You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

I/ TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người được gọi là:
A. Hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử. C. Sự kiện tương lai. D. Khoa học lịch sử.
Câu 2: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là:
A. Khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miều tả và tưởng tượng.
B. Tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
C. Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.
D. Cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Câu 3: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống. B. Dự báo tương lai. C. Tổng kết bài học từ quá khứ.
D. Giáo dục, nêu gương.
Câu 4: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?
A. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.
B. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
D. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây phản ánh đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Nghiên cứu toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ diễn ra trên mọi lĩnh vực.
B. Nghiên cứu bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên thế giới trong quá khứ.
C. Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm về các cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử.
D. Nghiên cứu qui luật tồn tại của kinh tế để tìm ra hướng phát triển phù hợp với hiện tại.
Câu 6: “Khôi phục hiện thực lịch sử chính xác, khách quan và phục vụ hiện tại”, là:
A. Chức năng của Sử học B. Nhiệm vụ của Sử học C. Đối tượng của Sử học D. Phương pháp của Sử học
Câu 7: Nhận định: “Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là một sự ăn may” của các sử gia tư sản
thuộc:
A. nhận thức lịch sử B. hiện thực lịch sử C. suy đoán lịch sử D. kết luận lịch sử
Câu 8: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới. D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.
Câu 10: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
Câu 11: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh
dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử. C. Khoa học lịch sử. D. Đối tượng lịch sử.
Câu 12: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sông hiện đại.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi giải thích lí do cần học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học cơ bản, chi phối tất cả các môn học khác.
B. Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. C. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
D. Học lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Câu 14: Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy
trình nào sau đây?
A. Lập thư mục  Sưu tầm sử liệu  Chọn lọc, phản loại sử liệu  Xác minh, đánh giá sử liệu.
B. Xác minh, đánh giá sử liệu  Lập thư mục  Chọn lọc, phân loại sử liệu  Sưu tầm sử liệu.
C. Chọn lọc, phân loại sử liệu  Sưu tầm sử liệu  Xác minh, đánh giả sử liệu  Lập thư mục.
D. Sưu tầm sử liệu  Chọn lọc, phân loại sử liệu  Xác minh, đánh giá sử liệu  Lập thư mục.
Câu 15. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
A. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
B. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại một cách chân thực, sinh động.
C. điều chỉnh hiện tại và định hướng những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
D. giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện tại.
Câu 16: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".
“Dân ta phải biết sử ta,/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 17: Các đoàn viên thanh niên tiến hành chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27
tháng 7 hàng năm là biểu hiện của việc:
A. kết nối, đưa bài học lịch sử vào cuộc sống. B. phát triển kĩ năng lịch sử
C. phát triển kĩ năng xã hội D. nghiên cứu lí thuyết về lịch sử
Câu 18: Quan niệm “Lịch sử là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai” có ý nghĩa gì?
A. Việc học tập, khám phá tri thức lịch sử là hành trang đối với mỗi người trong cuộc sống.
B. Lịch sử là môn học bắt buộc. C. Học sinh là đối tượng duy nhất cần phải học tập lịch sử suốt đời.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 19: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ
được “yếu tố gốc cấu thành di tích” đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nổi bật và dựa trên cơ sở các cứ
liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C. Bảo tổn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 20: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?
A. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống. B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
C. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di
sản.
Câu 21: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động:
A. Tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích
B. Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
Câu 22: Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần
A. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.
B. Xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học
D. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.
Câu 23: Đâu là vai trò của lịch sử văn hóa đối với sự phát triển du lịch?
A. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.
B. Đưa đến kế hoạch chiến lược phát triển du lịch trong thực tế ảo tương lai.
C. Hỗ trợ, quảng bá và thúc đẩy ẩm thực. D. Thúc đẩy phát triển du lịch trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 24: Sự phát triển của du lịch góp phần mang lại nguồn lợi nào?
A. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài. B. Tạo ra việc làm cho người lao động.
C. Mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Sử học và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ như thế nào?
A. Quan hệ gắn bó, mật thiết, tương tác hai chiều. B. Tồn tại độc lập, không có mối liện hệ gì với nhau.
C. Tương tác một chiều giữa sử học với công tác bảo tồn.
D. Tương tác một chiều giữa công tác bảo tồn với sử học.
Câu 26: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?
A. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy. D. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
Câu 27: Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?
A. Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
B. Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững.
C. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng. D. Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.
Câu 28: Đối với việc nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hoá là
A. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. B. nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
C. yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
D. tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
Câu 29: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. B. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản. D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
Câu 30: Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Câu 31: Loại hình di sản nào đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch
sử?
A. Hỗn hợp. C. Vật thể B. Phi vật thể. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 32: Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản
thiên nhiên có vai trò gì?
A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản. C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các
cấp.
D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.
Câu 33: Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di
sản thiên nhiên?
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di
sản thiên nhiên.
C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau.
D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản
thiên nhiên.
Câu 34: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, có giá trị
A. Lịch sử, văn hoá, khoa học. C. Kinh tế, giáo dục, văn hoá.
B. Khoa học, kinh tế, chính trị. D. Khoa học, kinh tế, văn hoá.
Câu 35: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng
tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thê hệ sau”.
Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?
A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
B. Di sản văn hoá vật thể. C. Di sản văn hoá phi vật thể. D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
Câu 36: Văn minh
A. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
B. Xuất hiện cùng với loài người. C. Là trạng trái phát triển cao của nền văn hóa.
D. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ trước đến nay.
Câu 37: Văn hóa là
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
B. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
C. Toàn bộ những giá trị văn hóa và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn cao của xã hội.
D. Trạng thái phát triển cao của nền văn minh.
Câu 38: Văn hoá và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
A. trong tiến trình lịch sử. B. kể từ khi có chữ viết và nhà nước.
C. trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội. D. kể từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay.
Câu 39: Khác với văn minh, văn hoá thường có
A. Bề dày lịch sử và mang tính dân tộc. B. Trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
C. Tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển. D. Những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.
Câu 40. Điền vào chỗ trống: “Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài
người, tức là trạng thái phát triển cao của nền....”
A. văn hóa B. văn minh C. văn học D. văn hiến
Câu 41: Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời. B. Có con người xuất hiện.
C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện. D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 42: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có
điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?
A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại. C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 43. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?
A. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
C. Văn minh Ai Cập và văn minh Phục hưng. D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.
Câu 44: Điểm chung nổi bật của các nền văn minh lớn ở phương Đông là
A. Hình thành ở ven biển, đồng bẳng nhỏ hep. B. Hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
C. Hình thành trên những vùng đất đai khô cằn. D. Hình thành khi có công cụ lao động bắt sắt xuất
hiện.
Câu 45: Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại là
A. hệ thống số tự nhiên B. tượng Phật ở chùa Lạc Sơn.
C. hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở. D. Kim tự tháp và tượng nhân sư.
Câu 46: Ở Ai Cập cổ đại, sự ra đời của chữ tượng hình có ý nghĩa như thế nào?
A. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập. B. Là văn tự để lưu giữ và truyền bá kinh Phật.
C. Là cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học. D. Biểu hiện của tính chuyên chế ở mức cao.
Câu 47: Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của ngành hàng hải?
A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy.
Câu 48: Các tôn giáo, tư tưởng nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Hoa?
A. Nho giáo, Đạo giáo C. Nho giáo, Phật giáo B. Đạo giáo, Phật giáo D. Phật giáo, Ki-tô
giáo
Câu 49: Bốn phát minh lớn của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là:
A. Kĩ thuật in, làm giấy, thuốc súng, la bàn B. Kĩ thuật in, làm giấy, thuốc súng, lịch
C. Làm giấy, thuốc súng, la bàn, số pi D. Thuốc súng, chữ viết, la bàn, lịch
Câu 50: Một trong những ý nghĩa của các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ
thời kì cổ - trung đại là gì?
A. Thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật. B. Có ảnh hưởng lớn đến văn minh thời Phục hưng.
C. Phản ánh Hin-đu giáo là tư tưởng chính thống của Ấn Độ.
D. Phản ánh tư tưởng độc tôn của Phật giáo.
Câu 51: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến
văn minh thế giới?
A. Nền văn minh Trung Hoa. C. Nền văn minh Ai Cập.
B. Nền văn minh Lưỡng Hà. D. Nền văn minh Hy Lạp – La Mã.
Câu 52: Thành tựu nào của văn minh phương Đông giúp cho việc tính toán trở nên đơn giản, ngắn
gọn?
A. Kim tự tháp C. Phát minh ra chữ số 0. B. Kĩ thuật in và làm giấy D. Bàn tính
Câu 53. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Trung Hoa thời cổ - trung đại là
A. Đại bảo tháp San-chi. C. Vạn lí trường thành.B. Chùa hang A-gian-ta. D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 54. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo?
A. Là đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.
B. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
C. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.
D. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích phát biểu sau đây của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất cỏ một lần,
nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung
thực, khách quan”.
Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu :
– Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại.
- Còn nhận thức lịch sử có thể thay đổi theo thời gian và có nhiều quan điểm khác nhau do mục đích
nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu có sự khác nhau.
– Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác.
– Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung
thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo
ý kiến cá nhân.

=> Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực và khách quan của nhà sử học là yếu
tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
Câu 2: Bảo tồn các di sản văn hóa hiện nay là một vấn đề cấp bách và đang phải đối diện với nhiều
khó khăn, thách thức. Bằng những quan sát thực tế, em hãy nêu các thách thức đó là gì?
Bảo tồn các di sản văn hóa đang đối mặt với nhiều thách thức, từ sự mất mát và phá hủy đến sự biến
đổi và thay đổi, sự thất thoát kiến thức và kỹ năng, sự thay thế và sự tham gia giảm, cũng như thiếu
nguồn lực và quản lý không hiệu quả, tình trạng trùng tu di tích sai nguyên gốc,
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:
+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.
+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.
- Đầu tư cho cơ sở vật chất:
+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...
+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư
đó,...
+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.
- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản
+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.
+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.
+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.
Câu 3: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một công trình kiến trúc nổi tiếng của
văn minh phương Đông thời cổ - trung đại (Tự chọn/ Gợi ý: Lăng Ta-jơ-ma-han, Vạn lý trường thành,
Kim tự tháp, chùa hang A – jan - ta....)
Xin chào quý khách! Hôm nay, tôi xin giới thiệu đến quý khách một công trình kiến trúc nổi tiếng của
văn minh phương Đông thời cổ - trung đại, đó là Vạn lý trường thành. Vạn Lý Trường Thành là một
trong những điểm tham quan du lịch lớn nhất thế giới - bức tường dài nhất thế giới, là một kỳ công của
kiến trúc phòng thủ cổ xưa. Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18
km2, đã tồn tại được hơn 2.300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến
nay. Ở thời nhà Minh,Vạn Lý Trường Thành được xây bằng gạch khổng lồ và vào thời điểm đó, khi
việc xây dựng và di chuyển vật liệu xây dựng bằng tay. Các bức tường thành được xây bằng gạch có
cùng kích thước và trọng lượng nhẹ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Vạn Lý
Trường Thành. Đó là một hệ thống phòng thủ quân sự kết hợp với tháp canh để giám sát, pháo đài cho
các điểm chỉ huy và hậu cần, tháp báo hiệu để liên lạc,phân chia ranh giới, chống ngoại xâm và nội
loạn. Vạn Lý Trường Thành sừng sững, toả sáng như một tinh tú trong suốt 25 thế kỉ qua, chứng kiến
lịch sử đổi thay của mảnh đất Trung Hoa. Sau nhiều thế kỉ, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá và
thời tiết khắc nghiệt, rất nhiều đoạn của thành đã hư hỏng nặng và không còn liền mạch thành một giải
như trước. Vạn lý trường thành được nhắc đến nhiều hơn bởi giá trị văn hóa tinh thần mà nó đại diện
cho người dân Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành một mặt không ngừng thể hiện trí tuệ và sức sáng
tạo của người dân Trung Quốc với thế giới, mặt khác còn thể hiện ý chí quật cường của nhân loại. Đây
không chỉ là biểu tượng của cả dân tộc Trung Hoa, mà còn là biểu tượng của nền văn minh nhân loại.
Từ những giá trị mà công trình kỳ vĩ này mang đến. Vạn lý trường thành đã và đang là một trong
những điểm đến thu hút khách du lịch hàng đầu ở Trung Quốc.
Câu 4: Liên hệ và cho biết 4 thành tựu của văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng
đến Việt Nam.
4 thành tựu quan trọng của văn minh phương Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam:
1. Triều đại Trung Hoa: Triều đại Trung Hoa, như nhà Hán, Tống và Minh, đã có ảnh hưởng lớn đến
Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, pháp luật, quân sự và văn hóa. Các triều
đại này đã truyền bá tri thức, tư tưởng và phong tục truyền thống cho Việt Nam, góp phần vào sự hình
thành và phát triển của văn minh Việt Nam.
2. Đạo Phật: Đạo Phật đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam từ thời cổ đại. Việt Nam đã nhận và phát
triển đạo Phật, trở thành một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
Đạo Phật đã góp phần vào việc hình thành và phát triển các giá trị đạo đức, triết lý và nghệ thuật của
Việt Nam.
3. Kiến trúc và nghệ thuật: Kiến trúc và nghệ thuật của văn minh phương Đông, như kiến trúc Mughal
ở Ấn Độ và kiến trúc Trung Quốc, đã có ảnh hưởng đến kiến trúc và nghệ thuật của Việt Nam. Ví dụ,
kiến trúc đền đài, chùa chiền và cung điện ở Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với kiến trúc
Trung Hoa và Ấn Độ.
4. Văn hóa và văn bản: Văn hóa và văn bản của văn minh phương Đông, như văn học Trung Hoa và
văn bản Phật giáo, đã có ảnh hưởng đến văn hóa và văn bản của Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận và
phát triển các tác phẩm văn học, triết lý và tư tưởng từ văn minh phương Đông, góp phần vào sự phát
triển của văn hóa Việt Nam.

You might also like