You are on page 1of 7

UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU NĂM HỌC 2021 – 2022


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 15/03/2022
PHẦN I (6,5 điểm)
Trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”, kể về một lần phá bom của Phương Định, tác
giả Lê Minh Khuê viết:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay
ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai
người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bông thấy tại sao mình làm quả chậm.
Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên
trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu 1. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên.
Câu 2. Qua những lời kể của nhân vật, em cảm nhận như thế nào về không khí của chiến
trường trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước của dân tộc và vẻ đẹp của những con
người khi đối mặt với cuộc chiến đó?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích trên, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết đoạn văn
nghị luận từ 12- 15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ diễn biến tâm lí, tâm trạng
của nhân vật Phương Định khi phá bom, đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn và một
câu có thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã đi vào bao sáng tác thơ ca.
Em hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng được sáng tác trong
hoàn cảnh Trường Sơn thời kì chống Mĩ (ghi rõ tên tác giả).
PHẦN II (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“... Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu
ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền
như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao,
tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao
được.”
(Trích “Bà nội”- Duy Khán, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018)
Câu 1. Khi kể về bà, tại sao người cháu lại khẳng định: "Bà như thế thì chúng tôi hư làm
sao được." ?
Câu 2. Từ hình ảnh người bà trong đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em
hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
Lòng bao dung luôn có sức cảm hóa với mọi người trong cuộc sống.

Ghi chú: Điểm phần I: 1 (0,5 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (1,5 điểm); 4 (4,0 điểm)
Điểm phần II: 1 (1,0 điểm); 2 (2,5 điểm)
-- Chúc các em làm bài tốt --

UBND HUYỆN THANH TRÌ HƯỚNG DẪN CHẤM


TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9

PHẦN I (6,5 điểm)


Câu Nội dung Điểm
Câu 1 - Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra gay go, ác 0,25đ
(0,5) liệt

- Lúc đó tác giả từng là phóng viên báo Tiền phong tham gia trực tiếp tại 0,25đ
Trường Sơn (phóng viên báo Tiền Phong trực tiếp cảm nhận không khí
chiến đấu của các thanh niên xung phong)
Câu 2 - Cảm nhận:
(1,5) + Không khí chiến trường vô cùng ác liệt, sự căng thẳng luôn thử thách 0,5đ
thần kinh, bom đạn và cái chết luôn rình rập. Nơi con người luôn phải
đối mặt với bom đạn, hiểm nguy và cái chết cận kề.
+ Vẻ đẹp: Về tâm hồn trong sáng, lí tưởng đẹp đẽ, đầy tinh thần lạc
quan, sức sống của tuổi trẻ. Chiến trường gian khổ, khốc liệt đã tôi 0,5đ
luyện cho họ phẩm chất anh hùng đáng khâm phục: hiên ngang, quả
cảm, dày dặn kinh nghiệm và bản lĩnh, vượt lên tất cả là tình yêu nước
thiết tha.
=> Lịch sử đã kiến tạo nên những con người bình thường mà phi 0,5đ
thường, những chàng trai cô gái đã viết tiếp những trang sử hào hùng tô
thắm truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc. Thế hệ trẻ
ngày nay vô cùng khâm phục và biết ơn những người anh hùng của thời
đại Hồ Chí Minh.
Câu 3 * Hình thức ( 1,5 đ):
(4) - Đảm bảo dung lượng, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi 0,5đ
chính tả, ngữ pháp.
- Đúng đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch 0,5đ
- Sử dụng đúng câu nghi vấn và thành phần phụ chú, có gạch dưới thành 0,5đ
phần phụ chú, câu nghi vấn và chú thích rõ.
* Nội dung (2,5 đ):
HS biết bám vào lấy dẫn chứng từ văn bản, khai thác các yếu tố nghệ
thuật như kiểu câu, nhịp điệu, cách miêu tả tâm trạng nhân vật để làm rõ
hành động và tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá
bom, cụ thể:
+Trước khi phá bom: Căng thẳng, hồi hộp trước không khí ngột ngạt
của trận địa. Khi cảm nhận được ánh mắt khích lệ của các chiến sĩ pháo 0,5 đ
cao xạ, cô tự tin “không đi khom” đàng hoàng đối diện với quả bom,
Lòng tự trọng, dũng cảm đã được đồng đôi khích lệ rất đáng yêu, nữ
tính. 0,5đ
+ Trong khi phá bom: Bình tĩnh và khéo léo thực hiện các động tác khẩn
trương, nhanh gọn: đào đất, đặt mìn, châm ngòi. Có lúc, nguy hiểm làm
cô rùng mình ớn lạnh khi tiếng xẻng chạm vào quả bom, đó là phản ứng
tự nhiên của con người trước cái chết. Nhưng chính lòng dũng cảm, sự
dày dạn kinh nghiệm sắc nhọn trong từng cảm nhận, đã giúp cô có được
bản lĩnh kiên cường, chiến thắng tất cả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 0,5đ
+ Khi chờ bom nổ: hồi hộp, quan sát đồng hồ, thấy quen thuộc với cảm
giác này ý nghĩ về cái chết thoáng qua; đặt nhiệm vụ lên trên tính 0,5đ
mạng...
+ Sau khi phá bom thành công, dù nguy hiểm vẫn rình rập nhưng cô 0,5đ
chạy lao đi tìm đồng đội.
- Khái quát: Sử dụng các câu văn ngắn, đan xen câu đặc biệt, câu rút gọn
tạo nhịp nhanh, góp phần miêu tả không khí khốc liệt nơi chiến trường.
Ngoài ra, tạo dựng tình huống, ngôi kể thích hợp, ẩn dụ chuyển đổi cảm
giăc, các câu độc thoại nội tâm….tái hiện sự khốc liệt của chiến trường,
của công việc phá bom, làm việc miêu tả nội tâm nhân vật thêm phong
phú, đậm nét.
=> Toả sáng phẩm chất anh hùng trong chiến đấu của nhân vật, tình
đồng chí đồng đội thiêng liêng…mang nét tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong
kháng chiến chống Mĩ.
Câu4 Kể đúng tác giả tác phẩm: 0,5đ
(0,5) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.

PHẦN II (3,5 điểm)


Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Người cháu nói " Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được " là bởi vì:
(1) - Trong cảm nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp
của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, nhân hậu, chất phác, đảm đang, 0,5đ
giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương con cháu, chan hòa với mọi
người, tế nhị trong ứng xử. Bà là một tấm gương sáng để con cháu học
tập và noi theo những phẩm chất đáng quý ấy.
- Còn bộc tình cảm của người cháu: kính yêu, trân trọng và biết ơn, 0,5đ
khẳng định vai trò của những người bà trong việc giáo dục, dạy dỗ con
cháu.
Câu 2 Học sinh viết đoạn văn phải đảm bảo:
(2,5) * Hình thức: Học sinh viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận 0,5đ
chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, phong phú, độ dài
khoảng 2/3 trang giấy thi.
* Nội dung: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giải thích được các khái niệm:
0,5đ
+ Bao dung là rộng lòng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm của người
khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Nêu được biểu hiện của
lòng bao dung: trong văn học, đời sống.

+ Sức cảm hóa là làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình
mà bỏ cái xấu để theo gương mình. => Khẳng định vấn đề. 0,5đ

- Bàn luận: Về ý nghĩa, giá trị của lòng bao dung, đặc biệt là sức mạnh
cảm hóa của lòng bao dung với mỗi người trong cuộc sống. (có dẫn
chứng) 0,5đ

- Bàn luận mở rộng: Phê phán và bàn luận sâu về lòng bao dung, sức 0,5đ
cảm hoá của lòng bao dung.
- Liên hệ: với thực tế đời sống, rút ra bài học về nhận thức, hành động
Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải hợp lí, thuyết
phục. Không cho điểm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.

Đoạn văn tham khảo :


Con người là một bản thể chưa hoàn chỉnh, cho nên chúng ta ai cũng có
thể mắc sai lầm. Nhưng có phải lúc nào ta cũng cần nghiêm khắc và
trừng phạt sai lầm hay không? Đối với lỗi lầm, bên cạnh việc trách phạt
thì lòng bao dung có sức mạnh kì diệu hơn cả. Bao dung là sự cảm
thông, rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm người khác. Tâm lí con người
thường sợ sai và không phải ai cũng đủ bản lĩnh để nhận sai. Vì vậy,
lòng bao dung như một sự khích lệ, tiếp động lực để mỗi người có thể
dũng cảm nhìn nhận trung thực về sai lầm của bản thân. Nhờ đó mà con
người dần trở nên cởi mở hơn với lỗi sai của mình, thẳng thắn đối diện
với nó và tìm cách sửa sai. Đây là điều quan trọng nhất đối với những
người mắc sai lầm, thừa nhận thôi là chưa đủ, mà chúng ta cần khắc
phục và hướng đến những điều tốt đẹp. Lòng bao dung còn có sức mạnh
kiến tạo nên một xã hội nhân văn, giàu tình yêu thương. Như chính sách
“đặc xá” đối với một số tù nhân của nhiều Chính phủ trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Bên cạnh việc ghi nhận qua trình cải tạo, còn thể hiện
tinh thần nhân văn , động viên họ làm lại cuộc đời. Lòng bao dung đối
với sai lầm người khác như một sự “cứu cánh” , vực dậy con thuyền
khỏi đắm mình xuống đáy đại dương. Ngay khi chúng ta đang ở giữa
ngã rẽ, hoặc tìm cách che đậy lỗi lầm rồi tiếp tục lựa chọn sai trái ấy
hoặc đối diện và thay đổi nó, lòng bao dung khiến ta cảm thấy được
cảm thông, được an ủi, vỗ về và thức tỉnh ta không tiếp tục phạm phải
sai lầm. Rộng lượng tha thứ đem đến cho ta cách nhìn cởi mở hơn về
sai lầm. Thay vì tìm cách chỉ trích, con người sẽ học cách đặt mình vào
vị trí người khác để thấu hiểu, sẻ chia , yêu thương và sống nghĩa tình
hơn. Bao dung với lỗi lầm của người khác cũng là bao dung với chính
mình. Chỉ khi con người hiểu được những khó khăn, bất hạnh của bản
thân mới có thể cảm thông cho người khác. Hay ngược lại, đôi khi
chúng ta quá khắt khe với bản thân thì việc bao dung cho sai lầm của
mọi người lại là sự cởi trói cho chính mình. Hãy nhớ rằng : “Khi bạn
không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai
của mình, Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa là bạn đang tiến về phía
trước”.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 9

Cấp độ Vận dụng Vận dụng cao


Nhận biết Thông hiểu thấp Tổng

Chủ đề

Văn bản Thông tin Cảm nhận về Kể tên tác Viết đoạn văn
hoàn cảnh đoạn văn và phẩm có cùng tích hợp sử dụng
“Những ngôi
sáng tác của hình tượng. hoàn cảnh yêu cầu Tiếng
sao xa xôi”
tác phẩm. sáng tác. Việt

Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4 câu

Số điểm 0,5 điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 4 điểm 6,5 điểm

Tỉ lệ 5% 15% 5% 40% 65%

Giải thích câu Viết đoạn văn


Văn bản thoại của nhân nêu cảm nghĩ về
vật. một vấn đề.
“Bà nội”

Số câu 1 câu 1 câu 3 câu

Số điểm 1 điểm 2,5 điểm 3,5 điểm

Tỉ lệ 10% 25% 35%

Duyệt của tổ trưởng chuyên môn Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2022

Người ra đề
Duyệt của Ban giám hiệu

You might also like