You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10 2022-2023

Chủ đề 1: Lịch sử và sử học


Bài Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1. Khái niệm lịch sử:
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. VD: Lịch sử loài người
- Lịch sử được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Hiện thực lịch sử: là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không
phụthuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử không thể thay đổi
VD: Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh.
+ Nhận thức lịch sử: là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện
theo những cách khác nhau.
VD: Trận chiến giữa Tây Sơn và Nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết
“Hoàng Lê nhất thống chí”
2. Sử học:
- Khái niệm: Sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội
loài người
- Đối tượng nghiên cứu: Sử học tìm hiểu toàn bộ quá khứ của loài người. Từ đó tìm về cội nguồn của
bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc
- Chức năng của Sử học:
+ Chức năng khoa học: Khôi phục, tái hiện các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Rút ra bản
chất, quy luật phát triển của lịch sử
+ Chức năng xã hội (giáo dục): Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người. Rút ra bài học
kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại
-Nhiệm vụ của Sử học:
+ Nhận thức:
• Là cung cấp những tri thức khoa học
• Giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học chân thực
+ Giáo dục:
• Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau
• Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước,...cho thế hệ sau
+ Dự báo:
• Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm
• Góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại
Bài Tri thức lịch sử với cuộc sống
Sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời:

1
- Tri thức lịch sử rất rộng và đa dạng. Những kiến thức học ở trường là một phần của tri thức lịch sử.
Muốn hiểu đúng và đủ là cả một quá trình lâu dài
- Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng cùng với sự xuất hiện của nguồn sử liệu, quan
điểm và nhận thức mới nên chúng ta phải tìm hiểu và khám phá lịch sử ở mọi nơi, mọi lúc
- Tìm hiểu và học tập suốt đời giúp con người cập nhật và hoàn thành kiến thức. Phát triển các kĩ năng
để thích ứng với cuộc sống hiện tại và phát triển ở tương lai
Chủ đề 2: Vai trò của sử học
Bài Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
1. Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá:
- Du lịch có tác động và vai trò vô cùng to lớn đối với việc bảo tồn di tích và di sản văn hoá
- Du lịch không chỉ là hoạt động tham quan mà là quá trình tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ các giá
trị di sản di tích
- Nhờ có du lịch mà các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hoá của địa
phương được đẩy mạnh và tăng cường
- Du lịch là một hình thức quảng bả hữu hiệu giá trị của các di tích, di sản
2. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá và di
sản thiên nhiên:
- Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi các di sản là nhiệm vụ thường xuyên, hàng đầu của công tác quản
lí các di sản quốc gia
- Việc tu bổ, phục hồi các di sản phải đảm bảo tính nguyên trạng, giá trị gốc cấu thành di sản
- Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở để xác định giá trị thực của di sản
3. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
- Cung cấp tri thức lịch sử, văn hoá để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững
- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng, cảm hứng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược
phát triển ngành du lịch
- Tài nguyên du lịch gồm di tích, di sản, các loại hình nghệ thuật
4. Vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá và di
sản thiên nhiên:
- Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng
đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải
đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yêu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính
xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cử liệu và phương pháp
khoa học
- Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của sử học với tư cách là một khoa học có tính liên
ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác
định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững
5. Các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản

2
- Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư
đó,...
- Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản
- Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản
Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời cổ-trung đại
Bài Khái niệm văn minh
Một số nền văn minh phương Đông thời cổ-trung đại
1. Khái niệm văn minh:
- Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người trong giai đoạn phát triển cao
của xã hội
- Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến
nay
=> Văn minh có mối quan hệ chặt chẽ với văn hoá
2. Văn minh Ai Cập:
a. Thành tựu tiêu biểu:

Tín ngưỡng tôn giáo Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động
vật và thờ linh hồn người chết. Một số vị thần được thờ phổ biến nhất ở
Ai Cập như thần Mặt Trời (Ra), thần Mặt Trăng (Thớt)
Chữ viết Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một trong những hệ thống chữ
viếtgọi là chữ tượng hình vào khoảng hơn 3000 năm TCN. Đây là chữ
cổnhất trên thế giới
Khoa học-kỹ thuật Văn minh Ai Cập cổ đại có những đóng góp vĩ đại cho các ngành khoa
học kỹ thuật nhân loại, đặc biệt là Toán học, Thiên văn học và Y học
Nghệ thuật Cung điện, đền thờ, kim tự tháp là loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của
Ai Cập cổ đại

b. Ý nghĩa: Văn minh Ai Cập cổ đại để lại nhiều thành tựu to lớn. Đây là sản phẩm của trí tuệ và là
những đóng góp trực tiếp đối với nền văn minh thế giới
3. Văn minh Ấn Độ:
a. Thành tựu tiêu biểu:

Tôn giáo Hin-đu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu
của Ấn Độ
Chữ viết, văn học - Chữ viết cổ nhật của Ấn Độ là chữ Brahmi. Chữ phổ biến nhất ở Ấn
Độ là chữ Phạn (Sankrit)
- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rõ, tiêu biểu có kinh Vê – đa,
sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na
Kiến trúc, điêu khắc Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá,
tháp hình chốp núi, chùa hanh Agianta, lăng Acơba, lăng mộ
Tagiomahan, toà thành đỏ
Khoa học-kỹ thuật Người Ấn Độ sớm đạt được trình độ cao trong khoa học-kỹ thuật trên
các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Vật lí, Hoá học và Y dược...

3
b. Ý nghĩa: Cư dân Ấn Độ thời cổ trung đại đã sáng tạo nhiều thành tựu văn minh rực rỡ và đóng góp
vào kho tàng tri thức của nhân loại, đồng thời còn ảnh hưởng lớn đến văn minh của nhiều quốc gia
thuộc khu vực Đông Nam Á
4. Văn minh Trung Hoa:

Tư tưởng, tôn giáo - Tư tưởng: Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Ngoài ra, còn có tư tư
tưởng Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành
- Tôn giáo của Trung Hoa như Đạo giáo, Phật giáo
Chữ viết Cư dân Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết từ thời nhà Thương gọi
là chữ Giáp cốt và chữ Kim văn
Khoa học-kỹ thuật Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực toán học, thiên văn học,
y dược và khoa học-kỹ thuật
Nghệ thuật Có nhiều công trình kiến trúc lớn, đồ sộ và có sự gắn kết mật thiết với
điêu khắc. Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách
b. Ý nghĩa:
- Chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa
- Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước
- Là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức,
khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.
5. Đánh giá tác động của văn minh phương Đông đối với văn minh Đại Việt và văn hoá Việt
Nam
- Việc tiếp thu các thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong
phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam
- Văn minh Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam. Từ tôn giáo (Phật
giáo tiểu thừa, Hin-đu giáo), phong tục(lễ hội Ka-te, lễ tát nước,...) , chữ viết (chữ Phạn), kiến trúc
(đền tháp, trụ đá), mô hình nhà nước... đều bị ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ
- Trong khi đó, văn minh Trung Quốc lại có tác động mạnh mẽ đến miền Bắc Việt Nam. Tôn giáo, tư
tưởng (Phật giáo Đại thừa, Nho giáo, Đạo giáo….), lễ Tết (tết Hàn thực, trùng cửu…), chữ viết (chữ
Hán), mô hình nhà nước,...
Bài Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ-trung đại
1. Văn minh Hy Lạp-La Mã:
a. Thành tựu tiêu biểu:

Chữ viết Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...)
và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng
Văn học Phong phú về thể loại như thần thoại, kịch và thơ. Một số tác giả tiêu
biểu là Hô – me với tác phẩm I – li – át và Ô – đi – xê (Hy Lạp)...
Sử học Có nhiều nhà sử học tiêu biểu như Hê-rô-đốt – sử gia lừng danh của Hy
Lạp thời cổ đại, ngoài ra còn có Ta-xít, Tuy-xi-đít...
Khoa học Hy Lạp là quê hương của các nhà khoa học nổi tiếng như: Py-ta-go, Ta-
lét, Ác-si-mét với những định lý, định đề có giá trị
Nghệ thuật - Có nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp, La Mã cổ đại như
Thần vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na...
- Kiến trúc: Đền Pác-tê-nông, Đấu trường Cô-li-dê)
b. Ý nghĩa:
- Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.

4
- Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
2. Văn minh thời kỳ Phục Hưng:
a. Thành tựu tiêu biểu:

Văn học Phát triển đạt đến đỉnh cao của văn học, nghệ thuật
- Với nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, kịch...
- Với nhiều nhà thơ, tác giả tiểu thuyết, nhà kịch tiêu biểu
➢ Thơ: Đan – tê với 2 tác phẩm nổi tiếng là Thần khúc và Cuộc đời
mới
➢ Tiểu thuyết: Bô – ca – xi – ô với tập truyện Mười ngày
➢ Kịch: Xéc – van – téc với vở kịch Đôn – ki – hô – tê, Sếch –xpia với
vở kịch Rô – me – ô và Giu – li – ét
➢ Hài: Ra – bơ – le với tác phẩm Cuộc đời đáng chán của người khổng
lồ Gác – giăng – chuy – ơ
Nghệ thuật Đạt đến đỉnh cao với sự xuất hiện các danh họa, nhà điêu khắc, kiến
trúc sư tiêu biểu
➢ Hội hoạ: Lê-ô-na đo Vanh-xi với 2 tác phẩm nổi tiếng là Bữa tiệc
cuối cùng, Nàng Mô – na Li – sa
➢ Điêu khắc:
- Mi-ken-lăng-giờ với tác phẩm tượng Đa-vít, tượng Đức mẹ sâu bi,...
- Ra-pha-en với bức Đức Mẹ Sít-tin, trường học A-ten,...
➢ Kiến trúc: Chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ. Các công
trình tiêu biểu như Vương cung thánh đường Thánh Phê – rô, Nhà thờ
Thánh Pi – tơ,...
Khoa học-kỹ thuật Đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng về thiên văn học, y học,
toán
➢ Thiên văn học: Xuất hiện các nhà khoa học vĩ đại như Cô –péc –
ních với thuyết Nhật tâm, Bru – nô với học thuyết Thái dương hệ, Ga-li-
lê với sự ra đời Kinh viễn vọng
➢ Kĩ thuật: Có nhiều tiến bộ trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,
đồng tàu, chế tạo vũ khí... Kĩ thuật in ấn, làm giấy, cải tiến bánh xe
nước, giải phẫu...
Tư tưởng Tạo tiền đề cho sự ra đời tư tưởng mới – Triết học duy vật với các tác
giả tiêu biểu như Bê-con, Đê-các-tơ
b. Ý nghĩa:
- Lên án sự lũng đoạn của Giáo hội và tấn công vào chế độ phong kiến
- Đề cao giá trị con người và đòi quyền tự do cá nhân, tinh thần dân tộc
- Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản
3. Tác động của văn minh phương Tây đối với nền văn hoá thế giới:
- Văn minh phương Tây cổ-trung đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ
đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại
hiện nay
Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Bài Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại
1.Những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Năm Ngành Phát minh Người sáng chế Quốc gia


1733 Dệt “Con thoi bay” Giôn Cay Anh

5
1764 Dệt Máy kéo sợi Gien-ni Diêm Ha-gri-vơ Anh
1769 Dệt Máy kéo sợi chạy bằng sức Ri-chắc Ác-rai Anh
nước
1784 Luyện kim Lò luyện quặng theo phương Hen-ri-cót Anh
pháp “pút-đinh”
1784 Dệt Máy hơi nước Giêm-oát Anh
1785 Dệt Máy dệt chạy bằng hơi nước Ét-mơn Các-rai Anh
1804 Giao thông Đầu máy xe lửa chạy trên Ri-chác Tơ-re-vi-thích Anh
vận tải đường ray đầu tiên
1807 Giao thông Chế tạo thành công tàu thủy Rô-bớt Phơn-tơn Mỹ
vận tải chạy bằng hơi nước
2. Những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Những phát minh khoa học:
+ Vật lí:
• Phát minh về điện
• Phát minh ra bóng đèn
+ Hoá học: định luật tuần hoàn (Man-đê-lê-ép)
+ Sinh học:
• Học thuyết tiến hoá (Đác-uyn)
• Chế tạo ra vắc-xin chống chó dại (Lu-i Pa-xtơ)
• Phản xạ có điều kiện (Páp-lốp)
-Những cải tiến kỹ thuật:
+ Công nghiệp: Phát minh ra phương pháp luyện gang, thép
+ Nông nghiệp: Có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc như máy gặt,...
+ Giao thông vận tải: Chế tạo ra xe có động cơ và chế tạo được máy bay
3. Ý nghĩa và tác động xủa CMCNLT1 và CMCNLT2:
- Ý nghĩa:
+ Thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển,
nâng cao năng suất lao động
+ Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và
giao thông vận tải, thông tin liên lạc
+ Thúc đẩy sản xuất và cải thiện cuộc sống con người
-Tác động:
+ Tích cực:
• Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân
• Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê
+ Tiêu cực:

6
• Ô nhiễm môi trường
• Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
4. Khái niệm Cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công (còn gọi là lao động tay chân) của con người bằng lao động
máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí
5. Phân biệt 2 cuộc cách mạng:
- CMCNLT1: Diễn ra vào giữa thế kỉ 18, bắt đầu ở Anh sau đó lan ra nhiều quốc gia ở châu Âu và
Bắc Mỹ
- CMCNLT2: Diễn ra vào giữa thế kỉ 19 đến khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ (1914)

You might also like