You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

TỔ LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 10

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
- Khái niệm Lịch sử, Sử học.
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học.
- Chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
- Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
- Các hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử.
- Các bước sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin sử liệu trong khám phá, học tập lịch sử.
3. Vai trò của Sử học
- Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di snr văn hoá, di sản thiên
nhiên.
- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.’
- Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch.
- Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá.
4. Khái niệm văn minh và một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ-trung đại
- Khái niệm văn minh, văn hoá.
- Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập về chữ viết, khoa học kĩ thuật, kiến trúc, điêu
khắc.
- Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Trung Hoa về tư tưởng, tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật,
khoa học, kĩ thuật.
- Những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ấn Độ về tư tưởng tôn giáo, chữ viết, văn học
nghệ thuật, khoa học kĩ thuật.
5. Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ-trung đại
- Những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp – La Mã về chữ viết, văn học, nghệ thuật,
khoa học kĩ thuật, tư tưởng, tôn giáo, thể thao.
- Những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng về văn học, nghệ thuật, khoa học
kĩ thuật, tư tưởng.
B. MA TRẬN
Mức độ nhận thức Tổng
Nội dung Nhận Vận Vận dụng
STT Đơn vị kiến thức Thông
kiến thức biết hiểu dụng cao (TL)
(TN) (TL) (TL)

1 LỊCH SỬ Hiện thực lịch sử và 04


VÀ SỬ HỌC lịch sử được con
người nhận thức

Tri thức lịch sử và 02


cuộc sống

2 VAI TRÒ Vai trò của sử học 02 01* 01**


CỦA SỬ
HỌC
3 MỘT SỐ Khái niệm văn minh 04 01* 01*
NỀN VĂN Một số nền văn minh
MINH THẾ phương Đông thời kì
GIỚI THỜI cổ-trung đại
CỔ TRUNG
ĐẠI Một số nền văn minh 04 01* 01* 01**
phương Tây thời kì
cổ-trung đại
TỔNG 16 1 1 1 19

TỈ LỆ (%) 40 30 20 10 100

C. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lịch sử là gì?
A. Khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
D. Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức luôn có khoảng
cách?
A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan.
C. Lịch sử dự báo về tương lai và cuộc sống.
D. Con người không thể tái hiện lại toàn bộ lịch sử.
Câu 3: Chức năng xã hội của sử học là
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử. B. Cung cấp tri thức khoa học.
C. Dự báo về tương lai của đất nước D. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là


A. những biến đổi của tự nhiên trong quá khứ. B. quá khứ của vũ trụ và trái đất.
C. quá khứ của bầy người nguyên thủy. D. toàn bộ quá khứ của loài người.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ nhận thức của Sử học?
A. Khôi phục sự kiện lịch sử trong quá khứ. B. Cung cấp tri thức khoa học.
C. Truyền bá giá trị truyền thống tốt đẹp. D. Giáo dục tư tưởng, tình cảm.
Câu 6: Hình thức học tập nào dưới đây phù hợp để kết nối lịch sử với cuộc sống?
A. Học trong phòng thí nghiệm. B. Học trên lớp.
C. Tham quan, điền dã. D. Làm bài tập ở nhà.

Câu 7: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp lịch sử ở đâu?
A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử.
B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, …
C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử.
D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 8: Chức năng về mặt khoa học của Sử học là gì?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Truyền bá lí luận cách mạng dân tộc và thế giới.
C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.
Câu 9: Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, học tập và khám phá lịch sử có ý nghĩa như thế nào đối với
chúng ta?
A. Áp dụng thành tựu trong quá khứ vào hiện tại. B. Tạo ra tính đa dạng, hiện đại trong nghiên cứu
C. Tái hiện lại hiện thực lịch sử trong tương lai. D. Rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử.
Câu 10: Trong việc bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại.
D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Câu 11: Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng nào sau đây?
A. Tương lai. B. Nhận thức. C. Quá khứ. D. Cuộc sống.
Câu 12: Việc học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến những cơ hội nào cho con người?
A. Trở thành nhà nghiên cứu. B. Cơ hội về tương lai mới.
C. Cơ hội về nghề nghiệp mới. D. Điều chỉnh được nghề nghiệp.
Câu 13. Kết quả nghiên cứu của Sử học cung cấp gì cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá
trị đích thực của di sản?
A. Kiến thức lịch sử. B. Thời gian tồn tại.
C. Giá trị kinh tế. D. Cơ sở khoa học.
Câu 14. Nhờ vào nhu cầu nào của du lịch đã thúc đẩy chính quyền và nhân dân quan tâm đến việc giữ
gìn, bảo tồn di tích, di sản?
A. Mua bán, trao đổi văn hóa. B. Xây dựng, mua bán, trải nghiệm.
C. Tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. D. Học tập và nghiên cứu lịch sử.
Câu 15: Di sản nào sao đây được xem là di sản văn hóa vật thể?
A. Đàn ca tài tử. B. Hát xoan.
C. Nghệ thuật ca trù. D. Thành Điện Hải.
Câu 16: Lĩnh vực nào sao đây đã cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất
bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc?
A. Toán học. B. Văn học. C. Sử học. D. Địa lí.
Câu 17: Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia là
A. Du lịch. B. Kiến trúc. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 18: Người Ai Cập cổ đại là chủ nhân của công trình kiến trúc nổi tiếng nào sau đây?
A. Đấu trường La Mã. B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Kim tự tháp. D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 19: Nhà nước tập quyền Ai Cập cổ đại thống nhất khoảng năm 3200 TCN, do ai đứng đầu?
A. Pha-ra-ông. B. Thiên tử. C. En-xi. D. Thiên hoàng.
Câu 20: Những nền văn minh nào ở phương Đông vào thời cổ đại vẫn tiếp tục phát triển thời kỳ trung đại?
A. Văn minh May-a và văn minh In-ca. B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. D. Văn minh A-dơ-tếch và văn minh In-ca.
Câu 21: Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Ai Cập cổ là:
A. Lăng Ta giơ Ma han. B. Đền đài.
C. Kim Tự Tháp. D. Tượng Nhân sư
Câu 22: Hệ thống chữ viết cổ nhất của người Ai Cập được gọi là:
A. Chữ tượng thanh. B. Chữ tượng ý.
C. Chữ tượng hình. D. Chữ cái Rô-ma.
Câu 23: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn
minh thế giới?
A. Văn minh Ai Cập. B. Văn minh Hy Lạp- La Mã.
C. Văn minh Lưỡng Hà. D. Văn minh Trung Hoa.
Câu 24: Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
A. Châu Phi. B. Nam Á. C. Tây Á. D. Châu Á.
Câu 25: Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?
A. Sông Nin. B. Sông Ti-grơ. C. Sông Ơ-phrát. D. sông Hằng.
Câu 26: Trong thành tựu về Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?
A. Hình học. B. Đại số. C. Toán logic. D. Giải tích.
Câu 27: Ấn Độ là nơi ra đời của tôn giáo nào sau đây?
A. Thiên chúa giáo. B. Phật giáo.
C. Hồi giáo. D. Đạo Do thái.
Câu 28: Hai bộ sử thi nào nổi tiếng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
A. Mahabharata và Ramayana. B. I-li-át và Ô-đi-xê.
C. Thủy hử và Tam quốc diễn nghĩa. D. Đẻ đất, đẻ nước.

Câu 29: Mười chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?
A. Ai Cập. B. Hy Lạp. C. Ấn Độ. D. Trung Hoa.
Câu 30: Nền văn minh Ấn Độ, nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Bắc Á. B. Đông Á. C. Tây Á. D. Nam Á.
Câu 31: Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng không chỉ trong nước mà nó còn lan một số nơi khác
trên thế giới, tiêu biểu là ở khu vực nào?
A. Phía Tây châu Á. B. Đông Nam Á.
C. Đông Bắc Á. D. Châu Đại Dương.
Câu 32: Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân của nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ - trung
đại tiếp thu?
A. Văn minh Ai Cập. B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Lưỡng Hà. D. Văn minh Trung Hoa
Câu 33: Những thành tựu khoa học kĩ thuật sau đây là tứ đại phát minh của Trung Quốc?
A. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. B. La bàn, lịch, giấy, kĩ thuật in.
C. Giấy, châm cứu, la bàn, thuốc súng. D. Bàn tính, giấy, la bàn, thuốc súng.

Câu 34: Loại hình chữ viết cổ nhất của người Trung Quốc được khắc trên mai rùa, xương thú có tên là gì?
A. Chữ giáp cốt. B. Chữ Brah-mi.
C. Chữ Hán. D. Chữ cái Phê-ni-xi.
Câu 35: Thành tựu nào dưới đây là một trong “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời
kì cổ - trung đại?
A. Giấy Papirut. B. Thuốc súng.
C. Kĩ thuật làm lịch. D. Kinh Vêđa.
Câu 36: Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại được hình thành và phát triển ở khu vực nào?
A. Châu Phi. B. Nam Á. C. Tây Á. D. Châu Á.
Câu 37: Tác phẩm nào dưới đây được coi là nền tảng của sử học Trung Hoa thời phong kiến?
A. Tây du kí. B. Sử kí.
C. Hồng lâu mộng. D. Hán thư.
Câu 38: Phát minh kĩ thuật nào của Trung Quốc được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hàng hải?
A. Thuốc súng. B. La bàn. C. Giấy. D. Kĩ thuật in.
Câu 39: Công trình kiến trúc nào sau đây nổi tiếng nhất của nền văn minh Trung Hoa?
A. Vạn Lý Trường Thành. B. Tượng Nhân sư.
C. Kim Tự Tháp. D. Lăng Ta giơ Ma han.
Câu 40: Người Hy Lạp – La Mã thời cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?
A. Chữ La-tinh. B. Chữ tượng ý.
C. Chữ tượng hình. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 41: Triết học phương Tây ra đời ở các quốc gia cổ đại nào sau đây?
A. Hy Lạp và La Mã. B. Ai Cập và Hy Lạp.
C. Hy lạp và Trung Quốc. D. La Mã và Ấn Độ.
Câu 42: Tôn giáo nào được hình thành vào thế kỉ I ở phía Đông Đế quốc La Mã?
A. Ki tô giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.
Câu 43: Tượng Đức mẹ sầu bi là của nhà điêu khắc nào sau đây?
A. Le-ô-na-đơ Vanh xi. B. Ra-pha-en
C. Mi-ken-lăng-giơ. D. Sếch-xpia.
Câu 44: Công trình kiến trúc sau đây thuộc nền văn minh nào?
A. Văn minh Ai Cập cổ đại. B. Văn minh thời Phục Hưng.
C. Văn minh Ấn Độ cổ đại. D. Văn minh Hy Lạp – La Mã.
Câu 45: Người được xem là cha đẻ của nền Y học phương Tây là ai?
A. Hi-pô-crat. B. Pi-ta-go. C. Hê-rô-đốt. D. Tuy-xi-đít.

II. PHẦN TỰ LUẬN


1. Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
2. Giải thích được khái niệm sử học.
3. Giải thích được mối quan hệ của lịch sử và văn hoá đối và sự phát triển du lịch.
4. Ở quê hương em có những di sản văn hoá và di sản thiên nhiên gì? Em đề xuất một số biện pháp để
bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
5. Phân biệt được khái niệm văn minh, văn hoá.
6. Hiểu được đặc trưng văn hóa của các nền văn minh cổ đại phương Tây.
7. Vì sao nói: Những thành tựu của Ai Cập cổ đại đã chứng tỏ sự phát triển rực rỡ của nền văn minh
này, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
8. Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc thời cổ-trung
đại.
9. Phân tích những thành tựu của nền văn minh Hy lạp - La mã cổ đại.
10. Phân tích được ý nghĩa của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.
11. Vận dụng kiến thức đã học em hãy phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương.
12. Đánh giá tác động văn minh phương Đông đối với văn hóa Việt Nam.
13. Đánh giá tác động văn minh phương Tây đối với nền văn hóa thế giới.
14. Vận dụng kiến thức đã học rút ra đặc trưng về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây.
15. Sau khi học về các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây, em có suy nghĩ và hành
động gì góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và giá trị văn minh nhân loại.
----HẾT----

You might also like