You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

I. Nhận biết
Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, văn minh Đại Việt phát triển qua nhiều giai đoạn:
- Thế kỷ X: gắn liền với với chính quyền họ Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê
→ Bước đầu định hình văn minh Đại Việt.
- Thế kỷ XI – đầu thế kỷ XV: gắn liền với Lý – Trần – Hồ
→ Thể hiện tính dân tộc sâu sắc qua các thành tựu văn minh.
- Thế kỷ XV – thế kỷ XVII:
+ Gắn liền với Lê sơ – Mạc – Lê Trung hưng.
+ Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc.
- Đầu thế kỷ XVIII – giữa thế kỉ XIX:
+ Gắn liền với sự tồn tại của Lê Trung hưng (hậu kỳ) – Tây Sơn – Nguyễn.
+ Quốc gia Đại Việt khủng hoảng và suy thoái.
→ Văn minh Đại Việt đình trệ và khủng hoảng. Tuy nhiên một số lĩnh vực vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
- Nủa sau thế kỷ XIX: Thực dân phương Tây xâm lược.
→ Văn minh Đại Việt chấm dứt.
II. Thông hiểu
1. Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt
- Kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia.
- Tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa bên ngoài.
2. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt kết thúc khi nào?
Từ giữa thế kỷ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kỳ phát triển của
văn minh Đại Việt.
III. Vận dụng
Yêu cầu: Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt mag dấu ấn của văn minh Văn
Lang – Âu Lạc
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh
sông Hồng.
- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền
tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà
Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã
được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ
ngày xưa.
- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh
quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.
- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm
2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
I. Nhận biết
Các thành tựu của văn minh Đại Việt trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
1. Kinh tế
1.1. Nông nghiệp
- Tình hình:
+ Là nền kinh tế chủ đạo.
+ Các triều đại phong kiến chú trọng phát triển nông nghiệp
- Các chính sách:
+ Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp như đắp đê, khai hoang.
+ Ngoài ra còn thực hiện chính sách quân điền, “ngụ binh ư nông”, miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò.
+ Bổ nhiệm các chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
+ Hằng năm các ông vua tổ chức lễ cày tịch điền.
- Vai trò:
+ Đảm bảo đời sống cho nhân dân.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
+ Góp phần cho thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
1.2. Thủ công nghiệp
* Thủ công nghiệp truyền thống ( cổ truyền, dân gian):
- Tình hình:
+ Tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương: dệt, gốm, chế tác trang sức, ...
+ Nhiều nghề khác xuất hiện như làm tranh sơn mài, giấy, ...
- Chính sách: các triều đại phong kiến có chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
* Thủ công nghiệp nhà nước:
- Do triều đình quản lý, được chú trọng.
- Một số nơi như cục Bách tác, các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ cho nhà nước.
- Các hoạt động chủ yếu là đúc tiền, đóng thuyền lớn, chế tạo vũ khí, ...
* Vai trò của thủ công nghiệp: đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tạo mặt hàng quan trọng để phát triển ngoại thương.
1.3. Thương nghiệp
- Nội thương:
+ Việc trao đổi, buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn: Thăng Long.
- Ngoại thương:
+ Buôn bán với các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, ...
+ Các mặt hàng phong phú đa dạng.
+ Hình thành các hải cảng và đô thị.
2. Chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Đặc biệt sau cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước được củng cố và phát triển.
* Luật pháp: trở thành chuẩn mực để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị và duy trì trật tự xã hội.
3. Văn hóa
3.1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
* Tư tưởng:
- Yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc.
- Nho giáo:
+ Du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
+ Là hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.
+ Được giai cấp thống trị sử dụng làm công cụ cai trị xã hội.
+ Nội dung Nho giáo được sử dụng trong giáo dục và thi cử.
* Tôn giáo:
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào thời Bắc thuộc.
+ Lý – Trần:
o
Phát triển mạnh, trở thành quốc giáo.
o
Các vua dựng chùa, đúc chuông, tạo tượng, in kinh Phật.
o
Nhà sư tham gia triều chính.
o
Chùa trở thành nơi sinh hoạt văn hóa.
+ Lê sơ: suy giảm, không phát triển như Lý – Trần. Tuy nhiên vẫn phát triển trong nhân dân.
+ Các triều đại sau: Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển.
- Đạo giáo:
+ Du nhập vào thời Bắc thuộc.
+ Được duy trì, phát triển trong dân gian và hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian.
- Hồi giáo: thế kỷ XIII – XVI.
- Thiên Chúa giáo: thế kỷ XIII – XVI.
* Tín ngưỡng:
- Thờ cúng tổ tiên.
- Thờ các anh hùng.
- Thờ Thành hoàng.
- Thờ Mẫu.
- Thờ Hùng Vương.
→ Văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3.2. Giáo dục
- Thời Lý:
+ Năm 1070, cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử.
+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài.
+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám dạy học cho công chúa, hoàng tử.
→ Hệ thống giáo dục được mở rộng, đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
- Thời Trần:
+ Lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập.
+ Mở lớp học tư nhân ở các làng, xã.
+ Đặt danh hiệu ‘Tam khôi’ dành cho những người đỗ đầu trong kỳ thi Đình.
- Thời Lê sơ:
+ Con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi.
+ Hệ thống trường học mở rộng.
+ Xướng danh và khắc tên các tiến sỹ vào bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Thời Tây Sơn: tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, ban ‘Chiếu khuyến học’.
- Cách thi cử:
+ Tuyển chọn quan lại qua thi cử.
+ Có các quy định chặt chẽ, các kỳ thi được tổ chức thường xuyên.
+ Thực hiện danh hiệu ‘Tam khôi’.
- Nội dung giáo dục: Nho giáo (tứ thư, ngũ kinh).
* Tác dụng:
- Tích cực: nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, xây dựng hệ thống quan lại.
- Tiêu cực: nội dung giáo dục chủ yếu là khoa học xã hội, chưa có khoa học tự nhiên → không phát triển kinh tế.
=> Các triều đại phong kiến rất quan tâm phát triển giáo dục.
3.3. Chữ viết và văn học
* Chữ viết:
- Trên cơ sở chữ Hán → chữ Nôm.
- Trên cơ sở chữ La – tinh → chữ Quốc ngữ.
→ Chữ viết có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn minh Đại Việt.
* Văn học:
- Văn học dân gian: được tiếp tục duy trì và phát triển.
- Văn học viết:
+ Văn học chữ Hán:
o
Phát triển với nhiều tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (Khuyết danh), Hịch tướng sĩ
(Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), ...
o
Nội dung: thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Văn học chữ Nôm:
o
Xuất hiện vào thế kỷ XIII.
o
Phát triển mạnh vào thế kỷ XV – XIX.
o
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyện Kiểu (Nguyễn Du), Lục
Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), ...
o
Nội dung: ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người; phê phán một bộ phận quan lại, cường hào; phản ánh
những bất công trong xã hội; đề cao quyền con người.
3.4. Khoa học, kỹ thuật
Lĩnh vực Thành tựu
Sử học - Nhà Trần thành lập Quốc sử viện.
- Nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.
- Tiêu biểu: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên và các sử thần Hậu Lê), Đại
Việt thông sử (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), ...
Địa lý Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (Lê sơ), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt
nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định), ...
Quân sự Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn); Hổ trướng khi cơ (Đào Duy Từ); ...
Y học Nam dược thần hiệu (Nguyễn Bá Tĩnh – Tuệ Tĩnh), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê
Hữu Trác), ...
Toán học Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu), ...
Kỹ thuật Đúc súng thần cơ, đại bác, đóng thuyền chiến (Cổ lâu), xây dựng thành lũy (kinh thành Thăng Long, kinh
thành Huế), ...
=> Khoa học kỹ thuật phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực với nhiều thành tựu tiêu biểu, góp phần tạo nên những
giá trị của nền văn minh Đại Việt.
3.5. Nghệ thuật
- Kiến trúc: phát triển mạnh mẽ, hệ thống cung điện, chùa tháp, thành quách được xây dựng với quy mô lớn.
- Điêu khắc:
+ Khắc trên đá, gốm, gỗ.
+ Phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú.
+ Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc rồng, ...
- Âm nhạc:
+ Nhạc dân gian → nhạc cụ phong phú.
+ Nhạc cung đình phát triển phong phú.
+ Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, quan họ, ví, dặm, ...
II. Thông hiểu
1. Nội dung của các bộ luật thành văn của các triều đại phong kiến
- Bảo vệ cua và hoàng tộc.
- Bảo vệ lãnh thổ.
- Bảo vệ sản xuất.
2. Nội dung và ý nghĩa của thành tựu văn học
* Nội dung:
- Văn học chữ Hán:thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Văn học chữ Nôm: ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người; phê phán một bộ phận quan lại, cường hào; phản
ánh những bất công trong xã hội; đề cao quyền con người.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp quê hương đất nước.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Đặc biệt sau cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước được củng cố và phát triển.
4. Ý nghĩa của việc dựng bia ở Văn Miếu Quốc Tự Giám
- Minh chứng cho việc học rộng tài cao của các sĩ tử. Đây là để kích thích những người thi, luôn khát khao để thành công
đỗ đạt.
- Để những người đời sau, có thể tưởng nhớ đến những người đi trước.
5. Tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt
- Thờ cúng tổ tiên.
- Thờ các anh hùng.
- Thờ Thành hoàng.
- Thờ Mẫu.
- Thờ Hùng Vương.
6. Ưu điểm của văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tinh thần chủ đạo của văn minh Đại Việt là tinh thần yêu nước, nhân ái, hòa hợp với tự nhiên, hòa hợp giữa người với
người, giữa làng với nước.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khuyến khích. Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần làm cho xã hội ổn
định.
III. Vận dụng
1. Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển của các thành tựu của nền văn minh
cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ nước ngoài.
* Kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam:
- Nông nghiệp lúa nước và làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng được kế thừa của nền văn minh cổ.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được lưu giữ và phát triển.
- Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc được nhà Lý chính thức sử dụng để tuyển chọn quan lại.
- Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ (thần Trống đồng) được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trì và phát
triển.
- Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm được duy trì qua các thời kì lịch sử.
* Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài:
- Học hỏi thiết chế chính trị của Trung Hoa, song cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Đại Việt.
- Tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc; trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.
- Tiếp thu Phật giáo; vua Trần Nhân Tông sáng lập la Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
2. Là học sinh THPT, em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đạt Việt?
- Hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại.
- Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và ngoài nước.
- Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
- Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa dân tộc. Ví dụ như: viết, vẽ bậy lên các
di tích lịch sử…

You might also like