You are on page 1of 9

ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH

VĂN BẢN: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (HUY CẬN)

Câu 1: Giới thiệu đôi nét về bài thơ trong khoảng 5 câu.
Câu 2: Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " được triển khai theo trình tự nào? Trình tự ấy đã
góp phần tạo nên thời gian và không gian nghệ thuật như thế nào cho bài thơ ?
- P1( 2 khổ đầu ) : Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi 
- P2 ( 4 khổ tiếp ) : Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng 
- P3 ( khổ cuối ) : Đoàn thuyền đánh cá trở về trong chiến thắng lúc bình minh lên
=> NX: Triển khai theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá và có kết cấu đầu cuối
tương ứng
=>Tác dụng:
+ Nội dung: Thể hiện rõ được chủ đề bài thơ: ngợi ca thiên nhiên vũ trụ và ngợi ca tinh
thần lao động hăng say và tư thế làm chủ của người lao động trong cuộc sống mới.
+ Nghệ thuật: làm cho bài thơ trở nên sinh động, gần gũi.
Câu 3: Khổ thơ đầu và cuối có hình ảnh thơ nào được lặp lại? Cách lặp lại như thế tạo ra
nghệ thuật gì trong kết cấu ? Hãy chỉ ra ý nghĩa của những hình ảnh được lặp lại này.
- Ở khổ thơ cuối có sử dụng cấu trúc lặp với nhiều hình ảnh đã xuất hiện từ những khổ thơ
trước: “Câu hát”, “mặt trời” “biển”, “cá”: (đặc biệt là sự xuất hiện của "câu hát"), câu thơ
cuối và câu thơ đầu có sự khác nhau về một từ: câu đầu là “cùng” còn ở câu cuối là “với”
- Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng
- Câu thơ đầu như câu hát đưa thuyền ra khơi, còn ở kết bài thì câu thơ lại như câu hát
đưa thuyền về bến
=> Khiến cho bài thơ như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động.
Câu 4: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào ? Ai là tác giả ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
của bài thơ.
- Khổ thơ trên trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Tác giả: Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
+ Bài thơ sáng tác năm 1958 , sau khi tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ
Quảng Ninh ( đây là thời kì nước ta vừa giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và miền Bắc đang bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội )
+ Trích trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng"
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ trên.
* Biện pháp tu từ so sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa“
- Tác dụng:
+ Nội dung: gợi lên khung cảnh thiên nhiên huy hoàng tráng lệ, sức sống mạnh mẽ
+ Nghệ thuật: làm cho khung cảnh hoàng hôn trở nên dễ hình dung cụ thể, rõ nét
* Biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
- Tác dụng:
+ Nội dung: miêu tả được trạng thái của thiên nhiên như dọn dẹp chuẩn bị nghỉ ngơi ( tắt
lửa, cài then, sập cửa )
+ Nghệ thuật: gợi ra được những liên tưởng mới mẻ, thú vị, làm cho hình ảnh bầu trời đêm
trở nên gần gũi, đời thường trong cảm nhận của con người
=> Tác giả đã miêu tả được hình ảnh tráng lệ của hoàng hôn của đoàn thuyền đánh cá trước
khi ra khơi đồng thời làm góp phần nổi bật được hỉnh ảnh và vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh
cá khi ra khơi.
3. Từ “lại” trong câu thơ thứ ba thuộc từ loại nào? Việc sử dụng từ “lại” trong văn cảnh
này nhằm diễn tả điều gì ?
- Từ “lại” trong câu thơ thứ ba là phó từ
- Việc sử dụng từ lại trong văn cảnh trên gợi sự đối lập, vừa gợi tư thế chủ động của con
người và cho biết công việc ra khơi đánh bắt cá vẫn diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại
mỗi ngày. Tuy vậy khí thế của người lao động vẫn rất náo nức, cất thành khúc hát mỗi khi
ra khơi.
4. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là một liên tưởng thú vị. Tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ này ? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ
đó ?
- Biện pháp tu tử ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng:
+ Nội dung: Cho ta thấy tâm tư của người lao động như được gửi gắm vào trong câu hát:
phấn khởi, say mê với công việc.
+ Nghệ thuật: Gợi ra những liên tưởng mới mẻ, thú vị, sâu sắc.
=> Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh của người lao
động làm chủ biển khơi.
5. Hình ảnh con thuyền được thi vị hóa trong thơ ca rất đẹp. Em hãy chép một câu thơ đã
được học trong chương trình Ngữ văn THCS có viết về hình ảnh con thuyền. Nêu tên bài
thơ và tác giả.
- Bài thơ: “Nguyên tiêu”
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Câu thơ cụ thể: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
6. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng
12 câu, làm rõ bức tranh ra khơi tráng lệ, tinh thần lao động đầy háo hứng, phấn chấn
của những con người lao động mới .Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một
thành phần biệt lập ( Gạch chân và chú thích rõ).
Câu 5: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có đoạn:
“ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
1. Trong bài thơ trên, tác giả sử dụng nhiều lần từ “ hát ” để miêu tả tâm thế của người
lao động . Hãy chép lại những câu thơ có chứa từ “ hát ” có trong bài thơ và cho biết tác
dụng của việc lặp lại từ “ hát ” đó?
- Những câu thơ có từ "hát" trong bài "Đoàn thuyền đánh cá"
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
+ "Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
+ "Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,"
+ "Ta hát bài ca gọi cá vào,"
+ "Câu hát căng buồm với gió khơi,"
- Tác dụng:
+ Nội dung: Nhấn mạnh sự lạc quan, yêu đời, niềm vui của những người ngư dân khi đi
đánh bắt cá
+ Nghệ thuật: tạo sự liên kết giữa các câu thơ, tạo nhịp điệu cho bài thơ
=> Khiến cho bài thơ như một điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động, “một
khúc tráng ca của con ngừoi lao động thời đại mới”
2. Từ “đông” trong câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi ” có nghĩa là gì ? Hãy tìm ít
nhất hai từ đồng âm khác nghĩa với từ đó, chỉ rõ nghĩa của từng trường hợp.
- Từ “đông” trong câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi ” có nghĩa là tên riếng của
vùng biển nằm ở phía Đông của nước ta.
- Nhưng từ đồng âm khác nghĩa
+ đông: mùa lạnh nhất trong bốn mùa của một năm, sau mùa thu
+ đông: chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “ Cá thu
biển Đông như đoàn thoi” ? Tìm trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” hai câu thơ cũng
sử dụng phép tu từ giống câu thơ đó ?
- Biện pháp tu từ so sánh
- Tác dụng:
+ Nội dung: Thể hiện được sự giàu có của biển cả
+ Nghệ thuật: Khiến cho hình ảnh về số lượng lớn, sự giàu có của biển cả trở nên rõ nét,
cụ thể, dễ hình dung
=> Nhấn mạnh được sự giàu có, hào phòng của biển cả về số lượng và sự biết ơn của
những người ngư dân.
- Hai câu thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa“
+ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng từ “thoi”. Chép lại câu thơ
đó. Ghi rõ tên bài thơ và tác giả sáng tác. Cho biết nghĩa chung của từ “thoi” trong hai
câu thơ.
- Câu thơ cụ thể: “Ngày xuân con én đưa thoi”
- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.
- Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ: rất nhiều, tấp nập và nhanh.
5. Cách sử dụng đại từ “ta” nhằm diễn tả cảm xúc gì của những con người lao động trong
công cuộc chinh phục biên khơi để xây dựng đất nước?
- Việc sử dụng đại từ “ta” đã thể hiện được niềm tự hào và tư thế của người làm chủ.
6. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp, khoảng
12 câu, làm rõ bức tranh ra khơi đầy háo hứng, phấn chấn của những con người lao động
mới .Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và lời dẫn trực tiếp ( Gạch chân và chú
thích rõ).
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
Câu 6: Viết về hình ảnh người dân chài khi ra khơi, Huy Cận đã viết:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
(Đoàn thuyền đánh cá- Ngữ văn 9/ Tập I)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ đầu.
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa qua từ “lái” + ẩn dụ hình thức qua hỉnh ảnh
“buồm”,”trăng” (“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”), biên pháp tu từ nói quá (“Lướt
giữa mây cao với biển bằng”)
- Tác dụng: 
+ Nội dung: Khắc hoạ được vẻ đẹp về tư thế và tinh thần của người ngư dân, đoàn
thuyền, họ không còn bé nhỏ mà tầm vóc trở nên lớn lao, vĩ đại, phi thường, hình ảnh con
người hiên ngang, gợi ra không gian vũ trụ kì vĩ, không gian thiên nhiên thi vị, mơ mộng.
Công việc đánh bắt cá vốn nặng nhọc nhưng đã trở thành một công việc đầy hứng thú.
+ Nghệ thuật: Làm cho thiên nhiên với con người trở nên gần gũi, thân thuộc, sinh động,
gấy ấn tượng cho người đọc, gợi ra những liên tưởng thú vị, gây ấn tượng cho người đọc.
=> Góp phần khắc hoạ vẻ đẹp, sự rộng lớn của thiên nhiên để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp
người ngư dân về - vẻ đẹp của con người được làm chủ cuộc đời, làm chủ lao động, tinh
thần phấn chấn của người làm chủ, tự do, phóng khoáng, yêu lao động.
2. Hai câu thơ đầu trong đoạn thơ trên gợi cho em liên tưởng đến 2 câu thơ nào cũng
miêu tả hình ảnh cánh buồm trong chương trình Ngữ Văn 8? Cho biết tên bài thơ và tên
tác giả ? Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả và cảm nhận của hai nhà
thơ?
- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Quê hương – Tế Hanh Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
Giống nhau Đều miêu tả về hỉnh ảnh cánh buồm, đều mang ý nghĩa tượng trưng,
đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh), hoặc so sánh ngầm (ẩn dụ)
(trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng,
là hình ảnh đặc trưng khi viết về người dân làng chài, hai nhà thơ
Khác nhau + Trong thơ Tế Hanh: + Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng"
 Biện pháp nghệ thuật so được xây dựng trên sự quan sát rất
sánh được Tế Hanh sử thực và sự cảm nhận lãng mạn của
dụng thành công trong nhà thơ Huy Cận. (Thực: Từ xa
câu: "Cánh buồm nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào
giương to... thâu góp ánh sáng của vầng trăng…Đây là
gió". hình ảnh lãng mạn: Vầng trăng trở
 Nhà thơ so sánh: "Cánh thành cánh buồm…)
buồm" với "mảnh hồn + Ý thơ lạ, sáng tạo
làng". -> Đánh cá đêm vất vả và nguy
-> một tâm hồn nhạy cảm, gắn hiểm trở nên nhẹ nhàng và thơ
bó với quê hương làng xóm. mộng.
 Cánh buồm trắng vốn là -> Sự hoà hợp con người với thiên
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
hình ảnh quen thuộc nhiên.
nay trở nên lớn lao và
kỳ vĩ, là linh hồn của
quê hương …
-> Sự trìu mến thiêng liêng,
những hy vọng mưu sinh …
của người dân chài đã được gửi
gắm vào cánh buồm -> Sự tinh
tế của nhà thơ.
3. Tìm và gọi tên trường từ vựng có trong đoạn thơ trên?
- Trường từ vựng thiên nhiên: “gió”, “trăng”, “biển”, “mây”
4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng- phân-hợp,
khoảng 12 câu, làm rõ bức tranh thiên nhiên kì vĩ, hùng tráng và tinh thần lao đọng hăng
say, tích cực, làm chủ thiên nhiên, cuộc sống của người lao động. Trong đoạn văn có sử
dụng phép nối để liên kết câu và câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
Tóm tắt
- Hình thức: - Nội dung
+ Đoạn văn tổng-phân-hợp + Chủ đề: Làm rõ bức tranh thiên nhiên
+ Dung lượng: khoảng 12 câu kì vĩ, hùng tráng và tinh thần lao động
+ Yêu cầu Tiếng Việt: phép nối để liên kết hăng say, tích cực, làm chủ thiên nhiên,
câu và câu ghép cuộc sống của người lao động
+ Phạm vi: đoạn thơ trên trong bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá”
Bài làm
* Mở đoạn:
Khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, ta thấy
được rõ bức tranh thiên nhiên kì vĩ, hùng tráng và tinh thần lao động hăng say, tích cực,
làm chủ thiên nhiên, cuộc sống của người lao động.
* Thân đoạn
- Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, hùng tráng: Bút pháp lãng mạn, nghệ thuật phóng đại khoa
trương, biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ:
+ Gợi ra không gian kì vĩ
 Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền chạy nhanh, chạy nhẹ nhàng, thanh thoát.
Đoàn thuyền khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì
vĩ.
+ Thiên nhiên thi vị, thơ mộng (gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng)
 Bút pháp lãng mạn, nghệ thuật phóng đại khoa trương đã đẩy con thuyền ra khơi
bằng sức mạnh của tự nhiên.
 Tầm vóc con thuyền trở nên lớn lao, sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Gió làm
bánh lái, trăng làm buồm, con thuyền băng băng trên biển như nối liền mây cao
với biển bằng.
+ Gió làm bánh lái, trăng làm buồm, con thuyền băng băng trên biển như nối liền mây
cao với biển bằng. (câu ghép)
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
- Tinh thần lao động của con người:
+ Vẻ đẹp của con người làm chủ: 2 câu thơ đầu
 Hai tiếng “thuyền ta” vang lên kiêu hãnh, tự hào, khẳng định quyền làm chủ của
người lao động đối với cuộc đời.
 Vẻ đẹp con thuyền cũng chính là vẻ đẹp của người lao động. Cùng với tốc độ xé
gió của đoàn thuyền là cái khí thế phơi phới của con người làm chủ cuộc đời.
+ Tinh thần hăng say lao động: 2 câu thơ sau
 Con người lao động thời đại mới cũng trở nên hùng tráng giữa biển trời. Tầm vóc
được kì vĩ hóa, người lao động bước ra vị trí trung tâm của khung cảnh, thực hiện
công cuộc chinh phục thiêng nhiên bao la: ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng
cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng.
 Hàng loạt động từ dò, dàn đan, vây giăng đặc tả tư thế làm chủ, tâm hồn phóng
khoáng hăng say của con người. Đoàn thuyền băng băng lướt sóng, người lao
động hăng hái bủa vây điệp trùng. Cuộc đánh cá đã trở thành một trận đánh, ngư
dân là chiến sĩ, ngư cụ là vũ khí, và thiên nhiên như đang giúp sức cùng con người
trên hành trình làm chủ cuộc đời.
* Kết đoạn
Tóm lại (phép nối), ngòi bút phóng đại, biện pháp tu từ nhân hóa của tác giả đã cho ta
thấy cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi mang vẻ đẹp vừa hùng tráng, kì vĩ mà lại thơ
mộng trong không gian biển trời cao rộng, khoáng đạt, nhưng cũng gần gũi, ấm áp thiên
nhiên mang kích thước và tầm vóc vũ trụ.
5. Đoạn thơ là sự hoà hợp, gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Chép chính xác khổ
thơ trong một bài thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tình cảm
gắn bó này. Nêu rõ tên bài thơ, tên tác giả.
- Bài thơ: “Ánh trăng”
- Tác giả: Nguyễn Duy
- Khổ thơ :
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên


hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
* Thành viên nhóm 1
Mai Hà Linh
Phạm Tuấn Hưng
Nguyễn Diệu Hương
Vũ Nhật Minh
Câu 7: Cho câu thơ: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé”
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ 4 bài thơ “Đoàn thuyền đánh
cá”.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
     Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
2. Bố cục của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Trình tự ấy đã tạo ra không gian
và thời gian nghệ thuật như thế nào cho bài thơ?
- P1( 2 khổ đầu ) : Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi 
- P2 ( 4 khổ tiếp ) : Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng 
- P3 ( khổ cuối ) : Đoàn thuyền đánh cá trở về trong chiến thắng lúc bình minh lên
=> NX: Triển khai theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá và có kết cấu đầu cuối
tương ứng
=>Tác dụng:
+ Nội dung: Thể hiện rõ được chủ đề bài thơ: ngợi ca thiên nhiên vũ trụ và ngợi ca tinh
thần lao động hăng say và tư thế làm chủ của người lao động trong cuộc sống mới.
+ Nghệ thuật: làm cho bài thơ trở nên sinh động, gần gũi.
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép.
- Biện pháp tu từ liệt kê
+ Nghệ thuật: diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn.
+ Nội dung: biển vừa giàu vừa đẹp như một bực tranh sơn mài rực rỡ, tươi vui.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ
+ Nghệ thuật: gợi ra những liên tưởng độc đáo, mới mẻ.
+ Nội dung: miêu tả sắc nét con cá song giống như ngọn đuốc đen hồng đang lao trong
luồng nước dưới ánh sáng lấp lánh thật độc đáo.
- Biện pháp tu từ nhân hoá
+ Nghệ thuật
+ Nội dung
4. Cách gọi cá bằng “em” của nhà thơ nhằm diễn tả điều gì?
5. Con cá song và ngọn đuốc vốn là hai sự vật khác nhau nhưng sự liên tưởng của nhà thơ
Huy Cận vẫn được coi là hợp lí, vì sao? Qua đó, ta hiểu thêm những gì về thiên nhiên và
tài quan sát của nhà thơ?
6. Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép ở
câu 1 “ Vậy là, chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự
giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương”. Hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chỉnh
đoạn văn, theo phép lập lập tổng – phân- hợp, trong đoạn có sử dụng 1 phép thế để kiên
kết câu và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ)
Câu 8: Huy Cận trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã viết:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Nêu thể loại của của bài thơ.
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH
2. Bài thơ viết về hình ảnh những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xa hội của đất nước. Hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9
có cùng đề tài. Nêu rõ tên tác giả và thể loại của tác phẩm đó.
3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Việc sử dụng các biện
pháp tu từ đó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả nội dung của đoạn thơ?
4. Câu thơ “ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta từ buổi nào.” , thể hiện tình cảm
gì của ngư dân? Tình cảm đó gợi cho em liên tưởng đến những câu thơ nào đã học trong
chương trình ngữ văn THCS? Nêu rõ tên bài thơ và tên tác giả.
5. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch,
khoảng 12 câu, nêu cảm nhận về hình ảnh con người lao động trong sự gắn bó, hòa hợp
với thiên nhiên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và câu bị động ( Gạch chân và chú
thích rõ).
Câu 9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
2. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người lao động qua hình ảnh thơ “ Ta kéo xoăn
tay chùm cá nặng”? Câu thơ này gợi cho em nhớ đến những câu thơ nào trong bài thơ “
Quê hương” của Tế Hanh”?
3. Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì ? Trong câu
thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Ghi
lại chính xác một vài câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ này.
4. Dựa vào khổ thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12) câu theo phép lập luận diễn dịch làm
nổi bật vẻ đẹp trong tư thế lao động của ngư dân. Trong đoạn văn có sử dụng một câu
ghép và một thành phần biệt lập phụ chú.
Câu 10: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
1. Hãy viết một câu văn nêu khái quát nội dung chính của khổ thơ trên.
2. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi là hình ảnh rất độc đáo. Hình ảnh ấy giúp em cảm
nhận được điều gì ?
3. Trong đoạn thơ trên có những hình ảnh nào được lặp lại so với khổ thơ đầu? Việc lặp
lại đó có ý nghĩa gì? Kể tên một bài thơ khác có trong chương trình Ngữ văn THCS cũng
có kiểu kết cấu tương tự, nêu rõ tên tác giả.
4. Dựa vào khổ thơ trên, viết một đoạn văn phép lập luận quy nạp ( khoảng 12 câu) nêu
cảm nhận của em về hình ảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh đẹp rực rỡ. Trong
đó có sử dụng câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán. ( Gạch chân và chú thích rõ)
5.Kể tên một bài thơ khác đã được học trong chương trình ngữ văn THCS cũng viết về
tình yêu biển, yêu lao động của những người ngư dân. Ghi rõ tên tác giả.
ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 GV: HOÀNG TUỆ MINH

You might also like