You are on page 1of 6

TRUNG TÂM GDNN - GDTX ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2019 - 2020

QUỲNH PHỤ Môn thi: Ngữ Văn 11


Thời gian làm bài: 60 phút
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một


Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê


Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá


Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua


Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối?
Câu 4. Anh/chị viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về
tình mẫu tử?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày những suy nghĩ của bản thân
về ý thức tham gia giao thông của học sinh hiện nay.

-------------------HẾT-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
THI THỬ LẦN 2 THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích: 0,5
- Ý chí mạnh mẽ,
- Trí tưởng tượng phong phú,
- Sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn
hạnh phúc.
2 - Biện pháp liệt kê: Ý chí...cuộc sống/ ở lòng can đảm...an nhàn/ lo 0,25
lắng...bản thân.
- Tác dụng: Kể ra cụ thể những yếu tố, những biểu hiện tích cực của 0,5
tâm hồn đầy tuổi trẻ; cũng như những trạng thái tiêu cực có thể hủy
hoại tinh thần chúng ta. Từ đó giúp chúng ta nhận thức đúng đắn,
sâu sắc hơn về tuổi trẻ và có ý thức bồi dưỡng đời sống tâm hồn.
3 Ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể 0,75
hiểu là:
- Theo quy luật của cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian,
con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức.
- Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thế giới tinh thần chúng ta.
Cái tạo nên nó chính là thái độ tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách
nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong
cuộc đời.
4 - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. 1,0
- Lý giải hợp lý, thuyết phục.
II LÀM VĂN
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn 2,0
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần
làm để “chăm sóc” tâm hồn.
* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng viết
đoạn văn nghị luận xã hội để làm bài. Đoạn văn phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu và có thể theo các hình thức: diễn dịch,
tổng phân hợp, móc xích, song hành, quy nạp...
* Yêu cầu cụ thể: 1,5
a, Nội dung trình bày:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: những điều bản thân cần làm để 0,25
“chăm sóc” tâm hồn.
- HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có 1,0
sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
+ “Chăm sóc” tâm hồn chỉ sự quan tâm, chăm chút đến đời sống
tâm hồn để nó luôn ở trạng thái lành mạnh, khỏe khoắn, vui vẻ... với
nhiều biểu hiện như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng thiện,...
+ Khi có một đời sống tâm hồn đẹp đẽ, một tinh thần tốt, chúng ta
sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
+ Những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn:
+ + Tích cực trau dồi sự hiểu biết để có cơ hội đạt được lý tưởng
cuộc đời.
+ + Làm nhiều việc tốt, biết chia sẻ và cảm thông với người khác.
+ + Biết chăm sóc bản thân và luôn tự tin, lạc quan, yêu đời.
+ + Cảm nhận hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống từ những điều
bình dị.
+ + Chăm sóc tinh thần kết hợp với việc chăm sóc thể chất.
+ Phê phán những người sống chỉ biết chăm lo thể xác, để tâm hồn
tàn lụi ngay khi còn sống, tuổi còn trẻ.
- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân. 0,25
b, Hình thức trình bày: 0,25
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
c, Bài viết có sự sáng tạo. 0,25
2 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng 5,0
thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình
thượng người lính Tây Tiến.
* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài
nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ,
rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
UBND HUYỆN QUỲNH PHỤ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020
TRUNG TÂM GDNN - GDTX Môn thi: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 100 phút
Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một lỗi không yên một bề…
( Ca dao Việt Nam – Vũ Ngọc Phan)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
Câu 3. Tìm những câu ca dao có cùng nội dung thể hiện như bài ca dao trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của bản thân
về vai trò của gia đình đối với sự thành công của mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(“Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) của tác giả Nguyễn Trãi)
-------------------HẾT-------------------

UBND HUYỆN QUỲNH PHỤ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020
TRUNG TÂM GDNN - GDTX Môn thi: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 100 phút
Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nước là yếu tố thứ 2 quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể
sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ
em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong
cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, protein và
Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải
mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ
hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não
được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm
sút…”
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 3. Tại sao nước lại rất cần thiết đối với sự sống của con người?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung bài tập phần Đọc hiểu trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày những hiểu biết của bản thân về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với
cuộc sống của con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
của nhà văn Nguyễn Tuân.
-------------------HẾT-------------------

You might also like