You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 - HKII

Câu 1: Trình bày hạn chế của văn minh Đại Việt.
Câu 2: Vì sao nói sự hoàn thiện bộ máy nhà nước là một bước trưởng thành về văn hoá
chính trị của Đại Việt?
Câu 3: Tại sao nói bộ luật Hồng Đức có tính dân tộc và tiến bộ hơn bộ luật Hình Thư?
Câu 4: Việc tiếp biến văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ được thể hiện như thế nào?
Câu 5: Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt?
IV. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (3 điểm): Bài 18
Câu 2 (3 điểm): Bài 18
Câu 3 (4 điểm) Đọc - Hiểu: Bài 11 và 12

Bài 18: Văn minh Đại Việt


● Khái niệm Văn minh Đại Việt:
- Là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc
gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
- Là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống
trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- Còn được gọi là văn minh Thăng Long.

I. Cơ sở hình thành:
1. Kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, xây dựng truyền
thống lao động, đấu tranh hơn 1000 năm chống Bắc thuộc để bảo vệ & phát triển văn hóa
dân tộc => VN Đại Việt từng bước hình thành.
- Sự kế thừa thể hiện trên các lĩnh vực:
+ Nghề nông trồng lúa nước.
+ Các nghề thủ công cổ truyền như rèn sắt, đúc đồng,…
+ Tư tưởng yêu nước, thương dân.
+ Các tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, phồn thực
- Ngoài ra, văn hóa văn minh Đại Việt cũng tiếp biến, học hỏi các giá trị từ văn minh Trung
Quốc (4 yếu tố): hệ Tư tưởng nho giáo, chữ Hán, thể chế nhà nước quân chủ chuyên
chế, kiến trúc Trung Hoa (đền, cung điện), văn minh Ấn Độ (2 yếu tố): Phật giáo, kiến
trúc Phật giáo.

2. Quá trình hình thành và phát triển:


- Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại
Việt từ TK X - XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng…

Giai đoạn Nội dung

Giai đoạn sơ kỳ (thế - Gắn liền với các chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương, và các triều đại
kỉ X – đầu XI) Ngô - Đinh - Tiền - Lê.
- Bước đầu củng cố bộ máy nhà nước, định hình kinh tế, chính quyền và văn
hoá của dân tộc sau 1000 năm Bắc thuộc. Tạo tiền đề để các triều đại sau
phát triển đất nước.
Giai đoạn phát triển - Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả
(thế kỉ XI – XVI) các mặt về kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục.
+ “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”:
giai đoạn thái bình, thịnh trị.
- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú, đa dạng.

Giai đoạn muộn - Văn hoá phát triển trong tình trạng đất nước không ổn định (Trịnh - Nguyễn
(thế kỉ XVI – giữa phân tranh, khởi nghĩa Tây Sơn).
XIX) - Là giai đoạn có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt
đất nước.
- Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã chấm dứt thời kỳ phát
triển của văn minh Đại Việt.
- Sự du nhập văn hoá mới, khởi đầu giai đoạn có sự vận động điều chỉnh cho
nền văn minh Việt Nam về sau.

3. Thừa hưởng các giá trị của Trung Hoa và Ấn Độ:


- Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn
minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.
- Tiếp biến các giá trị của Trung Hoa và Ấn Độ trên các lĩnh vực:
+ Tết, Trung Thu
+ Chữ Hán, Nho Giáo
+ Kiến trúc Trung Hoa
+ Phật Giáo (Ấn Độ)
*Vì sao lại sáng tạo ra chữ Nôm dù đã có chữ Hán?
- Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ
Nôm. Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo. Sau khi Việt Nam
thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên trở thành Quốc
ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý.
- Chữ Nôm được sử dụng với mong muốn thoát khỏi ách đô hộ, tách ra khỏi sự thống trị và
phụ thuộc bởi Trung Quốc.

*Tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng + ý nghĩa của nó:


- Truyện Kiều của Nguyễn Du:
=> Qua Truyện Kiều, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng
thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội
Việt Nam. Tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ngợi ca vẻ đẹp của con
người.
- Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
=> Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: vợ chồng, tình cha con,
mẹ con, bạn bè, lòng yêu thương người gặp cơn hoạn nạn.

II. Thành tựu tiêu biểu (kinh tế; chính trị; tư tưởng, tôn giáo; giáo dục và văn học):
1. Kinh tế:
● Nông nghiệp:
- Ngành chủ đạo: Cây trồng chính là lúa nước, ngoài ra còn có khoai, sắn, ngô, kê, đậu,...
- Các triều đại đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp:
+ Lễ cày Tịch điền: nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chăm lo
việc cày cấy, phát triển nông nghiệp và tăng cường sự chú ý của các quan chức
đến các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và sản xuất.
+ Chức vụ/Quan: Đồn điền sứ (tuyển mộ người đi khẩn hoang), Khuyến nông sứ
(chăm lo, khuyến khích nông dân đi sản xuất), Hà đê sứ (trông coi việc đắp đê và
bảo vệ đê điều).
+ “Khoan thư sức dân để thành kế dày rễ bền gốc, đó là sách lược giữ nước” của
Trần Hưng Đạo: đất nước khi ở trong thời bình thì triều đình càng phải biết chăm lo
đến dân, phục vụ nhân dân và đảm bảo lợi ích lâu dài giữa quốc gia và dân tộc.
- Công cuộc khai hoang được chú trọng (chúa Nguyễn và triều Nguyễn).
● Thủ công nghiệp: Phổ biến các ngành nghề gốm, dệt may, rèn sắt, đúc đồng,...
● Công - thương nghiệp: buôn bán, giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa qua biên giới
Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa).
2. Chính trị, pháp luật:
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao là nhà vua,
phát triển từ TK 11, đạt đỉnh cao vào TK 15.
- Bộ Hình thư: nhà Lý (1042)
+ Bộ luật đầu tiên của Đại Việt (sự ra đời của PL).
+ Đảm bảo trật tự, ổn định XH, khẳng định quyền lực.
+ PL cần thiết với sự phát triển của quốc gia để giữ trật tự XH.
- Bộ Hình luật: nhà Trần.
- Bộ Luật Hồng Đức: nhà Lê sơ.
Vì sao Luật Hồng Đức tiến bộ nhất
+ Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
+ Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
+ Quyền lợi nhân dân (bao gồm quyền phụ nữ - lần đầu trong lịch sử).
- Bộ Luật Gia Long: nhà Nguyễn.

3. Tư tưởng:
Tư tưởng yêu nước, thương dân được phát triển theo 2 xu hướng:
- Dân tộc:
+ Đề cao “trung quân ái quốc” (trân trọng và yêu quý đất nước của mình)
+ Đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc
- Thân dân: Gần dân, yêu dân.
+ Vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất
4. Giáo dục, văn học:
● Giáo dục:
- 1070: nhà Lý xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
- 1075: nhà Lý tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển chọn nhân tài (Minh kinh bác
học).
- 1076: thành lập Quốc Tử Giám (trường cho quý tộc, quan lại).
- 1247: Kì thi Tam Khôi đầu tiên được tổ chức.
- 1374: Kì thi Tiến sĩ đầu tiên được tổ chức.

● Văn học:
- Văn học chữ Hán:
+ Thể loại: thơ, phú, hịch.
+ Nội dung: thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
+ TK XVIII, văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu to lớn: tiểu thuyết chương hồi,
truyện kí,...
+ Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất
thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự
(Lê Hữu Trác), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo).
- Văn học chữ Nôm: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu giải
thích ở trên. Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Thơ Hồ Xuân Hương.
- Văn học dân gian: Tấm Cám (cổ tích), Con Rồng Cháu Tiên (truyền thuyết), Trí Khôn
của ta đây (ngụ ngôn), Sơn Tinh Thủy Tinh (thần thoại).
- Thờ Chu Văn An vì: đạo đức, uyên thâm, mẫu mực và vì ông đóng góp to lớn cho giáo
dục nước nhà, đào tạo ra rất nhiều nhân tài giúp ích cho tương lai.
- Tại sao vua Hồ Quý Ly, Quang Trung đề cao chữ Nôm: Các vua Hồ Quý Ly và Quang
Trung đề cao chữ Nôm vì muốn thúc đẩy giáo dục và sự hiểu biết của người dân Việt Nam,
giúp cho văn hóa dân tộc phát triển và đa dạng hơn, đồng thời phản ánh ý chí độc lập và
tinh thần yêu nước của họ.

III. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
1. Ưu điểm:
- Văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc: tinh thần yêu nước, nhân ái,
hòa hợp với tự nhiên, giữa người với người, làng với nước.
2. Hạn chế:
- Chưa chú trọng phát triển các ngành KHKT.
- Thương nghiệp không được tạo điều kiện phát triển.
- Yếu tố đô thị nhìn chung mờ nhạt.
- Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn: gắn liền những lệ làng tạo tính thụ động, khép
kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo, tinh thần hội nhập,...
3. Ý nghĩa:
- Kế thừa từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
- Chủ động khôi phục lại những yếu tố văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Cải biến tích hợp những yếu tố ngoại sinh.
=> Tạo phong cách riêng.
- Từ TK X – XIX, phục hưng & phát huy giá trị văn hóa, văn minh truyền thống của dân tộc.
- Thời độc lập: mở rộng tiếp thu các nền văn hóa, văn minh xung quanh nhưng không bị
yếu tố ngoại lai xóa nhòa => càng đa dạng, phong phú.

You might also like