You are on page 1of 5

Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10

Câu 1. Điểm khác biệt của nền văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác
ra đời ở phương Đông về
A. ngành kinh tế chính. B. dân cư sáng tạo nên.
C. hệ thống chính trị. D. quá trình mở rộng lãnh thổ.
Câu 2. Đâu là một trong bốn phá minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung
địa và thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay?
A. Phát minh ra la bàn. B. Chế tạo bê tông.
C. Nêu ra thuyết nguyên tử. D. Giỏi về giải phẩu người.
Câu 3: Công trình kiến trúc phòng thủ nào được xây dựng bởi nhiều triều đại
phong kiến Trung Quốc?
A. Vạn Lý Trường Thành. B. Lăng Ly Sơn.
C. Tử Cấm Thành. D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Câu 4: Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là
A. sử thi. B. thơ. C. kịch. D. tiểu thuyết.
Câu 5: Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý
nghĩa nào sau đây?
A. Là đặc trưng cho toàn bộ văn minh phương Đông cổ - trung đại.
B. Là cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông cổ - trung đại.
C. Chứng tỏ sự hòa tan của văn hóa Trung Hoa với văn hóa bên ngoài.
D. Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.
Câu 6: Bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc là
A. Kinh thi B. Sử kí C. Kinh Lễ D.Kinh Xuân Thu
Câu 7: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các
quan hệ của xã hôi. Đó là quan hệ nào?
A. Vua-tôi, cha-con, bạn bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con.
C. Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. D. Vua-tôi, cha-con
Câu 8: Đặc điểm nổi bật của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại là có tính
A. quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.
B. hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
C. dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống.
D. khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.
Câu 9: Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ý nghĩa như thế nào đối
với văn minh nhân loại?
A. Thúc đẩy nhân loại tiến lên thời kì văn minh công nghiệp.
B. Góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
C. Là cơ sở hình thành hai nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa.
D. Khởi đầu thời kì văn minh nông nghiệp trên toàn thế giới.
Câu 10: Khoảng thế kỉ VI, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông
Nam Á?
A. Phật giáo B. Hin-đu giáo C. Hồi giáo D. Bà la môn giáo
Câu 11: Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào?
A. Ai Cập B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Hy Lạp
Câu 12: Ấn Độ là cái nôi của nhữn tôn giáo lớn nào dưới đây?
A. Phật giáo, Đạo giáo B. Phật giáo, Hin-đu giáo
C. Thiên chúa giáo, Hồi giáo D. Phật giáo, Hồi giáo.
Câu 13: Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan
tỏa giá trị văn minh bằng con đường
A. chính trị B. quân sự C. chiến tranh D. hòa bình
Câu 14: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu giáo ở Ấn Độ là
A. chùa hang. B. Stu-pa. C. đền kiểu tháp núi. D. mái vòm, chóp nhọn.
Câu 15: Tác phẩm nào ở Ấn Độ thời cổ – trung đại được coi là một bộ “bách khoa
toàn thư”, phán ánh mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ thời đó?
A. Sơ-kun-tơ-la. B. Ra-ma-y-a-na. C. Vê-đa. D. Ma-
ha-bha-ra-ta.
Câu 16: Ai là tác giả cuốn “Lịch sử chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư”?
A. Tuy-xi-dít B.Hê-rô-đốt C. Xtra-bôn D.Ác-si-mét.
Câu 17: Dựa vào đâu người Hy Lạp- La Mã cổ đại là ra lịch?
A. Mặt trời quay quanh Trái Đất B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời D. Mặt trăng quay quanh Trái Đất
Câu 18: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là
A. Rô-mê-ô và Giu-li-ét. B. I-li-át và Ô-đi-xê.
C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la. D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-
ma-y-a-na.
Câu 19: Cư dân La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Phạn. B. Chữ Giáp cốt. C. Chữ La-tinh. D. Chữ tượng hình.
Câu 20: Trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã cổ đại gồm những đại
diện tiêu biểu nào?
A. A-rít-xtốt, Xô-crát. B. Pi-ta-go, Ơ-cơ-lit.
C. Ta-lét, Hê-ra-clit. D. Hô-me, Xô-phốc-lơ.
Câu 21: Văn hóa Phục hưng đề cao vấn đề nào dưới đây?
A. khoa học, nhân văn B. giá trị nhân bản, nhân văn
C. giá trị nhân bản, tự do D. Độc lập, tự do.
Câu 22: AI là tác giả tác phẩm Thần Khúc?
A. Đan Tê B. Bô-ca-xi ô
C. Sếchxpia D. Xéc-van-téc
Câu 23: Số 2022 được viết theo chữ số La Mã là
A. MMXXII. B. DDXXII. C. LLXXII. D. CCXXII
Câu 24: Người được mệnh danh “cha đẻ của y học phương Tây” là ai?
A. Ptô-lê-mê. B. Tuy-xi-dít. C. Hi-pô-crát. D. Hê-rô-đốt.
Câu 25: Với thuyết Nhật tâm, nhà khoa học Cô-péc-ních đã khẳng định điều gì?
A. Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ. B. Mặt Trăng là trung
tâm của Thái dương hệ.
C. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. D. Mặt Trời quay xung quanh
Trái Đất.
Câu 26: Hiện nay, nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc là vì
A. để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
B. đề cao hòa bình, tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.
C. đề cao giá trị văn hóa và tinh thần của Hy Lạp.
D. đề cao tinh thần đoàn kết, tự do của các dân tộc.
Câu 27 : Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào văn hóa
Phục hưng là :
A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hy Lạp, La Mã cổ đại.
B. Khôi phục những giá trị văn hóa đã bị chế độ phong kiến vùi dập.
C. Đề cao giá trị con người, các quyền tự do, cá nhân và tri thức khoa học-kĩ thuật.
D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-
tô.
Câu 28 : Phong trào văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động
quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là
A. « cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại »
B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. cuộc cách mạng văn hóa.
D. cuộc cách mạng tư sản.
Câu 29: Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu từ quốc gia nào?
A. Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. I-ta-li-a.
Câu 30: Người sáng lập Nho giáo là
A. Mạnh Tử B. Tuân Tử C. Khổng Tử D. Lão Tử
Câu 31: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên
tài mà người ta gọi là:
A. “những con người vĩ đại” B. “những con người thông minh”
C. “những con người khổng lồ” D. “những con người xuất chúng”
Câu 32: Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ
A. chữ tượng hình Trung Hoa B. chữ Phạn Ấn Độ
C. hệ chữ cái La Mã D. hệ chữ cái Hy Lạp
Câu 33: Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?
A. Đông Bắc Á B. Trung Đông C. Tây Á D. Đông Nam Á
Câu 34: Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung
Quốc?
A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến
B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
C.Đề xướng con người rèn luyện đạo đức.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 35: Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn
Độ cổ đại?
A. Phật giáo B. Bà La Môn giáo C. Thiên chúa giáo D. Hin-đu giáo
Câu 36: Đặc điểm nổi bật của nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại là
A. khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.
B. mang tính tiên phong và tính cộng đồng cao.
C. chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
D. có tính hiện thực cao và mang tính nhân bản.
Câu 37: Văn minh Phục hưng đề cao điều gì?
A. Giáo lí của Thiên chúa giáo.
B. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.
C. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
D. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên chúa.
Câu 38: Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của cư dân Ấn Độ cổ-trung
đại?
A. Vườn treo Ba-bi-lon. B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Vạn lí trường thành. D. Chùa hang A-gian-ta.
Câu 39: Bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” là tác phẩm nổi tiếng của danh họa nào?
A. Sếch-xpia B. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi. C. Mi-ken-lăng-giơ. D.Ga-li-lê.
Câu 40: Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là
A. gạch nung B. phiến đá C. bê tông D. lưỡi cày

You might also like