You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

I/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sông hiện đại.
Câu 2: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,
Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 3. Luận điểm nào sau đây cho thấy vai trò của lịch sử?

A. Giúp nhận ra chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại; dự báo tương lai.
B. Đưa ra các nhận định lịch sử dựa trên các nguồn tư liệu phong phú và đa dạng.
C. Sử dụng các phương pháp lịch sử và lo-gic để tìm ra sự thật lịch sử.
D. Đưa ra các kết luận về những gì đã diễn ra trong quá khứ của con người.
Câu 4: Khi học tập lịch sử, em biết được tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay liên quan
đến:

A. các cuộc cách mạng công nghiệp

B. sự thay đổi của chế độ chính trị

C. việc con người xả rác thải quá nhiều


D. các cuộc cách mạng văn hóa

Câu 5: Quan niệm “Lịch sử là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai” có ý nghĩa gì?
A. Việc học tập, khám phá tri thức lịch sử là hành trang đối với mỗi người trong cuộc
sống.
B. Lịch sử là môn học bắt buộc.
C. Học sinh là đối tượng duy nhất cần phải học tập lịch sử suốt đời.
Câu 6: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu
lịch sử?

A. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.

C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.

D. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.

Câu 7: Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?
A. Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
B. Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững.
C. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng.
D. Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.
Câu 8: Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc
bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Câu 9: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản
văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?
A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.
C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.
D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.
Câu 10: Dân ca quan họ, ca trù, hát ví dặm Nghệ - Tĩnh.... là những giá trị văn hóa thuộc loại
hình:

A. phi vật thể C. vật thể


B. địa phương D. tín ngưỡng
Câu 11: Văn minh
A. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử.
B. Xuất hiện cùng với loài người.
C. Là trạng trái phát triển cao của nền văn hóa.
D. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ trước
đến nay.
Câu 12: Khác với văn minh, văn hoá thường có
A. Bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
B. Trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. Tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
D. Những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.
Câu 13: Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang
thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
B. Có con người xuất hiện.
C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 14: Các thành tựu nào sau đây thuộc văn minh Ấn Độ cổ -trung đại?

A. Lăng Ta -giơ- ma-han, pháo đài Đỏ, đền Kha-giu-ra-hô.

B. Vạn lí trường thành, Cố cung, tượng phật Lạc Sơn

C. Đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sĩ ném đĩa

D. Kim tự tháp, tượng nhân sư...

Câu 15: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa
và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.

Câu 16. Văn minh phương Đông cổ đại còn được gọi là:

A. “văn minh của những dòng sông” C. văn minh hậu công nghiệp

B. văn minh công nghiệp D. văn minh của đại dương

Câu 17: Điểm chung nổi bật của các nền văn minh lớn ở phương Đông là
A. Hình thành ở ven biển, đồng bẳng nhỏ hep.
B. Hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
C. Hình thành trên những vùng đất đai khô cằn.
D. Hình thành khi có công cụ lao động bắt sắt xuất hiện.
Câu 18. Điểm tương đồng của các nền văn minh phương Đông cổ - trung đại
là:
A. hình thành trên lưu vực các dòng sông, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. hình thành ở các khu vực gần biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
hoạt động giao lưu, buôn bán.
C. hình thành ở các vùng địa hình khác nhau, không có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. hình thành ở các khu vực đồi núi, cao nguyên, có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho hoạt động khai thác khoáng sản.
Câu 19: Các thành tựu nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại
phản ánh điều gì?
A. Quyền lực và tính chuyên chế của các Pha-ra-ông.
B. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tới đời sống của con người.
C. Trình độ phát triển cao của con người và ảnh hưởng của tôn giáo.
D. Sự giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Quốc.
Câu 20: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi
tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông. C. Vườn treo Ba-bi-lon
B. Kim tự tháp Ai Cập. D. Tượng nữ thần tự do.

Câu 21: Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của ngành hàng hải?

A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy.

Câu 22: Đây là những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc của cư dân Ai Cập
cổ đại:

A. Kim tự tháp, tượng nhân sư... C. Vườn treo Ba-by-lon


B. Vạn lý trường thành, Cố cung... D. Hải đăng Alếcxăngđơria
Câu 23: Tác giả của bộ “Sử ký” nổi tiếng của Trung Hoa, ra đời khoảng từ
năm 109 TCN đến năm 91 TCN là ai?

A. Tư Mã Thiên C. Khổng Tử
B. Tư Mã Quang D. Ban Cố
Câu 24: Một trong những đặc điểm của Nho giáo là:
A. trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước phong kiến.
B. là phương tiện đấu tranh hữu hiệu của giai cấp bị trị.
C. thể hiện quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội.
D. tạo một xã hội bình đẳng, không có tính thứ bậc.
Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo?
A. Là đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.
B. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
C. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.
D. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.
Câu 26: Nhận xét nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?
A. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
D. Là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến
Câu 27: Đạo giáo có những ảnh hưởng đến việc:

A. phát minh ra thuốc súng, phép dưỡng sinh và văn học nghệ thuật
B. tạo ra các mô hình nhà nước quân chủ thời trung đại ở phương Đông.
C. xây dựng các xã hội bình đẳng, không có đẳng cấp ở phương Đông.
D. tạo nhiều phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại ở phương Tây.
Câu 28: Các nước như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam ... chịu ảnh hưởng
của tôn giáo nào trong xây dựng nhà nước quân chủ:

A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo


Câu 29: Các tôn giáo, tư tưởng nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Hoa?

A. Nho giáo, Đạo giáo C. Nho giáo, Phật giáo


B. Đạo giáo, Phật giáo D. Phật giáo, Ki-tô giáo
Câu 30: Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Trung Hoa thời cổ - trung
đại là
A. Đại bảo tháp San-chi. C. Vạn lí trường thành.
B. Chùa hang A-gian-ta. D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 31: Một trong những đặc điểm của văn minh Hy Lạp và La Mã là:

A. Ra đời muộn hơn và kế thừa nền văn minh phương Đông


B. Ra đời sớm hơn và kế thừa nền văn minh phương Đông
C. Ra đời muộn hơn và không kế thừa nền văn minh phương Đông
D. Ra đời đồng thời và kế thừa nền văn minh phương Đông.
Câu 32: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu
văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.

Câu 33: Chữ La- tinh của người La Mã được kế thừa, phát triển từ:

A. hệ chữ cái a,b, c... của người Hy Lạp


B. hệ chữ cái của người Trung Hoa cổ đại
C. hệ chữ cái của người Lưỡng Hà cổ đại
D. hệ chữ cái của người Ả Rập
Câu 34: Các tác phẩm I-li-át và Ô- đi- xê của Hô-me; Ơ-đíp làm vua của Xô-
phốc-lơ... thuộc nền văn học của:

A. Hy Lạp cổ đại B. La Mã cổ đại


C. Ấn Độ cổ đại D. Trung Hoa cổ đại
Câu 35: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) đã đạt được những thành
tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào?

A. Khoa học tự nhiên.


B. Kinh tế và văn hoá.
C. Văn học, nghệ thuật.
D. Chính trị và lịch sử.
Câu 36: Thời đại Văn hoá Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực
nào?
A. Văn học, nghệ thuật.
B. Khoa học xã hội và nhân văn.
C. Khoa học - kĩ thuật.
D. Tư tưởng văn hoá.

Câu 37: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài
được mệnh danh là những người

A. Vĩ đại. B. Thông minh. C. Xuất chúng. D. Khổng lồ.

Câu 38: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là ở đâu?

A. Hy Lạp. B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Pháp.

Câu 39: Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản có chủ trương là gì?

A. Khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.

B. Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
C. Phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.

D. Phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.

Câu 40: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hoá Phục
hưng là gì?

A. Khôi phục tinh hoa văn hoá của Hy Lạp, La Mã cổ đại.

B. Khôi phục những giá trị văn hoá đã bị chế độ phong kiến vùi dập.

C. Đề cao giá trị con người, các quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học - kĩ thuật.

D. Xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô.

Câu 41: Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?

A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.

B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.

D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 42: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc
(Olympic)?

A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.

B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.

C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.

D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

Câu 43: Vì sao nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động
đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại?

A. Không có văn minh phương Đông cổ đại thi không thể có văn minh Hy Lạp, La
Mã cổ đại.

B. Chế độ quân chủ chuyên chế của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu
cho nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

C. Các công trình kiến trúc của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho
kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại.
D. Cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông
để phát triển hơn.

Câu 44: Vì sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách
mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 45. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời phục
hưng?
A. Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây âu.
B. Có nhiều đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
C. Mở đường cho văn minh phương Tây phát triển trong các thế kỉ tiếp theo.
D. Là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
Câu 46: Nước nào sau đây đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất?

A. Pháp. B. Anh. C. Đức D. Mỹ..

Câu 47: Nhà bác học nào sau đây đã phát minh ra bóng đèn điện?

A. Ghê-nóc Xi-môn Ôm. C. Thô-mát Ê-đi-xơn.

B. Mai-cơn Pha-ra-đây. D. E.K. Len-xơ.

Câu 48: Giêm Oát là người đã phát minh ra cái gì?

A. Con thon bay. C. Máy hơi nước.

B. Máy dệt. D. Đầu máy xe lửa.

Câu 49: Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Điện và động cơ điện.

B. Động cơ chạy bằng xăng dầu.

C. Xe hơi.

D. Xe lửa.
Câu 50: Nguồn năng lượng bắt đầu được sử dụng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ hai là gì?

A. Than đá. B. Thuỷ điện. C. Điện. D. Dầu mỏ.

Câu 51: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô.

B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.

C. Ô tô, máy bay, máy tính, internet.

D. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hoả.

Câu 52: Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đánh dấu sự
ra đời của ngành hàng không?

A. Vệ tinh nhân tạo.

B. Máy bay.

C. Tàu vũ trụ.

D. Khinh khí cầu.

Câu 53: Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao
thông vận tải?

A. Ô tô.

B. Máy bay.

C. Tàu thuỷ.

D. Tàu hoả.

Câu 54: Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?

A. Chế tạo ô tô.

B. Chế tạo máy bay.

C. Khai thác mỏ.

D. Giao thông vận tải.

Câu 55: Phát minh quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
gì?
A. Máy dệt Gien-ny.

B. Máy hơi nước.

C. Đầu máy xe lửa.

D. Bóng đèn điện.

Câu 56: Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi
nước (1784) là gì?

A. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao.

C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Câu 57: Động cơ đốt trong được phát minh trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất có ý nghĩa gì?

A. Thúc đẩy cơ giới hoá sản xuất.

B. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.

C. Giúp cho liên lạc ngày càng thuận tiện.

D. Mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

Câu 58: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước
của Giêm Oát (1784)?

A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.

B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Câu 59: Nội dung nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của các cuộc cách
mạng công nghiệp thời kì cận đại?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.

C. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.


D. Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

Câu 60: Một trong những ý nghĩa xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất là gì?

A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hoá cao.

C. Nhiều thành thị đông dân xuất hiện.

D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

Câu 61: Một trong những ý nghĩa về kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp
thời kì cận đại là gì?

A. Sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.

B. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

C. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.

D. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hoá toàn cầu.

Câu 62: Cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại không có những ý nghĩa nào sau
đây?

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.

C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.

D. Thúc đẩy toàn cầu hoá, tự động hoá, thương mại điện tử, tự do thông tin.

Câu 63. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế nào đến
đời sống văn hóa?
A. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.
B. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.
C. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới.
D. Nâng cao năng suất lao động của con người.
Câu 64: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?

A. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền quy mô lớn.

B. Ứng dụng điện tử, công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

C. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất, tăng năng suất lao động.
D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, công nghệ sinh học,…

Câu 65: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế nào đến
đời sống kinh tế?

A. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ điện khí hóa sang tự động hóa.

B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông vận tải.

C. Thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia.

D. Khiến năng suất lao động của con người ngày càng giảm sút.

Câu 66: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách
mạng công nghiệp thời cận đại đến đời sống văn hóa?

A. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.

B. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.

C. Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.

D. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Câu 67: Trách nhiệm của học sinh sau khi học về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
và thứ hai là:

A. học hỏi, nghiên cứu; hạn chế tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công
nghiệp.
B. học hỏi, nghiên cứu những gì diễn ra trong quá khứ về các lĩnh vực của con người.

C. tăng cường giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh và giá trị văn hóa của dân tộc

D. học ngoại ngữ, tin học tốt để trở thành công dân toàn cầu trong quá trình hội nhập.

Câu 68: Tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai là:

A. Tạo ra ô nhiễm môi trường, bóc lột phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và giành thuộc
địa...
B. Hình thành nên các thành thị đông dân và phát triển mạnh: Luân Đôn, Niu Yooc...
C. Tạo ra một nguồn của cải, vật chất khổng lồ, hơn nhiều lần các giai đoạn trước.
D. Đưa nhân loại từ nền sản xuất thủ công sang sản xuất dây chuyền, năng suất cao
Câu 69: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Hy
Lạp – La mã cổ đại?

A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Tây sau
này.

C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.

D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.

Câu 70: Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo động
lực cho việc nghiên cứu và phát triển loại hình giao thông đường hàng không?

A. Khinh khí cầu. B. Máy bay.

C. Vệ tinh nhân tạo. D. Tàu vũ trụ.

II/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một công trình kiến
trúc nổi tiếng của văn minh phương Đông thời cổ - trung đại (Tự chọn/ Gợi ý: Lăng
Ta-jơ-ma-han, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp, chùa hang A – jan - ta....)

Câu 2: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một thành
tựu của văn minh Hi Lạp và La Mã, hoặc văn minh thời Phục hưng.

Câu 3: Em hãy trình bày ý nghĩa của cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai
(về kinh tế, xã hội - văn hóa). Theo em, chúng ta phải làm gì để hạn chế những mặt
tiêu cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai để lại? (Gợi ý: tác động
tiêu cực đến môi trường sống, trái đất kêu cứu, khoảng cách giàu- nghèo; chiến tranh
giành thuộc địa, bóc lột phụ nữ, trẻ em..)

Câu 4: Nêu và phân tích một thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại
có tác động đến cuộc sống của bản thân em?

A.

You might also like