You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Xuân Nghiêm

Lớp học phần : 2023.LITR191206.CSVH-VH4

Mã học phần : LITR1912

Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa

Tên học phần : Cơ sở văn hóa Việt Nam

Tên đề tài : Làm rõ các nét tính cách đặc thù của
người Việt ở Nam Bộ qua ca dao

Năm học : 2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………….…...1
CHƯƠNG I: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN……………………..3

1. Khái quát về vùng đất Nam bộ…………………………3


2. Nguồn gốc tính cách Văn hóa người Việt và người Việt
ở Nam bộ………………………………………………….5
3. Khái quát về ca dao Nam bộ…………………………...6
3.1. Về phương diện nội dung…………………………….7
3.2. Về phương diện nghệ thuật…………………………..8

CHƯƠNG II: CÁC NÉT TÍNH CÁCH ĐẶC THÙ


CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ QUA CA DAO……10

1. TÍNH LINH HOẠT…………………………………...10


1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH……………………………...10
1.2. BIỂU HIỆN…………………………………………11
1.2.1. Thức ăn chủ đạo là những món dễ tìm kiếm xung
quanh…………………………………………………….11
1.2.2. Giao thông đường thủy phát triển………………...14
1.2.3. Sinh hoạt và ứng xử theo quy luật con nước……...16
1.2.4. Phương ngữ Nam bộ rất giàu các từ ngữ chỉ các sự
vật, hiện tượng liên quan đến sông nước………………..20

2. TÍNH THIẾT THỰC………………………………….25


2.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH……………………..25
2.2. BIỂU HIỆN…………………………………………26
2.2.1. Văn hóa tư tưởng, sinh hoạt bám sát thực tế.……..26

2
2.2.2. Tinh thần trọng võ, trọng làm ăn buôn bán hơn khoa
cử………………………………………………….……..36

3. TÍNH TRỌNG NGHĨA……………………………….39


3.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH……………………..39
3.2. BIỂU HIỆN…………………………………………40
3.2.1. Chí cốt và chung thủy………………………….…40
3.2.2. Trọng nghĩa khinh tài……………………………..41
3.2.3. Nghĩa tình trong quan hệ xã hội…………………..43
3.2.3.1. Coi trọng lẽ công bằng………………………….43
3.2.3.2. Tính hào hiệp, sống hết mình, sẵn sàng đùm bọc,
che chở cho nhau……………………………………...…45
3.2.3.3. Tinh thần hiếu khách……………………………47

4. TÍNH BỘC TRỰC……………………………………48


4.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH………………..……48
4.2. BIỂU HIỆN…………………………………………49
4.2.1. Thẳng thắn……………………………..………….49
4.2.2. Phản ứng tức thời, trực tiếp……………………….50
4.3.3. Tính rạch ròi………………………………………52
4.3.4. Sự quan trọng của chữ tín trong đời sống người
dân…………………………………………………….…52

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT………………………………53


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….…………………56

3
DANH SÁCH HÌNH

HÌNH TÊN HÌNH TRANG

1.1 Cảnh đám cưới rước dâu bằng ghe xuồng gây sốt một thời 18
trên mạng xã hội Tiktok

2.1 Ảnh minh họa ông Địa trong tâm thức của người Nam bộ 29

4
LỜI MỞ ĐẦU

Công dân Việt Nam có quyền tự hào về những đóng góp to


lớn của nền văn hoá vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc
nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát
triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử, đặc biệt là
trong 35 đổi mới. Tuy vậy, trong lĩnh vực văn hóa chúng ta
vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đặc biệt, trong bối cảnh
toàn cầu hóa trở thành xu hướng như hiện nay, công tác
văn hóa càng cần phải làm quyết liệt, đó là một sự nỗ lực,
không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước, mà là sự tự ý thức
bảo vệ văn hóa dân tộc của mỗi công dân.

Top 10 nội dung được tìm kiếm tại Việt Nam năm 2023
(Nguồn: Google)

Theo công bố từ Google về các từ khóa được tìm kiếm


nhiều nhất ở Việt Nam - hạng mục phim chiếu rạp, có 6/10
là phim do Việt Nam Nam đầu tư và sản xuất. Trong đó,
nổi bật với hai bộ phim liên quan đến yếu tố Văn hóa là
‘Đất Rừng Phương Nam” và “Người Vợ Cuối Cùng”. Bên
cạnh 2 bộ phim nêu trên, còn có bộ phim “Tết Ở Làng Địa
Ngục” cũng liên quan đến yếu tố văn hóa. Trong đó, Tết Ở
Làng Địa Ngục và Người Vợ Cuối Cùng lấy chất liệu
chính là Văn hóa người Việt ở Bắc bộ còn Đất Rừng
Phương Nam là văn hóa người Việt ở vùng Nam bộ. Tuy

1
nhiên, nếu Người Vợ Cuối Cùng hay Tết Ở Làng Địa Ngục
được nhắc đến với những cụm từ “phục hưng văn hóa
Việt” hay “nỗ lực quảng bá văn hóa Việt” thì Đất Rừng
Phương Nam lại tạo nên làn sóng dữ vì vấn đề sai lịch sử
và sai văn hóa. Điều đó thể hiện rằng thị hiếu của công
chúng đã bắt đầu đặt sự quan tâm vào không những là điện
ảnh Việt mà còn là văn hóa nước nhà. Tuy nhiên, điều đó
có thể thể thấy rằng sự quan tâm và nhận thức của công
chúng đối với văn hóa người Việt ở Nam bộ vẫn chưa đủ,
chưa trả lại cho Nam bộ vị trí thật sự của nó.

Mảnh đất Nam bộ chỉ vừa được hình thành, xây dựng hơn
300 năm nay. Tuy nhiên, chừng ấy thời gian cũng đã đủ để
tạo nên bản sắc riêng của Nam bộ. Muốn tìm hiểu bản sắc
ấy, bên cạnh những nghiên cứu tập trung vào vấn đề kinh
tế, lịch sử hay địa lý, người ta còn cần phải tập trung vào
một vấn đề hay bị bỏ lơ: lời ăn tiếng nói của nhân dân nơi
đó. Ca dao - dân ca là nơi lưu dấu đậm nét nhất lời ăn tiếng
nói của một cộng đồng người. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã
góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ Đồng Nai – Gia Định
như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân
Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống
như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo. Vậy
nên, khảo sát về ca dao Nam bộ cũng là đóng góp cho quá
trình tìm hiểu tính cách của con người nơi đây.

2
CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Khái quát về vùng đất Nam Bộ

Trước kia, Nam bộ là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân
Lạp nhưng dân cư rất thưa thớt.

Cho đến những thế kỷ đầu công nguyên, mảnh đất Nam bộ
đã tồn tại một nền văn hóa Óc Eo rực rõ với các đặc trưng
do cư dân vương quốc Phù Nam tạo dựng nên. [1] Có thể
nói, những cư dân này chính là những người bản địa đầu
tiên của nơi đây.

Sau khi văn hóa Óc Eo suy thoái, vương quốc Phù Nam đã
bị Chân Lạp của người Khmer xâm chiếm và sáp nhập vào
lãnh thổ của mình. Như vậy, người Khmer là những lưu
dân đầu tiên đến chiếm lĩnh vùng đất này.

Năm 1623, lấy danh nghĩa cha vợ - con rể, Chúa Sãi
Nguyễn Phúc Nguyên đã yêu cầu triều đình Chân Lạp để
cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng
đất thưa dân và để quản lý. Chúa Nguyễn cũng cho lập một
trạm thu thuế ở Prey Nokor (nay là Sài Gòn) và mở một
dinh điền ở Mô Xoài. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị
này. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp
miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Người Việt cũng là lực
lượng quan trọng nhất làm biến đổi vùng đất này. Đặc biệt
là trong cộng đồng người Việt ở miền Nam, ngoài những di
dân tự do với số lượng nhỏ lẻ chủ yếu xuất phát từ miền
Trung tới nơi đây khẩn hoang trong rải rác mấy thế kỷ, còn
có những đợt di dân với số lượng lớn đi thẳng từ miền Bắc
như năm 1954 hay đợt di dân để xây các vùng kinh tế mới
sau năm 1975.

3
Từ giữa thế kỷ XVII, bên cạnh người Việt, những người
Hoa theo phong trào phản Thanh phục Minh đến Việt Nam
và một số nước Đông Nam Á khác tạo nên cộng đồng
Minh Hương. Ở Việt Nam, người Minh Hương tập trung
chủ yếu ở miền Nam.

Tiếp theo người Hoa là người Chăm. Do những biến


chuyển trong lịch sử, một bộ phận cộng đồng người Chăm
ở Việt Nam đã rời quê hương để đến các nước như
Campuchia, Thái Lan, Malaysia v.v. Tuy nhiên do mâu
thuẫn với người Khmer bản địa ở Campuchia mà từ cuối
thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX, một bộ phận người Chăm
đã tìm về mảnh đất An Giang và Tây Ninh sinh sống rồi
tản ra khắp một số địa phương ở Nam bộ ngày nay.

Như vậy, bên cạnh người dân bản địa là cư dân vương
quốc cổ Phù Nam, ở Nam bộ có bốn tộc người chính tới
định cư và khai phá lần lượt theo thứ tự thời gian là
Khmer, Việt, Hoa và Chăm. Như vậy, bức tranh chủ thể
văn hóa của vùng Nam bộ mang tính đa tộc người rất đặc
sắc. Tuy mang tính đa tộc người sâu sắc, nhưng nhờ điều
kiện quan trọng là tương quan lực lượng giữa các tộc
người, khi trong bức tranh chủ thể văn hóa này người Việt
chiếm ưu thế tuyệt đối so với các tộc người khác, nên văn
hóa Nam bộ vẫn có tính thống nhất văn hóa cao.

Bên cạnh đó, cũng cần nhắc đến yếu tố địa lý trong quá
trình định vị văn hóa Nam bộ.

Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ


thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long, Nam Bộ được
chia làm hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây).

4
Đông Nam bộ là vùng chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng
bằng. Nơi đây còn rơi rớt lại một số ngọn núi như núi Bà
Đen, núi Chứa Chan, núi Bà Rá v.v. Những ngọn núi này
không chỉ là một bộ phận của thiên nhiên nơi đây mà còn
chứa đựng trong mình một di sản văn hóa phong tục, tín
ngưỡng của người dân.

So với Đông Nam bộ thì Tây Nam bộ có địa hình trái


ngược hẳn. Đây là một đồng bằng phù sa ngọt lớn nhất
nước do hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nên. Bên cạnh hệ
thống sông Cửu Long, Tây Nam bộ còn là nơi găp gỡ của
nhiều sông và hệ thống sông khác như hệ thống sông Vàm
Cỏ với hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, hệ thống
sông Cái Lớn - Cái Bé, sông Giang Thành v.v. Ngoài ra, để
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, con người còn tạo ra hàng
loạt kênh đào như kênh Bảo Định, kênh Thoại Hà, kênh
Vĩnh Tế v.v. Với dày đặc các con sông và kênh đào, nước
dần đi vào đời sống và tâm thức của người dân nơi đây, tạo
nên tính sông nước trong tính cách của họ.

Như vậy, có thể nhận xét rằng, Nam Bộ vừa có bề dày tiến
trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các
cộng đồng người ở đây đang dày công xây dựng nên. Từ vị
thế địa lý, văn hóa, Nam bộ đang trở thành trung tâm của
quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có
những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa
khác ở Việt Nam.

2. Nguồn gốc tính cách Văn hóa người Việt và người


Việt ở Nam bộ

Muốn nghiên cứu tính cách người Việt ở Nam bộ, cần thiết
phải đặt hệ tính cách người Việt ở Nam bộ vào sự so sánh
với hệ tính cách người Việt ở các vùng khác của đất nước
trên cơ sở là tính cách văn hóa người Việt nói chung. [1]

5
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS.TSKH Trần
Ngọc Thêm đã tổng kết được hệ tính cách văn hóa người
Việt có năm đặc trưng chính là: tính trọng âm, tính ưa hài
hòa, tính tổng hợp, tính cộng đồng trong phạm vi làng xã,
tính linh hoạt.

Tính cách của người Việt ở Nam bộ còn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên như sau: noi gặp gỡ của những điều
kiện tự nhiên vừa thuận tiện vừa khắc nghiệt, nơi gặp gỡ
của các tuyến giao thông sông biển quốc tế, nơi gặp gỡ của
các cư dân của nhiều dân tộc đến từ mọi miền.

Xét đến khía cạnh xã hội, tính cách của người dân Nam bộ
là sản phẩm của quá trình dương tính hóa, giao lưu và
tiếp biến với văn hóa phương Tây.

Những đặc trưng chính trong văn hóa người Việt, kết hợp
với các điều kiện tự nhiên và xã hội đã góp phần hình
thành nên bản sắc văn hóa của con người Nam bộ mà sẽ
được nói rõ hơn ở phần 2.

3. Khái quát về ca dao Nam bộ

Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người,
được gọt dũa bởi lớp lớp nhà thơ không tên, ca dao Nam
bộ đã trở thành viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn
học dân gian của dân tộc. Vận dụng mọi khả năng của
ngôn ngữ dân gian, ca dao đã biểu hiện một cách chính
xác, tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa, biểu hiện một cách
sinh động và đầy hình tượng của nhân dân về cuộc sống.

6
3.1. Về phương diện nội dung

Trong đời sống dân gian, ca dao là nơi tập trung nhiều tình
yêu quê hương, đất nước của người dân đối với những
anh hùng đã đi vào sử sách. Song song với đó, ca dao Nam
bộ còn ca ngợi sự giàu đẹp, trù phú của mảnh đất này.
Chưa ở đâu như mà có ruộng vườn đúng nghĩa là cò bay
thẳng cánh như ở Nam bộ [1]:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Tình yêu thương gia đình cũng là một chủ đề phổ biến
trong ca dao Nam bộ. Điểm khác biệt so với các vùng địa
lý khác là những cảnh sinh hoạt gia đình này mang những
nét dung dị, đời thường gắn với môi trường sông nước bao
la. Ở đó, cuộc sống thật đơn sơ, giản dị nhưng cũng đầm
ấm tình thân trong công cuộc mưu sinh:
Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò

Tình yêu lứa đôi bao giờ cũng là đề tài phong phú cho ca
dao và thơ văn.Tình yêu nam nữ của vùng đất phương
Nam qua ca dao rất mộc mạc, tự nhiên. Vốn là những con
người lao động chân chất, người Nam Bộ khi bày tỏ tình
cảm với nhau bằng một thứ khẩu ngữ thường ngày không
cần chưng diện, không cần màu mè mà cái tình cảm vẫn
nồng đượm, sâu sắc:

Tôi xa mình hổng chết cũng đau


Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền

Sự chân chất, hồn nhiên trên phương diện từ ngữ, cách thể
hiện ngộ nghĩnh và thẳng thắn, tình cảm chân thật và dung

7
dị đã tạo nên chất “duyên” thường thấy trong ca dao Nam
Bộ. Đặc biệt là ca dao về tình yêu.

3.2. Về phương diện nghệ thuật

Ca dao Nam Bộ chứa đựng những mẫu mực về nghệ thuật


ngôn từ mà cha ông ta để lại, đồng thời cũng mang trong
mình khí thế của người đi mở cõi. Nghệ thuật trong ca dao
Nam bộ đã ươm mầm cho những cây bút như cụ Nguyễn
Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa hay nhà văn Sơn Nam v.v

Là nơi tập trung sinh sống của bốn cộng đồng người lớn là
các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm mà trong đó dân tộc
Việt làm chủ thể, lời ăn tiếng nói của người dân nơi đây
ảnh hưởng sâu sắc cách nói của người Việt. Cần lưu ý,
người Việt ở Nam bộ chủ yếu là người dân Bắc bộ và
Trung bộ di cư ra. Vậy nên ca dao Nam Bộ chủ yếu sử
dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc như lục bát,
song thất lục bát, song thất lục bát biến thể, đồng thời cũng
sử dụng các thể vãn hay gọi là các thể nói lối, chủ yếu là
vãn năm, vãn bốn (mỗi câu gồm bốn, năm âm tiết) và các
thể thơ hỗn hợp. Trong đó, số lượng ca dao được gieo vần
theo thể lục bát chiếm số lượng lớn vì biểu lộ được những
trạng thái tình cảm phong phú, đa dạng và tinh tế của con
người, đồng thời về mặt hình thức nghệ thuật, các câu thơ
rất dễ nhớ, dễ thuộc nhờ cách gieo vần và ngắt nhịp 6/8:

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre


Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

Ngoài ra, ca dao Nam bộ còn sử dụng thể lục bát biến thể.
Do tính phóng khoáng, ngang tàng, thích tự do của người
dân nơi đây, ca dao Nam bộ thường không gò ép mình theo
khuôn phép mà số chữ hoàn toàn tùy thuộc vào cách nói,

8
vào mục đích chuyển tải thông tin, miễn sao diễn tả cho đủ
ý muốn nói và có vần điệu dễ đọc, dễ nhớ:

Ngó lên con trăng khuyết lưỡi liềm


Muốn vô gá nghĩa có trọn niềm hay không?

Bên cạnh các kiểu câu mở đầu như “Chiều chiều…” hay
“Thân em…” của ca dao truyền thống. Ca dao Nam bộ
cũng có cho mình những kiểu câu mở đầu riêng, mang theo
những đặc sắc về phong tục, tập quán, lời ăn tiếng nói của
riêng mảnh đất này. Theo khảo săt của tiến sĩ Bùi Mạnh
Nhị, thì một số kiểu câu mở đầu thường gặp trong ca dao
Nam bộ có thể kể đến như:
+ Mù u bông trắng lá quắn nhụy huỳnh
+ Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh (hoặc ông Phó)
+ Ba phen quạ nói với diều
+ Nước mắm ngon dầm con cá đối (hoặc con hẹ)
+ Phụng hoàng đậu nhánh vông nem (hoặc cẩm lai)
+ Sông sâu sóng bủa láng cò
+ Bần gie đốm đậu sáng ngời
+ Đờn cò lên trục kêu vang
+ Gió nam non thổi lên hang dế (hoặc hang chuột)
+ Khăn rằn nhúng nước ướt mem
+ Ghe lên ghe xuống dầm dề.
[3]

9
CHƯƠNG 2: CÁC NÉT TÍNH CÁCH ĐẶC THÙ CỦA
NGƯỜI Ở NAM BỘ QUA CA DAO

1. TÍNH LINH HOẠT


Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), thì linh
hoạt có nghĩa là “nhanh, nhạy trong việc xử trí, ứng phó
cho phù hợp với tình hình thực tế, không cứng nhắc tuân
theo nguyên tắc”

Theo đó, có thể hiểu tinh linh hoạt là khả năng thích nghi
với các thay đổi trong cuộc sống, đặc biệt là các tình huống
xã hội để từ đó điều chỉnh các yếu tố về mặt tinh thần, vật
chất để có thể giải quyết những yêu cầu bức thiết được đặt
ra.

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Cơ sở để hình thành tính linh hoạt của người Việt ở Nam


bộ trước hết là triết lý sống quân bình ở người Việt truyền
thống. Triết lý quân bình là sản phẩm của nhận thức con
người thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp về hai quy
luật của triết lý âm dương. Nhờ có triết lý quân bình mà
trong cuộc sống, người Việt luôn cố gắng giữ sự hài hòa
với môi trường tự nhiên và vâx hội xung quanh. Chính triết
lý quân bình này đã tạo ra một khả năng thích nghi cao hay
còn gọi là lối sống linh hoạt ở người Việt.

Khi di chuyển đến mảnh đất phía Nam, người Việt cũng đã
thích ứng với môi trường tự nhiên ở đây. Dấu ấn rõ nhất
cho tính linh hoạt của người Việt ở Nam bộ là hình ảnh
nước trong tâm thức, lao động và sinh hoạt của người
dân.

10
Xét từ góc độ địa lý,yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tính
linh hoạt của người dân nơi nơi đây trước nhất là do ảnh
hưởng từ việc mảnh đất này là nơi gặp gỡ của những điều
kiện tự nhiên thuận tiện. Nếu như ở Bắc bộ, người ta có
truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh ghi dấu ấn lại quá trình
con người chinh phục tự nhiên mà cụ thể là những cơn lũ
hằng năm, thì ở Nam bộ, con người ta chấp nhận sống
chung với lũ. Bởi con sông Cửu Long mỗi mùa lũ về
không chỉ giúp người dâng thau chua rửa mặn mà còn đem
về cá tôm, phù sa v.v cho con người. Bên cạnh đó, hệ
thống sông Cửu Long ở vùng Tây Nam bộ kết hợp với
mạng lưới giao thông đường thủy dày đặc đã giúp cho việc
đi lại cực kỳ thuận tiện, ít tốn sức, người dân nơi đây sống
nhờ quy luật con nước.

Nam bộ còn là nơi gặp của các tuyến giao thông sông
biển quốc tế. Với vị trí giáp biển, Nam bộ không những
đóng một vị trí quan trọng trong lính vực chính trị - quân
sự, mà còn là đầu mối buôn bán tấp nập với các nước. Bên
cạnh đó, nhờ có biển và hệ thống giao thông đường thủy
mà Nam bộ mới có thể đón nhận những nền văn hóa mà
các nhóm di dân người Hoa mang theo, cũng như rất hạn
chế sự hội nhập những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

1.2. BIỂU HIỆN


1.2.1 Thức ăn chủ đạo là những món dễ tìm kiếm xung
quanh

Cái ăn là nhu cầu bức thiết của tất cả con người, vậy nên
cũng như bất cứ ai, người Việt ở Nam bộ buộc phải thay
đổi cách ăn uống sao cho phù hợp với cuộc sống nơi đây.
Với số lượng kênh rạch chằng chịt, thiên nhiên đã ưu đãi
cho vùng đất Nam bộ một số sản lượng thủy sản dồi dào:

11
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
hay
Đồng Tháp Mười cò bay mỏi cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm…
rồi:
Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm

Bởi sự dồi dào của thủy sản, những món ăn của người dân
nơi đây cũng có thực phẩm chủ đạo là cá tôm.
- Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến lục tỉnh thì mê không về.
- Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon
- Muốn ăn bông súng cá kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.
- Kèo nèo mà lại làm chua
Ăn với cá rán chẳng thua món nào.
- Má ơi, đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
hay:
Má ơi, đừng đánh con hoài
Để con kho cá bằm xoài má ăn.

Cá ở đây nhiều đến mức đôi khi còn tấn công con người:
- Má ơi, con vịt chết chìm
Thò tay con vớt, cá lìm kìm cắn con

12
Từ cá người ta làm được ra mắm. Mắm khác so với cá là
mắm để được lâu hơn. Người miền Trung thường chế biến
đồ ăn sao cho thật mặn, thật cay để tiết kiệm, còn người
Nam bộ thì làm thành mắm để thức ăn có thể bảo quản
được lâu, nếu cần thì có sẵn đồ ăn để tiết kiệm thời gian
còn đi khẩn hoang. Học giả Trịnh Hoài Đức cũng từng
nhận xét: “Người Gia Định thích ăn mắm” [3], vậy nên sẽ
chẳng có gì lạ khi mắm cũng đi vào lời ăn tiếng nói khác
của người dân nơi đây:

Muốn ăn mắm sặc mắm linh


Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn.

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng


Về sông ăn cá, về đồng ăn cua
Bắt cua làm mắm cho chua
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền.

Cùng với cá, Nam bộ còn có nhiều đặc sản liên quan đến
sông nước khác như tôm, ốc, ba khía:

Ai về thẳng tới Năm Căn


Ghé ăn bánh hỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu
Mắm nêm, chuối chát, khế, rau
Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!

Muốn ăn ba khía, ốc len


Thì xuống Rạch Gốc khéo quên đường về

Thương chồng nấu cháo le le


Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen

13
Với tính cách ưa hài hòa của người Việt truyền thống, rau
là món không thể thiếu trong bữa ăn. Nhưng khác với bữa
cơm của người Việt truyền thống, món rau ủa người Việt ở
Nam bộ có tên gọi ngộ nghĩnh hơn là rau tập tàng (hay
thập tàng, thập toàn, tạp toàn v.v.). Rau tập tàng là hỗn hợp
của nhiều loại rau khác nhau được người dân hái “đại” ở
ven đường hay ở sau nhà. Sở dĩ người dân ở đây sử dụng
rau tập tàng bởi khác với người dân ở Bắc bộ là sự an cư,
tính cộng đồng, làng xã mạnh thì ở miền Nam là những
con người đi khẩn hoang, rày đây mai đó, không cố định,
tính cộng đồng làng xã yếu. Chính sự “rày đây mai đó” của
người dân Nam bộ dẫn đến tính hoang dã, có gì ăn nấy,
không câu nệ nội dung lẫn hình thức của món ăn:

Cá trê nướng, nước mắm gừng


Canh rau tập tàng, cá bống kho tiêu
Cơm khuya, cơm sáng, cơm chiều
Cơm bao nhiêu hạt, bấy nhiêu nồng nàn

Đối với người dân nơi đây, khi đói chỉ cần ra ngoài bắt cá,
hái rau là có ngay một bữa thịnh soạn:

Con bống còn ở trong hang


Cái rau tập tàng còn ở ruộng dâu
Ta về ta sắm cần câu
Câu lấy con bống, nấu râu tập tàng

1.2.2 Giao thông đường thủy phát triển

Nếu cây đa, bến nước, con đò là biểu tượng cho làng quê
Bắc bộ thì hình ảnh con nước và những thứ liên quan đến
sông nước là đặc trưng cho Nam bộ. Do đặc trưng sông

14
ngòi dày đặc, nên phương tiện giao thông đường thủy
(ghe, xuồng, tàu, bè…) là phương tiện di chuyển chủ yếu ở
nơi đây. Điều này từng được Trịnh Hoài Đức ghi nhận
trong Gia Định thành thông chí như sau: “Ở Gia Định chỗ
nào cũng có ghe, thuyền, hoặc dùng thuyền để làm nhà ở,
hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân thích, hoặc chở
gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông
ngày đêm qua lại không ngớt, cho nên nhiều khi đụng
chạm nhau, bị hư hại rồi sinh ra kiện cáo” [3]. Giao thông
đường thủy ở Nam Bộ phát triển đến mức hình thành ra
nhiều loại ghe, xuồng như ghe bầu, ghe cửa, ghe lồng, ghe
giàn hay xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng năm lá, xuồng
be bẩy.

Trong ca dao Nam Bộ vẫn còn lưu giữ dấu tích của sự phát
triển về giao thông đường thủy ấy.

Ghe xuồng trước hết là phương tiện di chuyển chính của


người dân nơi đây, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác cũng dùng
ghe, xuồng:

Thuyền lên Châu Đốc, ghe xuống Vàm Nao


Thẳng tới Ba Sao coi chừng con nước đẩy

Con nước lớn cha chống xuồng


Con nước ròng mẹ nhóm bếp cà ràng đợi gió
Vàng bông điên điển Châu Giang
Ai đến Văn Lang
Ai về châu thổ
Con nước ròng chảy tràn mùa nước nổi
Con nước kém ai dừng lại bên bờ châu thổ
Gác mái dầm nghe câu hát lao lung

15
Nóp nồng em gửi tặng anh
Xuồng em bơi tận trong kinh Tháp Mười

Những con kênh con rạch chính là nơi gặp gỡ, giao
thương. Ca dao còn lưu dấu về một nền kinh tế trên sông,
biểu hiện sự ấm no, trù phú của miệt vườn miền Tây:

Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn


Ghe xuồng tấp nập bán buôn dập dìu

hay:

Kinh Vĩnh Tế biển Hà Tiên


Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu
rồi còn có:

Tàu lớn, tàu nhỏ lăng xăng;


Ghe đò các chợ giăng giăng nẻo đường

1.2.3 Sinh hoạt và ứng xử theo quy luật con nước

Như Karl Marx từng nhận định, thì người nông dân “trao
đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội” [5].
Sinh sống trong môi trường sông nước, người dân Nam bộ
buộc phải nắm rõ quy luật của con nước để có thể sống
chung với nó.

Người dân Nam bộ nhận thức được bản chất, quy luật của
con nước:

16
Nước lớn rồi lại nước ròng
Đố ai bắt được con còng trong hang

Tới đây lạ bến đậu nhờ


Vái trời bớt gió cho sóng trong bờ bớt chao

Nắm được quy luật con nước, người dân Nam bộ sẽ có


cách ứng xử, sinh hoạt sao cho phù hợp với thiên nhiên nơi
đây:

Hai tay anh nương hai cái cù lao


Nước chảy mặc nước anh cứ chống sào anh qua

Chiều chiều con nước lên cao


Thuyền anh cặp bến cắm sào thương em

Nước ròng chảy xuống như tên


Bắt tay chào hỏi ghe thuyền bốn phương

Nước ròng rồi nước đi xa


Chèo mau anh đợi, thuyền ta cùng về

Thậm chí, ở nhưng nơi ấy, đám cưới được tổ chức với ghe,
xuồng để phù hợp với địa hình:

Đưa dâu bằng sông, bằng ghe


Chớ đưa bằng bè ướt áo bà mai

Cái ghen của cô gái khi chàng trai đi lấy vợ cũng có bóng
dáng của con nước:

17
Trèo lên chót vót cây bần
Vái anh đi cưới vợ sóng thần nhận ghe
hay:
Bần gie, bần liệt, đóm đậu ngọn bần
Anh đi cưới vợ em vái cho sóng thần nhận ghe

18
Cảnh đám cưới rước dâu bằng ghe xuồng gây sốt một thời
trên mạng xã hội Tiktok
(nguồn: kênh Tiktok @hoangthan)

19
1.2.4 Phương ngữ Nam bộ rất giàu các từ ngữ chỉ các
sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước

Bởi vì sinh sống trong môi trường bao quanh là sông nước,
vậy nên sông nước là đối tượng mà người Nam bộ quan
tâm nhiều nhất. Hình ảnh sông nước đã đi vào lời ăn tiếng
nói của người dân nơi nay một cách tự nhiên. Ca dao – dân
ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương
để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này. [4]

Để chỉ vùng đất có chứa nước thì có:


Bao phen quạ nói với diều,
Ngả kinh Ông Hóng có nhiều vịt con.

Kinh xáng mới đào, tàu đương chạy


Anh thương em thì thương đại
Đừng ngại, bớ điệu chung tình

Chèo ghe sợ sấu ăn chưn


Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma

Ăn như xáng múc,


Làm như lục bình trôi.

Con chim lót ổ thềm đìa


Tại cha vặn khóa, tại má bẻ chìa
Cho nên chìa hư khoá liệt
Hai đứa mình từ biệt ngãi nhân

Vùng đất có nước bao quanh


Chừng nào biển nọ xa gành

20
Cù lao xa sóng, anh mới đành xa em

Bến Tre nước ngọt lắm dừa,


Ruộng vườn màu mỡ biển thừa cá tôm
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày
Xoài chua, cam ngọt Ba Lai
Bắp thì chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hòa
Mắm, bần ven đất phù sa
Bà Hiền, Tân Thủy hằng hà cá tôm
Quýt đường, vú sữa ngổn ngang,
Dừa xanh Sóc Sãi, tơ vàng Ba Tri
Xẻo Sâu cau tốt ai bì
Lúa vàng Thạnh Phú, khoai mì Thạnh Phong
Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng, ai nhìn cũng ưa.

Bảy lanh để Bảy đưa đò


Lên doi xuống vịnh giọng hò con Bảy lanh

Sự vận động của nước:


Nước ròng chảy xuống như tên
Bắt tay chào hỏi ghe thuyền bốn phương

Ngã ba, ngã bảy nước chảy vòng cung


Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ có dùng hay không?

21
Phương tiện vận chuyển:
Không xuồng nên phải lội sông
Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn

Em bán giống chi, em đi xuồng ba lá


Em ghé lại đây, anh gởi thơ thăm má cùng ba

Phần lớn địa danh ở nơi này thường gắn liền với ý nghĩa
sông nước:
Rạch Nhà Ngang khúc cong khúc lượn
Sông Gò Quao sông lớn sông dài
Linh đinh như chiếc giã ra vời
Như thuyền ra cửa, biết mấy đời gặp nh

Sông Ngã Bảy chảy về bảy ngả


Thuyền đến đây về ngả nào đây
Buồm không theo kịp chim bay
Xa nhau biết hẹn ngày nào gặp nhau.

Hệ quả của việc giàu phương ngữ chính là sông nước trở
thành cơ sở, hình ảnh để diễn đạt tính cách người dân:

Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi


Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm.

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi


Buôn bán không lời chèo chống mải mê.

Không xuồng nên phải lội sông

22
Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn.

Ở đâu bằng xứ Lung Tràm


Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm.

Hãy cho bền chí câu cua


Dầu ai câu trạch, câu rùa mặc ai

Đừng theo cái thói ghe buôn


Khi vui thì ở, khi buồn thì đi

Bậu chê nước sông, bậu uống nước bàu


Chê đây lấy đó, ai giàu hơn ai?

Ngó lên Châu Đốc Vàm Nao,


Thấy buồm em chạy như dao cắt lòng

Người con gái giãi bày tấm lòng của mình thì nói:
Chiếc ghe kia nói có, chiếc ghe nọ nói không
Phải chi miếu ở gần sông
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi

Nếu muốn tỏ tình, người con trai nói:

Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu


Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

Sông nước cũng là nơi giao duyên, gặp gỡ của các chàng
trai, cô gái:

23
Ơ ơ ớ…
Đèn treo dưới xáng
Tỏ rạng bờ kinh (ờ)
Em có thương anh
Em nói cho thiệt tình (ờ)
Để anh lên xuống
Ơ ơ chớ một ơ ơ mình ờ bơ vơ

Nếu muốn dùng thời gian để thử thách, cô nàng ỡm ờ:

Đèn treo dưới xáng


Tỏ rạng bờ kinh
Đường Bình Thủy lưu linh
Đáo tại Long Tuyền
Xin anh giữ dạ, chịu phiền đôi năm.

Để chứng minh tấm lòng son sắt của mình thì cô gái nói:

Quả năm ngăn trong lòng sơn đỏ,


Mấy lời anh to nhỏ, em bỏ bạn sao đành!
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành,
Tàu Tây liệt máy, em mới đành bỏ anh

hay cô cũng có thể nói:

Bao giờ cạn nước Đồng Nai


Sụt chân đất Tháp mới sai lời nguyền

24
2. TÍNH THIẾT THỰC

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, “thiết thực” là tính chất


phù hợp với thực tế, làm lợi cho cuộc sống con người [1].
Giáo sư cũng bổ sung thêm rằng “tính thiết thực là phẩm
chất thể hiện tính cách của con người (cá nhân hoặc cộng
đồng) có đầu óc thực tế thể hiện qua cách nghĩ, cách ứng
xử, cách hành động [1].

2.1 CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH

Cơ sở đầu tiên cho tính thiết thực là óc thực tế của người


Việt. Khi di chuyển đến Nam bộ, gặp phải điều kiện tự
nhiên vừa khắc nghiệt với con người đã giúp cho óc thực tế
có cơ hội trở thành tính thiết thực. Điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt buộc con người phải tìm ra phương thức để có thể
thích nghi, sống sót. Ngược lại, điều kiện tự nhiên ưu đãi
cũng giúp con người ta không cần phải lo xa mà tập trung
giải quyết vấn đề trước mắt của bản thân.

Điều kiện thứ hai để óc thực tế có thể trở thành tính thiết
thực là quá trình dương dương tính hóa. Trước hết, trong
quá trình xâm lược Việt Nam, lối sống thực dụng đã xâm
nhập vào đây một cách rõ rệt khi người dân Nam bộ được
tận mắt thấy những phát minh khoa học kỹ thuật, những kỳ
tích của nhân loại lúc bấy giờ, giúp cho người dân nơi đây
có cơ hội mở mang tầm mắt, óc thực tiễn khi này đã có cơ
hội phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế
thị trường kết hợp với việc lưu thông tiền tệ Đông Dương,
sự tấp nập người mua kẻ bán của các khu đô thị đã lôi kéo
người Việt vốn ngại cái mới bước ra khỏi vùng an toàn của
mình. Về sau, văn hóa của người Việt ở Nam bộ còn bị ảnh
hưởng bởi chủ nghĩa thực dụng từ Đế quốc Mỹ, càng làm
cho người ta phải coi trọng thực tế, coi trọng kết quả hơn.

25
2.2 BIỂU HIỆN
2.2.1 Văn hóa tư tưởng, sinh hoạt bám sát thực tế

Óc thực tiễn kết hợp với với các yếu tố khách quan như sự
linh hoạt trong tính cách người Việt, sự giao lưu giữa các
cộng đồng người, quá trình dương tính hóa đã tạo nên tính
thiết thực trong tâm thức và sinh hoạt của con người Việt.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép lại về người dân
Nam bộ như sau: “Sĩ phu Nam bộ ham đọc sách cốt yếu để
hiểu rõ nghĩa lý mà lại vụng văn từ”. Nghĩa là ở nơi đây,
con người ta đọc sách cốt để rèn luyện con người, để biết
chứ không phải để khoe mẽ học đòi, làm sang, cũng chính
những nhà Nho Nam bộ cũng là những người quay lưng lại
với nền Nho học hư học để đến với thực học. [1] Trong
dân gian, người ta bắt gặp ca dao nói về quan niệm của
người dân nơi đây về vấn đề học hành như sau:

Nước đứng ròng, sao Mai dựng mọc


Cả tiếng kêu thầy giáo dạy học trong trường
Dạy em tôi học cho thường
Đặng mai đây khi cha già mẹ héo, nó cũng biết đường tới
lui

Đối với họ, học hành không phải là để làm những điều quá
lớn lao như giáo dục ở Việt Nam truyền thống, mà với họ,
học hành chủ yếu là làm sao để con người ta có thể ứng
dụng nó vào đời sống sống của mình (Đặng mai đây khi
cha già mẹ héo, nó cũng biết đường tới lui)

Là nơi gặp gỡ của các cộng đồng người, để có thể chung


sống hòa thuận với nhau, người Việt đã phát huy tính bao
dung và tính năng động, sáng tạo để tiếp nhận, thay đổi,

26
những nếp sống của các dân tộc khác sao cho phù hợp với
dân tộc mình.

Là mảnh đất của những người dân từ tứ xử đến đây, đối


mặt với tự nhiên và xã hội mới mẻ, con người ta cần có
một đức tin để nương tựa. Vậy nên mảnh đất Nam bộ đã
trở thành cái nôi khai sinh ra nhiều loại hình tôn giáo, tín
ngưỡng khác nhau như đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương, đạo Phật Giáo Hòa Hảo, hay thậm chí là
đạo Dừa. Các tôn giáo sống hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau,
nếu có một tôn giáo nào gây loạn thì sẽ được các chính
quyền địa phương xử lý chứ tiệt nhiên không có sự tranh
chấp giữa các đạo. Không chỉ có các tôn giáo bản địa hoặc
những tôn giáo đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam, kể cả Thiên
Chúa giáo cũng chung sống hòa thuận với người dân:

– Gặp em anh cũng muốn thương


Ngặt vì bên giáo bên lương khó lòng
– Quý hồ anh có lòng thương
A-men mặc thiếp, khói hương mặc chàng
Đừng nói lương giáo khác lòng
Vốn đều con Lạc cháu Hồng ngàn xưa

Bước ra khỏi không gian văn hóa làng xã là không gian


văn hóa tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ trong phạm vi của
vùng. Tục thờ Bà Chúa Xứ là một tín ngưỡng quan trọng
trong tâm thức người Việt ở Nam bộ:

Anh đi anh nhớ quê nhà


Nhớ kinh Vĩnh Tế, vía Bà núi Sam

Hình tượng Bà Chúa Xứ là bằng chứng rõ ràng nhất cho


tính bao dung và năng động sáng tạo của người Việt trong

27
việc dung nạp tín ngưỡng của các dân tộc. Sự hình thành
tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ là sự góp sức của cả ba cộng
đồng lớn (trong đó người Việt đóng vai trò chủ đạo), đó là
người Việt với truyền thống trọng nữ và tục thờ Mẫu,
người Chăm với tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở và tín
ngưỡng Bà Đen của người Khmer. Lúc ban đầu, tượng Bà
Chúa Xứ ở núi Sam chính là tượng thần Vishnu (nam thần)
của đạo Bà La Môn, nhưng nhờ sự tổng hợp, dung hòa của
ba cộng đồng người mà tượng nam thần đã được đưa
xuống và trở thành người đàn bà phúc hậu trong tâm thức
của không chỉ người Việt mà còn là các cộng đồng người
khác ở Nam Bộ.

Như ở trên có đề cập, Nam bộ là vùng đất sinh ra nhiều tôn


giáo, tín ngưỡng khác nhau. Các tôn giáo, tín ngưỡng
không chỉ là chỗ dựa, chi phối sâu sắc tư tưởng của con
người nơi đây. Mà ngược lại, những tính cách của người
dân Nam bộ cũng ảnh hưởng đến người triết lý của các tôn
giáo. Bài sấm truyền của thầy Huỳnh Phú Sổ đã thể hiện
tính thiết thực của người dân nơi đây:”Ta là cư sĩ canh
điền/ Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”. Cõi niết bàn
nào có phải ở thế giới bên kia như người ta hay nhằm
tưởng, cõi niết bàn chính là làng mạc nơi con người ta
đang sống đấy thôi.

Một vị thần rất điển hình cho mảnh đất Nam bộ là Ông
Địa. Ông xuất hiện trong hình ảnh rất bình dị, dân dã, thiết
thực với bộ bà ba hở phanh ngực, hút thuốc lá, thuốc lào đã
thể hiện được phần nào con người Nam bộ. Ông xuất hiện
trong ca dao nơi đây một cách dí dỏm:

Chiều chiều ngó ngọn cây bần


Thấy ba ông Địa ở trần nấu cơm
Ông kia xách dĩa lại đơm
Ông nọ ứ hự nồi cơm mới vần

28
Mới vần mặc kệ mới vần
Bây giờ đói bụng xúc lần ra anh

Hình ảnh ông Địa trong câu ca dao trên cũng đã tái hiện lại
một phần cách sống của người dân Nam bộ. Người dân nơi
đây thuở đầu là dân nghèo, vậy nên miếng ăn đối với họ là
điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu người dân Việt
mình ở các nơi khác xem ăn uống như là nghệ thuật, là sự
kết hợp của các yếu tố âm dương ngũ hành (yếu tố âm
dương ngũ hành vẫn xuất hiện trong bữa cơm người Việt ở
Nam bộ tuy nhiên nó xuất hiện một cách vô tình do đây
không phải là điều ưu tiên của người dân chốn này), thì
người Nam bộ cho rằng miếng ăn là để cứu đói, để sống
sót, cái thiện cái nghĩa của tâm hồn nếu muốn làm chỗ dựa
vững chắc cho đạo đức con người thì cái ăn, nhu cầu bức
thiết của con người, phải được đáp ứng trước cái đã:

Nhân chi sơ tay rờ cơm nguội


Tính bản thiện cái miệng đòi ăn

Với người dân khẩn hoang, đã ăn thì phải ăn miếng lớn


mới “chắc bụng”, vì thế nên ông Địa trong bài ca dao mới
ăn “ứ hự nồi cơm mới vần”. Ăn thì ăn miếng to nhưng
nhậu thì phải lai rai:

Ví dầu cầu ván long đinh


Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi

Tính thiết thực khiến cho bàn nhậu của người Nam bộ
cũng bình dân. Nếu món ăn giải cảm quen thuộc của người
dân Bắc bộ là món cháo hành (Vào vườn lấy củ gừng
thơm/ Trở vô cháo nóng múc lên bát đầy/ Tía tô, hành với

29
gừng này/ Cho vào cháo nóng bưng ngay lên giường) thì
của nơi đây là rượu. Người đi khẩn hoang mỗi khi thấy
lạnh trong người thì sẽ uống rượu để có sức vực dậy cơ thể
mà dầm mưa dãi nắng, còn nếu dưỡng sức như người Bắc
bộ thì biết bao giờ mới khẩn hoang xong.

Ảnh minh họa ông Địa trong tâm thức của người Nam bộ
(Nguồn: Google)

Trong trang phục, người Nam bộ cũng lựa chọn trang phục
phù hợp với công việc lao động (chèo ghe, xuồng, cấy
lúa…) mà nổi bật nhất là bộ đồ bà ba. Không chỉ dung nạp,

30
đón nhận tôn giáo, tín ngưỡng mà cả nếp sống của các
cộng đồng người khác cũng được người Việt tiếp thu. Bộ
bà ba và chiếc khăn rằn của đồng bào người Chăm đã trở
thành vẻ đẹp đặc trưng của Nam bộ:

Bần gie, bần liệt, diệc đậu cây chanh


Ai đi thấp thoáng giống dạng người nghĩa mình
Khăn rằn, nón lá, quay mặt lại em nhìn
Phải duyên em kết, phải tình em theo

Bộ đồ bà ba là kiểu trang phục rất giản tiện. Áo xẻ hai bên


hông tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, hai túi to ở vạt
áo rất tiện cho việc đựng đồ. [1]:

– Ai mà bày đặt dị kì
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh
– Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèo

Vì giản tiện nên ai mặc nó cũng được, bất kể trai gái, lứa
tuổi, mục đích sử dụng. Chàng trai Nhơn Ái nổi tiếng với
hình ảnh mặc áo bà ba:

Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái


Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ
[...]

Đi kèm bộ áo bà ba là chiếc khăn rằn và chiếc nón lá. Cả


hai đều là những vật đa năng, bền chắc, tiện dụng.
Ớ này cô mặc áo nâu

31
Đầu đội nón lá, đi đâu vội vàng?

Bước lên xe, đầu đội khăn rằn


Dáng đi yểu điệu, ngồi gần say mê

Tay bắt tay hai ngả,


Anh đưa khăn rằn cánh trả cho em nằm,
Mai sau anh về trển,
Em lót đầu nằm cho bớt nhớ thương

Tính thiết thực của người dân nơi đây còn thể hiện ở việc
“ăn theo thuở, ở theo thời”. Người dân Nam bộ sẵn sàng
tiếp nhận và còn tiếp nhận rất nhanh cách ăn mặc ở
phương Tây:

– Áo bà ba cái vắn cái dài


Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô
– Bành tô xấu mặt dễ nhìn,
Anh bận cho có túi để đựng cục tình của em

Khăn rằn nhỏ sọc, khăn rằn Tây,


Thấy em ốm ốm, mình dây, anh ưng lòng

– Áo bà ba trắng không ngắn, không dài


Sao anh không bận, bận hoài áo thun?
– Hai đứa mình chẳng đặng nằm chung
Tháng này gió bấc, bận áo thun cho ấm mình

Để có thể chung sống hòa thuận với các dân tộc khác,
người Việt ở Nam đã bao dung với các nền văn hóa khác.

32
Biểu hiện rõ nhất của việc dung nạp sự đa dạng văn hóa
trước tiên là sự đa dạng về ngôn ngữ. Ở Nam bộ, với tính
mở thoáng đặc trưng, lời ăn tiếng nói của các dân tộc đã
được dung hòa vào nhau để tạo ra những từ ngữ đặc trưng
cho mảnh đất này.

Từ xưa, người Việt đã vay mượn một số lượng lớn chữ


Hán vào trong tiếng nói của mình, nhưng phần lớn là tiếng
Quan Thoại. Ở Nam bộ, cộng đồng người Hoa, đặc biệt là
người Triều Châu (Tiều Châu) là một cộng đồng đặc biệt
lớn nơi đây, những từ ngữ thường dùng của họ đã được du
nhập vào cuộc sống bình dân của người Việt như lối xưng
hô qua - bậu, tía (cha) hay tài có (anh)...

Bậu nói với qua, bậu không lang chạ,


Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa.

Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt


Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua

Chọn nơi sang cả, tía má gả em nhờ


Anh đây nghèo khổ, biết chờ được không?

Bên cạnh người Hoa, người Khmer cũng là một cộng đồng
người lớn ở Tây Nam Bộ. Sinh sống trong môi trường
nhiều sông nước, từ ngữ của họ cũng mang theo rất nhiều
yếu tố liên quan đến nước. Về sau, khi người Việt đến
mảnh đất này, những từ ngữ này đã được Việt hóa và in
dấu rõ nét trong lời ăn tiếng nói của người Việt:

“Vàm” là cửa sông, được Việt hóa từ “péam” của tiếng


Khmer, còn cá bông lau lại có gốc từ “trey bong lao” [1]:

33
Ai về Ông Chưởng, Vàm Nao
Cho em hỏi cá bông lau có còn

“Ghe bầu” có nguồn gốc từ “xòm bầu” trong tiếng Khmer


[1]:
Ghe bầu dọn dẹp kéo neo
Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan

Cá lóc có nguồn gốc từ “trey rot” [1]:


Con cá lóc nằm trong bụi lách
Chim le le đứng đó mà lo
Lo cho biển cạn thành gò
Sông sâu lấp lại, con đò thôi đưa

Về sau, ở Nam Bộ cũng chính Nam bộ đã tiếp nhận từ ngữ


gốc Pháp. Ở miền Tây còn lưu truyền câu chuyện về cậu
hai Huỳnh Công Miêng vào thăm tên quan Pháp với một
thái độ trịch thượng, rằng:

Bước vô trường án vỗ ván cái rằm


Búa xua ông tham biện, bạc tiền ông giấu ở đâu

Trong đó, búa xua là từ đọc trại đi từ “Bonjour” của Pháp.


[1]

Trong việc ở, người Việt ở miền Nam không chuộng lối


nhà kiên cố như Bắc bộ mà chuộng nhà đá, nhà đạp để
thích nghi với điều kiện sống của giai đoạn chiến tranh
khói lửa. [1]

34
Tính thiết thực của người Nam bộ còn thể hiện trong lối tư
duy của họ, kể cả việc hệ trọng cả đời, người con trai cũng
tìm kiếm người con gái có thể cùng mình làm giàu:

Trắng như bông lòng anh không chuộng


Đen như cục than hầm biết làm ruộng anh thương

Có bà mẹ quyết định gả con gái xuống Nam bộ chỉ bởi ở


nơi đây rau trái ê hề, không phải lo cái ăn cái mặc:

Mẹ mong gả thiếp về vườn


Ăn bông bí luộc dưa hườn nấu canh

Nhờ thiên nhiên trời ban, nên người dân Nam bộ không
cần thiếu cái ăn, cái mặc, duy chỉ có tiền là thiếu, nên cô
gái thẳng thừng bảy tỏ với chàng trai:

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,


Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê

hay

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,


Anh thương em xin sắm một con đò
Để em qua lại mua cò gởi thơ

35
2.2.2 Tinh thần trọng võ, trọng làm ăn buôn bán hơn
khoa cử

Văn hóa người Việt thuộc loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp, tức là trọng âm, trọng tĩnh. Còn văn hóa người Việt
ở Nam bộ, tuy vẫn là văn hóa của người Việt, nhưng cần
lưu ý rằng, họ là những con người với tinh thần mang
gươm mỡ cõi (Từ độ mang gươm đi mở cõi/Trời Nam
thương nhớ đất Thăng Long - Nhớ Bắc, Huỳnh Văn Nghệ),
quá trình dương tính hóa đã tặng cho con người Việt vốn
quen với những điều an toàn khả năng buôn bán với lối tư
duy “phi thương bất phú”. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định
thành thông chí cũng đã ghi nhận lại rằng ở hai huyện
Thuận An và Phúc Lộc, “chín người làm nông thì một
người đi buôn”. Ca dao Nam bộ cũng đã đề cập đến con
đường buôn bán bằng giọng điệu hân hoan:

Đạo nào vui bằng đạo đi buôn


Xuống biển, lên nguồn, gạo chợ, nước sông

Buôn bán trên sông nước là chủ yếu, người Nam bộ cũng
tự đúc kết ra cho mình kinh nghiệm buôn bán:
Dù ai buôn bán trăm nghề
Gặp ngày con nước cũng về tay không.

Do buôn bán trên con nước, ở Nam bộ đã xuất hiện tầng


lớp “thợ thuyền” (giai cấp công nhân). Có thể thấy ở Nam
bộ, dù là buôn bán (làm chủ) hay thợ thuyền (làm mướn)
thì đều được coi trọng, trân quý như nhau:
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Ai ơi phải quý nghề mình mới nên
Hoặc buôn bán, hoặc thợ thuyền
Nghề gì cũng sẽ làm nên sang giàu

36
Thuyền dời nhưng bến chẳng dời
Bán buôn là nghĩa muôn đời cùng nhau

Việc người dân nơi đây coi trọng làm ăn buôn bán đã làm
cho Nam bộ sở hữu một nền thương nghiệp phát triển. Sự
phát triển đó còn lưu dấu trong ca dao đến bây giờ:

Chợ Bến Thành mới


Kẻ lui người tới
Xem tứ diện rất xinh
Thấy em tốt dạng tốt hình
Chẳng hay em có chốn duơn tình hay chưa ?
– Hỏi em về việc duơn tình,
Em đà có chốn, gởi mình cho Thanh
– Căn duơn đâu mà thấu đến bên Tàu,
Họa chăng em thấy chú tửng giàu em ham.

Chợ Sài Gòn còn đương buôn bán


Chợ Vĩnh Long lập quán cầu hiền
Gặp Ông Tơ, lột nón xá liền
Biểu chỉ giùm chỗ khác, chỗ có chồng rồi sao ổng lại xe

Song song với khả năng buôn bán, để thích nghi với môi
trường dữ dằn (Muỗi kêu như sáo thổi/ Đỉa lội tợ bánh
canh/ Cỏ mọc cọng thành tinh/ Rắn đồng đà biết gáy), con
người Nam bộ dần dần chuyển sang trọng võ hơn văn.
Thậm chí, võ còn là kế sinh nhai cho người dân ở nơi này:

Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ


Chợ Cờ Đổ tuy nhỏ mà đông

37
Thấy em buôn bán anh chẳng vừa lòng
Để anh làm mướn kiếm từng đồng nuôi em

Thực chất, đài khán võ chinh là những gánh Sơn Đông mãi
võ. Đài khán võ là để những gánh ấy múa võ trước rồi mới
bắt đầu buôn bán thuốc. Những tiết mục họ trình diễn đều
phải trải qua quá trình khổ luyện và cũng có những tiết
mục rất nguy hiểm cho bản thân như: múa võ đánh cong
thanh sắt vào người, chỏi cây thương vào cổ họng, đâm
kiếm vào họng, chặt gạch bằng tay hoặc nuốt lưỡi lam…
Tất cả họ đều tỏ ra là những người lao động chân chính để
mưu sinh. Hình ảnh võ thuật trong đời sống người người
dân Nam bộ cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho văn
học viết với tác phẩm Tấm ván phóng đao của Nghệ sĩ
Mạc Can.

Thậm chí, ở miền Nam còn có hội võ:


Ai ơi về đất Liễu Đôi
Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem

38
3. TÍNH TRỌNG NGHĨA

Theo “Từ điển Hán Việt”, học giả Thiều Chửu giải thích
“nghĩa” là “định liệu sự vật hợp với lẽ phải, làm việc
không có ý riêng của mình, lấy ân cố kết với nhau”. Theo
định nghĩa đó, nền tảng của “nghĩa” có hai, một là lẽ phải,
hai là cái ân mà mình đã chịu.

Khi du nhập đến Việt Nam, khái niệm “nghĩa” của Nho gia
đã kết hợp với những đặc trưng trong tính cách của người
Việt, nó gần gũi với chữ “tình” hơn cả. Nghĩa còn là “quan
hệ tình cảm thủy chung, phù hợp với những quan điểm đạo
đức nhất định”[8]

3.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH

Với tính trọng âm ở Bắc bộ, con người ta đã quen với lối
sống ổn định, con người ta đã biết nhau rất rõ và cũng có
nhu cầu giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình trọng tình. Khi di
chuyển vào Nam bộ, là vùng đât mới, con người ở đây là
con người từ tứ xứ đổ về không quen biết nhau. Nhưng vì
là đất mới, nên con người ta càng cần phải yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau. Tính cộng đồng làng xã ở Bắc bộ truyền
thống trên cơ sở tình nghĩa đã chuyển thành tính cộng đồng
xã hội. Chữ “nghĩa” đã được đặt lên hàng đầu trong cuộc
sống của người dân nơi đây.

Nếu thiên nhiên ở đây khắc nghiệt với con người thì thiên
nhiên cũng hết lòng hậu đãi con người. Ở đây không có khí
hậu quá khác biệt giữa các mùa, cũng không có những cơn
lũ dữ dội như ở ngoài Bắc. Con người ở đây cũng không
cần phải quá lo lắng về cái ăn. Thiên nhiên nơi đây ưu đãi
con người đến mức mà học giả Nguyễn Hiến Lê đã ghi lại
trong cuốn Bảy ngày ở Đồng Tháp Mười rằng “[...] phát

39
vài công đất ở sau nhà, sạ một vài giạ lúa là có dư lúa ăn
suốt năm. Cá nhiều tới nỗi con nít cầm một cây đinh ba
nhỏ đi đâm một lúc về cũng được một xâu cá, đàn bà ngồi
rửa chén thấy cá lội ngang thường chém được con cá lóc
lớn bằng bắp chuối”. Bởi như thế, nên con người ở đây ít
phải lo toan, có điều kiện để không đặt nặng vấn đề tài
chính để mà sống với nhau chân thành, giản dị, hết lòng vì
việc nghĩa.

3.2 BIỂU HIỆN


3.2.1 Chí cốt và chung thủy

Đây là tiêu chí để đánh giá tính trọng nghĩa trong quan hệ
ứng xử với những người tuy không cùng huyết thống nhưng
thân quen như mối quan hệ bạn bè, vợ chồng. Bởi đã kết
duyên phu thê, kết tình huynh đệ thì tình nghĩa phải nồng
đượm, không được phai nhạt. Một khi đã kết duyên, kết
nghĩa thì họ vô cùng yêu thương nhau.

Với bạn bè, người Nam bộ luôn sẵn sàng, hết lòng giúp đỡ.
Thậm chí khi gặp hoạn nạn thì người ta sẵn sàng coi rẻ
sinh mạng của mình:
Dấn mình vô chốn chông gai
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân

Lao xao sóng bủa dưới hùm


Thò tay vớt bạn chết chùm cũng ưng

Họ vô cùng căm ghét sự phản bội:


Đứa nào được Tấn quên Tần
Xuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha

40
Trong mối quan hệ vợ chồng, nghĩa được nâng lên thành
đạo:
Cây ngô nghe sấm đứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương

Ai chèo ghe bí qua sông


Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm ai ơi

Tình nghĩa vợ chồng của vợ chồng Lục Vân Tiên - Kiều


Nguyệt Nga được xem là tấm gương mẫu mực cho các đôi
vợ chồng noi theo:
Đạo vợ chồng anh phải xét cho xa
Anh Vân Tiên mù mắt chị Nguyệt Nga còn chờ

3.2.2 Trọng nghĩa khinh tài

Trọng nghĩa gắn với khinh tài. Điều này không mâu thuẫn
với tính thiết thực trong tính cách của người Nam bộ. Tính
thiết thực giúp cho người dân Nam bộ đánh giá đúng sự
quan trọng của tiền bạc, thì tính trọng nghĩa giúp cho con
người đánh giá đúng vị trí của tiền bạc trong đời sống của
con người. Nghĩa là đối với họ, tiền bạc tuy quan trọng,
nhưng nghĩa tình còn quan trọng hơn. Nếu người Bắc bộ
xem đồng tiền như một thứ đồ quyền năng “nén bạc đâm
toạc tờ giấy” hay “có tiền mua tiên cũng được” thì tác giả
dân gian người Nam bộ lại cho rằng:
Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.
hay:
Tiền tài như phấn thổ,

41
Nhân nghĩa tựa thiên kim
Đứt dây nên gỗ mới chìm
Người bất nhân bất nghĩa kiếm tìm làm chi

Qua câu ca dao trên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng
tiền tài chỉ như bụi đất (phấn thổ) còn cái nghĩa lại nặng
(trọng), lại quý như ngàn vàng (thiên kim). Đối với họ,
người có nghĩa là người quý, thậm chí, nghĩa còn là tiêu
chí để người con gái chọn chồng:

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,


Anh thương em thì đừng cho bạc, cho tiền,
Cho nhơn, cho nghĩa, kẻo xóm giềng cười chê

Thương nhau chẳng luận sang hèn


Nghĩa nhân mới trọng, bạc tiền đâu hơn

Người con gái Nam bộ sẵn sàng đợi chờ người con trai:
Sông dài cá lội biệt tăm
Thấy anh người nghĩa mấy năm em cũng chờ

Đôi khi, họ còn chấp nhận sống nghèo nàn để giữ trọn đạo
nghĩa. Người ta khuyên con người phải giàu đúng theo cái
nghĩa cái tình, chớ vì bạc vàng mà lấy “của phi nghĩa”:
Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật giàu sau mới bền

Ca dao Nam bộ thường có hình ảnh biểu tượng “con chim


nho nhỏ”. Công thức con chim nho nhỏ đó thường là mở
đầu cho một lời khuyên. Trong số đó, tác giả dân gian đã
có một (số) câu với chủ đề trọng nghĩa khinh tài:

42
Con chim nho nhỏ,
Cái lông nó đỏ,
Cái mỏ nó vàng,
Nó kêu người ở trong làng,
Đừng ham lãnh lụa phụ phàng vải bô

Tinh thần trọng nghĩa khinh tài ấy cũng đã giúp cho người
dân Nam bộ đồng lòng chống Pháp, quyết không vì tiền
bạc mà chống lại đồng bào:
Dẫu nghèo đi gặt lúa mua
Đi đào củ chuối sống qua tháng ngày
Còn hơn làm mọi cho Tây
Để nó sai khiến gọi mày xưng tao

3.2.3 Nghĩa tình trong quan hệ xã hội


3.2.3.1 Coi trọng lẽ công bằng

Đối với người Nam bộ, “nghĩa” không đứng một mình mà
đi kèm theo đó là “nhân” và “dũng”. Bộ ba
Nhân-Nghĩa-Dũng là những giá trị bổ sung cho nhau, giúp
hoàn thiện hơn nội dung của Nghĩa. Tinh thần coi trọng lẽ
công bằng được thể hiện rõ trong kháng chiến chiến chống
Pháp:

Ngay cả người phụ nữ nơi đây cũng nói rằng:


Anh đi đánh giặc Lang Sa
Để thiếp ở nhà, lo tần lo tảo
Chén cơm manh áo, nhà cửa ruộng vườn
Để anh lên ngựa đề cương
Thiếp về mặc thiếp liệu đường nuôi con

43
Việc đánh Tây còn là điều kiện mà người con gái đặt ra
cho người yêu của mình:
Yêu em anh phải nhớ ghi
Đánh Tây giữ đất mới bì trượng phu

Còn nguyện vọng của người con trai là:


Chiều nay ra núp bụi môn
Vái trời cho trăng lặn để anh vào đồn đánh Tây

Trong công cuộc giữ đất, giữ nước, giữ nhà, từ người
nghèo đến bá hộ, điền chủ đều góp sức:
Hễ ai dám chống Lang Sa
Của tiền ủng hộ hết nhà cũng vui

Họ trách móc những người phụ nữ có chồng đi lính cho


Pháp:
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Sao bậu để chồng đi lính cho Tây?

Họ cũng chê cười những người phụ nữ tham giàu mà lấy


Tây:
Chiều chiều ông chánh về Tây
Cô ba ở lại lấy thầy Thông ngôn
Thông ngôn ký bạc chục không màng
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay

Họ nguyền rủa những ai theo giặc:


Cha đời mấy đứa theo Tây
Mồ ông mả bố voi giầy nghe chưa

44
Người dân Tây Nam Bộ căm thù giặc đến mức phẫn uất:
Chợ giồng triệt một thằng Tây
Mấy chú mộ nghĩa đem thây bỏ đìa
Bỏ đìa cho quạ nó tha
Cho cá chốt rỉa làm ma không mồ

Dù cho triều đình chủ trương nghị hòa, ngươi nông dân nơi
đây vẫn nói:
Giặc Sài Gòn đánh đánh đánh xuống
Binh ngoài Huế danh không vô
Anh biểu em đừng đợi đừng chờ
Để anh đi lấy đầu thằng mọi mà tế cờ nghĩa quân

Ý chí chống ngoại xâm cho đến cùng được khái quát thành
câu ca dao:
Bao giờ hết có Tháp Mười
Thì dân ta mới hết người đánh Tây

3.2.3.2 Tính hào hiệp, sống hết mình, sẵn sàng đùm bọc,
che chở cho nhau

Người dân Nam bộ không chỉ sống theo nghĩa mà còn


sống vì nghĩa. Tinh thần trọng nghĩa ấy đã được nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu khái quát thành hai câu thơ “Nhớ câu
kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Lục Vân Tiên). Như phía trên đã đề cập, bộ ba Nhân -
Nghĩa - Dũng đã bổ sung cho nhau, tạo nên bản sắc con
người Nam bộ. Nghĩa trước hết phải bắt đầu từ lòng nhân
tức là thương người. Là mảnh đất của dân tứ chiếng, đối
mặt với sự hoang vu, hiểm độc của núi rừng, người Nam
bộ phải đoàn kết lại với nhau mới sống được. Ý thức cộng
đồng, tinh thần đoàn kết, dám hy sinh vì nghĩa lớn là đặc
trưng của người đi mở cõi:

45
Rồng chầu ngoài Huế
Nước chảy Đồng Nai
Nước sông trong chảy ruộng ngoài
Thương người xa xứ lạc loài đến đây

Hay:

Nước sông trong chảy ruộng ngoài


Thương người xa xứ lạc loài đến đây

Nếu ở Bắc bộ, tuy không có ý gì xấu, con người ta thường


có một thói quen là cười vào những khuyết thiếu của một
nhóm người [5] thì người Nam bộ lại phản ứng hoàn toàn
trái ngược:

Thấy người hoạn nạn thì thương


Thấy người tàn tật lại càng thương hơn

Nam bộ là nơi đón đầu những xu hướng mới của thế giới
trong thời kỳ Pháp thuộc. Song, ngay khi người dân các
nơi đang hào hứng trong phong trào Âu hóa, thì người dân
Nam bộ vẫn không quên ngoái lại những con người nghèo
khổ:

Châu Hưng có ổ kiến vàng


Có anh xe kéo thương nàng bán rau
hay

Lên xe, xe thét, xe gầm


Lòng thương người nghĩa dãi dầm nắng mưa

46
3.2.3.3 Tinh thần hiếu khách

Trong “Gia Định thành thông chí” có đề cập “Có khách


đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng cơm
bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân, sơ, quen lạ,
tông tích ở đâu, ắt đều khoan nạp, khoản đãi, cho nên
người đi chơi không cần đem theo lương thực [...]”. Có thể
thấy, người Nam bộ hiếu khách đến mức độ nào, họ sẵn
sàng đối xử với người xa lạ như người thân trong nhà:

Bắt con cá lóc nướng trui


Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa

47
4. TÍNH BỐC TRỰC

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, tính bộc trực có nghĩa là


“một phầm chất của con người luôn phản ứng tức thời, trực
tiếp và có phần quyết liệt trước mọi vấn đề của cuộc sống
theo đúng suy nghĩ của mình mà không chịu ảnh hưởng
của bất kỳ tác động bên ngoài nào” [1].

4.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH

Tính bộc trực của người Nam bộ xuất phát từ hững diều
kiện tự nhiên và xã hội ở nơi này.

Là vùng đất hoang vu, hoang dã, những con người ở đây
phải cùng nhau để mưu sinh, vậy nên rất cần sự thẳng thắn,
rõ ràng để không mất thời gian của các bên. Vì làm việc
chung với nhau nên họ phải hoàn toàn tin tưởng nhau, vậy
nên họ cần những người trắng đen phân minh chứ không
phải những kẻ ăn ở hai lòng.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu đãi cho con người giúp
cho những đứa con của mảnh đất Nam bộ không cần phải
phí sức khéo léo lấy lòng người khác để tồn tại. Nếu con
người ta không chịu nổi sự áp bức của tầng lớp trên thì chỉ
cần bơi ghe bơi xuồng qua vùng khác sống là được. Tính
cộng đồng làng xã lỏng lẻo khiến cho người dân mảnh đất
này không phân biệt dân chính cư hay ngụ cư, mà ngược
lại còn sẵn sàng bao dung, cưu mang, thương người xa xứ
lạc loài tới đây.

Với quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây,
tính bộc trực của người dân Nam bộ càng có cơ hội phát
triển. Những nét tính cách như coi trọng con người cá

48
nhân, lối giao tiếp trực khởi v.v đã được người dân nơi đây
đón nhận từ rất sớm.

4.2. BIỂU HIỆN


4.2.1 Thẳng thắn

Người Nam bộ dường như luôn ăn nói theo suy nghĩ của
mình, người ta có gì người ta nói nấy:
Ăn tương không phải là tu
Ăn tương cho hết cái ngu để chừa

Lỡ câu trước có nói vòng vo thì câu sau người ta cũng sẽ


nói thẳng:
Con cua kình càng bò ngang đám đế
Nhắn chị Hai mày chiều xế tao qua

Hệ quả của sự thẳng thắn là thật thà chất phác. Người dân
Nam bộ sẵn sàng đối xử chân thành, không giấu giếm.
Chuẩn mực trong giao tiếp của người Nam bộ là nói thiệt,
vì vậy, trong ca dao Nam bộ thường hay xuất hiện cụm từ
có chữ thiệt như "thưa thiệt”, "hỏi thiệt”:

Rồng giao đầu, phụng giao đuôi


Nay tui hỏi thiệt mình thương tui không mình

Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình


Đừng để anh lên xuống một mình bơ vơ

Em có chồng chưa, em phải thưa cho thiệt


Đề anh lầm tội nghiệp cho anh

49
Anh có vợ chưa, phân lại cho tường
Kẻo em vô phá đạo cang thường sao nên

Ăn nói thiệt thà còn là tiêu chuẩn của người con gái khi
chọn chồng. Theo anh có khổ như thế nào chẳng biết
nhưng trước hết là em thương vì ăn nói thật thà cái đã:

Thương anh ăn nói thiệt thà


Theo anh may rủi gọi là hên xui

Càng coi trọng nói thẳng, nói thiệt bao nhiêu nhiêu thì
người Nam bộ càng ghét thói giả dối bấy nhiêu:

Con cua không sợ, anh sợ con còng


Dao phay anh không sợ, chỉ sợ gái hai lòng hại anh

Trách ai ăn ở hai lòng


Đang chơi với phụng thấy rồng bay theo

Họ còn vô cùng căm ghét những ai xua nịnh, khua môi


múa mép. Người Nam bộ sẵn sàng bỏ mối duyên của con
cái họ vì ông mai bà mai nhiều lời, họ cho rằng đó là lời
tâng bốc nên không thể tin, càng không thể trông cậy:
Cây oằn vì bởi trái sai
Anh xa em bởi ông mai nhiều lời

4.2.2. Phản ứng tức thời, trực tiếp

Bên cạnh thái độ thẳng thắn, thật thà, tính bộc trực của
người Tây Nam bộ còn thể hiện ở thái độ phản ứng tức
thời, trực tiếp và đôi khi vô cùng quyết liệt. Khi duyên

50
chẳng thành, người con gái nơi này sẵn sàng tự kết thúc
cuộc đời mình “cho rồi”. Nếu như người miền Bắc còn suy
đi nghĩ lại về việc đó, còn phải tắm rửa, thưa chuyện như
Người con gái Nam Xương thì cô gái Nam bộ chẳng cần
hai lời:

Trời xui duyên chẳng thành duyên


Thì em tự ải còn hơn sống sầu

Con cá lành canh bỏ hành thêm hẹ


Chỗ mình đành cha mẹ không đành
Đêm khuya tự vận trong thành
Để anh ở lại chọn người lành gá dươn

Ra mắt cha mẹ, cô gái cũng trực tiếp "dắt đại cho rồi”:
Chẳng thà dắt thẳng nhau vô
Phụ mẫu có giết, thác một mồ cũng ưng

Rồi phụ mẫu không chịu, cô gái ở đây cũng thủng thẳng:
Dẫu cho phụ mẫu rầy la
Đôi ta thủng thẳng dắt ra lạy chào

Tinh thần, nếp sống bộc trực ấy được các thế hệ sau kế
thừa, sinh ra những lớp người mang tinh thần của ông già
Ba Tri như Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực. Ca dao
Nam bộ vẫn còn lưu dấu lời khen của nhân dân về những
con người ấy:
Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần

51
Câu ca dao trên đã ca ngợi hai ông Bùi Hữu Nghĩa và Phan
Thanh Giản. Bùi Hữu Nghĩa là quan tri huyện Trà Vang, vì
liêm khiết nên ông đã động chạm đến quyền lợi của quan
trên. Còn ông Phan Thanh Giản đã kết thúc đời mình bằng
17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau,
thương dân thương nước.

4.3.3 Tính rạch ròi

Trong đời sống của con người Nam bộ, cái gì phải ra cái
nấy, họ quyết không để trắng đen không phân minh:

Con rắn hổ nó mổ con rắng rồng


Tiền kẽm xỉa với tiền kẽm, tiền đồng để riêng
Nguyệt Nga về với Vân Tiên
Cha con Bùi Kiệm ngồi riêng một mình

Rắn hổ phải là rắn hổ, rắng rồng phải là rắng rồng chứ
không vì một số điểm chung mà họ chấp nhận cái này lẫn
lộn với cái kia.

4.3.4 Sự quan trọng của chữ tín trong đời sống người
dân

Sống quen trong môi trường nơi con người ta sẵn sàng nói
thiệt với nhau, nơi mà nói thiệt là một trong những quy
chuẩn đạo đức, con người Nam bộ tự nhiên sẽ sản sinh ra
lòng tin vào lời nói của người cùng nơi. Từ đó mà chữ tín
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân
nơi đây.

52
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
Bốn đặc trưng tính cách văn hóa người Việt ở vùng Tây
Nam bộ nêu trên không mâu thuẫn, tách rời lẫn nhau, mà
ngược lại, còn thống nhất, bổ sung cho nhau để tạo nên
một bản sắc của vùng văn hóa Nam bộ.

Như vậy, từ văn hóa người Việt gốc, dưới sự tác động của
vị trí địa lý, kinh tế, và các vấn đề xã hội khác, đã biến đổi
để tạo nên những tính cách đặc thù của người Nam bộ.
Tính ưa hài hòa và tính linh hoạt đã biến đổi để thành tính
tính thiết thực. Tính cộng đồng theo kiểu tình cảm làng xã
được thay thế bằng tính cộng đồng xã hội, nhưng chưa đủ
cao nên chỉ mới dừng lại ở tính trọng nghĩa. Tính ưa hài
hòa đã được thay thế bằng tính bộc trực của người Nam bộ
do những hoàn cảnh bắt buộc mà cuộc sống đưa ra. Tính
ưa hài hòa và tính linh hoạt đã được biến đổi thành tính
thiết thực. Ngoài ra, còn có một số nét tính cách đặc thù
khác không thể bao quát trong phạm vi bài tiểu luận này
như tính mở thoáng, tính bao dung.

Như vậy, hệ tính cách văn hóa của người Việt vùng Nam
bộ có nhiều sự khác biệt so với tính cách người Việt truyền
thống. Những nét tính cách này đủ điển hình để chi phối
mọi tính cách văn hóa khác.

Dưới tác động của hội nhập và toàn cầu hóa, những nét
tính cách này diễn ra một quá trình ngược lại là mờ hóa và
biến đổi [1]. Chịu sức ép của nền kinh tế thị trường và
lượng di dân từ các nơi khác đến, tính trọng nghĩa đã biến
đổi theo hướng không còn khinh tài mấy, người miền Nam
tuy vẫn nói thẳng nói thật (tính bộc trực), nhưng đã không
còn vụng ăn nói như sách vở vẫn hay nhận xét, ở trong các
chợ, cửa hàng ở Nam bộ cũng đã dần dần xuất hiện tình
trạng chặt chém (đặc biệt là với khách du lịch nội địa và
nước ngoài). Tuy nhiên, dù có mờ hóa và biến đổi, nhưng
những đặc trưng tính cách vừa nêu trên vẫn là những nét
tinh cách đặc thù, đại diện của người dân mảnh đất Nam bộ
này.

54
Lời cuối cùng, em xin được phép gửi lời cảm ơn đến Tiến
sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa trong quá trình học tập cũng như
hoàn thành bài tiểu luận của bộ môn Cơ sở văn hóa Việt
Nam.

Bài tiểu luận có thể còn có một số thiếu sót nhất định, vậy
nên em kính mong sự góp ý của thầy để hoàn thiện hơn
những sản phẩm của em trong tương lai!

Em xin trân trọng cảm ơn!

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thêm, T. N. (n.d.). Văn hoá người Việt vùng Tây Nam
Bộ. NXB Văn hoá – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn, K. Đ. (2019). Ghe xuồng trong ca dao của
vùng văn hóa sông nước Tây Nam Bộ – Tiếp cận từ góc
nhìn ngôn ngữ biểu tượng. Tạp chí khoa học Đại học Sài
Gòn.
[3] Trịnh, Đ. H. (1998). Gia Định thành thông chí (A. D.
Đào, Ed.; K. M. Đỗ & T. N. Nguyễn, Trans.). NXB Giáo
dục.
[4] Bùi, N. M. (2021). Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao -
dân ca Nam bộ. Khoa Ngữ Văn - Đại Học Sư Phạm TP.Hồ
Chí Minh.
[5] Tuấn Anh. (2016). Giáo Trình Văn Học Dân Gian.
NXB Giáo dục.

56

You might also like