You are on page 1of 6

Đề kiểm tra: Cơ sở văn hóa Việt Nam

(Dành cho hv lớp H1+H2 Ngôn ngữ Hàn LT, 11- 2023)

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HUỲNH CHÂU

MSSV: TUE23C4NH186

Lớp: H2 반

Câu 1 (4 điểm ):
Chỉ ra các đặc điểm của đô thị Việt Nam trong sự đối sánh với đô thị phương
Tây.
Trả lời:

Đô thị VN kém phát triển:xét trong 2 mối quan hệ:

+ Với quốc gia (có 3 đặc điểm trái với đô thị P. Tây, tr. 117),

+ Với nông thôn (sao phỏng theo tổ chức nông thôn, có xu hướng bị nông
thôn hóa)

*Các đặc điểm của đô thị Việt Nam trong sự đối sánh với đô thị phương Tây
Đô thị Việt Nam trong lịch sử rất kém phát triển. Nếu so sánh với đô thị
phương Tây, đô thị Việt Nam có nhiều điểm khác biệt cơ bản về: nguồn gốc, chức
năng, cách thức quản lí.
- Về nguồn gốc
+ Phần lớn đô thị Việt Nam đều do Nhà nước sinh ra
+ Đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát, nếu có 3 điều kiện:
đông dân, có sản xuất công nghiệp, là nơi tập trung buôn bán là đô thị tự hình
thành.
+ Vì vậy, đô thị Việt Nam thường tồn tại bị động, kinh tế phụ thuộc, còn đô
thị phương Tây kinh tế rất phát triển.
- Về chức năng
+ Đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu.
+ Đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu.
- Về cách thức quản lí
+ Đô thị Việt Nam do Nhà nước quản lí.
+ Đô thị phương Tây do là tổ chức tự trị- Tự trị là truyền thống rất lâu
đời ở phương Tây.
- Ở Việt Nam, làng xã là một tổ chức vững mạnh thì đô thị lại yếu ớt, lệ
thuộc; ngược lại, đô thị ở phương Tây là một tổ chức vững mạnh thì làng xã lại
hoạt động rời rạc "giống như một bao tải khoai tây". Đó là một hệ quả tất yếu bắt
nguồn từ sự khác biệt về loại hình văn hoá chi phối. Nắm được mặt mạnh, yếu của
các cách tổ chức đời sống sẽ giúp chúng ta phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu
trong hành trình xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Đến thời Nguyễn, việc khai phá đồng bằng Nam Bộ đã đem lại thêm một
khuôn mặt mới cho làng xã Việt Nam. Nông thôn Nam bộ cũng chia thành
làng, nhưng nếu như làng xã Bắc Bộ cổ truyền tự trị khép kín thì nét đặc trưng
chung của thôn ấp Nam bộ là tính mở: Làng Nam Bộ không có lũy tre dày đặc
bao quanh với cái cổng làng sớm mở tối đóng như làng Bắc Bộ. Ở vùng đất cao
(gọi là miệt giồng), bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới các ấp
thôn; ở vùng sông nước (miệt sông), thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch.
Thành phần dân cư của làng Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị
gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ. Tính cách người nông dân Nam Bộ
do vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn: Làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được
đến đâu hay đến đó.
Mọi sự đổi thay đều có lí do của nó. Thành phần cư dân hay biến động vì
nơi đây còn nhiều miền đất chưa khai phá, người dân có thể rời làng tìm đến chỗ
dễ làm ăn hơn. Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh, các trục giao thông
thuận tiện là sản phẩm của thời đại, khi kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển.
Tính cách phóng khoáng là do thiên nhiên Nam bộ ưu đãi khí hậu ổn định, hầu
như ít gặp thiên tai. Vì làng Nam Bộ có cấu trúc mở, tính cách người Nam Bộ cũng
phóng khoáng, nên vùng này dễ tiếp nhận hơn những ảnh hưởng từ bên
ngoài của văn hóa phương Tây (kể cả những ảnh hưởng tiêu cực thời Pháp, Mĩ).
Tuy nhiên, dù hay biến động, người Nam Bộ vẫn sống thành làng với thấp thoáng
bóng tre, mỗi làng vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành
Hoàng (dù chỉ là “Thành Hoàng” chung chung), hàng năm cư dân vẫn tụ họp
nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi, người Nam Bộ vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh
tế hàng hóa có phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn
đứng thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú: Nhất cận thị, nhị cận
lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền. Bức tranh đó của làng Nam Bộ đã
góp phần làm nên tính thống nhất của dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Câu 2 (6 điểm ):

Liệt kê và phân tích các lớp văn hóa trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt
Nam.

Trả lời:

1. Lớp văn hóa bản địa (gồm 3 giai đoạn: giai đoạn văn hóa thời Tiền sử, giai
đoạn văn hóa thời Sơ sử và giai đoạn sau thời sơ sử)

1.1. Giai đoạn văn hóa thời tiền sử

* Thời gian: Cách nay khoảng 40 – 50 vạn năm (CSVH- TQV)

* Thành tựu:
• Hình thành nghề trồng lúa nước(quan trọng nhất)
• Trồng dâu nuôi tằm, thuần dưỡng gia súc gia cầm, làm nhà sàn để ở và dùng
cây thuốc chữa bệnh...
• 1.2. Giai đoạn văn hóa thời Sơ sử (giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc)
• * Thời gian:
• Cách nay khoảng 4.000 năm (CSVH- TQV); thiên niên kỷ thứ 3
Tr.CN, ứng với đầu thời kỳ đồ đồng (CSVH-TNT)
• * Thành tựu:
• Nghề trồng lúa nước và nghề luyện kim đồng (thành tựu chủ yếu)
1.3. Giai đoạn văn hóa thời Sau sơ sử
* Thời gian: Cách nay khoảng 3-2 nghìn năm Tr.CN (CSVH-TNT). Đây là
giai đoạn đỉnh rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc
* Thành tựu:
• Cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng, và nhiều thành tựu văn hóa khác
• Đặc biệt, chữ viết của lớp văn hóa bản địa là vấn đề cần quan tâm. Đó là thứ
chữ Khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi). Những cứ liệu về thứ chữ đó còn lưu
lại trên phiến đá cổ Sa Pa, lưỡi cày Đông Sơn, trống đồng Lũng Cú...(có cơ
sở để nghĩ đến giả thuyết về sự tồn tại một nền văn tự phương Nam trước
Hán và khác Hán)
2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực (gồm 2 giai đoạn: giai
đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt)
2.1. Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
* Thời gian: khởi đầu từ 179 trước công nguyên đến năm 938 (905 ?)
* Đặc điểm:
- Ý thức phản kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng của
phong kiến phương Bắc. Tinh thần đó thể hiện mạnh mẽ qua cac cuộc khởi
nghĩa (Hai Bà Trưng năm 40-43, Bà Triệu năm 246, Lý Bôn năm 544-548,
Triệu Quang Phục năm 548-571, Mai Thúc Loan 722, ba cha con họ Khúc
năm 905-923, Dương Đình Nghệ năm 931-937 và đỉnh cao là thắng lợi của
Ngô Quyền năm 938)
- - Sự suy tàn của nền văn minh Âu Lạc do sự suy thoái tự nhiên có tính quy
luật và sự tàn phá có ý thức, âm mưu đồng hóa của kẻ thù xâm lược phương
Bắc
- - Mở đầu cho quá trình giao lưu tiếp nhận văn hóa Trug Hoa và khu vực >
mở đầu cho quá trình văn hóa VN hội nhập vào văn hóa khu vực. (tiếp nhận
văn hóa Trung Hoa chưa nhiều: Nho giáo chưa có vị trí trong xã hội Việt
Nam – do tiếp nhận cưỡng bức); phật giáo đến VN trực tiếp từ Ấn Độ sau đó
qua Trung Hoa lại có vị trí trong xã hội VN do tiếp nhận tự giác
2.2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
• Đặc điểm
- Có nền móng vững vàng từ lớp văn hóa bản địa (tinh thần Văn Lang - Âu
Lạc)
- Là đỉnh cao thứ 2 trong lịch sử văn hóa VN với hai mốc lớn: Lý-Trần và Lê
(truyền thống văn hóa dân tộc từ lớp văn hóa bản địa + văn hóa Phật giáo
làm nên linh hồn thời đại Lý-Trần) thời kỳ này, VN chính thức tiếp nhận
Nho giáo và cả Đạo giáo (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử 1070, lập trường
Quốc Tử Giám năm 1076). Đến thời Lê Nho giáo trở thành Quốc giáo – Văn
hóa Nho giáo đỉnh cao.
3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây (gồm: Văn hóa Đại Nam và văn
hóa hiện đại)
3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam
* Thời gian: từ thời các chúa Nguyễn cho đến hết thời Pháp thuộc. Tên gọi
Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đến thời Gia Long quốc hiệu là VN.
* Đặc điểm:
- Triều Tây Sơn đã có sự gây dựng, đến thời nhà Nguyễn hoàn tất >lần đầu
tiên nước ta được thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn
đến Cà Mau.
- Nho giáo được phục hồi thành Quốc giáo nhưng ngày một suy tàn.
- Văn hóa Phương Tây bắt đầu thâm nhập, mở đầu thời kỳgiao lưu với văn
hoá P.Tây
3.2 Giai đoạn văn hóa hiện đại

*Đặc điểm
- Tiếp thu những tư tưởng mới ở Phương Tây (K.Marx, V.I.Lênin)
- Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình. Dự đoán văn hóa VN sẽ phục hưng
và phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.

You might also like