You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP PHÂN MÔN LỊCH SỬ 7

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N.Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
C. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp). 
Câu 2. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo. 
Câu 3. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh ở Trung Quốc là
A. Thanh minh thượng hà đồ.
B. Cung A Phòng. 
C. Lăng Li Sơn.
D. Cố Cung Bắc Kinh. 
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ bị xâm lược bởi thực dân 
A. Hà Lan.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Tây Ban Nha. 
Câu 5. Chữ Nôm của người Việt được cải biến từ loại chữ nào?
A. Chữ Phạn của Ấn Độ.        
B. Chữ Bra-mi của Ấn Độ.
C. Chữ Hán của Trung Quốc.                                   
D. Chữ Hán của Trung Quốc và chữ Chăm cổ.
Câu 6. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là
A. Phật giáo Tiểu thừa, Hồi giáo.
B. Đạo giáo, Phật giáo.
C. Đạo giáo, Hồi giáo.
D. Phật giáo và Ki-tô giáo. 
Câu 7. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN – thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời
vương triều
A. Gúp-ta.
B. Mô-gôn.
C. Đê-li.
D. Hác-sa.                                   
Câu 8. “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Pháp.
B. Anh.
C. I-ta-li-a.
D. Đức. 
Câu 9: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là  
A. “Những con người khổng lồ”. B. “Những con người sáng tạo”.
C. “Những con người vĩ đại”. D. “Những con người tài năng”.
Câu 10. Ý nào KHÔNG ĐÚNG về chữ Phạn của Ấn Độ?
A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay Ấn Độ.
C. Trở thành ngôn ngữ-văn tự sáng tạo các bộ kinh“khổng lồ" của Ấn Độ.
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.

B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
a. Hoạ sĩ thiên tài Mi-ken-lăng-giơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi thời Phục hưng có những tác phẩm nổi
tiếng nào? Em hãy giới thiệu về một tác phẩm nổi tiếng của ông mà em biết. 
- Mi-ken-lăng-giơ với các tác phẩm nổi tiếng: Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít, Sáng tạo thế
giới…
HS chọn một bức tranh để giới thiệu hiểu biết của bản thân:
VD: Tượng David là một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504, là một kiệt
tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của
Michelangelo.
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi có các tác phẩm nổi tiếng: Nàng La Giô-công-đơ, Bữa tiệc cuối cùng…
HS chọn một bức tranh để giới thiệu hiểu biết của bản thân:
VD: Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ
dương. Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện
trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu
hồi về bảo tàng Louvre.   
b. Em hãy nêu ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu. 
- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đóng góp quan trọng đối với
kho tàng văn hoá nhân loại.
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại
chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỷ sau.
Câu 2. Ph. Ăng ghen đã nhận xét về thời đại Phục hưng như sau: “Đó là một cuộc cách mạng
tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại đã đẻ ra những con người khổng
lồ, khổng lồ về tư tưởng… về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ”. Em có đồng ý
với nhận xét trên không? Vì sao?
- Đồng ý với nhận xét của Ph. Ăng-ghen vì:
+ Phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, chống
lại nền văn hoá lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, xây dựng một nền văn hoá mới mang đậm
tinh thần nhân văn của giai cấp tư sản.
+ Phong trào này có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất trên lĩnh vực văn hoá - tư
tưởng trong lịch sử loài người.
+ Thời đại Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều tên tuổi với những đóng góp lớn lao về nhiều mặt:
văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên,... Ví dụ như: M. Xéc-van-téc; W.Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ
Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ…; Thậm chí, để bảo vệ cho quan điểm của mình, họ đã phải chấp nhận bị
bỏ tù hoặc đánh đổi tính mạng, ví dụ như: G.Ga-li-lê, Mác-tin Lu-thơ,...).
Câu 3.Trình bày các thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời kì trung đại.
* Tôn giáo: Đạo Bà La Môn dần dần trờ thành Hin đu giáo, Phật giáo phân hoá, cósự du nhập của
Hồi giáo.
* Chữ viết: Chữ Phạn được hoàn thiện và trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác các tác phẩm thơ
ca, là nguồn gốc của chữ Hin-đi ngày nay
* Văn học: Phong phú, đa dạng, nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, đề cao tư tưởng tự do, ca
ngợi tình yêu đôi lứa trong chừng mực nhất định và chống lại quan niệm phân biết đẳng cấp.
Tác giả nổi tiếng Ka-li-đa-sa với tác phẩm Sơ-kun-tơ-la.
* Công trình kiến trúc: mang đậm ẩm hưởng của các tôn giáo Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo
Câu 4.
a. Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX, em ấn
tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? 
HS chọn 1 thành tựu ấn tượng nhất (dựa vào câu 3: Chữ viết, văn học) và giải thích lí do.
b. Văn hoá Ấn Độ thời phong kiến ảnh hưởng như thế nào đến văn hoá của các quốc gia Đông
Nam Á.
Một số thành tựu văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng lớn từ văn hoá Ấn Độ.
* Kể tên một số thành tựu văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á chịu của văn hoá Ấn Độ thời
phong kiến mà em biết.
- Tôn giáo: Các nước tiếp thu Phật giáo, Hindu giáo của người Ấn Độ.
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, một số nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của mình
- Các công trình kiến trúc: Kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo của Ấn Độ có ảnh hưởng đến nhiều
nước như Việt Nam có Thánh địa Mỹ Sơn, tháp bà Ponagar, Bô đô bu đua ở In đô nê xia, Thạt
Luổng ở Lào, Ăng Co Vát, Ăng Co Thom của Campuchia.

Chúc các con thi tốt!

You might also like