân loại. Qua việc tìm hiểu những nét thành tựu, nét đặc sắc đó cũng cho phép em
hiểu hơn về con người và đất nước Trung Quốc. Qua đó, có cái nhìn về nền văn hóa,
văn minh dân tộc ta trong sự đối sánh với nền văn minh Trung Quốc.
B-NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC
CỔ TRUNG ĐẠI
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1 Vị trí địa lý
Vùng lãnh thổ Trung Hoa được bồi tụ bởi hàng ngàn con sông lớn nhỏ nhưng
trong suốt chiều dài lịch sử của nước Đông Á này thì 2 con sông Hoàng Hà và Trường
Giang mới thực sự là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Dọc theo chiều bắc - nam
của Trung Hoa, 2 con sông Hoàng Hà (dài 5,464 km) phía Bắc và Trường Giang (dài
6,300km) phía Nam đã bồi đắp không ít phù sa cho đất đai vùng này. Từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp khi mà những công cụ sản xuất còn
chưa hoàn thiện.

Hình 1.1.1: Bản đồ của Trung Quốc (Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa)
(Nguồn:https://www.nationsonline.org/oneworld/map/china_administrative_map.ht
m)
Vào khoảng đầu thế kỉ XXI TCN, lãnh thổ Trung Quốc cổ đại chỉ là một vùng
nhỏ thuộc vùng trung lưu lưu vực sông Hoàng Hà. Cho tới thế kỉ III TCN, vùng lãnh
thổ ấy được mở rộng dần tuy nhiên phía Bắc cương giới chưa vượt qua Vạn lí trường
thành ngày nay và phía Nam chỉ bao gồm một dài đất nằm dọc theo hữu ngạn của
sông Trường Giang bây giờ. Đến cuối thể kỉ III TCN, sự ra đời của một nhà nước
phong kiến thống nhất đã đem đến những vùng lãnh thổ mới, bờ cõi Trung Hoa mới
thực sự được mở rộng. Và đến thế kỉ XVIII thì lãnh thổ Trung Hoa mới cơ bản được
xác định như ngày nay.
1.1.2 Dân cư xã hội
Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Năm
1929, ở Chu Khẩu Điếm (ở Tây Nam Bắc Kinh) giới khảo cổ học Trung Quốc
đã phát hiện được xương hóa thạch của một loại người vượn sống cách đây khoảng
400.000 năm. Những xương hóa thạch của người vượn được phát hiện sau đó
trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn, đặc biệt người vượn
Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm.Về mặt
chủng tộc, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời Xuân Thu
được gọi là Hoa Hạ, nói tắt là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau này. Còn
cư dân ở phía Nam Trường Giang thì khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ
và phong tục tập quán, tục cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu, các
tộc này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa.Dưới thời quân chủ, ở Trung Quốc, tên nước được
gọi theo tên triều đại. Đồng thời, từ thời cổ đại, người Trung Quốc cho rằng nước
họ là một quốc gia văn minh ở giữa, xung quanh là các tộc lạc hậu gọi là Man, Di,
Nhung, Địch, vì vậy đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Quốc.
Tuy vậy các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa
phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912 khi triều Thanh bị lật đổ, quốc hiệu
Đại Thanh bị xóa bỏ, cái tên Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức
nhưng thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc.
Trong lịch sử, dân cư ở lưu vực sông Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ. Tuy nhiên
tiền thân của dân tộc Hán sau này lại là người Hoa Hạ. Tên nước Trung Hoa ban đầu
được gọi theo triều đại mãi cho đến khi thời kì phong kiến kết thúc thì Trung Hoa
mới trở thành tên chính thức nhưng mọi người vẫn thường gọi là Trung Quốc.
1.2 Sơ lược về quá trình hình thành lịch sử cổ trung đại Trung Quốc
1.2.1 Thời kì cổ đại
Qua giai đoạn nguyên thủy, lịch sử Trung Hoa tới thời kỳ gọi là Tam Hoàng
Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế
và Thuấn đế). Dù chỉ là theo truyền thuyết nhưng đã phần nào nêu nên được Trung
Hoa là đất nước đã ra đời từ rất lâu. Theo dòng thời gian từ khi bắt đầu thành lập, đất
nước Trung Hoa đi qua là 3 vương triều thời kì cổ đại nối tiếp là Hạ, Thương và Chu.
 Nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỉ XXI TCN và kết thúc vào thế kỉ XVI TCN.
Tuy Vũ chưa xưng vương nhưng ông được coi là người đặt cơ sở cho triều
Hạ. Thời Hạ, người Trung Quốc chỉ mới biết đồng đỏ, chữ viết cũng chưa
có. Sau bốn thế kỉ, đến thời vua Kiệt, bạo chúa nổi tiếng đầu tiên trong
lịch sử Trung Quốc, triều Hạ diệt vong.
 Nhà Thương ra đời từ thế kỉ XVI cho đến XII TCN. Người thành lập nước
Thương là Thang. Nhân khi vua Kiệt tàn bạo, nhân dân oán ghét, Thang
đem quân diệt Hạ, thời Thương, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng
thau, chữ viết cũng đã ra đời. Đến thời vua Trụ (cũng là một bạo chúa
nổi tiếng), Thương bịChu tiêu diệt.
 Nhà Chu ra đời thế kỉ XI đến III TCN. Người thành lập triều Chu là Văn
vương. Trong hơn 8 thế kỉ tồn tại, triều Chu chia làm hai thời kì là Tây Chu
và Đông Chu. Từ khi thành lập đến năm 771 TCN, triều Chu đóng đô ở Cảo
Kinh ở phía Tây nên gọi là Tây Chu. Nói chung, Tây Chu là thời kì xã hội
Trung Quốc tương đối ổn định. Từ năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc
Ấp ở phía Đông từ đó gọi là Đông Chu. Thời Đông Chu tương đương với hai
thời kì Xuân Thu (722-481 TCN) và Chiến Quốc (403-221 TCN). Đây là
thời kì nhà Chu ngày càng suy yếu. Trong khi đó, giữa các nước chư hầu
diễn ra cuộc nội chiến triền miên để giành quyền bá chủ, tiến tới tiêu
diệt lẫn nhau để thống nhất Trung Quốc, thời Xuân Thu đồ sắt bắt đầu
xuất hiện, đến thời Chiến Quốc thì được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã
hội.
1.2.2 Thời kì trung đại
Đặc điểm nổi bật ở thời kì này chính là sự thống trị của các vương triều phong
kiến. Năm 221 TCN khi Tần Thủy Hoàng thành lập triều Tần đã đánh dấu sự khởi
đầu cho thời kì Trung đại của nhà nước Trung Hoa. Đến năm 1840, cuộc chiến tranh
thuốc phiện đã biến Trung Hoa từ nước phong kiến trở thành đất nước nửa thuộc địa
nửa phong kiến cũng là dấu mốc cho sự thay đổi của lịch sử đưa Trung Hoa tới thời
kì lịch sử cận đại.
Trong khoảng thời gian hơn 2.000 năm phong kiến các vương triều cũng liên
tục thay đổi: nhà Tần, nhà Tây Hán, nhà Tân, nhà Đông Hán, thời kì Tam quốc, nhà
Tấn, thời kì Nam Bắc triều, nhà Tùy, nhà Đường, thời kì Ngũ đại Thập quốc, Nhà
Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và cuối cùng là nhà Thanh. Bốn triều đại lớn trong lịch
sử Trung Hoa là Hán, Đường, Tống và Minh. Khi ấy đất nước Trung Hoa vô cùng
cường thịnh và phát triển trên mọi phương diện. Sự thịnh vượng của các vương triều
trong quá khứ chính là nền tảng cho sự lớn mạnh của đất nước Trung Hoa hiện tại.
CHƯƠNG II : NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NỀN VĂN MINH
TRUNG QUỐC
2.1 Ngôn ngữ - chữ viết
 Nguồn gốc chữ Hán
Chữ viết của người Trung Quốc thường được gọi là Hán Tự hay chữ Hán. Các
nhà nghiên cứu chữ Hán cho rằng chữ viết của người Trung Quốc bắt đầu hình thành
từ thời Phục Hy (hay Bào Hy), một nhân vật truyền thuyết trong lịch sử Trung Quốc.
Theo truyền thuyết ông là người sáng tạo ra hệ thống Bát Quái bằng một nét liền (-)
đại diện cho Dương và một nét đứt (--) đại diện cho Âm. Kết hợp hai nét lại để ghi
nhận và truyền lại các hiện tượng trong trời đất. Đến thời họ Thần Nông người ta
dùng dây thừng thắt nút gọi là “kết thằng” để ghi nhớ sự việc và cai trị thiên hạ. Kiểu
kết thằng này được xem là một hệ thống chữ viết thô sơ tiếp theo sau hệ thống Bát
Quái của Phục Hy.
Đến thời Hoàng Đế (2697 –
2598 TCN) người ta cho rằng vị sử
quan Thương Hiệt đã bắt chướt
hình dạng của dấu chân chim mà
sáng tạo ra chữ viết. Hình thể của
chữ viết đó ra sao thì ngày nay vẫn
chưa tìm thấy dấu tích nhưng người
ta gọi hệ thống chữ viết này là Chữ
Khoa Đẩu.
Đầu thế kỷ X các nhà khảo cổ
phát hiện hệ thống chữ viết xưa trên
Hình 2.1: Cận cảnh miếng giáp cốt
xương cốt, mai rùa mà nội dung của
(Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/bi-an-buc-
nói liên quan đến việc bói toán thong-diep-3-000-nam-tren-mai-rua-
(bốc) có niên đại thuộc nhà Thương a493135.html)
(sau đổi tên thành nhà Ân) chữ viết
lên xương cốt gọi là Giáp Cốt Văn.
Các nhà khảo cổ còn phát hiện các chữ viết được viết trên các chuông vạc bằng đồng
thời nhà Chu gọi là Chung Đỉnh Văn. Ban đầu chữ viết chỉ dùng để mô tả hình tượng
nên gọi là Văn, tức là hình thức bề ngoài. Về sau bổ sung thêm hình thức ghi nhận
thanh (thanh điệu) trong chữ viết nên gọi là Tự. Chữ viết từ đó sinh ra nhiều từ mới
và phát triển bằng hệ thống hình thanh. Chữ viết lúc bấy giờ được viết lên thẻ tre, lụa
gọi là Thư.
 Về tự hình
Đời Chu người ta viết chữ lên gỗ hoặc thẻ tre (簡書 giản thư), giai đoạn Xuân
Thu hệ thống chữ Khoa Đẩu đã phát triển toàn diện thành chữ Triện hay Đại Triện
(cũng gọi là triện thư 篆書). Tương truyền chữ Triện do thái sư Trự đặt ra vào thời
Chu Tuyên Vương (827 – 782) nên còn gọi là Trụ Văn hay Trự Thư.
Sang thời Chiến quốc người Trung Quốc dùng sơn viết lên vải lụa mà hình
thành chữ Lệ hay còn gọi là chữ Đãi (Đãi thư 隶書). Cũng có người cho rằng chữ Lệ
do Trịnh Mạc (程邈) đời Tần Thủy Hoàng đặt ra.
Đến khi nhà Tần thống
nhất Trung Quốc, tương tuyền
Tần Thủy Hoàng (246 đến
210 TCN) sai Thừa Tướng Lý
Tư thống nhất chữ viết dựa
trên chữ Triện của nhà Chu
(Đại Triện 大篆) mà thành
chữ triện của nhà Tần (gọi là
tiểu triện 小篆) Nhưng cũng
có người nói rằng chữ Tiểu
Triện đã có trước khi có nhà
Tần. Thuyết thứ hai phù hợp
hơn vì triều Tần kéo dài
không lâu (chỉ có 36 năm)
nên không thể tạo ra một kiểu
chữ viết và dùng rộng rãi cho
Hình 2.1 Ngôn ngữ Trung Hoa phổ biến thời bấy
toàn một nước rộng lớn như giờ
Trung Quốc được. Sang thời (Nguồn: https://duhocchd.edu.vn/cam-nang-du-
Hán bút lông ra đời, chữ viết hoc/net-dac-sac-cua-van-hoa-trung-quoc-
bắt đầu phát triển mạnh mẽ. n4864.html)
Từ chữ Lệ thành chữ Khải
(khải thư 楷書) được dùng phổ biết nhất đến ngày nay. Vì vậy mà chữ viết của người
Trung Quốc ngày nay còn gọi là Hán Tự.
Vào thời Tam Quốc, Thái Ung đặt ra chữ Bát Phân (8 phần Lệ, 2 phần Chân).
Đến thời Hậu Hán, Trương Chi sáng tạo ra Thảo Thư 草書 để viết tháo, viết nhanh.
Lưu Bá Thăng sáng tạo ra lối hành thư 行書 nửa chân, nửa thảo. Chữ viết của hai
hình thức này không còn ngay ngắn như chữ Khải nữa. Chữ Khải là loại chữ được
viết một cách ngay ngắn, rõ ràng theo khuôn phép (khải: khuôn phép, mẫu) và đặc
biệt nó trở thành một nghệ thuật hội họa bằng chữ viết gọi là Thư Pháp. Chữ khải còn
có tên gọi khác là chân thư hay chữ chân phương.
Vì có những chữ Hán phức tạp nên ngày nay người Trung Quốc dựa vào chữ
Hành và Chữ Thảo để đơn giản hóa các nét của chữ Khải. Vì vậy chữ Khải có hai
hình thức là Giản thể (chữ khải đã được tinh giảm một số nét, hay Giản thể tự 簡體
字) và Phồn thể (tức chữ khải truyền thống hay Chính thể tự 正體字).
Hán ngữ tiêu chuẩn (phổ thông thoại/quốc ngữ/Hoa ngữ) là dạng chuẩn hóa tiếng
Trung Quốc. Tuy là một ngôn ngữ sơ khai nhưng cho tới ngày nay vẫn còn tồn tại.
Chữ Hán do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của
họ. Ban đầu, chữ Hán là những hình vẽ thô sơ biểu ý, sau đó dần dần được hoàn
thiện. Các hình vẽ được người Trung Quốc cổ đại biến thành các nét chữ, và sắp xếp
chúng với nhau để tạo thành chữ. Một số chữ Hán là chữ tượng hình hoàn toàn, ví dụ
như Nhật 日, Nguyệt 月, Mộc, Thủy 水, Đao 刀. Về sau, khi các chữ tượng hình
không còn đủ để biểu đạt sự vật trong đời sống hàng ngày, người ta đã thêm các ký
hiệu biểu thị ý nghĩa vào các chữ tượng hình, gọi là chữ hội ý. 1Một người Trung Hoa
học thức phải bỏ ra từ mười đến năm chục năm để thuộc 40.000 chữ của họ; nhưng
nếu người ta nghĩ rằng những chữ ấy không phải là tự mẫu, mà là những ý, vậy thuôc
40.000 chữ ý thì bất kì người nước nào cũng phải mất 50 năm, chứ riêng gì người
Trung Hoa. Ngôn ngữ biểu ý đó không diễn âm đã mang lại cái lời rõ rệt nhất, đã ảnh
hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới.
Sau khi chữ viết được phát triển bởi người Trung Quốc, nó có tác động đáng kể
đến văn minh đất nước này. 2Ebrey viết, "Ở Trung Quốc, như những nơi khác, chữ
viết từng được thông qua có ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình xã hội và văn hóa”.
Sự quan liêu của Trung Quốc đã dựa vào các hồ sơ bằng văn bản và sau đó thể hiện
những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân đã được thực hiện thông qua thơ ca và văn xuôi,
tạo ra một số văn học vĩ đại nhất thế giới.
2.2 Nghệ thuật
Nghệ thuật Trung Hoa với lĩnh vực biểu hiện sâu sắc nhất trong cảm nhận nghệ
thuật là Thư pháp đi đôi với Họa pháp. Vẽ tranh như người Trung Hoa quan niệm và
vẫn thực hiện bao đời thì quả là độc nhất, vô nhị. Tranh Trung Hoa đẹp và độc đáo
đến mức ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền mỹ thuật lân bang như Triều Tiên, Nhật
Bản, Việt Nam.
2.2.1 Hội họa
Nhắc đến hội hoạ Trung Hoa chúng ta đã quá quen thuộc với những bức tác
phẩm nghệ thuật độc đáo, thuộc hàng đầu thế giới. Hội họa Trung Hoa cổ là một trong
những nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Bắt đầu xuất hiện với những
tác phẩm nghệ thuật dùng để làm đẹp và trang trí, kỹ thuật hội họa của Trung Quốc
đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật, điển hình cho trí tuệ và văn hoá truyền

1Tác giả Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Lịch sử văn minh Phương Đông (Lịch sử văn minh
Trung Hoa), nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tại Xí nghiệp VHP Bến Thành161 Bến Chương Đông,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 263.
2 Emily Mark, 2016, Chinese Writing, World History Encclopedia, Ebrey writes, "In China, as
elsewhere, writing once adopted has profound effects on social and cultural processes”
,https://www.worldhistory.org/Chinese_Writing/ .
thống của quốc gia này. Hội họa Trung Hoa hay còn được gọi là Quốc họa (ban đầu
dùng để phân biệt khái niệm hội họa phương Tây du nhập vào Trung Quốc).
Về các công cụ vẽ tranh, trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng
bút tương tự như nghệ thuật viết chữ (thư pháp) của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông
đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là
những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.
Mực Tàu đã được sử
dụng trong hội họa và thư
pháp từ hơn 2.000 năm
trước. Đó là một khối mực
rắn được mài vào đĩa mài
mực bằng đá cùng với nước
sạch; độ đậm nhạt của mực
có thể khác nhau tùy thuộc
vào lượng nước được sử
dụng.
Mực đậm màu thấm sâu
và bóng khi được vẽ trên
giấy hoặc lụa. Mực nhạt màu Hình 2.2.1: Mực tàu Trung Quốc
lên màu nhẹ và mờ. Theo đó, https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-
thuc/nghe-thuat-hoi-hoa-truyen-thong-trung-
loại tranh thủy mặc có thể chỉ
hoa.html
sử dụng riêng mực để tạo sự
cân bằng nhịp nhàng giữa
sáng và tối, đậm và nhạt, và tạo điểm nhấn vào kết cấu, trọng lượng và màu sắc của
đối tượng.
Giấy thông thảo hay là giấy vẽ của các hoạ sĩ Trung Quốc được chia làm nhiều
loại khác nhau theo kích thước và trọng lượng. Loại giấy này có độ thấm cao và trọng
lượng của giấy sẽ quyết định lượng mực dùng để vẽ. Loại giấy khác nhau cho ra các
kết quả nhau; một số loại giấy thô và thấm mực nhanh, giống như miếng bọt biển,
trong khi một số loại khác có bề mặt trơn láng và không thấm mực.
Tranh thủy mặc xuất hiện từ thời Chiến Quốc và phát triển rộng vào đời Hán
với tích truyện huyền thoại rồi đạt đỉnh cao vào đời Đường – Tống. Đề tài xoay quanh
nhân vật cung đình đặc biệt là đi sâu vào thể loại tranh sơn thủy, hoa điểu. Các triều
vua đời Nguyên, Minh, Thanh đều kế thừa và phát triển tranh thủy mặc của đời
Đường, đời Tống với hai lối vẽ công bút (tỉa từng tiểu tiết bằng nét bút tinh nhọn) và
tả ý (phóng bút tung hoành) kết hợp linh hoạt, sinh động gây mỹ cảm khoáng đạt mà
sâu sắc. Cách vẽ này đậm sắc thái Trung Hoa, sau được đề cao gọi là quốc họa. (Tranh
quốc họa, 2021)
Khác với tranh phong cảnh của người châu Âu, “sông nước” trong “quốc họa”
không chỉ hiện hình trong con mắt, mà nó là hiện hình cho cái sáng tạo. Nơi đây, sức
sống tinh thần trỗi lên cùng sự sống mãnh liệt của non xanh, của nước biếc, đặc sắc
chỉ trong một màu mực. Ngòi mực của họa gia thủy mặc lột tả đến tận cùng tư tưởng,
lối sống, quan điểm nhân sinh và cả nét suy tư của con người trước tạo hóa. Bởi thế
mà khi ngắm một bức thủy mặc, ta không chỉ dừng lại ở mức ngắm nghía một mảnh
sơn thủy yêu kiều, mà xa hơn, đó là thưởng thức một tuyệt phẩm của tâm hồn, đại
diện cho tư tưởng của cả thời đại. Vũ trụ đang xoay vần trong bức họa, và trong con
người ta cũng có những mạch ngầm xúc cảm róc rách tựa nước từ suối nguồn vậy.

Hình 2.2.1: Tranh sơn thủy hữu tình Trung


Quốc theo lối vẽ quốc họa
(https://mythuatms.com/hoc-ve-tranh-quoc-
hoa-d1359.html)

Người nghệ sỹ Trung Hoa coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất.
Cái lý của một vật là cái lý chung cho cả vạn vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng
như vận chuyển của một ngày. Vì thế tranh thủy mặc không chỉ là cảnh sắc khách
quan mà chính là tâm hồn, lối tư duy của tác giả. Xem tranh là qua hình tượng, cách
biểu hiện khí chất khi biểu tả để thấu hiểu chính tác giả; trong đó, nó chứa đựng cả
sự gửi gắm tình cảm, tâm hồn, tư tưởng của người vẽ. Cũng chính vì vậy, hội họa
Trung Quốc thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa nội hàm của bức tranh và thế giới nội
tâm của người họa sĩ, hay nói cách khác, tác phẩm nghệ thuật phản chiếu nhân cách
cao đẹp của họ. Chỉ khi người họa sĩ tuân theo chuẩn mực đạo đức thì bức tranh mới
có thể đạt đến giá trị đích thực của nghệ thuật.
Những cảm xúc đó được chuyển vào nét bút sinh động, cái nồng ấm, sống động
vào khí vận của đường bút, cái cao siêu, cái lưu chuyển qua sự tương quan của thực
hư, của ý tưởng trong biểu hiện. Thông qua tranh thủy mặc, người nghệ sỹ Trung Hoa
muốn gửi gắm vào trong đó tâm trạng của mình trước cuộc đời. Cảnh chỉ là một đối
tượng để tác giả mượn cớ nói về cái tâm hồn của mình một cách tế nhị. Giá trị của nó
không chỉ ở cảnh sắc của tranh mà thông qua bức tranh còn thấy cả tâm hồn của tác
giả.
Tranh thủy mặc tồn tại với bề dày lịch sử, trải qua nhiều triều đại phong kiến,
tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng phải nói loại tranh thủy mặc đã có một
mạch đập xuyên suốt lịch sử tồn tại chưa hề gián đoạn kể từ Hán – Tuỳ – Đường –
Tống – Nguyên – Minh – Thanh vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy cao độ, cho nên
tranh thủy mặc là một loại hình hội hoạ dân tộc nằm trong hệ thống tranh quốc họa
được hun đúc từ truyền thống văn hoá, tư tưởng phương Đông đặc sắc.
Và thời cuộc bấy giờ, Zhang Daqian - Huyền thoại hội họa Trung Hoa thế kỷ
20. Đối với các nghệ sĩ Trung Quốc cả vào thời điểm ấy lẫn bây giờ, các bức tranh
của Trương Đại Thiên được coi là tiêu chuẩn vàng, luôn luôn được định một mức giá
cao và ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính – kinh tế. Có thời điểm, tổng số
tiền mà người ta mua tranh của ông lên đến gần nửa tỷ USD. Điều ấy trực tiếp đẩy
giá của các tác phẩm của huyền thoại Picasso, Warhol xuống dưới. Ông là họa sỹ
thuộc dòng tranh Quốc họa, đồng thời là người đã sáng tạo nên dòng tranh “Đại phong
đường”, hay “Đại Thiên họa phái”. Người ta gọi ông là huyền thoại âu cũng đúng, cả
cuộc đời, sự nghiệp của ông có lẽ nên được dựng thành một tác phẩm điện ảnh mới
có thể phác họa chân thực và tỉ mỉ nhất. Đến tận thời điểm hiện tại và sau này Trương
Đại Thiên vẫn là cây đại thụ, là họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến giới họa sỹ Trung
Hoa thế kỷ 20. (Zhang Daqian- Huyền thoại hội họa Trung Hoa thế kỷ 20, 2018)
Phải nhận rằng môn họa bị hạn chế vì những thành kiến tôn giáo và những qui
tắc của hẹp hòi, người ta bắt các môn sinh chép đúng các bậc thầy thời trước và họa
sĩ không được vượt những giới hạn cổ truyền, không được tự do vẽ sao thì vẽ. Sở dĩ
họ được cứu thoát khỏi cảnh sa lầy của thủ tục là nhờ họ thành thực yêu thiên nhiên.
Đạo Lão rồi Đạo Phật đều dạy họ trong sự thăng trầm, biến hóa của cuộc sống, người
và thương nhiên hợp nhất với nhau. 3Một ngàn năm trước Claude Lorrain, Jean
Jacques Rousseau, Wordsworth và Chateaubriand, người Trung Hoa đã say mê thiên
nhiên, đã có một phái họa sĩ chuyên vẽ sơn thủy mà họa phẩm được tất cả Đông Á
phục là đạt được mức cao nhất của thiên tài, điều đó cho ta thấy văn minh Trung Hoa
sâu sắc ra sao.
Cùng với dòng chảy lịch sử, hội họa tuy trải qua nhiều bước thăng trầm song
vẫn được coi trọng và khuyến khích phát triển. Nhiều hoàng đế Trung Hoa là những
họa sĩ, thư pháp gia hoặc những nhà sưu tập nghệ thuật trứ danh…. Không chỉ thi từ
mà cả thư họa đã sớm trở thành những thú vui tao nhã, tìm sự thanh tao tĩnh lặng của

3Tác giả Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Lịch sử văn minh Phương Đông (Lịch sử văn minh
Trung Hoa), nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tại Xí nghiệp VHP Bến Thành161 Bến Chương Đông,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 231.
giới sĩ phu Trung Hoa, cả những người làm quan cũng như những người tránh xa
quan trường.
2.2.2 Kiến trúc
Kiến trúc Trung Quốc rất phong phú với những hình tượng đặc sắc, bao gồm các
thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng
ngự… Những kiến trúc cổ đại này sinh ra và lớn (Từ thế kỷ thứ II TCN đến giữa thế
kỷ XIX) đã hình thành một hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và trình độ
công nghệ cao, hình thành phong cách dân tộc và địa phương, hàm chứa ý nhân văn
sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc là một hệ thống nghệ thuật độc đáo có lịch
sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong cách rõ rệt nhất trên thế giới,
với phương pháp thiết kế tiên tiến, có ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật,
Triều Tiên và Việt Nam, sau thế kỷ XVII, còn ảnh hưởng tới kiến trúc Châu Âu.
Trung Quốc đất đai rộng lớn, nhiều dân tộc, người Trung Quốc ngày xưa căn cứ điều
kiện tự nhiên, địa lý khác nhau, sáng tạo ra kiến trúc cổ đại với phương thức kết cấu
khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau. Tại lưu vực sông Hoàng Hà ở miền
Bắc, người ta dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để chống lại giá lạnh và gió tuyết; còn ở
miền Nam, vật liệu kiến trúc còn bao gồm tre và lau sậy, để tránh ẩm ướt và tăng
cường lưu thông không khí, ở một số nơi còn dựng nhà sàn.
Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc với phong cách độc đáo, trình độ nghệ thuật
cao, đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình
xây dựng (nhà, vườn, lầu các, đền chùa cho đến miếu mộ,…) phải hài hòa với thiên
nhiên. Người xây dựng luôn luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất:
sự hiện diện của bất kỳ ao hồ, khe suối nào đó; kiểu dáng và số lượng của các loài
thảo mộc đã được nghiên cứu rồi sau đó mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp
với tự nhiên. Vì thế mà Trung Quốc cổ kính, tráng lệ với hiện thân là Vạn Lý Trường
Thành, Thiên An Môn, Phượng Hoàng Cổ Trấn…
Thứ nhất, là Vạn Lý Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể:
万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài
vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng
đất và đá từ thế kỷ V TCN cho tới thế kỷ XVI, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi
những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác
đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
Vạn Lý Trường Thành rất nổi bật trong sự mô tả bằng hình tượng của phương
Tây về Trung Quốc, là sự phản ánh tính dễ tổn thương cơ bản của Trung Quốc, cho
dù đó là một giải pháp thành công hiếm hoi đối với họ. Thay vào đó, những người
đứng đầu Trung Hoa lại dựa vào một sự bố trí phong phú các công cụ kinh tế, ngoại
giao lôi kéo các nước ngoại bang thù địch tiềm năng vào các mối quan hệ mà Trung
Quốc có thể quản lý được. Khát vọng lớn nhất là ngăn cản sự xâm lược và ngăn ngừa
sự hình thành các liên minh phiên, hơn là chinh phục (cho dù Trung Quốc thi thoảng
chuẩn bị những chiếm dịch quân sự quan trọng).
“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (Không đến Trường Thành không phải là
anh hùng) là câu nói cửa miệng của người Trung Quốc. Vạn lý Trường Thành (tức
Trường Thành) là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng
mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào của dân tộc này. Vạn Lý Trường
Thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ Đông sang Tây, băng qua sa mạc,
đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự
phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc.

Hình 2.2.2: Cảnh núi non bạt ngàn tráng lệ, mây mờ vần vũ ngoạn mục của Vạn Lí
Trường Thành (Nguồn: https://www.livescience.com/did-great-wall-china-work)

Vẻ đẹp có một không hai của Vạn Lý Trường Thành, công trình phòng thủ nổi
tiếng thế giới được xây dựng trải qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Vạn
Lý Trường Thành có 4 phần cơ bản, đó là: tường thành, cửa ải, tháp canh và phong
hỏa đài. Trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung
Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 trước Công nguyên và 200 trước
Công nguyên, nằm ở phía Bắc, xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của
Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Nét đặc sắc về kiến trúc thứ hai, phải kể đến là Tử Cấm Thành - thành trong
thành - là trung tâm Bắc Kinh với mái nhà ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và
tường vây ngăn màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài, khiến dân chúng không thể đến
gần. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh
nhất hiện còn trên thế giới. Tử Cấm Thành hình vuông, bố cục lấy tuyến giữa chính
Nam, chính Bắc đối xứng, chung quanh là con sông hộ thành rộng và tường cao 9
mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cung điện, cửa, viện, sông nhỏ và đình
viên. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc, bao
gồm thái hậu, hậu phi và các hoạn quan, cung nữ.
Cửa chính Ngọ môn ở mặt Nam là nơi hoàng đế kiểm duyệt quân đội. Qua khỏi
Ngọ môn là một đại viện, kim thủy hà xuyên ngang, trên sông có năm cầu đá cẩm
thạch, đạo diện cho ngũ đức. Sau năm 1949, Tử Cấm Thành được đổi làm Viện bảo
tàng Cố Cung. Đây là hoàng cung của chế độ phong kiến trung Quốc suốt 500 năm.

Hình 2.2.2: Quần thể cung điện hoàng gia Tử Cấm Thành - Viên ngọc vĩ đại của
kiến trúc Trung Quốc.
(Nguồn: https://www.chinahighlights.com/beijing/forbidden-city/)

Năm 1987, UNESCO tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn
hóa thế giới. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một
điểm đến không thể bỏ qua đối với bất kì ai chen chân đến đất nước nay.
Thứ ba, phải kể đến đó là quần thể kiến trúc Thiên Đàn. Thiên Đàn hay Đàn thờ
Trời (chữ Hán giản thể: 天坛, chính thể: 天壇, latin hóa: Tiāntán); tiếng Mãn Châu:
Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại
quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi
mà các hoàng đế nhà Minh
và nhà Thanh thực hiện các
nghi lễ tế trời - nghi lễ quan
trọng nhất trong năm. Quần
thể được xây trên diện tích
2,73 km² của khuôn viên,
bao gồm 3 tổ hợp công
trình, bố cục chặt chẽ theo
các đòi hỏi của triết học:
Viên Khâu Đàm (圜丘
坛 - gò đất), bệ thờ chính.
Đây là đài rỗng hình tròn,
gồm ba tầng bằng đá hoa
cương có lan can, nơi
hoàng đế làm lễ tế trời;
Hoàng Khung Vũ (皇穹
宇 - ), là một điện nhỏ một Hình 2.2.2: Thiên Đàn vẫn vẹn nguyên dáng
tầng hình tròn, nằm ở phía vẻ cũ và mang giá trị văn hóa - kiến trúc đặc
Bắc Viên Khâu, là nơi đặt sắc của Trung Quốc
(Nguồn: https://dolphintour.vn/nhung-ngoi-
các bài vị tế trời vào những
den-noi-tieng-o-bac-kinh-trung-quoc-
ngày không phải dịp tế lễ.
b494.html)
Xung quanh Hoàng Cung
Vũ có một bức tường cao 6
m quây thành hình tròn có
đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng
Cuối cùng, chùa tháp hình bát giác xây bằng gạch trên nền đá, gồm bảy, chín hay
mười ba tầng; những con số ấy theo quan niệm Trung Hoa có một năng lực huyền
nhiệm. Một trong những ngôi chùa đẹp nhất là chùa Di Hòa viên ở Bắc Kinh, rực rỡ
nhất là chùa Ngọc ở Bắc Kinh và chùa Nậm Rượ ở Wu-tu-shan: nổi danh nhất là tháp
bằng sứ ở Nam Kinh. Tháp được xây từ năm 1412 đến năm 1413, mặt trước bằng
gạch gắn đầu mảnh sứ. Những ngôi đền đẹp nhất của Trung Hoa là những đền thờ
Khổng Tử ở Bắc Kinh. Khổng miếu được chạm đúc rất khéo, có những nét nghiêm
trang, hợp với triết lí hơn là nghệ thuật. (Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, 2018, p. 182)
Đền Nam Giao gần bức tranh Hung Nô ven phía Nam Bắc Kinh có nhiều bực thang,
rồi mới lên tới cửa đền, số vào sân là những con số huyền diệu; đền như một ngôi
chùa ba tầng xây bằng gạch và ngói, trên một nền cẩm thạch.
Hình 2.2.2 : Di Hòa Viên - Cung điện mùa hè khu vườn rộng lớn và lối
kiến trúc độc đáo
(Nguồn: https://bazantravel.com/di-hoa-vien-cai-noi-cua-nghe-thuat-hoa-
vien-trung-quoc/)
Nhìn chung, các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Trung Hoa tạo nên
những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi nhận các bước phát triển của văn minh Trung
Quốc, khẳng định sức sáng tạo của con người và đã làm phong phú thêm kho tàng
kiến trúc văn hoá nhân loại, đã có giá trị khích lệ, cổ vũ cho các nền văn minh khác
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Những công trình kiến trúc đã trở thành niềm tự
hào của người dân Trung Quốc. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và
chiến tranh nhưng chúng vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng, có sức sống
lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói
chung.
2.2.3 Đồ gốm sứ
Trung Quốc là một trong số ít các nền văn minh cổ đại có lịch sử lâu đời trên
thế giới và có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người.
Những thành tựu của Trung Quốc trong công nghệ và nghệ thuật gốm đặc biệt quan
trọng. Việc sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc bắt đầu từ khoảng năm 4500 TCN. Có thể
nói, một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc là lịch sử phát triển
gốm sứ.
Đồ gốm Trung Hoa xuất hiện từ thời đại đá. Đời Tống đồ sứ rất phát triển và
nổi tiếng đẹp. Những lô gốm lớn ở Cảnh Đức Trấn, thành lập thế kế thứ VI, được các
vua đời Tống bảo trợ, sản xuất vô số đồ sứ, tràn ngập Trung Hoa. Người Ba Tư và
Thổ Nhĩ Kì rất thích thứ sức này vì bột ngồi của nó cực mịn, đẹp mà còn cho rằng
một chén đông thanh chứa thuốc độc thì màu nó thay đổi liền, do đó họ thấy ngay,
khỏi bị đầu độc.
Người Trung Hoa biết ngọc thạch rất sớm. họ dùng nó đẽo, mài thành con cá
hoặc hình khác, treo nó lên bằng một sợi dây, gõ vào để ra âm thành rất trong và vang.
Người ta cho những cục ngọc lớn vào lửa nung cho thật nóng rồi ném rất nhanh vào
nước lạnh. Thợ Trung Hoa khéo ở điểm này: từ một cục đá như không có mày sắc,
họ làm cách nào mà thành màu xanh lá cây, màu nâu, đen hay trắng rất rực rõ, kiên
nhẫn mài thành những vật đủ hình đủ kiểu. Bảo vật đầu tiên xuất hiện từ đời Thương
và có hình những con cóc để thờ thần; tới thời Khổng Tử đã có những đồ bằng ngọc
rất đẹp.
“Con đường gốm sứ” (China road) được bắt đầu vào triều đại nhà Đường cuối
giai đoạn lịch sử Trung Đại là động mạch giao thương chính giữa Trung Hoa và nước
ngoài. Không vận chuyển bằng đường bộ như tơ lụa vì đặc tính của chúng (nặng)
gốm sứ chọn lựa sử dụng đường biển làm “cầu nối lục địa Á Âu” thứ hai. Bằng con
đường này nhiều loại hàng hóa được phân phối trao đổi chẳng hạn như trà, gia vị,
vàng, và bạc …Được đặt tên là “con đường gốm sứ” chủ yếulà vì nguồn gốc định
hướng thương mại chính là gốm sứ và một số giao lưu thương mại thực hiện hải trình
này cũng được gọi là “con đường tơ lụa hàng hải” (maritime shanglu) – shanglu tiếng
Hán là con đường tơ lụa.

Hình 2.2.3 : 4 Gốm sứ ba màu thời Đường

Cho đến thời vua Chenghua, từ năm1465-1487 đồ gốm sứ Trung Quốc bắt đầu
được nâng tầm lên đỉnh cao của sự hoàn hảo với các sản phẩm là những chiếc chén,

4
Sản phẩm mô phỏng bắt chước ngày nay sản xuất tại Luoyan, Xi’an ( nơi đầu tiên sx Gốm ba màu thời
Đường) và các thành phố TQ khác được mua sưu tầm nhiều làm vật trang trí vì chúng trông gần giống với
đồ thật.Trích từ: Khanhhoathuynga's collection Blog – An Asian art info blog, năm 2009, LƯỢC SỬ NGHỀ
GỐM TRUNG HOA – Khanhhoathuynga's collection Blog – An Asian art info blog
(Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/03/11/l%C6%B0%E1%BB%A3c-s%E1%BB%AD-
ngh%E1%BB%81-g%E1%BB%91m-trung-hoa-)
đĩa nhỏ sử dụng phương thức trang trí đặc biệt với các chủ đề đã được phác họa dưới
lớp men xanh lam bên dưới và chúng được tô màu trên lớp men bên ngoài.
Vào thời nhà Nguyên bước đột phá mới là công nghệ sản xuất gốm xanh trắng
được hoàn thiện. Bên cạnh đó những sản
phẩm đồ gốm có màu đỏ đồng được vẽ
dưới men sử dụng bùn nhuộm có oxít
đồng cũng đã ra đời. Các sản phẩm này
được ưa chuộng và xuất khẩu sang các
khu vực lân cận và các nước láng giềng.
Thời đại vua Jiajing, vào những năm
1522-1566 các lò nung gốm tư nhân với
năng suất cao đã được chỉ định chuyên
sản xuất gốm sứ cho hoàng tộc. Tuy
nhiên những quy đinh về kiểu cách, chất
lượng của đồ gốm hoàng gia cũng ngày
càng trở nên khó khăn và yêu cầu cao Hình 2.2.3: Đồ sứ có nắp được sơn bằng tay
hơn. của Trung quốc (Chinese Guangxu Nyonya
Cuối cùng đỉnh cao sản xuất gốm sứ Ware Straits Hand Painted Porcelain Lidded
được nhìn thấy ở thời kỳ trị vì của Hoàng Jar)
đế Kang Hsi (1622-1722), Yung Nguồn:
Chen (1723-1735) và Chien Lung (1736- http://www.123giftfactory.com/manufacturer
1796) của triều đại nhà Thanh, trong suốt -4552/chinese-antique-beautiful-porcelain-
ware.html
thời kỳ này có sự cải tiến trông thấy ở
mọi dạng gốm sứ, bao gồm đồ gốm
“xanh và trắng”, “polychrome”,đồ gốm “wucai”,…Men bóng được cải tiến ở thời kỳ
đầu nhà Thanh được nung ở nhiệt độ cao hơn nên cũng đạt được vẻ đẹp bóng bẩy hơn
gốm sứ thời nhà Minh.
Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra vào năm 1937, châm ngòi bởi sư kiện “Lu
Kuo”, Lư Cầu Kiều, mọi lò gốm đều bị đóng cửa. Những người vận hành và nghệ
nhân bị phân tán, phần nhiều trong số họ hành trình về phía nam để mưu sinh lập
nghiệp. Khi hòa bình trở lại năm 1945, sự ổn định xã hội kéo theo việc tái thiết lại kỹ
nghệ gốm sứ. Trong khoảng thời gian kéo dài 50 năm trở lại đây, kỹ nghệ gốm sứ đã
lấy lại được sự khải hoàn trước đây và đang hưởng được sự phát triển phồn vinh.
Trong hai mươi năm qua, kỹ nghệ gốm sứ đang phát triển với bước tiến nhanh.Ngày
nay, gốm sứ Trung Quốc vô cùng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, hoa văn họa tiết,…
và đã được xuất khẩu trên khắp thế giới.
2.3 Thành tựu khoa học tự nhiên
2.3.1 Thiên văn và phép làm lịch
Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã biết quan
sát thiên văn. Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về
nhật thực và nguyệt thực. Đó là những tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này. Trong
sách Xuân thu cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng
minh được 33 lần hoàn toàn chính xác. Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN “sao
Bột nhập vào Bắc đẩu”. Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử
thế giới. Chu kỳ của sao chổi này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi
Halây đã đi qua Trung Quốc 31 lần.
Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư thì chép ngày Ất Mùi, tháng 3 năm 28 TCN,
“Mặt Trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt hiện ra giữa Mặt Trời”. Đó
cũng là tài liệu sớm nhất ghi chép về điểm đen trong Mặt Trời.
Nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc là Trương Hành (78-139). Ông
đã biết ánh sáng của Mặt Trăng là nhận của Mặt Trời, lần đầu tiên giải thích đúng đắn
rằng nguyệt thực là do Mặt Trăng nấp sau bóng của Trái Đất. Tác phẩm thiên văn học
của ông nhan đề là “Linh hiến”, trong đó ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn
học lúc bấy giờ. Trong “Linh hiến”, ông đã nêu ra những nhận thức đúng đắn như vũ
trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự ly cách quả đất gần
hay xa.
Ông còn cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ quả trứng, mà trái đất thì như lòng
đỏ. Một vòng của bầu trời là 365° 1/4, một nửa ở trên Trái Đất, một nửa ở dưới Trái
Đất. Căn cứ theo suy nghĩ ấy của mình, ông làm một mô hình thiên thể dùng sức nước
để chuyển động gọi là “hồn trương” còn gọi là “hồn thiên ghi” khi mô hình này
chuyển động thì các vì sao trên đó cũng di chuyển giống như tình hình thực ngoài bầu
trời.
Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lý, địa chất học. Ông chế tạo được
một dụng cụ đo động đất gọi là “địa động nghi” có thể đo một cách chính xác phương
hướng của động đất. Nhờ sớm có những hiểu biết về thiên văn nên từ sớm Trung
Quốc đã có lịch. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì lịch là: “Lịch là một hệ thống
tổ chức, ghi chép thời gian theo cách thuận tiện cho việc điều tiết các công việc dân
sự, các nghi lễ tôn giáo cũng như cho các mục đích lịch sử và khoa học”.
Theo truyền thuyết, Hoàng Đế đã sai Dung Thành đặt ra lịch, thời Chuyên Húc
sửa lại thành lịch mới, một năm chia thành 12 tháng. Đường Nghiêu lại sai hai họ Hy,
Hòa sửa lại lịch một lần nữa. Đến đời Hạ lại sửa lại lịch của Nghiêu. Lịch đời Hạ lấy
tháng giêng âm lịch ngày nay làm tháng đầu năm. Đến đời Thương, Trung Quốc đã
biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất với vòng quay của
Trái Đất xung quanh Mặt Trời để đặt ra lịch. Loại lịch này, một năm chia làm 12
tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Để cho khớp với vòng quay của
Trái Đất xung quanh Mặt Trời, người đời Thương đã biết thêm vào một tháng nhuận.
Lúc đầu cứ 3 năm thêm một tháng nhuận hoặc 5 năm thêm 2 tháng nhuận, về sau đến
giữa thời Xuân Thu, cứ 19 năm thì thêm 7 tháng nhuận.
Lịch đời Thương lấy tháng 12 âm lịch ngày nay làm tháng đầu năm và quy định
lúc gà gáy là lúc bắt đầu ngày đầu năm. Thời Chu lấy tháng 11 âm lịch ngày nay làm
tháng đầu năm và quy định lúc nửa đêm là lúc bắt đầu ngày đầu năm. Đời Tần và đầu
đời Hán đã từng lấy tháng 10 âm lịch làm tháng đầu năm. Năm Thái sơ thứ nhất thời
Hán Vũ đế (104 TCN) Trung Quốc đổi dùng một loại lịch cải cách gọi là lịch Thái
sơ. Lịch này lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm, từ đó loại lịch này về cơ bản
được dùng cho đến ngày nay. Từ thời Xuân Thu, người Trung Quốc đã biết chia một
năm thành 4 mùa, 4 mùa có 8 tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu,
Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí. Trên cơ sở ấy, lịch Thái sơ chia một năm thành 24
tiết, trong đó có 12 trung khí còn 12 tiết khác gọi là tiết khí. Thường thì mỗi tháng có
1 trung khí, nếu tháng nào không có trung khí thì thành tháng nhuận. Từ đó việc bố
trí tháng nhuận đã có quy luật, không tùy tiện như trước nữa.
Người Trung Quốc ngày xưa chia một ngày đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa
chi (Tí, Sửu...) để đặt tên giờ. Mỗi giờ chia thành 8 khắc. Để đo thời gian, đầu tiên,
người Trung Quốc dùng một cái cọc gọi là “khuê” để đo bóng mặt trời, do đó đã xác
định được ngày hạ chí và đông chí làm cho cách tính lịch càng chính xác. Sau đó,
người Trung Quốc lại dùng cái “nhật quỹ”. Đó là một cái đĩa tròn trên mặt có khắc
12 giờ và 96 khấc, đặt nghiêng song song với bề mặt của đường xích đạo, ở giữa có
một cái kim cắm theo hướng bắc nam. Khi mặt trời di chuyển thì bóng của kim cũng
di chuyển trên mặt đĩa có khắc giờ.
Đến khoảng đời Chu, Trung Quốc đã phát minh ra “lậu hồ” (bình có lỗ rò) để
đo thời gian. Lúc đầu lậu hồ chỉ có một bình, dưới đáy có lỗ rò. Nước trong bình vơi
đến đâu thì biết lúc đó giờ gì. Để việc đo thời gian được chi ly hơn, về sau người ta
dùng một hệ thống bốn năm bình xếp thành nhiều bậc. Nước từ bình trên cùng nhỏ
dần xuống các bình dưới. Trong bình dưới cùng có một cái phao có gắn một thanh tre
nhỏ trên đó có khắc giờ. Nước trong bình dâng lên thì thanh tre chỉ giờ cũng dâng lên
cao hơn miệng bình, có thể biết được giờ khắc. Cái bình này thường làm bằng đồng
nên dụng cụ đo thời gian này gọi là “đồng hồ trích lậu” (cái bình bằng đồng rò nước).
Đến đầu thế kỷ XVII, đồng hồ của phương Tây truyền vào Trung Quốc, từ đó loại
“đồng hồ nước” mới không dùng nữa.
2.3.2 Y dược học
Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò
quan trọng trong cuộc sống hiện nay không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới.

Từ thời Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là
Hoàng đế nội kinh, trong đó đã nêu ra những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc
chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống phát sinh” của
bệnh. Đến cuối thời Đông Hán, kết hợp những thành tựu y học đời trước với những
kinh nghiệm của mình, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận”
gồm hai phần: “Thương hàn luận” và “Kim quỹ ngọc hàm kinh”. Cả hai phần này nội
dung tương tự như nhau, chủ yếu nói về cách chữa bệnh thương hàn. Đến thời Bắc
Tống, qua hiệu đính, sách này tách thành hai tác phẩm. Đến nay, sách này vẫn là một
tài liệu tham khảo có giá trị trong ngành đông y của Trung Quốc.
Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước, sống vào thời
Chiến quốc. Ông vốn tên là Trần Việt Nhân, biết chữa nhiều loại bệnh, đi nhiều nơi
để hành nghề y, ở nước Triệu thì làm thầy thuốc phụ khoa, đến nước Chu thì làm thầy
thuốc chữa tai mắt mũi, đến nước Tấn thì làm thầy thuốc chữa bệnh cho trẻ em. Ở
nước Tần ông bị quan thái y của vua Tần ghen ghét nên bị ra lệnh giết chết. Về sau,
ông được tôn sùng là người khởi xướng của ngành mạch học ở Trung Quốc. Từ
Hán về sau ở Trung Quốc càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là
Hoa Đà (? -208). Ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ,
nhi và châm cứu, song có sở trường nhất là khoa ngoại. Hoa Đà đã phát minh ra
phương pháp dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ xong khâu lại,
dùng cao dán lên chỗ mổ, bốn năm ngày sau là khỏi, trong vòng một tháng thì bình
thường trở lại.
Hoa Đà chủ trương muốn không có bệnh tật thì phải luyện tập thân thể để huyết
mạch được lưu thông, giống như cái trục cánh cửa sở dĩ không mục là vì chuyển động
luôn. Chính ông đã soạn ra một bài thể dục gọi là “ngũ cầm hý” (trò chơi của 5 loại
muông thú), trong đó bắt chước các động tác của 5 loài động vật là hổ, hươu, gấu,
vượn và chim. Về sau, vì không chịu làm thầy thuốc riêng của Tào Tháo nên bị Tào
Tháo giết chết.
Nhà y dược học nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân (15181593). Ông xuất thân
từ một gia đình nhiều đời làm thầy thuốc. Ngoài việc chữa bệnh, ông bỏ rất nhiều
công sức để nghiên cứu các cây thuốc, do đó đã soạn được một bộ sách thuốc nhan
đề là “Bản thảo cương mục”. Trong tác phẩm này, ông đã ghi chép 1892 loại cây
thuốc, đã phân loại, đặt tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc
đó. Vì vậy, sách này không chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác
phẩm thực vật học quan trọng.
2.4 Tứ đại phát minh về kĩ thuật
2.4.1 Kĩ thuật làm giấy
Phát minh đầu tiên trong số những phát minh vĩ đại, mang giá trị cho tới hôm
nay là thứ mà chúng ta hầu như sử dụng hàng ngày là giấy. Vào thời Tây Hán, người
Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc dù đã biết
dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không
phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói. Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên
Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến
kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dung để viết
một cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.

Hình 2.4.1: Quá trình làm giấy (Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, 2018, p. 198)
Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi
hầu khắp các nước trên thế giới. Vào khoảng thế kỷ III nghề làm giấy truyền sang
Việt Nam, thế kỷ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỷ V truyền sang Nhật Bản, thế kỷ
VII truyền sang Ấn Độ. Người phát minh ra kỹ thuật mới này là một người đàn ông
được gọi là Cai Lun. Người phát minh ra kỹ thuật mới này là một người đàn ông tên
Cai Lun (TCN 57-121). Ông là một quan chức tại Tòa án Hoàng đế và là cố vấn cho
một số hoàng đế. CAI đã phát minh ra một cách mới để tạo ra bột giấy tạo thành giấy.
Ông lấy các vật liệu như tre, vỏ cây dâu, chất thải thực vật và giẻ rách. Chúng được
trộn với nhau, đánh, sau đó trộn với nước, sau đó đổ lên một miếng vải dệt phẳng để
cho nước thoát ra. Khi hỗn hợp khô chỉ các sợi vẫn tạo thành một tờ giấy nhẹ. Đây là
một phương pháp rẻ, dễ dàng để tạo ra một lượng lớn giấy.
Giữa thế kỷ VIII, do cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Arập, kỹ thuật làm giấy
của Trung Quốc truyền sang Arập. Năm 1150, người Arập lại truyền nghề làm giấy
sang Tây Ban Nha. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sang Ý (1276), Đức (1320),
Hà Lan (1323), Anh (1460). Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất
liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papirut ở Ai Cập, da cừu ở châu
Âu... đều bị giấy thay thế. Cũng như là cách chính để lưu giữ thành tựu mang giá trị
bền bỉ ở Trung Quốc, giấy cũng được sử dụng cho một loạt các mục đích, từ túi trà,
giấy vệ sinh, đóng gói và, vào thế kỷ thứ 11, là tiền.
2.4.2 Kĩ thuật in
Kỹ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có trước từ đời
Tần. Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Đạo giáo đã in nhiều bùa chú để trừ ma.
Hiện chưa xác minh được kỹ thuật in bắt đầu ra đời từ bao giờ, nhưng điều chắc
chắn là đến giữa thế kỷ VII (đầu đời Đường), kỹ thuật in đã xuất hiện. Sử sách chép
lúc bấy giờ nhà sư Huyền Trang đã cho in một số lượng lớn tượng Phổ Hiền để phân
phát bốn phương. Năm 1966, ở Hàn Quốc phát hiện được kinh Đàlani in vào khoảng
năm 704-751. Đây là ấn phẩm cổ nhất trên thế giới đã phát hiện được. Kỹ thuật in khi
mới ra đời là in bằng ván khắc. Đây là một phát minh rất quan trọng giúp người ta có
thể in nhiều bản trong một thời gian ngắn, công nghệ khắc in đơn giản, ít tốn, vì vậy
cách in bằng ván khắc này đã được sử dụng rất lâu dài. Tuy vậy, cách in này cũng có
mặt chưa được tiện lợi lắm vì nếu không cần in nữa thì ván khắc sẽ vô dụng.
Để khắc phục nhược điểm đó, đến thập kỷ 40 của thế kỷ XI, một người dân
thường tên là Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Các con
chữ được xếp lên một tấm sắt có sáp, xếp xong đem hơ nóng cho sáp chảy ra, dùng
một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp đã giữ chặt lấy chữ và có thể
đem in.
Phát minh của Tất Thăng tuy là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in nhưng vẫn còn
một số nhược điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, chữ không được sắc nét. Để khắc
phục nhược điểm đó, từ thế kỷ XI, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay chữ đất sét
nung nhưng chưa có kết quả. Đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công
việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Sau đó người ta còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng,
chì, nhưng chữ rời bằng kim loại khó tô mực nên không được sử dụng rộng rãi.
Hình 2.4.2: Kĩ thuật in Trung Quốc
(Nguồn: https://etc.usf.edu/clipart/14200/14266/print-press_14266.htm)

Từ đời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên,
Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. Cuối
thế kỷ XIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn
giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp. Năm 1448, Gutenbe (Gutenberg) người Đức dùng
chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho
việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay..
2.4.3 Thuốc súng
Người Trung Quốc không bao giờ ngừng thử thách bản thân để phát minh ra
những thứ sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn. 5Đó là những gì đã thúc đẩy

5 Pearson, Four Great Inventions of China, History Topic of the Month, PEUK B0003b • Version 1.0
• Feb 2021 •. DCL1: Public
[https://www.pearson.com/content/dam/one-dot-com/one-dot-
com/uk/documents/subjects/humanities/four_great_inventions_worksheet.pdf]
một nhóm gồm các nhà giả kim của Trung Quốc thế kỷ thứ XIX để thử và tìm một
hóa chất. Họ đã không tìm thấy điều đó: nhưng thay vào đó đã phát hiện ra một loại
bột cháy nhanh có sức mạnh nổ rất lớn: thuốc súng! Thuốc súng là một phát minh
ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia. Vốn là, đến đời Đường,
Đạo giáo rất thịnh hành. Phái đạo gia tin rằng, người ta có thể luyện được thuốc
trường sinh bất lão hoặc luyện được vàng, do đó, thuật luyện đan rất phát triển.
Nguyên liệu mà người luyện đan sử dụng là diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ. Trong
quá trình luyện thuốc tiên thường xảy ra các vụ cháy làm bỏng tay, bỏng mặt, cháy
nhà... và thế là họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng.
Đến đầu thế kỷ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí. Những vũ khí
đầu tiên này được gọi là tên lửa, cầu lửa, quạ lửa, pháo, đạn bay v.v...; tác dụng của
chúng chỉ là để đốt doanh trại của đối phương mà thôi.

Hình 2.4.3: Hoàng đế Trung Quốc Yeou Wang (nhà Chu) sử dụng thuốc súng khiến
kẻ thù khiếp sợ
Nguồn: https://www.agefotostock.com/age/en/details-photo/the-chinese-emperor-
yeou-wang-zhou-dynasty-uses-gunpowder-to-frighten-the-enemy/MEV-10000924

Năm 1044, có một số công thức để tạo ra thuốc súng ở Trung Quốc. Nó đã nhanh
chóng được sử dụng như một vũ khí. Đến đời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng
không ngừng được cải tiến. Cụ thể là trong cuộc chiến tranh Tống - Kim, quân Tống
đã dùng một loại vũ khí gọi là “chấn thiên lôi”, tiếng nổ to như sấm, sức nóng tỏa ra
hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn không còn dấu vết. Nhưng chẳng mấy chốc,
khi người Trung Quốc làm chủ với sắt và thép - nó đã được sử dụng trong đại bác.
Thuốc súng đã không bắt đầu xuất hiện ở châu Âu gần hai trăm năm nữa. Phát minh
của thuốc súng cũng dẫn đến việc phát minh ra pháo hoa, với thuốc súng là một trong
những thành phần chính của nó. Trong ngày hội truyền thống Trung Quốc, người ta
tin rằng âm thanh bùng nổ của pháo hoa sẽ khiến những linh hồn xấu xa sợ hãi. Pháo
hoa được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới ngày nay cho các sự kiện kỷ niệm như
Tết Nguyên đán. Vào thế kỷ 13, công nghệ và khám phá của Trung Quốc đã vượt xa
châu Âu ở rất nhiều lĩnh vực. Người Trung Quốc không chỉ tiên phong trong bốn phát
minh này đã thay đổi quá trình lịch sử loài người, mà họ còn thực hiện vô số sự đổi
mới trong mọi thứ, từ vệ sinh đến làm việc bằng kim loại.
2.4.4 La bàn

Hình 2.4.4: La bàn


Nguồn: https://genk.vn/doi-dieu-chua-
biet-ve-la-ban-20120704100038253.chn
Ba bộ phận của la bàn:

- Kim đuợc từ hóa, theo hướng Bắc từ


trường
- Mặt la bàn được khắc độ và quay trên
một trục, có thể điều chỉnh với bất kỳ
phương vị từ trường (azimut
magnétique)
- Nền có vẽ mũi tên để chỉ hướng mà
mình muốn tới

Từ thế kỷ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng
của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi
là “tư nam”. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái
đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Như vậy tư nam chính là
tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy nhiên, tư nam còn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng,
lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa
được áp dụng rộng rãi.
Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng
kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn.
La bàn lúc đầu còn rất thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả
nổi trên bát nước gọi là “thủy la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ
kín gió.
Theo các sử gia Trung Hoa thì người phát minh ra nó là Chu Công ở đời Thành
Cương (1115-1078) để một đoàn sứ giả ngoại quốc biết hướng đi mà trở về quê
hương. Tiếp đến, kim chỉ nam được tả trong bộ sử Tống thư, viết vào thế kỷ thứ V.
La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến khoảng
cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển. Khoảng nửa sau thế kỷ
XII, la bàn do đường biển truyền sang Arập rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu
cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỷ
XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.
Là một trong bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc cổ đại, la bàn đóng vai trò vô
cùng to lớn đối với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại.
2.5 Tư tưởng và tôn giáo
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú. Từ rất sớm, người Trung Quốc đã
đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc,
chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước
hết đến việc tìm kiếm đường lối tối ưu bảo đảm cho đất nước được ổn định, thống
nhất, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Học thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ
sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại,
trong đó quan trọng nhất là các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.
2.5.1 Quan điểm về “âm dương ngũ hành”
Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ
thời cổ đại nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật.
Từ những nhận thức rút ra được trong cuộc sống thực tế, người Trung Quốc cổ
đại cho rằng, trong vũ trụ có hai yếu tố cơ bản là âm và dương. Dương có các tính
chất như: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt động, rắn rỏi... Âm thì có các tính chất
ngược lại như: giống cái, bóng tối, lạnh, thụ động, mềm mỏng v.v... Âm và dương
tác động vào nhau tạo thành tất cả mọi vật trong vũ trụ. Mọi tai dị trong thiên nhiên
sở dĩ xảy ra là do sự không điều hòa của hai lực lượng ấy. Âm dương được gọi là
lưỡng nghi.
Bát quái là 8 quẻ: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài. Các quẻ trong
Bát quái được dùng những vạch liền (biểu tượng của dương) và vạch đứt (biểu tượng
của âm) sắp xếp với nhau thành từng bộ ba để biểu thị.
Bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành thế giới: Càn: trời, Khôn:
đất, Chấn: sấm, Tốn: gió, Khảm: nước, Ly: lửa, Cấn: núi, Đoài: hồ. Trong Bát quái,
hai quẻ càn, khôn là quan trọng nhất.
Bát quái còn tượng trưng cho quan hệ gia đình như Càn: cha, Khôn: mẹ, Chấn:
con trai cả, Tốn: con trai giữa, Khảm: con trai út, Ly: con gái cả, Cấn: con gái giữa,
Đoài: con gái út.
Tám quẻ Càn, Khôn..., mỗi quẻ đều có 3 vạch, gọi là những quẻ đơn. Tám quẻ
đơn ấy lại phối hợp với nhau thành 64 quẻ kép (quẻ 6 vạch). Sự phối hợp bằng cách
chồng 2 quẻ đơn với nhau ấy, nếu tạo ra được sự giao cảm giữa 2 quẻ trên dưới thì
thành quẻ tốt (cát), nếu không tạo ra được sự giao cảm thì thành quẻ xấu (hung). Ví
dụ: quẻ Thái được tạo thành bởi quẻ Khôn ở trên quẻ Càn, tức là đất ở trên trời, do
đó khí dương phải thăng lên, khí âm phải hạ xuống. Hai khí giao cảm với nhau làm
thay đổi vị trí, dẫn đến sự phát triển. Như vậy, quẻ Thái là quẻ tốt. Ngược lại, quẻ Bĩ
được tạo thành bởi quẻ Càn trên quẻ Khôn, như vậy là trời đất đúng vị trí do dó không
tạo ra được sự giao cảm nên không dẫn đến sự phát triển. Bởi vậy quẻ Bĩ là quẻ xấu.
Với quan niệm 8 yếu tố vật chất như nước, lửa, núi, hồ v.v... tạo nên vũ trụ,
đồng thời chú ý đến sự phát triển của sự vật, thuyết bát quái là một tư tưởng triết học
mang tính chất duy vật và biện chứng, nhưng những yếu tố tích cực ấy rất hạn chế.
Sự gán ghép nội dung cho các quẻ như Ly là lửa, là con gái đầu hoàn toàn áp đặt,
không có cơ sở khoa học. Chính vì vậy thuyết bát quái đã trở thành cơ sở tốt cho việc
bói toán.
Ngũ hành là 5 tác nhân tạo nên sự vật, gồm: Mộc (gỗ), Hỏa (lửa), Thổ (đất),
Kim (không khí), Thủy (nước).
Âm dương gia là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến Quốc. Trường phái
này dựa vào thuyết Âm dương Ngũ hành để giải thích sự biến hóa trong giới tự nhiên
và sự phát triển của xã hội. Để giải thích sự biến đổi của sự vật, phái âm dương gia
nêu ra quy luật về mối quan hệ tương sinh tương thắng của Ngũ hành. Tương sinh là
sinh ra nhau, cụ thể là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy,
Thủy sinh Mộc. Tương thắng là chống nhau, cụ thể là: Mộc thắng Thổ, Thổ thắng
Thủy, Thủy thắng Hỏa, Hỏa thắng Kim, Kim thắng Mộc.
Ngũ hành lại ứng với nhiều thứ khác như bốn mùa, bốn phương, ngũ sắc, ngũ vị,
ngũ tạng, ngũ âm, 10 can và các con số v.v... ví dụ:
Mộc: mùa Xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua...
Hỏa: mùa Hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng...
Thổ: Giữa Hạ và Thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt...
Kim: mùa Thu, phương Tây, màu trắng, vị cay...
Thủy: mùa Đông, phương Bắc, màu đen, vị mặn...
Sự biến chuyển của bốn mùa là tuân theo quy luật Ngũ hành tương sinh tức là
Mộc sinh Hỏa thì Xuân sinh Hạ, Kim sinh Thủy thì Thu sinh Đông. Do ngũ hành có
5 thứ mà mùa chỉ có 4 mùa nên người ta đặt Thổ vào giữa Hạ và Thu tạo thành cái
cầu nối giữa Hỏa và Kim để cho phù hợp với quy luật Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Tuy nhiên không phải tất cả những gì ứng với Ngũ hành đều có thể dùng quy
luật đó để giải thích, ví dụ không thể nói phương Đông sinh ra phương Nam, màu
xanh sinh ra màu đỏ, vị đắng sinh ra vị ngọt v.v...
Còn sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của bốn mùa thì phái âm dương gia lại
dùng tác động của âm dương để giải thích. Theo họ, về mùa Xuân, khí trời (dương)
hạ xuống khí đất (âm) dâng lên, trời đất hòa đồng, do đó cây cối đâm chồi nảy lộc.
Còn mùa Đông, khí trời dâng lên, khí đất hạ xuống, trời đất không hòa đồng nên bị
ngăn cách, không phát triển được. Nhân vật tiêu biểu của phái Âm dương gia là Trâu
Diễn người nước Tề. Nội dung chủ yếu của tư tưởng Trâu Diễn là thuyết “Ngũ đức
chuyển dịch”.
Theo thuyết này, mỗi triều đại trong lịch sử Trung Quốc có một loại đức chi
phối. Cái đức ấy được biểu hiện bằng Ngũ hành và vận động theo quy luật tương
thắng của Ngũ hành. Phái Âm dương quả quyết rằng, trước khi thành lập một triều
đại mới, trời cho một triệu trứng để biết được triều đại đó thuộc đức gì. Thời Hoàng
Đế, trời cho thấy trước con dế trũi, dế trũi màu vàng, nên đức của Hoàng Đế là đức
Thổ. Thời Hạ Vũ, trời cho thấy trước triệu chứng về thu đông mà cây cối không rụng
lá, cây cối còn lá thì màu xanh nên đức của triều Hạ là Mộc. Thời Thương trời cho
thấy trước có lưỡi gươm bằng đồng sinh ra ở trong nước nên đức của triều Thương là
Kim. Thời Chu trời cho thấy trước chim hỏa xích ngậm sách đỏ đến chết trên bệ cúng
thần đất nên đức của triều Chu là Hỏa. Vì vậy, triều Hạ đã thay thời Hoàng Đế, triều
Thương thay triều Hạ, triều Chu thay triều Thương. Đến thời Tây Hán, thuyết Âm
dương Ngũ hành còn được Đổng Trọng Thư bổ sung, do đó càng có ảnh hưởng lâu
dài trong tư tưởng triết học Trung Quốc và kể cả Việt Nam chúng ta.
2.5.2 Các trường phái tư tưởng
 Nho gia (thường gọi là Nho giáo)
Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc. Nho gia xuất
hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử
(551 – 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn
thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng
Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc
và một số nước lân cận. H..H
Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung
Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Các kinh sách này
hầu hết đều viết về xã hội, về kinh nghiệm lịch sử Trung Quốc. Điều này cho thấy rõ
xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị – đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của
Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:
Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị – đạo đức là những quan hệ
nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng
– vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao
nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua – cha – chồng xếp ở hàng
làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia.
Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một
xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây
dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên – dưới, có vua sáng – tôi
hiền, cha từ – con thảo, trong ấm – ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi
thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp
quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên.
Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý
tưởng “đại đồng”. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền
giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong
bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực
khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v .v. đều là những biểu hiện cụ thể của
Nhân.
Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết
những vấn đề chính trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của
Trung Quốc thời cổ phải đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong học
thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là
quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông, “bản tính con người vốn là thiện” (Nhân chi sơ,
tính bản thiện). Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới
sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ .v.v.
Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị – đạo đức đến mức coi chúng
là tiên thiên, bẩm sinh. Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng – Mạnh)
đề cao sự giáo dục con người để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực
đạo đức có sẵn.
Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con
người vốn là ác (Nhân chi sơ, tính bản ác). Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở
thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí….). Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân
Tử chủ trương đường lối trị nước kết hợp giữa Nho gia và Pháp gia.
Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN). Trong quan niệm
về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Một mặt, khi chống
lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên luôn luôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời. “
Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ,
Dương Hóa, 18); hay “ cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm
không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn, 16). Đó là yếu tố duy vật chất phác
và tư tưởng biện chứng tự phát của ông. Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và
có thể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh). Đó là yếu tố duy tâm khách
qua trong quan điểm của ông. Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnh
Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể
cải được mệnh Trời”. Hiểu biết mệnh Trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con
người hoàn thiện là người quân tử. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền
sức mạnh của quỷ thần; nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của
hoạt động con người trong đời sống.
Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển,
không đặt ra vấn đề chân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu
mà có). Theo ông, tri thức có hai loại là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ
ngu”(học cũng không biết). Nghĩa là ông đã thừa nhận có tri thức tiên thiên, có trước
sự nhận thức của con người. Đối tượng để dạy dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí” và “ngu”,
nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí. Còn không học thì rơi xuống hạ ngu.
Ưu điểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì không phân loại). Khổng
Tử cũng nêu ra một số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải đi đôi với luyện
tập; học phải kết hợp với suy nghĩ; phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được cái cốt
yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quan niệm học theo lối “hoài cổ”, coi
thường tri thức về sản xuất, lao động chân tay.
Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị – xã hội là một trong những vấn đề
cốt lõi trong học thuyết Khổng Tử. Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học
thuyết đạo đức của Khổng Tử là : Nhân, lễ, trí, dũng…cùng với một hệ thống quan
niệm về chính trị – xã hội như “nhân trị”, “chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”,
“tiểu nhân”…
Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của
mình. Nhân có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc
trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với
nội dung khác nhau. “Sửa mình theo lẽ là nhân”, “ Điều gì mình không muốn, đừng
đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương người là nhân”…Tư tưởng bao
trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người.
Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ”. Lễ ở Khổng Tử là
những phong tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp
luật Nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp…Lễ được
coi là hình thức biểu hiện của nhân. Mặc dù kiên trì bảo vệ lễ của nhà Chu , nhưng
Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và phát triển nó lên, biến lễ thành một
phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương.
Để làm đươc điều đó cần phải có “lễ” và “chính danh”. “Chính danh là làm mọi việc
cho ngay thẳng”(Luận ngữ, Nhan Uyên,1); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn
phận chính đángcủa người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy
lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận ngữ, Bát Dật, 19)…Theo Khổng Tử,
muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì “danh không chính thì lời
nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự việc không
thành công thì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt
không đúng; hình phạt không đúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ,
3). Xuất phát từ tình hình loạn lạc của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu, Khổng Tử
đã nêu lên thuyết “chính danh”, nhưng trên thực tế, học thuyết này mang tính bảo thủ,
bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà Chu.
Để thực hiện mục đích của mình, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo
huyết thống và chủ trương “thượng hiền”, dùng người không phân biệt đẳng cấp xuất
thân của họ. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán
và rộng lượng với những kẻ cộng sự” (Luận ngữ, Tử Lộ, 2). Việc ông mở trường dạy
học chính là nhằm mục đích đào tạo ra những người có tài, đức tham gia vào công
cuộc cai trị.
Toàn bộ học thuyết về nhân, lễ, chính danh… của Khổng Tử là nhằm phục
vụ mục đích chính trị là “Đức trị”. Ông phản đối việc dùng hình phạt để trị dân vì
làm như vậy, dân sợ mà phải theo chứ không phục. Theo ông, làm chính trị mà dùng
đức cảm hóa người thì giống như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các sao khác đều chầu
đến.
So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ
thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị
Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng
chính thống, Nho gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung
đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà
Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư
(thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (thời Tống). Quá
trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng
cơ bản:
Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của
Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của
giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân
bản và biện chứng của Nho gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các
quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan
hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh.
Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở
bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương – Ngũ hành, những quan
niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể
nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Quốc. Nho gia còn có
sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là Phật giáo. Sự kết hợp các tư tưởng
triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho gia đã có ngay từ thời
Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử. Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới mức nhuần
nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 – 1279).
 Đạo gia (hay học thuyết về Đạo)
Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN). Học thuyết
của ông được Dương Chu và Trang Chu thời Chiến quốc hoàn thiện và phát triển theo
hai hướng ít nhiều khác nhau. Những tư tưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu
chủ yếu qua Đạo đức kinh và Nam hoa kinh.
Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học thuyết về “Đạo” với những tư tưởng biện
chứng, cùng với học thuyết “Vô vi” về lĩnh vực chính trị – xã hội.
Về bản thể luận, tư tưởng về Đạo là nội dung cốt lõi trong bản thể luận của
Đạo gia. Phạm trù Đạo bao gồm những nội dung cơ bản sau:
“Đạo” là bản nguyên của vạn vật. Tất cả từ Đạo mà sinh ra và trở về với cội
nguồn của Đạo.
“Đạo” là cái vô hình, hiện hữu là cái “có”; song Đạo và hiện hữu không thể
tách rời nhau. Trái lại, Đạo là cái bản chất, hiện hữu là cái biểu hiện của Đạo. Bởi
vậy, có thể nói: Đạo là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại.
“Đạo” là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Nguyên lý ấy là “đạo pháp
tự nhiên”.
Chính trong quan niệm về “Đạo” đã thể hiện một trình độ tư duy khái quát
cao về những vấn đề bản nguyên thế giới, nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể
thống nhất của nó.
Quan niệm về tính biện chứng của thế giới không tách rời những quan niệm
về “Đạo”, trong đó bao hàm những tư tưởng chủ yếu sau:
Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân
bằng và quay trở lại cái ban đầu).
Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại
của nhau, trong cái này đã có cái kia.
Do nhấn mạnh nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” trong biến dịch nên
Đạo gia không nhấn mạnh tư tưởng đấu tranh với tư cách là phương thức giải quyết
mâu thuẫn nhằm thực hiện sự phát triển; trái lại, đã đề cao tư tưởng điều hòa mâu
thuẫn, coi đó là trạng thái lý tưởng. Bởi vậy triết học Đạo gia không bao hàm tư tưởng
về sự phát triển.
Học thuyết chính trị – xã hội với cốt lõi là luận điểm “Vô vi”. Vô vi không
phải là cái thụ động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo
bản tính tự nhiên của “Đạo”.
 Mặc gia
Phái Mặc gia do Mặc Tử, tức Mặc Địch (khoảng từ 479 -381 tr.CN) sáng lập
thời Xuân Thu. Sang thời Chiến Quốc dã phát triển thành phái Hậu Mặc. Đây là một
trong ba học thuyết lớn nhất đương thời (Nho – Đạo – Mặc).
Tư tưởng triết học trung tâm của Mặc gia thể hiện ở quan niệm về “Phi thiên
mệnh”. Theo quan niệm này thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu…không phải là do định
mệnh của Trời mà là do người. Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt
giàu có, tránh được nghèo đói. Đây là quan niệm khác với quan niệm Thiên mệnh có
tính chất thần bí của Nho giáo dòng Khổng – Mạnh.
Học thuyết “Tam biểu” của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về
nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi
đó là bằng chứng xác thực của nhận thức.
Thuyết “Kiêm ái” là một chủ thuyết chính trị – xã hội mang đậm tư tưởng
tiểu nông. Mặc Địch phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc, thân
sơ…trong học thuyết “Nhân”. Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau, không
phân biệt thân sơ, đẳng cấp…
Phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương
diện nhận thức luận.
 Pháp gia
Là một trường phái triết học lớn của Trung Quốc cổ đại, chủ trương dùng
những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức
của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc.
Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống
lại tàn dư của chế độ công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn
giáo đương thời.
Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN). Tư tưởng Pháp
trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau:
Về tự nhiên:
Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách
quan mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại
và không thay đổi. Còn mỗi sự vật đều có “Lý” của nó. “Lý” là sự biểu hiện khác
nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ
đó, ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ dựa trên quy luật khách
quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của “Lý”, chống thái độ cố chấp và bảo
thủ.
Về lịch sử:
Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể
có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho
mọi xã hội. Ông đã phân chia sự tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai
đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của
sản xuất và văn minh. Đó là:
Thời Thượng cổ: Con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu
chín thức ăn.
Thời Trung cổ: Con người đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai.
Thời Cận cổ: Bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn
nhau.
Động lực căn bản của sự thay đổi xã hội được ông quy về sự thay đổi của dân
số và của cải xã hội.
Về thuyết “Tính người”:
Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính người là ác, đưa ra học thuyết luân
lý cá nhân vị lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi…Kẻ thống
trị phải nương theo tâm lý vị lợi của con người để đặt ra pháp luật, trọng thưởng,
nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội.
 Tư tưởng về pháp trị
Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học
thuyết Pháp trị, nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng
phản đối thuyết nhân trị, đức trị của Nho giáo, phép “vô vi trị” của Đạo gia. Phép trị
quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp
là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách
đó.
“Pháp” là một phạm trù của triết học Trung Quốc cổ đại. Theo nghĩa hẹp, là
quy định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ;
theo nghĩa rộng, pháp được coi là một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy,
pháp được coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, giúp cho mọi
người thấy rõ được bổn phận, trách nhiệm của mình.
“Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể.
“Thuật” cũng là chính danh, là phương sách trong thuật lãnh đạo của nhà
vua nhằm lấy danh mà tránh thực.
2.6 Giáo dục
 Về trường học
Từ đời Thương, Trung Quốc đã có chữ viết nhưng tình hình giáo dục thời kỳ
này như thế nào nay không thể biết được. Đến thời Chu nền giáo dục Trung Quốc đã
có quy chế rõ ràng. Trường học thời Tây Chu chia làm hai loại quốc học và hương
học. Trường quốc học gồm có Bích Ung và Phán Cung. Bích Ung là trường đại học
ở kinh đô Tây Chu, Phán Cung là trường đại học ở kinh đô các nước chư hầu. Thuộc
về quốc học, ở kinh đô còn có trường tiểu học. Trường hương học là trường học ở
các địa phương. Tùy theo các cấp hành chính, trường học địa phương có các tên
“thục”, “tường”, “tự”, “hiệu”.
Thời Xuân Thu, nền quốc học của nhà Chu dần dần suy thoái, trường tư bắt đầu
xuất hiện. Người đầu tiên sáng lập trường tư là Khổng Tử. Đến thời Chiến Quốc, Mặc
Tử, TrangTử, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng là những thầy giáo có nhiều học trò, do đó lập
thành những phái khác nhau. Từ đời Hán về sau, cùng với sự đề cao Nho giáo, nền
giáo dục của Trung Quốc càng phát triển mạnh.
Trường học cao nhất thời Hán gọi là Thái học được thành lập từ thời Hán Vũ
đế (140-87 TCN). Các giáo quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ kinh bác sĩ, học sinh thời
Tây Hán gọi là “bác sĩ đệ tử”, thời Đông Hán gọi là “thái học sinh”. Nội dung học
tập chủ yếu là kinh điển Nho gia. Phương thức dạy học là giảng ở những giảng đường
lớn. Do thầy giáo ít, học trò đông nên chủ yếu là tự học. Mỗi năm phải thi một lần.
Ai thông được một kinh trở lên thì được bổ làm quan.
Ở các địa phương cũng có trường quốc lập gọi là “học”, “hiệu”, “tường”, “tự”,
nhưng trường học ở các địa phương không được coi trọng. Nền tư học dân gian thì từ
đời Hán về sau lại càng thịnh hành. Thời Tùy - Đường, nền giáo dục Trung Quốc có
một bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên ngành đã được thiết lập. Đó là
các trường Quốc tử học, Thái học, Tứ môn học, Thư học (học viết chữ), Toán học,
Luật học. Các trường này thuộc một cơ quan giáo dục gọi là Quốc tử giám tương tự
như Bộ Giáo dục.
Ngoài hệ thống trường thuộc Quốc tử giám còn có một số trường khác như
Hoàng văn quán, Quảng văn quán, trường Y học, trường Thiên văn học. Thời Tống
còn đặt ra “chế độ tam xá” ở trường Thái học, gồm Ngoại xá, Nội xá và Thượng xá,
mục đích là để cho chế độ thi cử lên lớp được nghiêm túc. Học sinh mới vào trường
Thái học gọi là Ngoại xá sinh, sau kỳ thi năm thứ nhất, những người đạt kết quả loại
nhất loại nhì và có đức hạnh thì được lên Nội xá. Sau 2 năm, Nội xá sinh thi tuyển
lên Thượng xá, tốt nghiệp Thượng xá vào loại ưu cũng có tư cách như Tiến sĩ.
Bên cạnh trường quốc học còn có rất nhiều trường dân lập do các học giả nổi
tiếng thành lập gọi là thư viện. Số học sinh học tập ở đây rất đông, có thư viện đã thu
hút hàng ngàn học sinh đến học. Thời Minh - Thanh, các trường đại học do trung
ương mở được tập trung lại và gọi là Quốc tử giám. Đời Minh có hai trường Quốc tử
giám ở Bắc Kinh và Nam Kinh, đời Thanh chỉ còn một trường Quốc tử giám ở Bắc
Kinh mà thôi. Ngoài Quốc tử giám, đời Thanh còn có “Tông học” và “Bát kỳ quan
học” để dạy con em hoàng tộc và con em người Mãn Châu, Mông Cổ. Ở các địa
phương có phủ châu huyện học, về danh nghĩa là trường học, thực tế là cơ quan quản
lý tú tài vì chỉ có tú tài mới được học ở đó. Các trường học này, về mặt tổ chức hết
sức lỏng lẻo.
Sau chiến tranh Thuốc phiện, đến cuối thế kỷ XIX, nhà Thanh học tập phương
Tây bắt đầu mở một số trường học kiểu mới như Kinh sư đồng văn quán (1862),
Giang Nam thiết lộ học đường (Trường đường sắt Giang Nam, 1895). Đầu thế kỷ XX
nhà Thanh tuyên bố thực hiện “tân chính” (đường lối chính trị mới) mà nội dung quan
trọng của tân chính là việc cải cách chế độ giáo dục. Từ đó các trường học kiểu mới
đã thay thế các trường học kiểu cũ.
2.7 Phát huy văn minh Trung Quốc
Nền văn minh Trung Hoa có lịch sử lâu đời, mang bản sắc tinh thần độc đáo
của dân tộc Trung Quốc. Đó là nền tảng của văn hóa Trung Quốc đương đại, cũng
như sợi dây tinh thần gắn kết người Trung Quốc trên toàn thế giới và là kho tàng của
sự đổi mới văn hóa Trung Quốc. Hơi thở trong hội họa cũng đã quyết định được giá
trị cốt lõi của nghệ thuật Trung Hoa. Nền hội họa cùng với triết học, thi ca, văn học,
thư pháp cũng như âm nhạc, kiến trúc có quan hệ mật thiết với nhau, là tài sản quý
giá của truyền thống dân tộc Trung Hoa và vẫn tỏa sáng lấp lánh cho đến ngày nay.
Do đó, có thể nói rằng, những phát minh Trung Hoa chính là chắt lọc tinh túy của nền
văn hóa Trung Hoa mà thành, góp phần làm nên hào quang của lịch sử văn minh hóa
Trung Hoa. Về chữ viết, người Triều Tiên, người Nhật cũng đọc nó được dễ dàng
như người Trung Hoa, thành thử ở Đông Á nó là một thứ quốc tế ngữ. Nó là mối liên
lạc giữa dân khắp các miền Trung Hoa. Nhờ vậy mà văn minh, tư tưởng Trung Hoa
được duy trì, mà các ý tưởng bảo thủ có một sức mạnh rất lớn, các ý niệm thời xưa
luôn luôn giữ được địa vị quan trọng nhất trong sự đào tạo, giáo dục. Những mảnh
xương thú hay mai rùa có khắc kí tự được xem là nguồn gốc của chữ viết hiện đại
Trung Quốc. Với niên đại hàng nghìn năm tuổi, những kí tự này đóng vai trò rất lớn
trong việc lưu giữ nền lịch sử, văn hóa lâu đời của người dân nơi đây. Do đó cần bảo
tồn và phát huy văn minh Trung Quốc.
Nền nghệ thuật Trung Hoa đang rất được chú trọng do đó cần phát huy, thực
hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, đồng bào dân tộc Hoa cùng chính
quyền, các tổ chức xã hội đã khôi phục và phát huy được nhiều di sản văn hóa nghệ
thuật độc đáo như múa lân-sư-rồng, múa võ, ném pháo, hát dân ca tiếng Hoa (hát
Quảng, hát Tiều).
Cần tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng trên các phương diện như:
đặc điểm về kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội; kiểm kê các loại hình giá trị văn minh
được thừa hưởng đến ngày nay và được ứng dựng trong đời sống: tập quán xã hội,
phong tục, lễ hội, tri thức dân gian, kiến trúc truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật diễn
xướng dân gian… thực hiện trách nhiệm trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc Trung Hoa; tổ chức các chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu động
về chủ đề bảo tồn các giá trị văn minh và thực hiện nếp sống văn minh.
C-KẾT LUẬN

Nguồn gốc về nền văn minh Trung Hoa hiện nay đã đạt những thành tựu đáng
khích lệ, được bạn bè thế giới tin tưởng và ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Thế
nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để những giá trị văn minh ấy tiếp tục
được giữ gìn. Những thành tựu đó đã khẳng định được bước nhảy vọt về khoa học kỹ
thuật của văn minh Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Các phát minh lớn
này không chỉ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với thời đại xưa, mà nó còn được nhân
loại không ngừng cải tiến phục vụ cho nhu cầu của con người thời đại ngày nay.
Người Trung Hoa có quyền tự hào rằng, họ là tộc người có văn tự riêng nên có các
nguồn sử liệu đáng tin cậy về quá trình tộc người, về tổ tiên của họ. Người Trung
Quốc cũng tự hào là họ có một loại lịch riêng của tộc người mình, đó là một điều có
ý nghĩa trong việc giữ gìn và phát triển tri thức bản địa. Bởi lịch không chỉ là một
sáng tạo khoa học, thể hiện sự tinh thông toán học, thiên văn và còn là một di sản văn
hóa của loài người. Sau hơn một thế kỷ trôi qua, tiến hành cải cách và mở cửa, Trung
Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, những ảnh hưởng nhất
định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới
không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà
hãy học học tập, quan tâm nghiên cứu, tham khảo về văn minh của Trung Quốc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Durant, W. (2005). Lịch Sử Văn minh Trung Hoa. In N. H. dịch. Hà Nội : Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), (2016) Lịch sử Văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Vĩnh Phúc
Education, C. (2020). NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC. Retrieved
from https://duhocchd.edu.vn/cam-nang-du-hoc/net-dac-sac-cua-van-hoa-
trung-quoc-n4864.html
Hoa, V. (2021). Tranh quốc họa. Retrieved from Đại học Mỹ thuật công nghiệp:
https://mythuatms.com/hoc-ve-tranh-quoc-hoa-d1359.html
Kissinger, H. (2016). On China. In N. d. Huy, Bàn về Trung Quốc (p. 106). Tp. Hà
Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Phạm Khang, L. M. (2018). Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa. In L. M. Phạm Khang,
Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa (p. trang 198). Tp. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản
Thanh Niên.
Thuan, N. (2018). Zhang Daqian- Huyền thoại hội họa Trung Hoa thế kỷ 20.
Retrieved from Design and Art Magazine: https://designs.vn/zhang-daqian-
huyen-thoai-hoi-hoa-trung-hoa-the-ky-20/

You might also like