You are on page 1of 12

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN TIN HỌC, LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI (45 PHÚT)
THEO ĐỊNH HƯỚNG ICT

Mức độ nhận thức Tổng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % điểm
TT Chương/chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

15%
Chủ đề F: Quản trị Cơ sở dữ liệu trên máy tính 4 2 (1,5 điểm)
Thực hành tạo
Thực hành tạo và cập nhật Cơ sở dữ 37,5%
và khai thác 1
liệu 6 5 (3,75 điểm)
cơ sở dữ liệu

47,5%
1 1
Thực hành khai thác Cơ sở dữ liệu 6 5 1 (4,75 điểm)

Tổng 16 12 2 1

Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%

Tỉ lệ chung 70% 30% 100%

Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng
với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: TIN HỌC 11– THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
THEO ĐỊNH HƯỚNG ICT

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức


Chương/ Nội dung/Đơn vị Nhận Thông Vận Vận
TT Chủ đề kiến thức Mức độ đánh giá biết hiểu dụng dụn
g cao

1 Chủ đề 6: Quản trị cơ sở Nhận biết


Thực dữ liệu trên máy – Biết được lợi ích của việc quản trị CSDL trên máy
hành tạo tính. (N1) Tính.
và khai
thác cơ
sở dữ liệu
4 (TN) 2 (TN)
– Nêu được tên một số hệ quản trị Cơ sở dữ liệu.

Thông hiểu

– Hiểu được những thuận lợi và lợi ích to lớn khi quản
lí dữ liệu với CSDL trên máy tính
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Chương/ Nội dung/Đơn vị Nhận Thông Vận Vận dụng
TT Chủ đề kiến thức Mức độ đánh giá biết hiểu dụng cao

Thông hiểu
– Nêu được một vài tổ chức cần ứng dụng Cơ sở dữ
liệu để quản lí hoạt động của mình.
Vận dụng
- Thực hiện được việc tạo lập Cơ sở dữ liệu cho một
bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản
trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là:
6 (TN) 5 (TN) 1 (TL)
+ Tạo được các bảng và chỉ định được khoá cho
Thực hành tạo mỗi bảng,
và cập nhật Cơ
+ Thiết lập được mối quan hệ giữa các bảng qua
sở dữ liệu
việc chỉ định khoá ngoài.
+ Thực hiện được việc cập nhật Cơ sở dữ liệu.
+ Thể hiện được tính cẩn thận, chăm chỉ,trách
nhiệm trong việc lưu trữ và quản lí dữ liệu.
Chương/ Nội dung / Đơn Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Chủ đề vị kiến thức
TT Mức độ đánh giá
Nhận Thông Vận Vận
biết hiểu dụng dụng cao

Nhận biết
- Biết được cách cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng đơn giản không có
khóa ngoài.
- Biết được cách cập nhật dữ liệu các bảng có tham chiếu.
- Biết được cách truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng.
- Biết được cách sao lưu và phục hồi dữ liệu.

Thực hành Vận dụng


khai thác Cơ - Thực hiện được việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu cho một bài
sở dữ liệu toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. 6 (TN) 5 (TN) 1 (TL) 1 (TL)
Cụ thể là:
+ Sử dụng được các truy vấn để tìm kiếm và kết xuất thông tin từ Cơ sở
dữ liệu.
+ Nêu được một vài nhận xét so sánh kết quả bài thực hành với một
phần mềm quản lí do giáo viên giới thiệu hoặc đã từng biết.
+ Giải thích được tính ưu việt của việc quản lí dữ liệu một cách khoa
học nhờ ứng dụng Cơ sở dữ liệu.
+ Tìm hiểu được thêm một vài chức năng của hệ Quản trị cơ sở dữ liệu.

Tổng 16 (TN) 12 (TN) 2 (TL) 1 (TL)

Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%

Tỉ lệ chung 70% 30%


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn thi: Tin học, Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………….

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: (NB 6.1.1): Chọn phương án đúng nhất? Một số hệ quản trị CSDL hiện nay:
A. Access, MySQL, Excel, DB2 B. Word, Java, MySQL, Access
C. SQL server, MySQL, Java, Oracle D. MySQL, SQLlite, DB2, Oracle
Câu 2: (NB 6.1.2): Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để có đáp án chính xác nhất?
Để khởi tạo CSDL, tạo bảng, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin cần phải có
một…………… và một phần mềm giúp giao tiếp với hệ QTCSDL đó
A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu B. Hệ cơ sở dữ liệu
D. Phần mềm MySQL D. Phần mềm HeidiSQL
Câu 3: (NB 6.1.3): Chọn phương án ĐÚNG nhất .Khi cài đặt MySQL để quản trị CSDL
trên máy tính, phần mềm cài đặt yêu cầu phải ghi nhớ đối tượng nào để có thể đăng nhập
vào MySQL?
A. Tên người dùng CSDL B. Tên máy chủ/IP
C. Mật khẩu của người dùng root D. Tên người dùng và mật khẩu CSDL
Câu 4: (NB 6.1.4): Phần mềm HeidiSQL tương tác với người dùng thông qua giao diện
nào?
A. Giao diện dòng lệnh B. Giao diện đồ hoạ
C. Giao diện nền tảng web D. Giao diện đồ hoạ kết hợp với hệ thống các dòng lệnh
Câu 5: (TH 6.1.1) Tại sao quản lý CSDL trên máy tính cung cấp khả năng kiểm soát truy
cập và độ bảo mật cao hơn so với quản lý thủ công?
A. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu chí
khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định
hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết.
B. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động
hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian
và giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một
C. Được trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau: nghe, gọi, chơi trò chơi, xem video...
D. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa
Câu 6 (TH.6.1): Việc quản lý CSDL trên máy tính mang lại khả năng tra cứu và phân
tích dữ liệu hiệu quả hơn so với quản lý thủ công vì:
A. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu
chí khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định
hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết.
B. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động
hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian và
giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một
C. Được trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau: nghe, gọi, chơi trò chơi, xem video...
D. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa
Câu 7: (NB 6.2.1)Việc đầu tiên để làm việc với một CSDL là?
A. Thu thập
B. Xử lý
C.Tạo lập
D. Cập nhật dữ liệu
Câu 8: (NB 6.2.2) Để tạo lập bảng cần phải xác định và khai báo:
A. Tên bảng, kiểu dữ liệu, mô tả các trường
B. Độ dài dữ liệu, kiểu dữ liệu.
C. Khai báo tên trường và kích thước của mỗi trường
D. Khai báo tên trường, kích thước của mỗi trường, kiểu dữ liệu và tên bảng.
Câu 9: (NB 6.2.3) Hãy chọn đáp án ĐÚNG, sau khi kết nối đến cơ sở dữ liệu, bạn có thể
chọn cơ sở dữ liệu đó trong:
A. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên dưới của HeidiSQL
B. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên phải của HeidiSQL
C. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên trái của HeidiSQL
D. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên trên của HeidiSQL
Câu 10: (NB 6.2.4) Để ấn định khóa chính thì ta thực hiện thao tác nào trong các thao tác
sau?
A. Chọn Create new index -> Primary
B. Chọn Create new index -> Key
C. Chọn Create new index -> Unique
D. Chọn Create new index -> Fulltext
Câu 11: (NB 6.2.5) Mở HeidiSQL và kết nối đến cơ sở dữ liệu của bạn (nếu đã có). Nếu
chưa có cơ sở dữ liệu, bạn có thể tạo mới một cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột phải
vào lựa chọn nào sau đây?
A. " Create database"
B. "Create new"
C. "Root"
D. “Create table”
Câu 12: (NB 6.2.6) Để khai báo khóa chống trùng lặp ta thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Chọn Create new index -> Primary
B. Chọn Create new index -> Key
C. Chọn Create new index -> Unique
D. Chọn Create new index -> Fulltext
Câu 13(TH 6.2.1) Để Tạo bảng Casi thì em cần thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Nháy nút trái chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng
B. Nhấn giữ nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn
Bảng
C. Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng
D. Nháy nút đúp chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới.
Câu 14(TH 6.2.2) Khi lập CSDL quản lí tên các Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố của Việt
Nam. Tạo bảng Tỉnh/Thành phố thì cần có các trường nào dưới đây:
A. idtenthanhpho
B. tenthanhpho
C. tenquan (huyen)
D. idtenthanhpho, tenthanhpho, tenquan (huyen)
Câu 15(TH 6.2.3) Để thực hiện mô hình quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh
thành phố em phải xác định mối quan hệ giữa:
A.Tỉnh thành phố và Quận/Huyện
B.Tỉnh và Thị trấn
C. Tỉnh và xã/phường
D. Huyện và thị trấn
Câu 16(TH 6.2.4) Để thực hiện mô hình quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh
thành phố, em có thể xác định khóa chính trong bảng Tỉnh thành phố là phương án nào
trong các phương án sau?
A. Mã của huyện
B. Mã của thị trấn
C. Mã của tỉnh thành phố
D. Mã của thị xã
Câu 17(TH 6.2.5) Em hãy lựa chọn phương án ĐÚNG. Khi cập nhật một bảng có khoá
ngoài, dữ liệu của trường khoá ngoài phải là:
A. Biểu thức logic một bảng khác
B. Biểu thức kí tự liên kết với một ô trong bảng
C. Dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham chiếu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: (NB 6.3.1) Để truy vấn dữ liệu trong sql ta sử dụng?
A. Mệnh đề ORDER BY
B. Cú pháp câu lệnh SELECT
C. Dùng toán tử BETWEEN...AND
D. Dùng câu lệnh FROM
Câu 19. (NB 6.3.2) Với điều kiện giá trị idbannhac =1 , để truy xuất dữ liệu từ bảng
“banthuam” với điều kiện cụ thể trên trường “idbannhac” ta dùng câu lệnh?
A. SELECT idbannnhac WHERE idbannhac = 1;
B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC WHERE idbannhac
= 1;
C. SELECT idbannnhac, idcasi FROM banthuam WHERE idbannhac = 1;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1;
Câu 20: (NB 6.3.3) Để truy xuất tất cả dữ liệu từ bảng “banthuam” ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM banthuam;
B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC;
C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1;
Câu 21: (NB 6.3.4) Để truy xuất dữ liệu từ bảng “banthuam” với điều kiện kết hợp giữa
nhiều trường ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM banthuam WHERE idcasi = 2; --giả sử giá trị idcasi cần tìm
là 2 AND banthuam >= 100; -- Giả sử giá trị banthuam cần tìm là lớn hơn hoặc bằng 100;
B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC;
C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1;
Câu 22: (NB 6.3.5) Để truy xuất dữ liệu từ bảng “banthuam” sắp xếp theo thứ tự tăng
dần trường idbannhac ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM banthuam;
B. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac ASC;
C. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1;
Câu 23. (NB 6.3.6) ) Để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu ta nhấn vào nút lệnh nào sau
đây?
A. New Session
B. Export Database
C. Export
D. Đáp án khác
Câu 24: (TH 6.3.1) Để truy xuất tất cả dữ liệu từ bảng “quanhuyen” ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM quanhuyen WHERE danso
B. SELECT * FROM quanhuyen WHERE idquanhuyen = 1;
C. SELECT * FROM quanhuyen;
D. SELECT idquanhuyen, tenquanhuyen FROM quanhuyen;
Câu 25: (TH 6.3.2) Bạn có thể chọn các tùy chọn sao lưu dữ liệu ở trong cửa sổ nào
sau đây?
A. "File"
B. "New Session"
C. "Export Database"
D. "Select All"
Câu 26: (TH 6.3.3) Để kết nối với cơ sở dữ liệu muốn sao lưu ta thực hiện?
A. Nhấp vào nút "New" trên thanh công cụ, chọn "New Session" trong menu "File"
B. Nhấn nút save trên thanh công cụ
C. Nhấp vào nút open, chọn "New Session" trong menu "File
D. Nhấp vào nút close, chọn "New Session" trong menu "File
Câu 27: (TH 6.3.4) Chức năng Quick Filter trong phần mềm HeidiSQL dùng để thực
hiện công việc:
A. Lọc, lấy ra danh sách dữ liệu thỏa mãn một yêu cầu nào đó.
B. Chỉnh sửa dữ liệu
C. Thêm mới dữ liệu
D. Xóa dữ liệu
Câu 28: (TH 6.3.5) Hãy chọn phương án ĐÚNG: thực hiện cấu hình tính năng sao lưu
dữ liệu dự phòng để?
A. Đảm bảo tính nhanh chóng, đúng đắn và đầy đủ của quy trình phục hồi dữ liệu
B. Đảm bảo tính thường xuyên, đúng đắn và đầy đủ của quá trình sao lưu dữ liệu
C. Đảm bảo tính an toàn của dữ liệu, đáp ứng đúng yêu cầu của tổ chức.
D. Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ quá trình sao lưu dữ liệu.
E. II. PHẦN TỰ LUẬN:
PHƯƠNG ÁN 1: THỰC HÀNH
Cho CSDL quản lý Kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm, gồm 3 bảng sau:
KHACH_HANG
Mô tả Tên trường Kiểu dữ liệu
Mã khách hàng MaKH Xâu ký tự
Họ tên khách hàng HoTen Xâu lý tự
Địa chỉ khách hàng Diachi Xâu ký tự
Số điện thoại khách hàng SDT Xâu ký tự
MAT_HANG
Mô tả Tên trường Kiểu dữ liệu
Mã mặt hàng MaMH Xâu ký tự
Tên mặt hàng TenMH Xâu ký tự
Đơn giá DơnGia Số nguyên
HOA_DON:
Mô tả Tên trường Kiểu dữ liệu
Số đơn Sodon Xâu ký tự
Mã khách hàng MaKH Xâu ký tự
Mã mặt hàng MaMH Xâu ký tự
Số lượng Soluong Số nguyên
Ngày giao hàng NgayGH Ngày/giờ
Hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1(VD.F.1) Thực hành tạo 3 bảng trên, chỉ định khóa chính, và nhập dữ liệu vào
cho cả 3 bảng (mỗi bảng 5 bản ghi.)
Câu 2: (VD.F.3) Sắp xếp dữ liệu của bảng mặt hàng tăng dần theo đơn giá.
Câu 3: (VDC.F.3) Truy xuất dữ liệu các khách hàng đã mua một mặt hàng cụ thể
nào đó, gồm các thông tin: MaKH, HoTen, Diachi, SDT, TenMH, Soluong (ví dụ đưa
ra thông tin những khách hàng đã mua mặt hàng “bút bi”).
ĐÁP ÁN
Nội dung thực Điểm
hành

Câu 1 (Vận dụng)

Học sinh tạo được cấu trúc 3 bảng theo yêu cầu 0.6

Chỉ định đúng khóa chính cho mỗi bảng 0.1

Nhập được dữ liệu cho 3 bảng 0.3

Câu 2 (Vận dụng)

Sắp xếp đúng yêu cầu 1

Câu 3 (Vận dụng cao)

Đưa ra được thông tin các khách hàng mua 1 mặt hàng cụ 1
thể nào đó.

PHƯƠNG ÁN 2: VIẾT
Câu 1: (VD.F2) Khi cập nhật một bảng có khoá ngoài, dữ liệu của trường khoá ngoài
phải là dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham chiếu.
HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát điều này như thế nào?
Lời giải:
HeidiSQL cung cấp tính năng hỗ trợ kiểm soát khóa ngoài trong quá trình cập nhật
dữ liệu trên bảng, giúp đảm bảo tính nhất quán và tính toàn vẹn của dữ liệu trong
CSDL.
Câu 2: (VD.F.3) Giả sử CSDL HOC_TAP có bảng HocSinh(MaHS, Hodem, Ten,
Lop). EM hãy viết câu truy vấn SQL để xuất danh sách những học sinh có tên là
“An” và lớp của học sinh đó
Lời giải:
SELECT Ten, Lop
FROM HocSinh
WHERE Ten LIKE ‘An%’
ORDER BY Ten
;
Câu 3: (VDC.F.3) Giả sử cần di chuyển một CSDL từ máy tính này sang máy tính
khác, em sẽ làm thế nào?
Trả lời: Để di chuyển một cơ sở dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác, bạn có
thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Sao lưu cơ sở dữ liệu từ máy tính nguồn: Sử dụng công cụ sao lưu của hệ
quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng trên máy tính nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ
liệu của cơ sở dữ liệu. Lưu ý lựa chọn tùy chọn sao lưu để bao gồm cấu trúc bảng, chỉ
số, ràng buộc và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Bước 2: Chuyển file sao lưu dữ liệu sang máy tính đích: Có thể sử dụng các phương
tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ chia sẻ file để chuyển file sao lưu
dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính đích.
Bước 3: Phục hồi cơ sở dữ liệu trên máy tính đích: Trên máy tính đích, sử dụng công
cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu
và khôi phục cơ sở dữ liệu trên máy tính đích.

You might also like