You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

I - Trắc nghiệm:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và LS được con người nhận thức:


- Khái niệm lịch sử: Lịch sử là:
+ Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người
+ Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ, được phản ánh qua những câu chuyện
kể hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người
- Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
- Lịch sử được con người nhận thức là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những suy nghĩ và
hình dung của con người về quá khứ

Bài 2: Tri thức LS và cuộc sống: Quy trình thu thập và xử lý thông tin
- Quá trình thu thập:
+ Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ việc học tập, tìm hiểu
lịch sử
+ Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu
- Quá trình xử lý:
+ Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,..

Bài 3: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản VH, DSTN và phát triển du
lịch (DL)
- Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong quá khứ,
được bảo tồn và phát huy cho đến ngày nay.
- Giá trị của một di sản được thể hiện trên nhiều khía cạnh như lịch sử, văn hóa, kiến trúc,
kinh tế, du lịch…
- Là một nguồn tài nguyên quan trọng phát triển du lịch
- Mối quan hệ giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên: Có vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc:
+ Duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng
+ Giáo dục thế hệ trẻ
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững
+ Góp phần phát triển đa dạng sinh học, tăng giá trị khoa học của di sản
- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:
+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.
+ Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị của các di sản văn
hóa, di sản thiên nhiên ở nước ta, hỗ trợ quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát
triển ngành du lịch.
- Vai trò của du lịch:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài
+ Kết nối, nâng cao vị thế các ngành Du lịch, Sử học
- Yếu tố hàng đầu của phát triển du lịch chính là sức hấp dẫn địa danh: giá trị lịch sử, văn hóa
truyền thống (quan trọng nhất), tôn giáo, ẩm thực, sản phẩm thủ công nghiệp.
- Kể tên một số công trình Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới
+ Di sản Văn hóa:
 Vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long, Thành nhà Hồ
 Phi vật thể: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan
Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca
Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt;
Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xèo Thái
và mới đây nhất là Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm.
+ Di sản thiên nhiên: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long
+ Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An

4.Bài 4: Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại
4.1. Khái niệm:
- Khái niệm văn minh:
+ Là những thành tựu cùng trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là
sự phát triển cao của nền văn hóa
+ Là đã thoát khỏi thời kỳ nguyên thủy
- Điểm tương đồng, khác biệt giữa văn hóa và văn minh:

Văn hóa Văn minh


Giống Đều gắn với những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến
nhau trình lịch sử
Khác - Có trước văn minh - Có sau văn hóa
nhau - Toàn bộ những giá trị vật chất và - Những thành tựu cùng trạng thái tiến bộ về
tinh thần mà con người sáng tạo ra vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra
từ khi xuất hiện cho đến nay trong giai đoạn phát triển cao của xã hội

4.2. Văn minh Ai Cập:


- Thành tựu chữ viết, ý nghĩa:
+ Cư dân Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình mô phòng vật thật để nói lên ý nghĩ của
mình
+ Ý nghĩa: Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập; là phương tiện chủ yếu lưu trữ thông tin
từ đời này qua đời khác; là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại
- Thành tựu Toán học, ứng dụng:
+ Cư dân Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, rất giỏi về hình học và tính được số Pi bằng
3,16
+ Ứng dụng: xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ…; là cơ sở cho nền Toán học sau này.
- Công trình kiến trúc nổi bật: Kim tự tháp và tượng Nhân sư; Đền Mortuary; Đền Luxor;
Tượng Great Sphinx; Thung lũng của các vị vua;...
4.3. VM Ấn Độ:
- Công trình kiến trúc tiêu biểu và ý nghĩa
+ Công trình kiến trúc tiêu biểu: lăng Ta-giơ Ma-han; Pháo đài Đỏ (La Ki-la); đền Kha-giu-ra-
hô;...
+ Ý nghĩa: Cho thấy trình độ phát triển cao của Ấn Độ; thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ
thuật; có ảnh hưởng lớn tới khu vực ĐNA, trong đó có VN
- Thành tựu của toán học, tôn giáo:
+ Toán học: Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, phát minh ra số 0; Tính được căn bậc hai, căn
bậc ba và đã biết về quan hệ 3 cạnh trong một tam giác
+ Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập và phát triển của Hồi giáo
4.4. VM Trung Quốc:
- Phát minh về kĩ thuật: Tứ đại phát minh (la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy, nghề in)
- Thành tựu văn học:
+ Thơ đường: Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các
nhà thơ tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
+ Tiểu thuyết chương hồi: Đặc biệt phát triển dưới thời Minh Thanh, tiêu biểu là “Tam quốc
diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”

Bài 5: Một số nền VM phương Tây thời cổ trung - đại


5.1. Thành tựu tiêu biểu của VM Hy Lạp - La Mã: (kể tên + nhận xét)
- Thành tựu nổi bật về văn học:
+ Phong phú, nhiều thể loại như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch…
+ 2 bộ sử thi nổi bật: “I-li-át” và “Ô-đi-xê” của Hô-me; kịch “Ơ-đíp làm vua” của Xô-phốc-lơ
- Thành tựu nổi bật về chữ viết:
+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cía với 24 kí tự
+ Sáng tạo ra hệ chữ viết La-tinh và hệ chữ số La Mã
 Chữ viết đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa; Là nền tảng cho chữ viết
La-tinh hiện nay
- Thành tựu nổi bật về khoa học:
+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong
nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học
+ 2 trường phái chính: Triết học duy vật và Triết học duy tâm
+ Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương
Tây, tạo cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này
 Được ứng dụng hiệu quả trong đời sống, đồng thời là nền tảng của khoa học hiện đại
- Thành tựu nổi bật về lịch và thiên văn học:
+ Người Hy Lạp – La Mã cổ đại đã biết làm lịch, tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành
12 tháng
+ Họ cũng quan sát được chuyển động của các thiên thể
 Có ý nghĩa với cuộc sống đương thời, là cơ sở cho cách tính Dương lịch sau này
5.2VM Phục hưng
- Quốc gia khởi nguồn VM Phục Hưng: Ý (I-ta-li-a)
- Thành tựu nổi bật về nghệ thuật, tôn giáo, văn học:
+ Văn học: Đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thân khúc (A. Đan-te), Đôn Ki-
hô-tê (M. Xéc-vali-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia),...
+ Nghệ thuật:
 Hội họa, điêu khắc phát triển đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh hoạ và nhà điêu
khắc, trong đó tiêu biểu nhất là: Lê-ô-na đờ Vanh-xi; Mi-ken-lăng-giơ; Ra-pha-en…
 Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ. Các
công trình kiến trúc tiêu biểu là Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, Nhà thờ Thánh Pi-tơ (ở
Va-ti-căng),...
+ Tư tưởng:
 Đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ
 Kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí con
người, tiêu biểu là Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmot (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp)Ý nghĩa của văn
minh phương Tây thời Phục Hưng:
- Ý nghĩa của văn minh phương Tây thời Phục Hưng:
+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của TS chống VS trên lĩnh vực tôn giáo
+ Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân; Đòi cho con người được tự do, đề cao tình
cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do
+ Các nhà văn hóa đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ, coi trọng các ngành KHTN, các
phương pháp thực nghiệm và gắn với cuộc sống thực tiễn
 Văn minh thời Phục hưng là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tinh
thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo phát minh trong khoa học, là chủ
nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản, là cơ sở khởi
đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại

II - Tự luận:

Câu 1: Hãy tìm hiểu và giới thiệu về hai công trình kiến trúc (Kim tự tháp Giza ở Ai Cập
và Lăng Ta-giơ Ma-han ở Ấn Độ) theo các gợi ý: địa điểm (thành phố/ quốc gia); thời gian xây
dựng; mục đích xây dựng; giá trị hiện nay; thông điệp (bảo tồn, phát huy giá trị).

- Kim tự tháp Giza ở Ai Cập:


Nhắc đến các kì quan thiên nhiên của Thế giới, không ai lại không biết tới một kì quan vĩ đại và
cũng là bí ẩn nhất của loài người đó chính là kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Được xây dựng vào đầu thế
kỷ 26 TCN, quần thể kim tự tháp Giza là một địa điểm khảo cổ ở bình nguyên Giza, ngoại ô thủ đô
Cairo - Ai Cập. Tuy nổi tiếng là vậy, nhưng mục đích của việc xây dựng Kim tự tháp này hiện nay
vẫn còn là một ẩn số. Mỗi người, mỗi thời kỳ lại cho rằng kim tự tháp được xây dựng nhằm nhiều
mục đích khác nhau. Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp được sử dụng như một lăng mộ dành cho
nhà vua, chôn cất Pharaoh. Còn người Atlantic thì xây dựng Kim Tự tháp nhằm mục đích trấn yểm
phong thủy. Một số ý kiến lại cho rằng lăng mộ này được xây dựng để bảo quản lương thực Có thể
nói, Kim tự tháp Giza là thượng tầng kiến trúc của các lăng mộ hoàng gia. Nó đã trở thành một địa
điểm khảo cổ học và nơi thu hút khách du lịch nhất ở Châu Phi. Không những vậy, Kim tự tháp Giza
cũng đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới và là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Nơi đây
còn thu hút đông đảo các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó, thế hệ trẻ chúng ta cần
bản tồn và phát huy giá trị của Kim tự tháp Giza trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng. Đồng
thời nhà nước, Chính phủ Ai Cập cũng cần có những chính sách du lịch phù hợp để có thể quảng bá
và giữ vững được giá trị lịch sử của Kim tự tháp Giza
- Lăng Ta-giơ Ma-han ở Ấn Độ:
Là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu nổi tiếng thế giới - lăng mộ Ta-giơ Ma-han là một trong những
công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ấn Độ. Lăng mộ này được xây dựng từ năm 1632- 1648 bởi hoàng
đế Mughal Shah Jahan để tưởng nhớ người vợ của mình. Công trình này đã được UNESCO công
nhận là Di sản thế giới vào năm 1983. Lăng Ta-giơ Ma-han cũng là một trong những địa điểm thu
hút đông đảo lượng khách du lịch trên thế giới. Chính vì lẽ ấy mà lăng mộ Ta-giơ Ma-han được cho
là minh chứng cho thấy trình độ phát triển cao của Ấn Độ, đồng thời thể hiện ảnh hưởng của tôn
giáo tới nghệ thuật. Được sử dụng đến 28 loại đá quý và bán quý nên đây được coi là thành tựu kiến
trúc vĩ đại nhất trong toàn bộ kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ. Dù thật sự có xa xỉ nhưng dẫu sao cũng đã
để lại một tác phẩm ấn tượng cho người đời. Chính vì điều này mà các cặp đôi cũng lựa chọn đến
thăm lăng mộ Taj Mahal và lưu lại những bức ảnh thật đẹp nhằm minh chứng cho tình yêu của mình.
Qua đây, bản thân thế hệ trẻ chúng ta cần bản tồn và phát huy giá trị của Lăng Taj Mahal trong việc
duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng. Đồng thời, nhà nước, Chính phủ Ấn Độ cũng cần có những chính
sách du lịch phù hợp để có thể quảng bá và giữ vững được giá trị lịch sử của Lăng Taj Mahal

Câu 2:

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là một phong trào văn hóa do giai cấp tư sản ở Tây Âu tiến
hành vào thế kỉ XIV – XV.
- Bản chất của phong trào này là tìm kiếm một giá trị tư tưởng, ý thức hệ phù hợp với giai cấp
tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân;
Đòi cho con người được tự do, đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do
- Ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng:
+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của TS chống VS trên lĩnh vực tôn giáo
+ Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân; Đòi cho con người được tự do, đề cao tình
cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do
+ Các nhà văn hóa đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ, coi trọng các ngành KHTN, các
phương pháp thực nghiệm và gắn với cuộc sống thực tiễn
 Văn minh thời Phục hưng là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tình
thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo phát minh trong khoa học, là chủ
nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản, là cơ sở khởi
đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại

You might also like