You are on page 1of 3

NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ KIỂM TRA

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9


(Thời gian: 90 phút)

Phần I (7 điểm)
Tác giả Lê Cảnh Nhạc, trong bài “Xin làm hạt phù sa” đã có những câu thơ giàu cảm
xúc:
“Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời.”
Câu 1. Những dòng trên gợi nhớ tới khổ thơ nào trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải? Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Trình bày hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài
thơ?
Câu 2. Đoạn thơ em vừa chép có những hình ảnh xuất hiện hai lần trong bài thơ. Hãy nêu ý
nghĩa của các hình ảnh ấy trong từng khổ thơ?
Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ nội dung sau:
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn
dâng hiến những gì tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời.
Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và câu nghi vấn (gạch chân khởi ngữ,
câu nghi vấn và chú thích rõ).
Câu 4. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và
vẫn vang lên mỗi dịp xuân về. Những yếu tố nào đã góp phần tạo nên nhạc điệu của bài thơ? Kể
tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đã được phổ nhạc, nêu rõ tên tác giả.
Phần II (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vẫn đang có diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi cả hệ thống
chính trị đang căng mình chống dịch, các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, khẩn trương thì
vẫn còn một bộ phận người dân có tâm lý lơ là, chủ quan, vi phạm quy định của cơ quan chức
năng, thậm chí chống đối lực lượng làm nhiệm vụ. Hơn lúc nào hết, tinh thần trách nhiệm, sự tự
giác của mỗi người dân phải đặt lên hàng đầu, được coi là liều “vaccine” hữu hiệu, góp phần
phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh.
(“Ý thức nhân dân là “vaccine” hữu hiệu trong phòng, chống dịch” - Cổng thông tin
Điện tử tỉnh Hà Nam, ngày 20/08/2021)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Vì sao từ “vaccine” trong đoạn được đặt trong dấu ngoặc kép?
Câu 3. Từ văn bản trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng
2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ý thức tự giác trong cuộc sống.

Chúc em làm bài tốt!

Ghi chú:
Phần I: 7.0 điểm (câu 1: 1.5 điểm; câu 2: 1.0 điểm; câu 3: 3.5 điểm; câu 4: 1.0 điểm)
Phần II: 3.0 điểm (câu 1: 0.5 điểm; câu 2: 0.5 điểm; câu 3: 2.0 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần/Câu Yêu cầu Điểm


Phần I
Câu 1 Chép chính xác khổ thơ thứ 4 0.5
(1,5 điểm) (Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác: Tháng 11/1980; không bao lâu sau nhà 0.5
thơ qua đời
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ bắt đầu bằng cảm xúc yêu say mê 0.5
trước mùa xuân của thiên nhiên, mở rộng ra với cảm xúc tự hào trước
mùa xuân của đất nước, từ đó trào dâng niềm thiết tha ước nguyện
cống hiến và khép lại bằng những cảm xúc thiết tha, tự hào, yêu quê
hương, qua khúc hát xuân tạ từ quê hương đất nước
Câu 2 Ý nghĩa của các hình ảnh con chim, cành hoa trong từng khổ thơ 0.25
(1,0 điểm) - Trong khổ 1: Là các hình ảnh thực của tự nhiên
=> Bức tranh mùa xuân thiên nhiên đẹp đẽ, tươi tắn, tràn đầy sức sống
- Trong khổ 4: Là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện tâm nguyện của nhà
thơ. Hình ảnh bình dị, hữu ích, tạo sự đối ứng chặt chẽ…
=> Khát khao cống hiến… Ước nguyện cao đẹp
Câu 4 Những yếu tố nào đã góp phần tạo nên nhạc điệu của bài thơ: 0.5
(1,0 điểm) - Ngắt nhịp  Nhịp linh hoạt 3/2 - 2/3
- Thể thơ 5 chữ tự do: Nhẹ nhàng, tha thiết, gần dân ca.
- Gieo vần liền giữa các khổ  tạo sự liền mạch cảm xúc.
- Cấu trúc đối xứng, chặt chẽ với hình tượng mùa xuân …
- Điệp ngữ, giọng điệu linh hoạt….
* Học sinh chỉ cần nêu được 2 yếu tố là cho điểm tối đa
Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng giàu nhạc điệu 0.5
và được phổ nhạc. Ví dụ:
“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm
“Đồng chí” - Chính Hữu….
Câu 3 * Hình thức: + Đảm bảo dung lượng; đúng đoạn văn quy nạp 0.5
(3,5 điểm) + Sử dụng đúng và gạch dưới câu có thành phần khởi ngữ, và câu nghi 0.5
vấn: 0.25x2
* Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu trong khổ thơ 4,5 và khai thác hiệu 2.5
quả các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để làm rõ ý chủ đề. Có thể là:
- Khát vọng được bày tỏ qua biện pháp tu từ ẩn dụ: “con chim”, “cành
hoa”, “nốt trầm” …  Ước nguyện cao đẹp, khiêm nhường, giản dị
mà cao đẹp…
+ Các hình ảnh “con chim”, “bông hoa” lặp lại  tạo sự đối ứng chặt
chẽ  mang ý nghĩa mới: ước nguyện của lòng người mong muốn
được sống có ích, sống cống hiến.
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng thể hiện
khát khao cống hiến…
+ Điệp từ “ta làm”  âm hưởng dồn dập, tha thiết, diễn tả ước nguyện
cháy bỏng, trào dâng.
+ Chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta”  không chỉ ước cho mình còn
ước cho mọi người  cái tôi hòa với cái ta  cá nhân hòa nhập cái
chung của dân tộc  ý thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và
cộng đồng.
+ Phép đảo ngữ cùng hoán dụ nhấn mạnh sự dâng hiến khiêm nhường,
bền bỉ…
-> Trân trọng…
* Nếu học sinh chỉ diễn xuôi, kể thơ mà không chú ý khai thác các
từ ngữ, hình ảnh thơ, các tín hiệu nghệ thuật…, giám khảo cho
phần nội dung không quá 1,0 điểm.
Phần II
Câu 1 Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận 0.5
(0,5 điểm)
Câu 2 Từ “vaccine” trong đoạn văn trên được đặt trong dấu ngoặc kép để 0,5
(0,5 điểm) đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. (Từ “vaccine” trong
đoạn văn không chỉ sản phẩm của ngành y dược mà đang nhấn manh
tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác có khả năng bảo vệ con người
trước dịch bệnh.)
Câu 3 * Hình thức: Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu của đề; lập luận chặt 0.5
(2.0 điểm) chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phù hợp; diễn đạt mạch lạc, rõ ý,
đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
* Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 1.5
- Giải thích thế nào tự giác, biểu hiện của tự giác
- Bàn luận xác đáng, thuyết phục về vai trò của ý thức tự giác trong
cuộc sống (học tập, làm việc, sinh hoạt…) hàng ngày.
- Phê phán những trường hợp thiếu ý thức tự giác làm ảnh hưởng đến
tập thể, cộng đồng…
- Liên hệ và rút ra bài học hành động cụ thể
Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng, tuy nhiên lí giải phải hợp lí,
thuyết phục. Không cho điểm bài làm có suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc.
Tổng (Phần I + phần II) 10,0

You might also like