You are on page 1of 9

Câu 1. Nêu được khái niệm văn hóa, văn minh.

So sánh văn hóa và


văn minh.
* So sánh khái niệm văn minh và văn hóa
- Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
- Khác nhau:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con
người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng
tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
Câu 2. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập thời
cổ đại. Nêu ý nghĩa của các thành tựu đó
- Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo
+ Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần
động vật.
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
- Thành tựu về chữ viết:sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn
3000 năm TCN.
- Thành tựu kiến trúc và điêu khắc
+ Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu
biểu nhất của Ai Cập cổ đại.
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư;
tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti…
- Thành tựu khoa học, kĩ thuật
+ Về toán học: sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết
tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, biết sử dụng số pi (TT)
với giá trị 3,16,...
+ Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận
động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.
+ Về Y học, người Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết tương đối chính xác
về các cơ quan trong cơ thể con người,... Đặc biệt, họ đã sử dụng
những kiến thức về giải phẫu để chữa bệnh và trong kĩ thuật ướp xác.
Câu 3. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ thời
cổ-trung đại. Nêu ý nghĩa của các thành tựu đó.
* Chữ viết và văn học
- Chữ viết:
+ Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000
con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.
+ Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là
chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến
thế kỉ X.
+ Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức
hiện nay của Ấn Độ.
- Văn học:
+ Phản ánh đời sống tinh thần phong phú.
+ Tác phẩm tiêu biểu: kinh Vê-đa; sử thi Ma-ha-bha-ra-ta; sử thi Ra-
ma-ya-na; vở kịch Ka-li-đa-sa.
* Tôn giáo và triết học
- Tôn giáo:
+ Ấn độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Hin-đu
giao…
+ Ngoài ra, ở Ấn Độ còn có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác, như:
đạo Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,... và nhiều
tín ngưỡng thờ thần.
- Triết học: đề cập đến nhiều vấn đề: các quan niệm về vũ trụ, nhân
sinh, tư duy, tình cảm, tư tưởng giải thoát…
* Nghệ thuật
- Kiến trúc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo.
+ Các công trình tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; trụ đá thời A-sô-
ca; cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-
hô; tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ của hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-
giơ Ma-han,…
- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng; các bức phù
điều…
* Khoa học - kĩ thuật
- Thiên văn học:
+ Tạo ra lịch.
+ Nhận thức được Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu;
+ Phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.
- Toán:
+ Sáng tạo ra hệ số 10 chữ số
+ Tính được căn bậc 2 và căn bậc 3.
+ Tính được diện tích các hình tiêu biểu và tính được chính xác số Pi
= 3,1416,...
- Vật lí: nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất.
- Hoá học ra đời sớm và phát triển ở Ấn Độ do như cầu của các nghề
thủ công như nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh,..
- Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, biết phẫu thuật, sử dụng
thảo mộc trong chữa bệnh,…
Câu 4. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Hoa
thời cổ-trung đại. Nêu ý nghĩa của các thành tựu đó.
* Thành tựu cơ bản

- Tư tưởng, tôn giáo:


+ Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo,
Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia…
+ Tiếp thu và cải biến Phật giáo.
- Chữ viết:
+ Phát minh ra chữ viết từ rất sớm
+ Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ; khắc trên đồ đồng;
khắc trên đá; khắc trên thẻ tre, trúc…
- Văn học
+ Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.
+ Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành
tựu nhất.
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công
năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng
thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi
tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên,
Thập Tam Lăng,...
+ Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong
cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa,
giấy,...

- Khoa học, kĩ thuật


+ Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các
hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi chính xác tới 7
chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..

+ Thiên văn học: ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện
tượng thiên văn khác; làm ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

+ Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh
bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,...

+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác
phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu, Sử kí của Tư Mã Thiên.
+ Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in,
thuốc súng và la bàn.

* Ý nghĩa:

- Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, kiến trúc
điêu khắc, kĩ thuật… Đây là những sản phẩm trí tuệ sự lao động sáng
tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Trung Hoa cổ đại đối với sự phát
triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.

Câu 5. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp – La
Mã thời cổ đại. Nêu ý nghĩa của các thành tựu đó.
* Thành tựu cơ bản nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Chữ viết
+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.
+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã
- Văn học:
+ Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại rất đa dạng, phong phú về thể loại,
ví dụ như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch...
+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của
Hô-me; tập thơ Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ
trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.
+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ
thần Dớt… (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-
xtan-ti-nút,... (La Mã).
+ Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã
như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành
Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng
mộ, đền thờ và đồ gốm,...
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa
học, kĩ thuật :
+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-
mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học,
Vật lí học và Thiên văn học
+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về
chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN
với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà
sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-
bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã)
- Tôn giáo
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần.
+ Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía
Đông của La Mã.
- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm
- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ
sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:
+ Đại hội thể thao O-lim-pic
+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a
* Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc
gia
+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho
sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn
được sử dụng cho tới hiện nay.
Câu 6. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh thời Phục
hưng . Nêu ý nghĩa của các thành tựu đó.
* Thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời Phục hưng
- Văn học:
+ Phát triển đa dạng, phong phú về thể loại, như: thơ, tiểu thuyết và
kịch.
+ Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng, như: nhà
thơ Đan-tê A-li-ghê-ri; nhà văn Mi-quen-đơ Xéc-van-téc; nhà soạn
kịch Uy-li-am Sếch-xpia…
- Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:
+ Hội họa phát triển đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh hoạ
và nhà điêu khắc, trong đó tiêu biểu nhất là: Lê-ô-na đờ Vanh-xi; Mi-
ken-lăng-giơ; Ra-pha-en…
+ Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học,
tính đối xứng, tỉ lệ. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là Vương cung
Thánh đường Thánh Phê-rô, Nhà thờ Thánh Pi-tơ (ở Va-ti-căng),...
- Khoa học, kĩ thuật Tây Âu thời kì này đạt được nhiều thành tựu,
có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối
của thần học.
- Tư tưởng: triết học duy vật phát triển gắn với tên tuổi của các học
giả tiêu biểu như Phran-xít Be-cơn, Đề-các-tơ,...
* Ý nghĩa
- Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc
giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến
thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân,
đề cao tinh thần dân tộc,...
- Văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ
phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong
những thế kỉ tiếp theo.
II. Phần tự luận
Câu 1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu 1 thành tựu
tiêu biểu của nền văn minh Phương Đông hoặc Phương Tây cổ - trung
đại .
Thành tựu về chữ viết
Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết vào
khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Ban đầu họ chỉ có thể hình vẽ để biểu
thị những điều muốn nói, theo thời gian những hình vẽ ấy chuyển
thành những ký hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng sau này goi là
chữ tượng hình.
Nguyên liệu dùng để viết chữ sẽ khác nhau tùy vào điều kiện từng
vùng lãnh thổ. Ví dụ: người Ai Cập làm giấy bằng vỏ cây papirut,
người Lưỡng Hà dùng câu sậy vót nhọn làm bút và giấy bằng tấm sét
còn ướt được phơi nắng hoặc nung khô. Còn người Trung Quốc lại
dùng xương thú, mai rùa hoặc thẻ tre, lụa để viết chữ.

Câu 2. Giới thiệu một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng
của văn minh Ấn Độ thời cổ-trung đại
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính
khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về
phía Tây Nam.
- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ
IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất
của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu,
các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên
các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở
Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…
- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ
hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự
tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới
Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ
Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn
phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những
mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.
- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền
tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung
các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh
khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:
+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây
trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang
trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…
+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa
bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với
thần linh.
+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng
càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh,
phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa -
nơi cư ngụ của thần Shiva.
- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài
hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ
Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

You might also like