You are on page 1of 9

Bài 5: Văn Minh Trung Hoa Thời Cổ - Trung Đại

I. Thành tựu văn minh tiêu biểu:


- Trung Hoa thời kì cổ - trung đại hình thành khoảng thế kỉ XXI TCN – năm 1911
- Nền kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa là nông nghiệp, ngoài ra thủ công nghiệp và thương
nghiệp cũng giữ vị trí quan trọng
1. Chữ viết:
- Thời Thương: chữ giáp cốt (loại chữ tượng hình, khắc trên mai rùa, xương thú) và cuối thời thương
có chữ kim trên đồ đồng
- Thời Tần: Chữ Tiểu triện
- Thời Hán: cũng là chữ viết mà Trung Hoa sử dụng hiện tại
 Chữ viết là thành tựu quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học-
nghệ thuật của Trung Hoa

2. Văn học, nghệ thuật:


a. Văn học:
- Trung học phát triển đa dạng nhiều thể loại như thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết.
- Thời cổ đại, thơ ca phát triển, đặc biệt là Kinh Thi và Sở Thi.
- Sang thời trung đại, văn học ngày càng phong phú, tiêu biểu là phú và nhạc phủ thời Hán, thơ thời
Đường, từ thời Tống, kịch thời Nguyên, tiểu thuyết thời Minh-Thanh.
- Thơ Đường có nhiều bài thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, …
- Thời Minh-Thanh, tác phẩm tiêu biểu như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng, Thủy
hử, …
 Văn học có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc
b. Nghệ thuật:
• Kiến trúc:
- Người Trung Hoa coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu trong bố cục
của công trình.
- Tiêu biểu là kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, …
• Điêu khắc:
- Điêu khắc thể hiện rất phong phú trên tượng Phật, phù điêu trên các công trình kiến trúc
- Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.
• Hội họa:
- Tranh chủ yếu được vẽ trên lụa, giấy hoặc trên tường (bích họa) với phong cách ước lệ, chú trọng
đường nét hơn màu sắc.
• Âm nhạc:
- Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng
- Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng phát triển

3. Sử học:
- Tác phẩm tiêu biểu là sách Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên), Tả truyện, ,…
- Thời Tây Hán: tác phẩm Sử ký (bộ sử đầu tiên của Trung Quốc, có giá trị về sử liệu và tư tưởng)
của Tư Mã Thiên được xếp vào Nhị thập tứ sử
- Thành tựu quan trọng là 24 bộ sử lớn và một vài tác phẩm khác như Sử thông, Thông điển

4.Khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp:


• Toán học:
- Thời Tây Hán, xuất hiện các sách về toán học như Chu bễ toán tinh, Cửu chương toán thuật
- Thời Nam-Bắc triều, tìm ra số pi chính xác gồm bảy chữ số phần thập phân, phát minh ra máy tính
- Thời Đường, có 10 bộ sách toán học dùng tài liệu trong Quốc Tử Giám.
• Thiên văn học và lịch pháp:
- Văn bản chữ Giáp cốt đã ghi chép về thời tiết, hiện tượng nhật thực, lịch để phục vụ đời sống và sản
xuất
- Sách Xuân Thu đã ghi chép chính xác về các lần nguyệt thực trong 242 năm
• Y học:
- Họ chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu,
giải phẫ
- Thời Tây Tấn: sách Châm cứu giáp ấp kinh trình bày chi tiết về kĩ thuật châm cứu
- Thời Minh: sách Bản thảo cương mục tập hợp 1892 loại cây thuốc
- Các thầy tiêu biểu của Trung Hoa là Hoa Đà (thời Đông Hán), Lý Thời Trân (thời Minh),...
• Các phát minh kĩ thuật:
- Bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn
 Các phát minh này góp phần rất lớn vào việc phát triển, nhất là trên lĩnh vực văn hóa và hàng hải

5. Tư tưởng, tôn giáo:


• Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành:
- Người Trung Hoa tìm cách giải thích nguồn gốc của thế giới, đúc kết thành các thuyết Âm dương,
Bát quát, Ngũ hành
- Có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng triết học ở Trung Hoa và một vài quốc gia như Nhật bản, Triều
Tiên và Việt Nam,…
• Nho gia:
- Người sáng lập học phái Nho gia là Khổng Tử.
- Với chủ trương (nhân lễ nghĩa trí tín quân phu phụ) duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa
• Pháp gia:
- Đại diện là Quản Trọng
- Với chủ trương là tăng quyền lực của nhà vua và dùng pháp luật để cai trị
• Mặc gia :
- Đại diện là Mạc Tử
- Với chủ trương dùng yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc
• Đạo gia và Đạo giáo :
- Đại diện là Lão Tử (tác phẩm nổi tiếng của ông là Đạo đức kinh)
- Với chủ trương là mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền
lực
• Phật giáo:
- Du nhập vào Trung Quốc tù thời Tây Hán, phát triển mạnh từ thời Tam Quốc và thời Đường xuất
hiện nhiều tông phái
- Phật giáo có ảnh hưởng qua lại với Nho Giáo, Đạo Giáo.

II. Ý nghĩa:
- Thành tựu văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của
nhân dân Trung Hoa, thể hiện sinh động quá trình phát triểm của xã hội Trung Quốc qua hàng
nghìn năm lịch sử.
- Thành tựu của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại là cơ sở để nhân dân Trung Hoa tiếp tục
sáng tạo toàn diện trong các thời kì phát triển về sau.

❖ Âm vang di sản:
- Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập ra chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích của giáo
dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, vì vậy. phương châm giáo dục quan trọng của
Khổng Tử là tiên học lễ, hậu học văn. Phương châm giáo dục thứ hai của Khổng Tử là học đi đôi
với hành, học để vận dụng vào thực tế. Đối với học trò, trước hết phải thiết tha mong muốn tìm
hiểu, phải khiêm tốn, tranh thủ ở điều kiện để học tập, phải đánh giá đúng năng lực của mình, “biết
thì nói biết, không biết thì nói không biết, như vậy mới là biết”.
___________________________________________________________________________________
Bài 6: Văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại
I. Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Chữ viết và văn học
a. Thành tựu cơ bản
- Chữ viết đầu tiên là kí tự cổ, khắc trên 3000 con dấu. Tiếp theo là chữ Bra-mi => chữ San-krit (Phạn)
=> chữ Hin-đi.
- Văn học: Kinh Vê-đa là pho thần thoại sinh động. Sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta được coi là “Bách khoa toàn
thư” về Ấn Độ cổ đại. Sử thi Ra-ma-y-a-na là cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác. Kịch thơ có
Sơ-kun-tơ-la.
- Mahabharata: 220.000 câu thơ, khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốn thiên sử thi dài nhất thế giới
- Ramayana: 24.000 câu thơ đôi, (48.000 dòng thơ) --->Niềm tự hào của người Ấn Độ" chừng nào sông
chưa cạn, núi chưa mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng người, giúp họ thoát ra khỏi mọi tội lỗi"
b. Ý nghĩa giá trị
- Giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh.
+ Chữ viết là công cụ truyền đạt, tiếp thu tri thức hiệu quả.
+ Cơ sở hình thành chữ viết của thái Lan, Mi-an-ma, Khơ-me, Lào, Chăm, In-đô-nê-xi-a.
+ Văn học đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của cư dân Ấn Độ cổ đại.
c. Giá trị, ảnh hưởng thời đại
– Tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên,… của Ấn Độ thời cổ –
trung đại.
– Giúp phát triển nhiều lĩnh vực nghiên cứu về Ấn Độ thời hiện đại.
2. Nghệ thuật
a. Thành tựu cơ bản
- Nghệ thuật đặc sắc, mang đậm yếu tố tôn giáo.
- Kiến trúc Ấn Độ phong phú, đa dạng vừa có tính bản địa (Kiến trúc Phật giáo với tháp, chùa, trụ đá),
kiến trúc Hin-đu giáo với các đền tháp nhọn nhiều tầng, tượng trưng cho ngọn núi Mê-ru), vừa chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài (kiến trúc Hồi giáo – Ba Tư với mái vòm, tháp nhọn).
- Điêu khắc tượng Phật, thần Hin-đu giáo, phù điêu chạm trổ trên các bức tường của chùa, đền, lăng
mộ,…
- Taj Mahal là lăng mộ được xây dựng bởi Shah Jahan, vị vua thứ năm của Đế chế Mughal, nhằm mục
đích tưởng nhớ người vợ thứ ba của ông là nữ hoàng Mumtaz Mahal.
b. Ý nghĩa giá trị
- Nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chủ yếu phục vụ tôn giáo, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam
Á.
- Ấn Độ là một bảo tàng của kiến trúc tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật của khu vực Đông Á, là
cơ sở tìm hiểu nghệ thuật Ấn Độ thời cổ - trung đại.
c. Giá trị, ảnh hưởng thời đại
- Tư liệu để nghiên cứu về ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ thời cổ – trung đại đến
khu vực Đông Á.
- Phát triển du lịch văn hoá, phim ảnh,...
3. Khoa học tự nhiên
a. Thành tựu cơ bản
- Thiên văn học, vật lí phát triển(tính được lịch, biết được sức hút của Trái Đất, …).
- Toán học: Phát minh ra số 0, sáng tạo hệ số 10 chữ số, Pi=3,16, tính diện tích các hình, căn bậc 2, 3,…
- Vật lí: thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất,
- Hóa học: nghề nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh.
- Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, biết phẫu thuật, sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh.
b. Ý nghĩa giá trị
Những thành tựu khoa học tự nhiên là minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt
tâm hồn và trí tuệ phong phú, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn Độ, thúc đẩy văn minh Ấn
Độ phát triển.
c. Giá trị, ảnh hưởng thời đại
- Nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật như Toán học,Vật lí, Hoá học, Y học Ấn Độ thời cổ –
trung đại có giá trị đến thời hiện đại
- Tư liệu để nghiên cứu về giá trị, ảnh hưởng khoa học tự nhiên, kĩ thuật Ấn Độ đến văn minh thế giới.
4. Tôn giáo và tư tưởng
a. Thành tựu cơ bản
- Ba tôn giáo chính: Bà-la-môn là tôn giáo cổ xưa nhất, Hin-du giáo kế tục, thờ 3 vị thần chính. Tư
tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo. Về sau, Hin-du giáo chia thành 2 phía :
thờ Si-va và thờ Vis-nu.,
- Phật giáo chủ trương không phân biệt đẳng cấp, tránh điều ác, làm điều thiện, lí giải nguyên nhân nỗi
khổ và cách thức giải thoát.
- Triết học, tư tưởng Ấn Độ đề cập đến nhiều vấn đề về: vũ trụ, nhân sinh, tình cảm. Đặc sắc nhất là tư
tưởng về giải thoát.
b. Ý nghĩa giá trị
Tôn giáo đóng một vai trò trung tâm và cơ bản trong cuộc sống của người dân.
- Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.
- Trân trọng giá trị các thành tựu văn minh Ấn Độ.
c. Giá trị, ảnh hưởng thời đại
- Cơ sở nghiên cứu tôn giáo, triết học,... của Ấn Độ thời cổ – trung đại.
- Tư liệu quý để nghiên cứu về ảnh hưởng tôn giáo, triết học của Ấn Độ thời cổ – trung đại
đến khu vực Đông Á.
- Phát triển du lịch tôn giáo, tâm linh, văn hoá.
- Đạo Phật:
✓ Xuất xứ: Ấn Độ
✓ Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 TCN.
✓ Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca
lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa
Cồ-Đàm (Siddhattha Gotama) của
vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
✓ Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác, Làm những điều thiện, Tu dưỡng Tâm
trong sạch (kinh Pháp Cú).
✓ Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng, được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới; vô thần, không
chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con
người; chủ trương về luật nhân-quả.
✓ Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana).

II. Cơ sở hình thành


1. Điều kiện tự nhiên
- Hình thành và phát triển ở Nam Á với điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Miền Bắc Ấn Độ: Hi-ma-lay-a và châu thổ của hai dòng sông lớn (sông Ấn,
sông Hằng).
- Miền Nam Ấn Độ: vùng cao nguyên, có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi hơn miền Bắc.
- Khí hậu: chủ yếu là khô nóng, nhưng cũng có những vùng mát mẻ, mưa nhiều.
- Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá với thế giới.
2. Dân cư và xã hội
- Những chủ nhân đầu tiên: người Đra-vi-đa. Từ
giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a di cư đến
Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở miền Bắc.
Sau này, nhiều tộc người khác, như người Ba Tư,
Hy Lạp, A-rập, Mông Cổ, ... cũng đã xâm nhập
và sinh sống ở Ấn Độ.
- Một đặc trưng quan trọng: sự tồn tại lâu dài và
ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp Vác-na,
chia xã hội thành các đẳng cấp khác nhau gồm:
Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a và Su-đra.
3. Kinh tế
- Cư dân Ấn Độ đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, trồng nhiều loại cây lương
thực như lúa, hoa màu và các loại cây khác như bông, đay, lanh, ... Họ cũng coi trọng chăn nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi các loại gia súc.
- Các ngành nghề thủ công: sớm phát triển với việc sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong
nước và trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
4. Chính trị
- Nền văn minh sông Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN. Từ cuối thiên niên kỉ II TCN,
người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở lưu vực sông Hằng.
- Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), Vương
triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ VII), ...
- Nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc trong thời kì cổ - trung đại.
___________________________________________________________________________________
Bài 7: Văn minh Hy Lạc –La Mã thời cổ đại
❖ Em có biết :

Theo truyền thuyết, Dớt là đứa con thứ sau của Titan Crônốt và Rêa. Vì lo sợ bị mất quyền lực, Crônốt đã lần
lượt nuốt 5 người con của mình vào bụng. Vợ của ông đã bỏ trốn đến đảo Crét trên Địa Trung Hải, trú trong một
hang sâu trên núi lửa và sinh ra Dớt. Khi lớn lên, Dớt thành một tràng trai cường tráng, khôi ngô, tuấn tú. Ông
nổi loạn cứu anh, chị của mình, cùng liên minh tuyên chiến với Crônốt và thần khổng lồ Titan. Cuộc chiến kéo
dài 10 năm và cuối cùng Dớt chiến thắng, nắm quyền cai trị thế giới, bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi
Ôlimpớt.

1. Thành tựu văn minh tiêu biểu:


- Hy Lạp và La Mã là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải
- Sớm ra đời nhà nước
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế và thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc các nền văn minh.

a. Chữ viết:
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên bảng chữ cái người Phê-ni-xi để tạo hệ thống 24 chữ cái cuối thế kỉ IV
TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái người Hy Lạp → tạo thành chữ cái La-tinh, ban đầu gồm 20 chữ
cái, sau thành hệ thống 26 mẫu tự La-tinh.
- Họ dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, sử dụng đến ngày nay.

b. Văn học:
• Thần thoại:
- Kho tàng phong phú những câu chuyện về các vị thần
- Giải thích về sự hình thành cảu vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
- Thần thường có gia phả, hình hài và đời sống tình cảm như con người.
• Thơ ca và văn xuôi:
- Lấy thần thoại làm chất liệu.
- Hai tập sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me ra đời sớm nhất → là áng hùng ca về cuộc chiến gữa các
thành bang Hy Lạp với thành Tơ-roa.
- Nhà văn Ê-dốp nổi tiếng về truyện ngụ ngôn.
• Kịch:
- Bi kịch (triết lí về số phận của con người)
- Hài kịch (châm biếm, phê phán trong đời sống)
- Biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.

c. Nghệ thuật:
• Kiến trúc:
- Nhiều công trình kiến trúc như nhà hát, sân vận động. đấu trường,…
- Đặc biệt là hệ thống các đền, nơi thờ các vị thần.
- Thành tựu tiêu biểu:
+ Đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-lớt,… tại Hy Lap
+ Đấu trường Cô-li-dê, đền Pác-tê-ông, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,… tại La Mã.
• Điêu khắc:
- Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, đạt được tính chuẩn xác
trong tạo hình.
- Tác phẩm tiêu biểu: tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng thần Dớt, các bức phù
điêu,…
Em có biết:
Tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô tượng trưng cho tình yêu và sắc đạp của người Hy Lạp. Tượng được tìm thấy trên
đảo Mi-lốt ở biển Ê-giê bởi người nông dân trên đảo và một sĩ quan Pháp vào năm 1820. Sau đó, tượng được
mang về Pháp dâng cho của Lu-I XVIII và được trao tặng lại cho bảo tang Lu-vrơ. Tượng tạc bằng đá cẩm thạch,
cao 203 cm. Ngay từ khi tìm thấy, bức tượng đã mất hai cánh tay và cho đến nay lí do của điều này vẫn còn là bí
ẩn.

d. Thiên văn học, lịch pháp:


- Từ TK3 TCN, A-ri-xtác đã nêu lên thuyết Nhật tâm
- Ê-ra-tô-xten đã tính được chu vi Trái Đất với sai số rất nhỏ.
- Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó, người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ lịch Giu-li-an.
- Đến thời trung đại, bộ lịch được hoàn chỉnh thành Công lịch (Dương lịch), sử dụng cho đến ngày nay.

e. Khoa học tự nhiên:


- Người Hy Lạp cổ đại tiếp thu nhiều kiến thức của người Lưỡng Hà, Ai Cập khái quát thành nhiều định
lí, định luật, định đề.
- Nhà khoa học Toán học và Vật lí như Ta-lét, Py-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,…
- Trong Y-học, Hi-pô-crát được mệnh danh là “cha đẻ của y hoc phương Tây” đề ra phương pháp chữa
bệnh bằng thuốc và giải phẫu.

g. Tư tưởng, tôn giáo:


Tư tưởng:
- Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây”
- Quan điểm, học thuyết khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học, tiêu biểu như Ta-lét, Hê-ra-clít, Êm-pê-đô-clét,…
- Các triết gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crít, Ê-pi-kiu-rớt đã hình thành thuyết Nguyên tử.
- Trường phái duy tâm với các đại diện tiêu biểu như Xô-crát, Pla-tôn, A-rít-xtốt,…
Tôn giáo
- Hy Lạp và La Mã cổ đại đều theo tín ngưỡng đa thần, thờ cũng các vị thần.
- TK I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã.
- Đến TK IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã → đưa đời
sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang một thời kì mới.

h. Thể thao:
- Từ TK VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm một lần tại Ô-lim-pi-a,
gọi là Thế vận hội Ô-lim-píc → tôn vinh các vị thần.
- Thi đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,… Người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng
nguyệt quế.

2. Ý nghĩa:
Nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại được tao dựng từ sức sáng tạo phi thường của cư dân Địa
Trung Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của nền văn minh phương Đông.
Những thành tựu văn minh Hy Lạp- La Mã thời cổ đại có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản sâu
sắc. Tiêu biểu là các thành tựu về văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo,… tạo nên bản sắc văn hóa cho
châu Âu về sau.
Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay như
thành tựu về mẫu tự La-tinh, chữ số La Mã, các thành tựu về khoa học tự nhiên, lịch pháp,…
Âm vang di sản:
Đại hội Ô-lim-píc là lễ hội nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại. được tổ chức bốn năm một lần. Truyền thuyết, thần
Hê-ra-clét tổ chức lễ hội lần đầu tiên vào năm 776 TCN để tôn vinh cha mình là thần Dớt.
Các cuộc tranh tài thể thao ở Ô-lim-píc theo tinh thần “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”. Những người thắng cuộc
được đội trên đầu một vòng hoa nguyệt quế và cầm trên tay một cành lá ô liu để thể hiện khát vọng hòa bình. Một
trong những nghi lễ quan trọng là lễ trước đuốc.
Thế vận hội An-tuốc (Bỉ) tổ chức năm 1920 có them nghi lễ kéo lá cờ thế vận hội với năm vòng tròn có năm màu
khác nhau. Đến này thế giới đã tổ chức hơn 30 lần Thế vận hội mùa Hè và hơn 20 lần Thế vận hội mùa Đông để
tiếp nối tinh thần thượng võ của Địa hội Ô-lim-píc, phát triển tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

You might also like