You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP

PHẦN TRẮC NGHIỆM


1) Lịch sử được hiểu là
A. những gì sẽ diễn ra trong tương lai. B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. ngành khoa học dự đoán về tương lai. D. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
2) Hiện thực lịch sử được hiểu là
A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ. B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người. D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
3) Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
4) Sử học là
A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người. B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại. D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
5) Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời. B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. toàn bộ quá khứ của loài người. D. quá trình hình thành Trái Đất.
6) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
7) Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người. B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp. D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.
8) Để tìm hiểu về quá khứ và làm giàu giá trị tri thức, cần dựa vào đâu?
A. Các nguồn sử liệu. B. Giáo trình lịch sử. C. Phim cổ trang. D. Phim tài liệu.
9) Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải
A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
10) Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm
A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại.
B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.
C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.
D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
11) Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.
12) Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
13) Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
1
B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.
14) Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
A. Xác định giá trị thực tế của di sản. B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản. D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
15) Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
16) Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du
lịch?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
17) Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
18) Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch. B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều. D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
19) Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
A. chữ Hán. B. chữ hình nêm. C. chữ La-tinh. D. chữ tượng hình.
20) Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
A. kim tự tháp. B. chùa hang. C. nhà thờ. D. tượng Nhân sư.
21) Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Sùng bái đạo Nho. B. Sùng bái tự nhiên. C. Sùng bái đạo Phật. D. Sùng bái Ki-tô giáo.
22) Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Phạn.
23) Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa. B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô. D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
24) Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
A. Bà La Môn giáo. B. Hin-đu giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
25) Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra
A. số pi. B. số 0. C. phép cộng. D. phép chia.
26) Một trong những chữ viết cổ của người Trung Quốc là
A. chữ Bra-mi. B. chữ giáp cốt. C. chữ Phạn. D. chữ La-tinh.
27) Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là
A. sử thi. B. thơ. C. kinh kịch. D. tiểu thuyết.
28) Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy. B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.
C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng. D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
29) Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Hán. B. Chữ hình nêm. C. Chữ Phạn. D. Chữ La-tinh.
30) Người Hy Lạp và người La Mã cổ đại sáng tạo ra loại lịch nào?
A. Âm lịch. B. Dương lịch. C. Phật lịch. D. Lịch vạn niên.

2
31) Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục
hiện nay?
A. Định lí Pi-ta-go. B. Định luật Niu-tơn.
C. Định luật bảo toàn năng lượng. D. Định luật bảo toàn khối lượng.
32) Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là
A. sử thi Ô-đi-xê. B. sử thi Đăm-săn. C. vở kịch Sơ-kun-tơ-la. D. sử thi Ra-ma-ya-na.
33) Triết học Hy Lạp cổ đại chủ yếu xoay quanh hai trường phái nào sau đây?
A. Triết học duy vật và triết học duy tâm. B. Triết học cổ điển và triết học cận đại.
C. Triết học cảm tính và triết học lí tính. D. Triết học duy vật và triết học cổ điển.
34) Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là
A. Olympic. B. World cup. C. Asian Games. D. Copa America.
35) Trào lưu tư tưởng nổi bật ở Tây Âu thời Phục hưng là
A. chủ nghĩa nhân văn. B. chủ nghĩa hiện thực.
C. chủ nghĩa lãng mạn. D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
36) Lĩnh vực nổi bật của khoa học thời Phục hưng là gì?
A. Thiên văn học. B. Vật lí học. C. Khảo cổ học. D. Sinh vật học.
37) Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII) đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt,
đặc biệt là lĩnh vực
A. chính trị và lịch sử. B. văn học, nghệ thuật. C. khoa học tự nhiên. D. kinh tế và văn hoá.
38) Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. B. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.
C. củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo. D. đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền.
39) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
B. Các nước Âu – Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
40) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại quốc gia nào?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.
41) Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành nào?
A. Khai mỏ. B. Dệt. C. Vận tải. D. Luyện kim.
42) Thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bao gồm những gì?
A. Máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.
B. Máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.
C. Máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.
D. Máy dệt, máy hơi nước, tàu thuỷ, điện thoại.
43) Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.
44) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Các nước Âu – Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.
B. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.
C. Bùng nổ dân số thế giới, vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
45) Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về
A. cơ học. B. hơi nước. C. năng lượng. D. điện.
46) Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.
47) Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.

3
48) Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp
thời kì cận đại?
A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: địa chủ và nông dân.
B. Dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chế độ phong kiến.
C. Làm xuất hiện các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
49) Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?
A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.
C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.
50) Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là
A. dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. B. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. D. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.
51) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, vơi cạn tài nguyên.
B. Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở châu Âu và Bắc Mỹ.
C. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
D. Khủng hoảng tài chính, nợ công,… đang diễn ra nghiêm trọng.
52) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.
53) Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật. C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.
54) Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. D. Trung Quốc.
55) Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ.
56) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.
B. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ tại châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
C. Trong các công trường thủ công có nhiều tiến bộ lớn về kĩ thuật sản xuất.
D. Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển.
57) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc điểm cơ bản là
A. ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.
B. ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.
C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào cơ giới hóa sản xuất.
D. vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.
58) Những yếu tố cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và rô-bốt. B. máy tính điện tử, internet và dữ liệu lớn.
C. trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn. D. máy tính điện tử, máy tự động và trí tuệ nhân tạo.
59) Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.
60) Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển
kinh tế là
A. tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất. B. kéo dài quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa.
C. giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người. D. nới rộng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
61) Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
A. Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.
B. Tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước.
C. Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.
D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin (văn minh trí tuệ).
62) Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất?
4
A. Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.
B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.
D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền.
63) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất?
A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công. B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.
C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất. D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.
64) Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng Công nghiệp là gì?
A. Vốn tư bản, nhân công, thuộc địa. B. Sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
C. Vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật. D. nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.
65) Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ điện. C. Đầu máy xe lửa. D. Máy kéo sợi Gien-ni.
66) Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước (1784) là gì?
A. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh
67) Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với những phát minh, sáng chế
trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII – XIX là gì?
A. Làm tăng năng suất lao động. B. Giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. Được áp dụng trong sản xuất. D. Hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
68) Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
B. Các nước Âu – Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
C. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.
D. Quá trình toàn cầu hóa đem lại thời cơ cho các nước.
69) Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Động cơ điện. B. Máy kéo sợi Gien-ni. C. Ô tô, máy bay. D. Máy điện tín.
70) Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?
A. Động cơ sức nước. B. Động cơ đốt trong. C. Động cơ hơi nước. D. Động cơ sức gió.
71) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại
đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất. B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
72) Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba?
A. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
B. Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…
C. Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên.
D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức đối với các nước.
73) Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Góp phần nâng cao năng suất lao động. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
74) Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Mạng Internet. B. Động cơ điện. C. Máy tính điện tử. D. World Wide Web.
75) Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

5
76) Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư?
A. Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.
B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ cho các nước.
C. Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,…
D. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
77) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí. B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất. D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
78) Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp con người tiết kiệm sức lao động. B. Thay thế con người nghiên cứu khoa học.
C. Đẩy nhanh quá trình điện khí hóa sản xuất. D. Không tiêu tốn chi phí sản xuất công nghiệp.
79) Việc áp dụng vạn vật kết nối (IoT) trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nhiều loại vật liệu mới. B. Đem lại sự tiện nghi cho con người.
C. Tự động hóa quá trình sản xuất. D. Rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo.
80) Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện
đại đối với đời sống văn hóa?
A. Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
B. Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.
C. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
D. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
81) Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
82) Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?
A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
83) Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên
đến thế kỉ X?
A. Nhiều quốc gia sơ kì đã ra đời và bước đầu phát triển.
B. Hình thành những quốc gia phong kiến thống nhất, lớn mạnh.
C. Các quốc gia phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng.
D. Văn minh phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á.
84) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á có sự phát triển như thế nào?
A. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu nổi bật nhất.
B. Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc.
C. Văn minh phương Tây đem đến những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.
D. Văn minh Đông Nam Á có sự tiếp xúc, giao lưu với văn minh phương Tây.
85) Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương
quốc trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn. B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực. D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
86) Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. Chữ Miến cổ. D. Chữ Nôm.
87) Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ giáp cốt.
88) Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
89) Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
6
A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo.
90) Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Ma-lai-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Xin-ga-po. D. In-đô-nê-xi-a.
91) Nhận xét nào dưới đây đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài.
B. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài.
C. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa.
D. Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài.
92) Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ Phật. B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
93) Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài. B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục. D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.
94) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
95) Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ
thống chữ viết riêng nhằm
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình. B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia. D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
96) Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo
nào?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo. B. Hồi giáo và Công giáo.
C. Nho giáo và Phật giáo. D. Hin-đu giáo và Công giáo.
97) Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia
nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà. B. Hy Lạp và La Mã. C. A-rập và Ba Tư. D. Ấn Độ và Trung Quốc.
98) Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay?
A. Thờ các vị thần. B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Thờ cúng tổ tiên. D. Nghi thức cầu mong được mùa.
99) Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế
nào?
A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian.
C. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
D.Văn học dân gian và văn học viết tác động qua lại lẫn nhau.
100) Văn hoá Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. B. Thống nhất trong đa dạng.
C. Bị chi phối bởi văn hoá Ấn Độ. D. Chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc.

PHẦN TỰ LUẬN
1) Dựa vào thông tin trong bài, giải thích vì sao máy hơi nước ra đời đã mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ
khí, cơ giới hóa?
2) Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (...) để giải thích vì sao máy hơi nước ra
đời đã mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa.

cơ giới hoá cách mạng công nghiệp kĩ thuật máy hơi nước
văn minh công nghiệp công nghiệp hoá hơi nước

7
Trong thời kì từ thập niên 60 của thế kỉ XVIII, có một phát minh mà sự thành công của nó đã làm
thay đổi thế giới, giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về (1)…, đó là (2)… của kĩ sư Giêm Oát (1736
– 1819). Người đàn ông này đã khuất phục sức mạnh của (3)… để phục vụ đắc lực cho đời sống của con
người. Sự ra đời của (4)… đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX. Phát
minh này đã tạo động lực cho cuộc (5)… chuyển nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang nền (6)…
(7)… ra đời đã đặt nền móng cho quá trình (8)… nền sản xuất của loài người sau nhiều thế kỉ hình
thành và phát triển. Những xưởng dệt, công trường thủ công, đóng tàu, luyện kim,... dần được xây dựng tại
khắp các đô thị.
3) Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, phát minh trong lĩnh vực nào có ý nghĩa và tác động lớn
đến sản xuất? Vì sao?
4) Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thành tựu nào có vai trò then chốt? Vì sao?
5) Trong các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, em ấn tượng với thành tựu nào? Vì
sao?
6) Em hãy cho biết, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con người không?
Vì sao?
7) Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng internet nhưng
chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ làm gì?
8) Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân Đông Nam Á?
9) Lập niên biểu các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á từ khi hình thành đến giữa thế kỉ
XIX.
10) Những giá trị nào của các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần được
bảo tồn và phát huy ảnh hưởng cho sự phát triển ngày nay?

You might also like