You are on page 1of 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I

QUẬN HOÀN KIẾM NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS HOÀN KIẾM
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần/ Câu Nội dung Điểm


Phần I
(6.0 điểm)
Câu 1 - Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn) 0.25
(0.5 điểm) - Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái 0.25
Câu 2 - Sự việc Quang Trung cho mời Nguyễn Thiếp đến gặp để hỏi ý 0.5
(0.5 điểm) kiến về việc đánh đuổi quân Thanh.
Câu 3 - Các tác giả là những nhà chuyên viết sử, họ tôn trọng lịch sử. 0.5
(1.5 điểm) - Cảm hứng yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã giúp họ viết
nên những trang sử rất thực và rất hay về Nguyễn Huệ.
- Mặt khác trong thực tế Nguyễn Huệ thực sự là hình ảnh đẹp, 0.5
tiêu biểu cho khí phách của dân tộc, tinh thần dân chủ của nhân
dân. Ông đã tạo nên cảm hứng cho các tác giả để họ khắc họa
được hình tượng người anh hùng dân tộc đẹp vào bậc nhất trong 0.5
lịch sử.
Câu 4 * Hình thức:
(3.5 điểm) - Đúng đoạn diễn dịch 0,5 đ
- Tích hợp kiến thức tiếng Việt, có gạch chân chú thích (lời dẫn 0,5 đ
trực tiếp, lời dẫn gián tiếp)
*Nội dung: Quang Trung là người có trí tuệ nhạy bén, sáng
suốt.
+ Sáng suốt trong việc lên ngôi
- Lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu” tập hợp sức mạnh đoàn 0,5 đ
kết, “yên kẻ phản trắc, giữ lấy lòng người”
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc : thể
hiện qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An.
- Khẳng định chủ quyền của dân tộc: đất nào sao ấy, đều đã
phân biệt rõ ràng
- Lên án tội ác của giặc trong quá khứ: giết hại nhân dân, vơ vét 1,0 đ
của cải
- Nêu bật dã tâm của giặc trong lần này: mưu đồ lấy nước Nam
ta đặt làm quận huyện
- Nhắc lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc ta để khích lệ quân sĩ
- Kêu gọi tướng sĩ đồng tâm hiệp lực
- Ra kỉ luật nghiêm: chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng …không
tha một ai
→ Bình luận, đánh giá: Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn
gọn mà ý tứ sâu xa → kích thích lòng yêu nước và truyền thống
quật cường của dân tộc.
+Sáng suốt trong việc dùng người
- Khi Sở và Lân “mang gươm trên lưng xin chịu tội”, ông hiểu
việc rút quân của hai vị tướng là do không địch nổi quân hùng
tướng mạnh nhà Thanh nên phải rút về Tam Điệp để bảo toàn
lực lượng và gây cho giặc sự chủ quan. Ông cũng hiểu đây là kế
của Ngô Thì Nhậm nên hai tướng không bị phạt mà còn được 1,0
khen ngợi.
- Ông đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm, coi như một vị quân sư
“đa mưu túc trí”→ khen chê đúng người, đúng việc.
Lưu ý: HS có nhiều cách diễn đạt, giáo viên linh hoạt cho
điểm.
Phần II
(4.0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản: Nghị luận 0.5
(0.5 điểm)
Câu 2 + So sánh: …sống thụ động … cũng giống như một con 0.5
(1.5 điểm) bè trên dòng nước lớn…
+ Ẩn dụ: Con bè trên dòng nước lớn, sóng gió, giông bão 0.5
- Tác dụng:
+ Diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ 0.25
động và tác hại của việc sống thụ động;
+ Tăng tính thuyết phục cho luận cứ. 0.25

Câu 3 * Hình thức:


(2.0 điểm) - Đoạn văn NLXH, khoảng 2/3 trang giấy thi. (tối đa 1 trang 0.25
giấy thi).
- Luận điểm đúng đắn; bố cục hợp lí; lập luận chặt chẽ; đảm 0.25
bảo liên kết. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác;
không mắc lỗi chính tả, lỗi từ ngữ - ngữ pháp.

* Nội dung: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng
phải đảm bảo đúng đặc trưng văn NLXH (lí lẽ rõ ràng, dẫn
chứng đời sống, phân tích đánh giá được các mặt của vấn đề…)
và làm rõ vấn đề: Vai trò của việc sống chủ động.
- Giải thích khái niệm: “sống chủ động” là tự mình lập kế
hoạch, thực hiện, và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong 0.25
cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài.
- Biểu hiện của sống chủ động 0.25
- Ý nghĩa, vai trò của sống chủ động: 0.25
+Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng
xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục
tiêu, khát vọng, ước mơ…
+ Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu
không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc
và cuộc sống.
- Mở rộng, nâng cao vấn đề:
+ Sống chủ động không phải là bất chấp tất cả
+ Phê phán lối sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động 0.5
- Liên hệ và rút ra bài học.
* Lưu ý: Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên
phải lí giải hợp lí, thuyết phục; phần liên hệ cần chân thành. 0.25
Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
* Đủ nội dung, diễn đạt tốt song phân tích chưa sâu sắc: 1.0đ

You might also like