You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1- K10

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Khái niệm nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc.
C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia.
D. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người.
Câu 2. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính
A . kế thừa. B. nguyên trạng. C . tái tạo. D. nhân tạo.
Câu 3. Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích nào sau đây?
A. Quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
B. Quá trình phát triển và tiên bộ của xã hội loài người.
C. Quá trình tiến hóa của con người trong lịch sử.
D. Quá trình lao động sản xuất và tiến hóa xã hội.
Câu 4. Một trong những yếu tố tạo nên bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã
hội là
A . văn học. B. văn hóa. C . sử học. D. kinh tế.
Câu 5. Văn minh là gì?
A. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra.
B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.
C. Là toàn bộ giá trị tinh thần của loài người trong lịch sử.
D. Là những hoạt động của con người trong quá khứ.
Câu 6. Đối lập với văn minh là
A. dã man, nguyên thuỷ. B. văn hiến. C . văn hóa. D. văn vật.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 8. Thành tựu văn hóa nào sau đây không phải là biểu hiện của văn minh?
A. Thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế. B. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).
C. Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp cổ đại). D. Đồ trang sức của người nguyên thủy.
Câu 9. Văn hóa có điểm gì khác biệt so với văn minh?
A. Có sự đối lập với dã man, nguyên thủy.
B. Phản ánh giai đoạn phát triển cao của xã hội.
C. Chỉ ra đời khi Nhà nước và chữ viết xuất hiện.
D. Là toàn bộ giá trị mà con người sáng tạo ra.
Câu 10. H ệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là
A. chữ cái Latinh. B. chữ tượng hình. C. chữ Phạn. D. chữ cái Rô-ma.
Câu 11. Công trình kiến trúc tiêu biểu của người Ai Cập cổ đại là
A. tháp Thạt Luổng. B. Kim tự tháp. C. đấu trường Rô-ma. D. Vạn lí trường thành.
Câu 12. Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?
A. Tượng Phật. B. Tượng La Hán. C. Tượng Nhân sư. D. Tượng Quan Âm.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn
minh Ai Cập cổ đại?
A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.
Câu 14. Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?
A. Lụa. B. Thẻ tre, trúc. C. Đất sét. D. Giấy pa-pi-rút (papyrus).
Câu 15. Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?
A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.
Câu 16. Thành tựu về kĩ thuật của người Ai Cập là
A. la bàn, thuốc súng, kĩ thuật in. B. con lăn, cần trục, chế tạo vũ khí.
C. chế tạo xà phòng, thuỷ tinh. D. đồng hồ nước, la bàn, giấy.
Câu 17. H ọc thuyết tư tưởng và tôn giáo nào sau đây đã hình thành ở Trung H oa thời
cổ-trung đại?
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 18. Một trong những loại hình tiêu biểu của nền văn học Trung H oa thời cổ-trung địa

A. truyện ngắn. B. thơ Đường. C. truyện ngụ ngôn. D. thần thoại.
Câu 19. Về thiên văn học, người Trung H oa thời cổ-trung đại không đạt được thành tựu
nào sau đây?
A. Ghi chép về nguyệt thực. B. Đã sớm đặt ra lịch.
C. Ghi chép về nhật thực. D. Nhận ra Trái Đất hình cầu.
Câu 20. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
A. Hoa Đà. B. Tư Mã Thiên. C. Tổ Xung Chi. D. Ngô Thừa Ân.
Câu 21. Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là
A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy.
B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.
C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn.
D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Câu 22. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại
phong kiến Trung Quốc?
A. Lăng Ly Sơn. B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. D. Quảng trường Thiên An Môn.
Câu 23. Những thành tựu văn minh Trung H oa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào
sau đây?
A. Là cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông cổ - trung đại.
B. Là đặc trưng cho toàn bộ văn minh phương Đông thời trung đại.
C. Chứng tỏ sự hòa tan của văn hóa Trung Hoa với văn hóa bên ngoài.
D. Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.
Câu 24. Ngoài ảnh hưởng sâu rộng ở Ấn Độ, tôn giáo nào sau đây còn được truyền bá rộng
rãi ra bên ngoài?
A. Đạo giáo, Nho giáo. B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. D. Hin-đu giáo, Phật giáo.
Câu 25. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ý nghĩa như thế nào đối với
văn minh nhân loại?
A. Khởi đầu thời kì văn minh nông nghiệp trên toàn thế giới.
B. Góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
C. Là cơ sở hình thành hai nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa.
D. Thúc đẩy nhân loại tiến lên thời kì văn minh công nghiệp.
Câu 26. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa. B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô. D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
Câu 27. Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
A. Bà La Môn giáo. B. Hin-đu giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 28. Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của
yếu tố nào?
A. Văn học. B. Khoa học. C. Tôn giáo. D. Triết học.
Câu 29. Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc
phát minh ra
A. số pi. B. số 0. C. phép cộng. D. phép chia.
Câu 30. Đâu là những thể loại tạo nguồn cảm hứng và phong phú cho nền văn học cổ đại
Hy Lạp –La Mã?
A. Thần thoại, thơ, văn xuôi, kịch. B. Kí sự, thần thoại, truyện cười.
C. Văn học dân gian, truyện ngắn. D. Tiểu thuyết, thơ ca, kịch.
Câu 31. Đền Pác –tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê… là những thành tựu
của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực
A. điêu khắc. B. hội họa. C. xây dựng. D. kiến trúc.
Câu 32. Đâu là đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy
Lạp - La Mã cổ đại?
A. Gắn liền với cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
B. Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây với nhiều nhà triết học nổi tiếng.
C. Là nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và hiện đại.
D. Ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo diễn ra
mạnh mẽ.
Câu 33. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất trong thời kì
văn hóa
A. cổ đai Hy Lap - La Mã. B. Phục hưng đầu cận đại.
C. phương Tây hiện đại. D. phương Đông cổ đại.
Câu 34. Phong trào văn hóa Phục hưng được hiểu là
A. khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa phương Đông cổ đại.
B. khôi phục lại tinh hoa văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
C. phục hưng lại các giá trị văn hóa của nền văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại.
D. phục hưng giá trị văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư
sản.
Câu 35. Tôn giáo cổ xưa nhất và được coi là chính thống giáo của người Hy Lạp - La Mã
cổ đại là
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Cơ Đốc giáo (Ki tô giáo). D. Hin-đu giáo.
Câu 36. Thành tựu tính lịch 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả rất lớn của người
A. Hy Lạp. B. La Mã. C. Ai Cập. D. Trung Quốc.
Câu 37. H ệ chữ cái A , B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân
cổ
A. Ấn Độ. B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc. D. Hy Lạp – La Mã.
Câu 38. Nội dung nào không phản ánh đúng những nội dung cơ bản của phong trào văn hóa
Phục hưng?
A. Lên án, đả kích Giáo hội Cơ Đốc và giai cấp thống trị phong kiến.
B. Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người, tinh thần dân tộc.
C. Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến thối nát.
D. Đề cao nội dung và giáo lí Cơ Đốc giáo và tư tưởng phong kiến.
Câu 39. Các tác phẩm La-giô-công-đơ, Bữa ăn tối cuối cùng, Trường học A-ten… là những
thành tựu của văn minh thời Phục hưng trên lĩnh vực
A. điêu khắc. B. hội họa. C. văn học. D. kiến trúc.
Câu 40 Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất ý nghĩa to lớn những cống hiến về khoa
học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới sau
này.
B. Là cơ sở để các nhà khoa học có tên tuổi phát huy tài năng của mình cống hiến cho nhân
loại.
C. Từ đây những hiểu biết có từ hàng ngàn năm trước mới thực sự trở thành ngành khoa học.
D. Mở ra những hiểu biết mới về tri thức mà trước đây con người chưa biết hoặc còn mơ hồ.
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
1. VĂN MINH ẤN ĐỘ THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI: tôn giáo,tư tưởng và nghệ thuật
- Tôn giáo : quê hương của nhiều tôn giáo lớn như : Bà la môn giáo, Hin –đu giáo và Phật
giáo….
- Tư tưởng : Các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy….
- Chịu ảnh hưởng lớn của nhiều tôn giáo, nhất là tư tưởng giải thoát.
- Nghệ thuật :
+ Kiến trúc: Phong phú, đặc sắc, mang đậm yếu tố tôn giáo.
Tiêu biểu: tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta, cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, lăng
Ta-giơ-ma-han
+ Điêu khắc: Thể hiện trên các bức tượng, phù điêu, chạm trổ.
2. VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ THỜI CỔ ĐẠI : nghệ thuật, khoa học tự nhiên và thể thao
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc: đền Pác-tê-nông, đền A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt, đấu trường Rô-ma, Khải
hoàn môn Công xtan-ti-nút
+ Điêu khắc: tượng thần Dớt, tượng nữ thần A-tê-na, tượng Vệ nữ thành Mi-lô
- Khoa học tự nhiên: người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những công hiến vĩ đại về khoa học tự
nhiên.
Khái quát thành các định lí, tiên đề, định luật
Tiêu biểu trên các lĩnh vực toán học, vật lí, sử học, y học với các nhà khoa học như : Ta lét, Pi-ta-go,
Ác-si-mét, Hê-rô-dốt, Hê-ra-clít…

- Thể thao : Tổ chức thế vận hội Ô-lim-píc nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu: đấu vật, chạy, đua ngựa….
3. VĂN MINH THỜI PHỤC HƯNG : văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, Ý nghĩa
- Văn học: Nội dung: truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, chống chế độ
phong kiến lạc hậu.
Tiêu biểu: Thơ: thần khúc, cuộc đời mới của Đan-tê.
Tiểu thuyết: Mười ngày, Đôn-ki-hô-tê…
Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-lét của Sếch-pia.
- Nghệ thuật :
Hội hoạ và điêu khắc: phản ánh tôn giáo
Tiêu biểu: La giô-công-đơ, Bữa ăn tối cuối cùng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi…Thiên chúa sáng thế,
cuộc phán xét cuối cùng của Mi-ken-lăng-giơ…tượng Đa-vít, Đức mẹ sầu bi
Kiến trúc: giáo đường, dinh thự, lâu đài…
- khoa học kĩ thuật :
Khoa học:
Toán học: thuyết hình học giải tích của Đề-các-tơ
Vật lí: nghiên cứu về áp suất khí quyển của Tô-ri-xe-li
Y học: thuật giải phẩu của Vê-da-lơ, sự tuần hoàn máu của Ha-vi…
Kĩ thuật: tiến bộ trong dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải….
- Ý nghĩa:
+ Văn hóa Phục hưng kế thừa và phát huy giá trị nhân bản của các nền văn hoá trước.
+ Đặt nền tảng tinh thần, góp phần biến đổi xã hội, cơ sở cho sự xác lập và phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
+ Để lại những giá trị to lớn trên nhiều lĩnh vực, tạo nên bản sắc văn hoá châu Âu đương đại

You might also like