You are on page 1of 4

PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ ÔN TẬP NĂM HỌC 2021 – 2022

TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM MÔN NGỮ VĂN 9


Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề kiểm tra gồm: 01 trang)

PHẦN I.
Mở đầu bài thơ “Nói với con”, nhà thơ Y Phương đã viết :
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Dan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1. Qua đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con điều gì?
Câu 2. Tại sao tác giả lại cho rằng: “Người đồng mình yêu lắm con ơi” ?
Câu 3. Hai câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa, tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện nội dung
cảm xúc của câu thơ.
Câu 4. Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nghĩ của em về điều cha muốn
nói với con trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu đơn mở rộng thành phần và một thành
phần biệt lập (gạch chân, chú thích rõ câu đơn mở rộng thành phần, gọi tên thành phần biệt lập đã sử
dụng)

PHẦN II.
Đọc đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi:
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp
đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý
nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận
ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2. Theo tác giả, để bước vào thế kỉ mới thì tuổi trẻ Việt Nam cần phải làm gì?
Câu 3. Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai, quyết định vận mệnh của dân tộc. Để làm tốt trách
nhiệm của mình tuổi trẻ cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết. Hãy viết khoảng 2/3 trang
giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
------------------------- HẾT -------------------------
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (1,5 điểm); 4 (3,5 điểm)
Điểm phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (2,0 điểm)
PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM ĐỀ ÔN TẬP NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Hướng dẫn chung


- Giám khảo nghiên cứu kĩ nội dung hướng dẫn chấm và biểu điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Cần linh hoạt trong khi chấm, trân trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh phù hợp với yêu cầu của đề.
II. Đáp án và thang điểm:

Phần Yêu cầu Điểm


Câu
Phần I 7,0 đ
Câu 1 Qua đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con điều gì?
(1 điểm)
- Cha muốn nói với con những tình cảm cội nguồn gần gũi mà thiêng 0.5
liêng (Con lớn lên trong t/y thương của cha mẹ, sự đùm bọc, chở che của
quê hương
- Nhắn nhủ con trân trọng, khắc ghi ơn nghĩa của gia đình, quê 0,5
hương để sống sao cho xứng đáng.

Câu 2 Tại sao tác giả lại cho rằng: “Người đồng mình yêu lắm con ơi” ?
(1 điểm)
- Tác giả trân trọng, tự hào về con người quê hương ông. 0,5
- Họ lao động cần cù, khó nhọc nhưng luôn gắn bó, quấn quýt, tươi 0,5
vui. Cuộc sống của họ thật đẹp đẽ, thơ mộng và đáng yêu.
(+ Luôn nâng niu, chăm chút, hướng tới cái đẹp, cái thiện: Đan lờ
cài nan hoa.
+ Luôn lạc quan, yêu đời vượt lên mọi gian lao; giàu bản sắc văn
hóa độc đáo: Vách nhà ken câu hát.)
Câu 3 Hai câu thơ:
(1,5 điểm) “Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa, tác dụng của biện pháp
tu từ đó trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của câu thơ.
- Hai câu thơ là những h/a nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ đẹp gợi liên tưởng sâu 0,5
xa:
+“Rừng cho hoa”: quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của 0,25
con người
+ “Con đường cho những tấm lòng”: biểu tượng cho tình cảm gắn
bó keo sơn nghĩa tình, nuỗi dưỡng tâm hồn để con tiếp bước vào đời. 0,25
+ Điệp từ “cho”: lòng biết ơn sâu sắc quê hương – người mẹ bao
dung, nhân hậu, nghĩa tình đã nuôi dưỡng, chở che cho con người tất cả
những gì tinh túy nhất. 0,25
-> Hai câu thơ thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, thiết tha gắn bó
với quê hương của nhà thơ…

0,25
Câu 4 Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nghĩ
(3,5 điểm) của em về điều cha muốn nói với con trong đoạn thơ trên. Trong đoạn
văn có sử dụng câu đơn mở rộng thành phần và một thành phần biệt
lập (gạch chân, chú thích rõ câu đơn mở rộng thành phần, gọi tên
thành phần biệt lập đã sử dụng)
Đoạn văn:
a. Hình thức:
+ Đoạn văn viết khoảng 12 câu, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 1,5
+ Kiểu đoạn: quy nạp
+ Đơn vị kiến thức Tiếng Việt: Câu đơn mở rộng thành phần
Thành phần biệt lập
(gạch chân, chú thích rõ câu đơn mở rộng thành phần, gọi tên thành phần
biệt lập đã sử dụng)
b. Nội dung:
* Các ý triển khai: 2,0
- Điều đầu tiên người cha muốn nói tới là tình cảm gia đình, con được
lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ :
+ các từ ngữ, hình ảnh thật cụ thể, giàu sức tạo hình: chân phải, chân trái,
một bước, hai bước à cách nói chân thật của người dân tộc Tày
- NT ẩn dụ + liệt kê: một bước, hai bước, tiếng nói, tiếng cười
-> không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Gia đình là cội nguồn sinh thành
nuôi dưỡng con, cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.
-> Nhắc nhở con ghhi nhớ công lao trời biển của cha mẹ

- Cha còn muốn nói với con rằng: lớn lên trong cuộc sống lao động nên
thơ của quê hương, cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng
mình
+ Đan lờ cài nan hoa“à công việc tạo ra vẻ đẹp của người lao động.
+ Vách nhà ken câu hát à cuộc sống hoà với niềm vui
+ Các động từ cài, ken à gợi cảm , vừa diễn tả động tác khéo léo trong lao
động, vừa thể hiện cuộc sống lao động gắn bó, hoà quyện với niềm vui.
+ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ:
“Rừng, con đường” kết hợp điệp từ “cho”: thiên nhiên đã nuôi dưỡng,
che chở, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người -> Quê hương
miền núi hiện lên thật thơ mộng, nghĩa tình.
* Kết đoạn: Câu chủ đề
Người cha muốn nhắn nhủ con hãy trân trọng, khắc ghi ơn nghĩa của gia
đình, quê hương - những tình cảm cội nguồn gần gũi mà thiêng liêng.

Phần II 3,0 điểm


Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
(0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: Nghị luận 0,5
Câu 2 Theo tác giả, để bước vào thế kỉ mới thì tuổi trẻ Việt Nam cần phải làm
(0,5 điểm) gì?

Tuổi trẻ Việt Nam cần phải nhận ra:


- Phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu 0,25
- Quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất
0,25
Câu 3 Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai, quyết định vận mệnh của dân
(2,0 điểm) tộc. Để làm tốt trách nhiệm của mình tuổi trẻ cần chuẩn bị cho mình
những hành trang cần thiết. Hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình
bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
a. Hình thức: Có cấu trúc đúng yêu cầu cần đạt của bài văn nghị luận, 0,5
khoảng 2/3 trang giấy thi, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
b. Nội dung: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu 1,5
được một số ý cơ bản sau:
* Giải thích “hành trang” :
- “Hành trang” đơn giản được hiểu là đồ dùng, trang bị chuẩn bị mang theo
khi đi xa.
- “Hành trang” để bước vào một cuộc sống mới, thế kỉ mới, bước vào tương
lai lại không đơn thuần như vậy. Đó là tri thức , lì kĩ năng, là thói quen, …
để mỗi cá nhân sẵn sàng đi vào một thời kì mới, từng bước nhỏ cải thiện bản
thân và xã hội.
* Bối cảnh đất nước và thế giới:
- Thế giới phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, xu hướng hội nhập quốc tế
- Đất nước đang đứng trước nhiều biến đổi lớn
* Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai, quyết định vận mệnh của dân tộc.
Để làm tốt trách nhiệm của mình tuổi trẻ cần chuẩn bị cho mình những
hành trang cần thiết:
- Trí tuệ, kiến thức, kĩ năng : kiến thức văn hóa xã hội, kĩ năng giao tiếp ứng
xử, khả năng thực hành,…
- Những thói quen tốt đẹp
- Sức khỏe
- Những ước mơ, hoài bão, …
- Sự động viên, ủng hộ…Nhưng quan trọng nhất là tự bản thân mỗi người
* Phản biện: lên án lối sống tiêu cực, vô trách nhiệm đối với chính bản thân,
gia đình và xã hội của 1 số bạn trẻ hiện nay
* Bài học nhận thức, liên hệ bản thân:
- Trau dồi, tích lũy kiến thức cho bản thân
- Phát huy những điểm mạnh, tích cực; dũng cảm nhận ra và loại bỏ những
thói xấu

You might also like