You are on page 1of 4

Đề cương sử:

Bài 4:
1, Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
* Vai trò của Sử học:
- Miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác
- Xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
- Cung cấp thông tin và giá trị tin cậy, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững , giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa
dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu
- Xác định giá trị của các di sản cần bảo tồn, đề xuất hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.
3, Lịch sử và văn hoá đối với phát triển du lịch
*Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
-Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
-Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
-Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
*Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa: ( TỰ LUẬN )
+ Trong ngành du lịch, thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu của khách du lịch ở trong và ngoài nước, du
khách sẽ tìm ra được những nét đặc sắc, nổi bật về lịch sử, văn hóa cộng đồng và được nhiều người được biết đến
qua nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó, văn hóa, lịch sử sẽ được phổ biến hơn và được phát triển hơn ra bên ngoài.
Bài 5: Khái niệm văn minh
1, Khái niệm văn minh
*Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền
văn hóa.

Văn hoá Văn minh


-Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do -Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
- Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với loài - Trên cơ sở nền văn hóa thời nguyên thủy, đến giai đoạn xuất hiện
người. nhà nước và chữ viết, loài người tiến vào thời kì văn minh.

- Văn hoá xuất hiện đồng thời cùng với loài người
-Con người bước vào thời kì văn minh khi có nhà nước.Thông thường khi nhà nước ra đời, thì chữ viết cũng xuất hiện,
đó là một bước nhảy vọt trong nền văn hóa của nhân loại.
* So sánh điểm chung văn minh Ấn Độ và Trung Hoa:
- Đều hình thành trên lưu vực những con sông lớn
- Hình thành từ rất sớm
- Có các thành tựu cơ bản như Chữ viết, Văn hoc, Toán học, … Kinh tế nông nghiệp
- Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu, ….
*Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại so với văn minh phương Đông: ( Tự Luận)
+ Nền văn minh phương Tây cổ trung đại ra đời sau so với nền văn minh phương Đông. Do đó, văn ming phương
Tây có điều kiện và cơ hội để tiếp thu, kế thừa những văn hóa, thành tựu của nền văn minh phương Đông. Cư dân
phương Tây đã tiếp thu Lịch Pháp, Toán học, Thiên văn học,... Với trình độ cao, họ đã sáng tạo, phát triển có phần
nhỉnh hơn, ở mức cao hơn, khái quát hơn. Với sự tài năng của mình, họ đã đánh dấu một cột mốc phát triển của lịch sử
loài người, của nhân loại.
Bài 6:Một số nền văn minh phương Đông
1, Văn minh Ai Cập cổ đại
Chữ viết
- Chữ tượng hình (viết trên giấy Pa-pi-rút)
=> phản ánh trình độ tư duy, lưu giữ thông tin, cơ sở để nghiên cứu về Ai Cập cho đời sau
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Thờ các vị thần tự nhiên
+ Tin vào sự bất tử của linh hồn
=>Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn
minh của Ai Cập cổ đại.
- Toán học
+ Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở, Số Pi = 3.16
=> Cơ sở cho khoa học sau này
- Y học:
+ hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm.
=>Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh
+Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình
thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.
Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ.
=>Cải thiện đời sống sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cho người dân Ai Cập
+ Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
- Kiến trúc, Điêu khắc
+ Kim tự tháp,Tượng nhân sư
=> Đến nay, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc của người Ai Cập cổ đại vẫn còn hiện hữu là hiện thân cho sức lao
động, trí tuệ và sự sáng tạo vĩ đại của con người.
- Lĩnh vực khác:
+ Lịch, Lưỡi cày,Bánh xe…
=> Nền văn minh Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ. Đây là sản phẩm của trí tuệ, của sự
lao động sáng tạo và là những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền
văn minh thế giới
2, Văn minh trung hoa cổ đại
Nội dung Thành tựu Ý nghĩa
Tư tưởng tôn giáo Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế
Âm dương, Bát quái, Ngũ hành giới quan của người Trung Hoa
Phật giáo du nhập vào Trung Hoa được cải biến và Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khu
phát triển rực rỡ vực: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam
Chữ viết Chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú), kim Chữ viết được chỉnh lí nhiều lần và
văn (chữ khắc trên đồ đồng) phát triển thành chữ Hán ngày nay

Văn học Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách Chữ viết và văn học truyền bá đến
nghệ thuật: Đường thi, tiểu thuyết thời Minh-Thanh, một số nước trong khu vực và để lại
…. dấu ấn sâu sắc
Kiến trúc và điêu khắc Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với Tạo dấu ấn riêng biết của hội họa
Trung Quốc.
nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng
Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách Ảnh hưởng đến hội họa, kiến trúc và
điêu khắc các nước trong khu vực
Toán học Hệ số thập phân, tính diện tích các hình. Phát minh ra Chứng tỏ sự phát triển của nền văn
bàn tính minh này.
Thành tựu được truyền bá đến các
nước láng giềng, thậm chí được ứng
dụng rộng rãi ở châu Âu.
Thiên văn học Ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng thiên
văn.

Y-Dược Dùng dược liệu, châm cứu, giải phẫu…

Sử học Tác phẩm nổi tiếng: Xuân thu, Sử kí Tưu Mã Thiên….

Phát minh lớn Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn

=>+ Chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa.
+Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước.
+Là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ
thuật giữa phương Đông và phương Tây.
3,ẤN ĐỘ
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh
vực (Văn học, kiến trúc, điêu khắc, khoa học,…)
+ Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay, đặc biệt là về tôn
giáo
Bài 7:
* Quê hương của Phục Hưng là ITALIA
a) Lịch và chữ viết
* Lịch
- Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời.
- Tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
* Chữ viết
- Người Hy Lạp, Rô ma đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu; khả năng phổ biến bị hạn
chế.
- Sáng tạo ra hệ thống chữ cái Rô-ma, tức là hệ A, B, C... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái
hoàn chỉnh như ngày nay.
- Có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.
=> Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh
nhân loại.
Chữ cái cổ Hi Lạp và La-tinh
b) Sự ra đời của khoa học
Đến thời cổ đại Hy Lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của
khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt
nền móng cho ngành khoa học đó.
+ Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít,...
+ Vật Lý: có Ác-si-mét.
+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-xi-
đít, Ta-xít,...
c) Văn học
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như
Etxin, Sô phốc, Bripít.
- Các nhà văn chủ yếu là những biên kịch và các tác phẩm là những kịch bản. Kịch là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến
và được ưa chuộng nhất.
- Người Rôma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lucrexơ,
Viếcgin.
d) Nghệ thuật
- Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Như: tượng nữ thần A-tê-na đội
mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô,...
- Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu,... oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng
và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.
* Thời cổ đại Hi Lạp – Rôma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học
Khoa học đến Hi Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác cao, đạt tới trình độ khái quát thành
định lí, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
*Ý nghĩa của thành tựu Văn hóa Phục hưng:
+ Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại
chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc,...
Bài 8:
Biết được nước đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Anh
- Nhận biết được thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Máy hơi nước và động cơ đốt
trong
- Biết được thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: phát minh về điện, bóng đèn, máy điện
tín, ô tô, máy bay, động cơ điện,…
- Biết được nguồn năng lượng bắt đầu được sử dụng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: điện năng
- Hiểu được ý nghĩa của các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc,
chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá
- Hiểu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế.:
+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao
động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc,
chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn
bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt
là nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Hiểu được tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hóa:
Tác động với xã hội:
- Tư sản và vô sản hình thành là hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản.
- Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản chính là mâu thuẫn chủ yếu gây ra chiến tranh.
- Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân.
* Tác động đối với văn hóa:
- Tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân loại, đặc biết là các nước Âu- Mỹ.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.
- Đồng thời rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.
- Không những thế, qua hai cuộc cách mạng, đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao.
- Cuộc cách mạng cũng góp phần hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

You might also like