You are on page 1of 14

BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 - 2022

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7


Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

Mức độ Vận dụng Tổng


Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Chủ đề cao cộng

1. Đọc-hiểu - Nhận biết - Hiểu nội dung


được phương của đoạn văn.
thức biểu đạt
- Xác định đúng
-Nhận biết được từ ghép
được các loại đẳng lập.
từ láy, quan hệ
từ.
Số câu: 2,5 1,5 4
Số điểm: 2 2 4,0
Tỉ lệ: 20% 20% 40%

2.Tập làm
văn
Đảm bảo đúng Biết thể hiện Sử dụng Kết hợp các
bố cục 3 cảm xúc, tình được các phương thức
phần( MB,TB, cảm về đối cách lập ý biểu đạt. Bày
KB) tượng để triển khai tỏ cảm xúc
và bày tỏ chân thành
-Xác định đúng
cảm xúc tự Diễn đạt
đối tượng biểu
nhiên theo mạch lạc, trôi
cảm
một trình tự chảy, có tính
nhất định. sáng tạo.

Số điểm: 0,5 1,5 3 1 6


Tỉ lệ: 5% 15% 30% 10% 60%

Tổng điểm 2,5 3,5 3,0 1,0 10


Tỉ lệ: 25% 35% 30% 10% 100%

Đề bài

I. ĐỌC- HIỂU: (3 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên
chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở
khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức
giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho
con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính
mạng để cứu sống con!..”.

(Theo văn bản“ Mẹ tôi”- Ngữ Văn 7,tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

Câu 3. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 4. Chỉ ra quan hệ từ có trong câu:


“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ
đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con,có thể hi sinh tính mạng để cứu
sống con!..”.

II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nghĩ về một người thân (bố,mẹ, ông, bà, anh ,chị …)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I


NĂM HỌC: 2021- 2022
MÔN: NGỮ VĂN 7
I. ĐỌC- HIỂU: (3 điểm )
Câu 1.. Phương thức biểu đạt : Tự sự +biểu cảm 0,5 đ
Câu 2.
-Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại ( nức nở, sẵn sàng, đau đớn ) 0,5 đ
- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ
Câu 3. Nội dung chính đoạn văn: 1đ
Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là
những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc
của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ và nhắc nhở con không được quên
tình mẫu tử ấy.
Câu 4. Quan hệ từ có trong câu văn: để . 0,5 đ

II. TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm)


Yêu cầu chung: (0,5đ)
- Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm .Đảm bảo bố cục ba phần
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: (1đ)
- Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Bày tỏ cảm xúc chân thành, diễn đạt mạch lạc
a. Mở bài ( 1đ)
- Giới thiệu về một người thân.
- Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân đó.
b. Thân bài (3,5 đ)
- Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...
Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người đó và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước
những đặc điểm ấy.
- Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân đó làm em yêu
mến, xúc động... Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất và bộc lộ cảm xúc trực tiếp
trước những đặc điểm ấy.
- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người đó
Kể sơ qua một kỉ niệm để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc
từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.
c. Kết bài (1đ)
-Khẳng định lại tình cảm : tình yêu, sự tôn kính, lòng quý trọng…với người thân
của mình.

ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 GIỮA KÌ 1 SỐ 2

ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)


Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vừa mới hôm nào nghe trong đó
Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn
Hôm rày đã lại nghe trong nớ
Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn
 
Thương những hàng cây khô trong cát
Giờ gặp bão giông bật gốc cành
Thương những nấm mồ khô trên cát
Giờ lại ngâm mình trong nước xanh
 
Thương những mẹ già da tím tái
Gồng lưng chống lại gió mưa giông
Thương những em thơ mờ mắt đói
Dõi nhìn con nước, nước mênh mông
 
Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành
Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy
Nhận hết bão giông lại phía mình.”.
(Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/ 10/ 2020).
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên
tục gặp phải những thiên tai gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt
câu với 1 trong 2 từ đó.
Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ:
“Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành”
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về
miền Trung.
Câu 2: (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 GIỮA KÌ 1 SỐ 1

Phần Câu Nội dung Điểm

1 Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. 0, 5

Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán
2 0,5
(nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt.
- bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. 0,5
Đọc - 3
hiểu - Đặt câu theo yêu cầu. 0,5
Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người:
Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách,
4 hướng đến một ngày mai tươi sáng. 1,0

(HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm).
  1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. 0,25
  c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày 1,0
  theo hướng sau:  
  - Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn,  
thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về
   
người và của.
   
- Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập
  nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự  
  quan tâm của nhân dân cả nước.  
  - Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau  
thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền
Phần  
Trung ruột thịt.
Tạo  
lập văn - Liên hệ bản thân.
 
bản d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị
luận. 0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, 0,25
ngữ nghĩa TV.  
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ
0,25
Mở bài, Thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25


c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình
bày theo hướng sau: 4,0
1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em.  
Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà 0,5
đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm  
hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim  
ca hát suốt ngày.
 
2. Thân bài:
 
* Biểu cảm về cảnh quan khu vườn:
 
  Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc?
1,0
  Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế
nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các  
 
thời điểm khác nhau ra sao?  
 
* Biểu cảm về các loại cây, hoa:  
 
Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi  
2 loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc
1,0
biệt đối với bản thân em? ...
 
* Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu
vườn:  
Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể  
và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó. 1,0
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn.  
Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm  
được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù 0,5
đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em.

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp,
0,25
ngữ nghĩa TV.
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược
dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực
rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp
hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi
chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai
hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.
(Trích Ngữ văn 7- Tập I)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên
cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói
chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)
Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
------ HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I SỐ 3

MÔN: NGỮ VĂN 7


I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .
+ Tác giả: Khánh Hoài
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em.
+ Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Từ láy: chiền chiện, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Có hai loại từ láy:
+ Từ láy toàn bộ.
+ Từ láy bộ phận.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II/ TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
* TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: (5,0 điểm)
1/. Mở bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức hoặc không có mở bài.
2/. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
Đảm bảo được đúng các yêu cầu sau:
Đặc điểm về nụ cười của mẹ:
+ Nụ cười yêu thương.
+ Nụ cười khoan dung.
+ Nụ cười hiền hậu.
+ Nụ cười khích lệ.
- Mức chưa đạt tối đa: (Từ 0,5 đến 2,5 điểm)
+ Chỉ đạt một, hai, ba trong bốn yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Học sinh không kể được.
3/. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. + Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm) + Kết bài sai hoặc không có kết bài.
* CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1,0 điểm)
1/. Hình thức: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Viết bài văn đủ bố cục ba phần, các ý sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, dùng từ, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2/. Sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm
bài.
* Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số
thập phân.
---------- HẾT ----------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 7 - ĐỀ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU


Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?
Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ?
Câu 3: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
Câu 4: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên?
II. LÀM VĂN
Cảm nghĩ về mẹ của em.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 7 - ĐỀ 4

Câu Hướng dẫn chấm Điểm

1 Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt 1.0

2 Tác giả Hồ Xuân Hương 1.0


3 Những cặp từ trái nghĩa: Nổi-chìm, Rắn-nát 1.0

4 Quan hệ từ: Với, mà 1.0

Làm văn    
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.  
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.  
2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần  
   
a. Mở bài 0.75
- Giới thiệu về mẹ của em.  
- Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ.  
b. Thân bài  
- Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ  
mãi...
4.5
  Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc
 
trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
 
- Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm
em yêu mến, xúc động...  
Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc  
trực tiếp trước những đặc điểm ấy.  
- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ.  
Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung,  
xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại
 
và tương lai để bộc lộ cảm xúc.
 
c. Kết bài
0.75
- Khẳng định lại tình cảm với mẹ.
- Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của
bản thân với mẹ.
---------- HẾT ----------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 7 - ĐỀ 5

Thời gian: 90 phút


I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường
đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn
nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi
hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên
ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ
sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi
đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là
một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.
(Trích Ngữ văn 7, tập một)
Câu 1: Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
Câu 3: Từ nội dung của tác phẩm, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong
việc giáo dục thế hệ trẻ?
II. LÀM VĂN
Biểu cảm về loài cây em yêu.

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 7 - ĐỀ 5

Câu Hướng dẫn chấm Điểm

1 Tác phẩm “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan 0.5


- Từ láy: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng
1.0
2 - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc
1.0
về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.

3 - Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ 1.5
trẻ:
+ Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ
nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức
giữ vị trí quan trọng hàng đầu…
+ Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức,
cách sống, cách ứng xử có văn hóa…
+ Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện…

Làm văn    
1. Yêu cầu chung:  
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo  
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.  
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.  
2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần  
a. Mở bài:  
- Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…). 0.75
- Lí do em yêu thích loài cây đó.  
  b.Thân bài:  
- Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi  
quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).
 
- Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em.
4.5
( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh
 
thần)
 
- Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con
người.  
c. Kết bài: Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. 0.75

---------- HẾT ----------

You might also like