You are on page 1of 5

PHÒNG GD&ĐT QUẬN BA ĐÌNH CHỮA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ NĂM HỌC 2021 – 2021


Môn: NGỮ VĂN 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày: 4 tháng 11 năm 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)

PHẦN I (6 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua
mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình,
sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không
bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo
lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười
năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có
sợ gì chúng?
(Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)
1. Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
(Hoàn cảnh: thời gian – không gian)
2. Trong câu “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước
giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?
Hành động nói đó được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp?
- Hành động nói: trình bày
- Cách thực hiện: gián tiếp (xét mđ nói: câu nghi vấn)
3. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của các tác giả khi tạo dựng hình tượng
nhân vật “ta” trong tác phẩm ?
- tôn trọng lịch sử
- tài năng và công lao của vua QT không thể phủ nhận
- yêu nước và lòng tự tôn
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo phương pháp quy nạp trình bày cảm
nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn,
có sử dụng một câu có chứa lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).
- Nội dung: 2.5 điểm
+ tầm nhìn xa trông rộng: phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, phương án ngoại giao sau
chiến thắng
+ trí tuệ sáng suốt trong việc: nhận định tình hình: bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu
báo thù + dùng người: không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.
+ ý chí quyết thắng, tự tin, hành động mạnh mẽ, tự lực tự cường: thân hành cầm quân,chỉ mươi
ngày đuổi được nhà Thanh, câu văn cuối
+ yêu nước, thương dân: không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy
=> Mở rộng đoạn văn:
+ giới thiệu vị trí của đoạn: bối cảnh-> mở đoạn
+ liên hệ (trước – sau)
+ Nghệ thuật -> Nội dung
- Hình thức:
+ Kiểu đoạn: câu chủ đề: cuối đoạn: NT: khắc họa n/v qua lời nói + ngôn ngữ trần thuật-> vẻ
đẹp của vua QT (mở đoạn: trước tiên…; dẫn dắt: giới thiệu vị trí đtrich)
+ số câu: 12 câu (+_1 câu, +_2 câu)
+ tiếng Việt: * Câu có chứa lời dẫn trực tiếp
* Câu bị động: câu chủ đề

Phần II (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Linda là một bé gái luôn cúi đầu nhìn xuống, cảm thấy tự ti vì mình không xinh đẹp.
Vào một ngày nọ, khi đi dạo trong một cửa hàng trang sức, cô đã bị thu hút bởi một chiếc
kẹp bướm. Quả nhiên sau khi cài lên tóc, Linda bỗng trở nên xinh đẹp lạ lùng. Chủ tiệm cũng
không ngớt xuýt xoa khen ngợi.
Linda bán tín, bán nghi vì xưa nay có rất ít người khen ngợi cô như vậy, Cô mạnh dạn
ngẩng đầu lên để ngắm mình trong gương và mỉm cười. Lòng cô bé vui sướng đến nỗi quên hết
mọi thứ xung quanh, đến mức đụng vào một người khách ở ngoài bước vào khi cô ra về.
Linda bước vào lớp học, ngẩng mặt lên nhìn cô giáo của mình . "Linda, em ngẩng đầu lên
thật là đẹp!" – Cô giáo vỗ vỗ vào vai cô bé.
Ngày hôm đó, cô bé được rất nhiều người khen ngợi. Cô nghĩ nhất định đó là công lao của
chiếc kẹp bướm này. Về đến nhà, cô lại đứng trước gương nhìn ngắm, nhưng cô ngạc nhiên vì
trên tóc chẳng thấy chiếc kẹp bướm đâu, thì ra, khi đụng phải người khách ở cửa hàng, nó đã
rơi mất rồi.
(Chiếc kẹp bướm – Trích 1001 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống– NXB Lao
Động)
1. Câu văn được in đậm trong văn bản trên sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Xét về mục
đích nói, câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
- Câu văn in đậm: lời dẫn trực tiếp
- Xét về mục đích nói: câu trần thuật
2. Vì sao ở cuối truyện, cô bé lại “ngạc nhiên vì trên tóc chẳng thấy chiếc kẹp bướm đâu”?
- nội dung: bám sát ngữ liệu
- hình thức: trả lời tối đa ý hiểu
- cách thức trả lời:
+ nghĩa gần: rơi kẹp tóc mà vẫn được khen xinh
+ nghĩa xa: cô xinh không phải vì cái kẹp tóc
+ thông điệp (xem vđ NLXH câu viết đvan): nhận ra cô không tự tin về hình thức của mình ->
thật sự cô là một cô gái xinh đẹp
3. Từ nội dung ý nghĩa của câu chuyện trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn
văn nghị luận không quá 1,5 trang giấy để gửi đến người đọc thông điệp: “Hãy tự tin trong
cuộc sống!”.
- Dạng bài NL về 1 mệnh đề:
+ Mở đoạn: …-> trích dẫn mệnh đề
+ Thân đoạn:
* Giải thích – K/ niệm
- Biểu hiện
- Giải thích cả mệnh đề
* Bình luận: Ý nghĩa của lời khuyên (vì sao lại khuyên…)
* Liên hệ: + D/chứng
+ Phản đề - mở rộng
* Rút bài học:
+ Nhận thức: mệnh đề
+ Hành động: Hãy
+ Liên hệ bản thân: cụ thể
---------Hết---------

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
NHÓM VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN 9
( Năm học 2020 -2021)

Câu Nội dung Điểm


Phần I (6 điểm)
Câu 1 - Đoạn trích trên là lời của vua Quang Trung 0,25
(0,75đ - Nói với các tướng sĩ 0,25
) - Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, ngày 30 tháng Chạp 0,25
Câu 2 - Nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói: trình bày (phủ 0,5
(0,75 đ) định) 0,25
- Hành động nói đó được thực hiện theo cách gián tiếp.
Câu 3 Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút của các tác giả khi tạo dựng
(1 đ) hình tượng nhân vật “ ta” trong tác phẩm :
- Các tác giả là những nhà ghi chép lịch sử, có thái độ tôn trọng sự
thật lịch sử, vì thế, không thể phủ nhận tài năng của người anh hùng 0,5
Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Họ cũng là những người yêu nước, có ý thức dân tộc một cách sâu
sắc, vì thế, họ đã viết rất thực và hay như vậy về Quang Trung –
Nguyễn Huệ, vị tổng chỉ huy làm nên chiến thắng của dân tộc. 0,5

Câu 4 * Hình thức: Đoạn văn quy nạp , khoảng 12 câu (+ 1câu) 0,5
(3,5 đ) * Tiếng Việt: 1 câu có chứa lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (có 0,5
gạch chân và chú thích rõ)
* Nội dung:
- Mạnh mẽ, quyết đoán: “ thân hành cầm quân”, (0,25đ)
-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người: đánh
giá cao Ngô Thì Nhậm, khẳng định “chỉ có người khéo lời lẽ mới
dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm 2,5
được”.(0,5đ)
- Ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng: khẳng định chắc như
đinh đóng cột rằng “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng
qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh”, lại tính sẵn kế hoạch
ngoại giao sau chiến thắng để có thể “dẹp việc binh đao”, “cho ta
yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”. (0,5đ)
- Yêu nước, thương dân: “…việc binh đao không bao giờ dứt, không
phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” (0,5đ)
- Ý chí tự lực, tự cường: “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn
mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có
sợ gì chúng?” (0,25đ)
 Nghệ thuật trần thuật và khắc họa nhân vật thông qua lời nói.
(0,25đ)
=> Vua Quang Trung quả là một người anh hùng có tính cách
mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng hiếm có,
đồng thời là một vị vua yêu nước, thương dân (0,25đ)

Phần II (4 điểm)
Câu 1 - Câu văn được in đậm trong văn bản sử dụng cách dẫn trực tiếp 0,25
(0,5 đ) - Xét về mục đích nói, câu văn đó thuộc kiểu câu trần thuật 0,25
Câu 2 Cô bé ngạc nhiên vì:
(1 đ) + Cô tưởng chiếc kẹp bướm vẫn còn trên mái tóc nhưng hoá ra khi 0,25
cô đụng phải người khách ở cửa hàng, nó đã rơi mất rồi.
+ Cô nhận ra những lời khen ngợi của mọi người dành cho cô 0,5
không phải là vì cô có chiếc kẹp bướm trên mái tóc.
+ Cô nhận ra từ trước đến giờ mình đã không tự tin về vẻ đẹp của 0,25
mình trong khi thực ra, cô là một cô bé xinh đẹp.
HS cũng có thể trả lời: Chính sự tự tin đã làm cô trở nên xinh đẹp
chứ không phải bất kì trang sức nào…
 Nếu HS hiểu đúng ý, cách diễn đạt trôi chảy, thuyết phục GV
vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 * Hình thức: đúng hình thức đoạn, đảm bảo dung lượng, chữ viết 0,5
(2,5 đ) sạch, đẹp, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
* Nội dung:
- Nêu vấn đề và khẳng định vấn đề: Trong cuộc sống cần có lòng 0,25
tự tin.
- Giải thích:Thế nào là tự tin?
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi 0,25
việc, không hoang mang dao động, hành động cương quyết, dám
nghĩ, dám làm.
- Lí giải tại sao cần phải có sự tự tin ?
+ Tự tin giúp khám phá được những năng lực vốn có của bản thân.
0,5
+ Là phẩm chất quan trọng cần có để giúp ta vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, tạo nên thành công của mỗi con người,
+ Nó còn tạo nên sức mạnh, là động lực cho sự sáng tạo
+ Nó giúp ta đẹp hơn trong mắt những người xung quanh, tạo dựng
sự tin cậy cho mọi người…
+ Giúp con người sống vui vẻ, hạnh phúc. 0,5
- HS nêu một số tấm gương về sự tự tin trong cuộc sống.
- Lật ngược – mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những người tự ti, không tin tưởng vào khả năng của 0,25
bản thân, đánh mất đi cơ hội của mình
+ Không nên tự tin thái quá đến mức trở thành tự kiêu, không biết
rõ được mình là ai, ảo tưởng về khả năng của bản thân  dễ thất
bại, dễ suy sụp tinh thần…
- Khẳng định vấn đề và đưa ra lời khuyên: “Hãy tự tin trong 0,25
cuộc sống!” + Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành
động: Cần rèn luyện để có được sự tự tin…
*Lưu ý :
-Trên đây chỉ là định hướng chấm, HS có thể diễn đạt khác
nhưng đoạn văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ thì giáo viên có thể
cho điểm tối đa
-Nếu HS mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, diễn đạt … thì trừ 0,25đ/
lỗi

You might also like