You are on page 1of 8

UBND THỊ XÃ KINH MÔN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 LẦN 05

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể giao đề
(Đề gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa
người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu
phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc
toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ,
giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới
những người khác. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số
người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể
nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh
phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời
nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc
mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi
đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.
Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống
vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập
yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực
sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.
(Trích Lời khuyên cuộc sống, Nguồn: radiovietnam.vn)
Câu 1 (0.5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả của đoạn trích trên, “Hạnh phúc mà bạn nhận
được khi cho đi chỉ thật sự đến” khi nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một phép liên kết trong các câu
văn sau:
...“Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số
người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay.”...
Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm sau không, vì sao?
“Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những
người khác”

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một ý kiến được nêu trong
phần Đọc-hiểu trên: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về bức thông điệp yêu thương trong đoạn thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”...
(Trích “Nói với con” – Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai)
------------------------------------
UBND THỊ XÃ KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 LẦN 05
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: NGỮ VĂN
(HDC gồm 06 trang)

A. YÊU CẦU CHUNG


- Giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để
đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp
án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có
cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
* Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế,
cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. Điểm bài thi có thể để lẻ
đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5
I (0,5đ)
ĐỌC Câu 2 Theo tác giả của đoạn trích: “ Hạnh phúc mà bạn nhận được 0,5
HIỂU (0,5đ) khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ
ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.”
Câu 3 HS có thể trả lời theo một trong 2 phương án sau: 1,0
(1,0đ) - Phép lặp: “cho” và “nhận” -> được nhấn mạnh 2 lần trong
các câu văn, đoạn văn; tạo nên tính liên kết câu và đoạn văn
chặt chẽ về hình thức, nội dung.
- Phép thế: “cho” và “nhận” ở câu trên, đoạn trên -> thay
bằng “nó” ở câu dưới, đoạn dưới để tránh lặp từ ngữ và tạo
nên tính liên kết câu, đoạn văn chặt chẽ về hình thức, nội
dung.
Câu 4 - Đồng tình với quan điểm: “Chúng ta đâu chỉ sống riêng
(1,0đ) cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người 0,25
khác”
- Lí giải:
+ Khi biết yêu thương và quan tâm người khác, chúng ta
tạo ra một môi trường xung quanh mình tích cực và hạnh
phúc hơn, tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ và hỗ trợ, nơi 0,25
mọi người có thể cùng nhau phát triển và thành công;
chúng ta biết lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc và nhu
cầu của người khác, chúng ta tạo ra sự gắn kết và sự tin
tưởng...
+ Khi biết yêu thương và quan tâm người khác, chúng ta
tạo nên niềm vui, hạnh phúc cho chính mình và người khác.
Khi chúng ta giúp đỡ và chia sẻ yêu thương, chúng ta cảm 0,25
thấy hạnh phúc và có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Yêu thương và quan tâm người khác giúp chúng ta phát
triển cá nhân và trở thành một người tốt hơn; chúng ta học
được cách tôn trọng và đối xử tốt với người khác, điều này 0,25
giúp chúng ta trở thành một người có giá trị và đáng tin
cậy...
Phần Câu 1 a/ Về kĩ năng: Học sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận
II (2,0đ) về một vấn đề xã hội, bố cục hợp lí, không mắc lỗi chính tả, ngữ 0,25
LÀM pháp, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, lập luận chặt chẽ.
VĂN b/ Về nội dung: Học sinh có thể viết đoạn văn theo những
cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ: “Sống không chỉ
là nhận mà còn phải biết cho đi”. Một số định hướng viết
đoạn văn như sau:
* Nêu vấn đề (mở đoạn): “Sống không chỉ là nhận mà còn 0,25
phải biết cho đi”.
* Giải thích:
- Cho: là sự san sẻ, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương người 0,5
khác xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng.
- Nhận: là sự đền ơn, là được đáp lại những điều tốt đẹp.
=> Nhấn mạnh mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong
cuộc sống con người, đặc biệt là phải biết cho đi nhiều hơn.
* Bàn luận:
- Con người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều điều tốt
đẹp hơn. Điều được cho đi rất đa dạng phong phú (giá trị
vật chất, tinh thần; nhỏ bé, giản dị hay cao cả, thiêng liêng: 0,75
hs cho minh chứng phù hợp)
- Cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất mà
không mong chờ, không đòi hỏi nhận lại, ta đã đem đến
niềm vui và hạnh phúc, giảm bớt sự khốn khó, bất hạnh cho
người khác đồng thời tạo nên sự thanh thản, hạnh phúc cho
chính mình (hs cho minh chứng phù hợp)
- Phê phán những con người sống ích kỉ, vụ lợi, lạnh lùng
vô cảm, chỉ mong đợi nhận được của người khác mà không
hề biết cho đi...
* Kết đoạn (Bài học nhận thức): 0,25
- Lời khuyên về lối sống đẹp, biết yêu thương, sẻ chia.
- Cần rèn luyện và hoàn thiện bản thân giàu có về tinh thần
để có thể cho đi nhiều hơn; làm đẹp cho đời, sống ý nghĩa...
Câu 2 a/ Về kĩ năng: Học sinh biết cách viết bài đoạn văn nghị
(5,0đ) luận văn học (về một đoạn trích thơ), bố cục hợp lí, rõ các
luận điểm và luận cứ; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, 0,5
diễn đạt mạch lạc, lưu loát, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
b/ Về nội dung: Học sinh có thể viết bài văn theo những
cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ: cảm nhận về
bức thông điệp yêu thương trong đoạn đầu bài “Nói với
con” của Y Phương. Một số định hướng viết bài văn sau:
* MB: Dẫn dắt và giới thiệu chung về Y Phương, thi phẩm
“Nói với con” và nêu vấn đề: về bức thông điệp yêu 0,5
thương được gửi gắm qua lời người cha nói với con…để lại
những cảm nhận sâu sắc, ấn tượng khó quên trong tâm hồn
độc giả...
* TB:
- Khái quát chung về nhà thơ Y Phương và hoàn cảnh
sáng tác và mạch cảm xúc của bài “Nói với con”:
+ Y Phương là một trong số ít những nhà thơ dân tộc Tày,
thơ ông chủ yếu viết về đề tài quê hương mình. Các bài thơ
của ông đều thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong
sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
+ “Nói với con” được sáng tác khoảng năm 1980, khi đất
nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt…Nhà thơ
Y Phương viết bài thơ này nhằm động viên tinh thần và tôn
vinh dân tộc Tày qua hình thức tâm sự của người cha với 0,75
con (Lúc này con gái nhà thơ mới được 1 tuổi). Tình yêu
con lớn dần cùng tình yêu dân tộc, vừa xúc động thiêng
liêng vừa chân thành mạnh mẽ, trong sáng.
+ “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho
phong cách sáng tác của Y Phương. Đọc bài thơ ta cảm
nhận được tình cảm thiêng liêng, ấm áp của gia đình và cụ
thể hơn đó là tình phụ tử. (Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét
trong khổ đầu của bài thơ, người cha nói với con về cội
nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.)
- Cảm nhận về bức thông điệp yêu thương trong đoạn
thơ: “Chân phải…đẹp nhất trên đời” (3 luận điểm
chính) 1,0
+ Bức thông điệp yêu thương về cội nguồn sinh dưỡng đầu
tiên trong đời người chính là tổ ấm gia đình:
 Mở đầu bài thơ, người cha nói với con về cội nguồn
sinh dưỡng trong đời người - tình yêu thương vô bờ
bến mà cha mẹ dành cho con – đó là tình cảm gia
đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
 Nhịp 2/3, cấu trúc đối xứng, điệp từ âm điệu tươi vui,
quấn quýt: “chân phải...chân trái...một bước...hai
bước...tiếng nói...tiếng cười”; hình ảnh cụ thể, chân
thực vừa giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong
tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu
thơ mở ra khung cảnh gia đình hạnh phúc, đầy ắp
tiếng nói cười. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười
đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừng vui.
 Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em
bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì
sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha. Ta có thể hình
dung được gương mặt tràn ngập tình yêu thương, ánh
mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng
của cha mẹ đưa ra đón đứa con vào lòng. Trong tình
yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn
khôn từng ngày.
 Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, mối dây ràng
buộc, gắn kết gia đình bền chặt đã được hình thành
từ những giây phút hạnh phúc bình dị, đáng nhớ ấy.
Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dây tình cảm
gia đình sâu kín của mỗi con người nên tạo được sự
đồng cảm, rung động sâu sắc đến độc giả. 1,25
+ Bức thông điệp yêu thương về cội nguồn sinh dưỡng thứ
hai trong đời người chính là nghĩa tình quê hương:
 Cội nguồn sinh dưỡng thứ hai trong đời người chính
quê hương thấm đượm nghĩa tình. Quê hương với
cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, nghĩa
tình đã nuôi dưỡng, sẻ chia giúp cho con trưởng
thành.
Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát...
 Quê hương hiện ra qua hình ảnh của “người đồng
mình”. – đó là người bản mình, người vùng mình,
người dân quê mình gần gũi, thân thương. Cách gọi
như thế, cùng với thán từ “ơi” khiến lời thơ trở nên
thiết tha, trìu mến.
 Người đồng mình đáng yêu, đáng quý bởi sự khéo
léo trong lao động cần cù và tươi vui, bởi sự lạc quan
trong cuộc sống, đó là cốt cách tài hoa, là tinh thần
vui sống; ẩn chứa bên trong dáng vẻ thô mộc là một
tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao...
 Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn
lãng mạn, cũng là quê hương với thiên nhiên thơ
mộng, nghĩa tình:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
 Y Phương chọn hình ảnh “hoa” có sức gợi rất lớn,
gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Đó có thể là
hoa thực, cũng là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn
đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì
đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao
đẹp của con người.
 Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi,
thân thương. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu
thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người,
bởi “con đường cho những tấm lòng”.
 Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên
đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành
tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Thiên
nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm
hồn và lối sống.
+ Hơn nữa, cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người
trưởng thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh
phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
 “Ngày cưới” chính là minh chứng tuyệt vời nhất cho
tình yêu của cha mẹ và con cũng chính là kết tinh
của tình yêu ngọt ngào ấy. “Ngày đầu tiên đẹp nhất”
ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có
thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh
phúc đón chờ con.
 Người cha nhắc đến những kỉ niệm ngày cưới - điểm
tựa của hạnh phúc - chính là để mong con luôn nhớ,
con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc
của cha mẹ. Con là kết quả của tình yêu và hạnh
phúc gia đình.
 Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con.
Tình cảm riêng đã hoà vào tình cảm chung, tình cảm
gia đình đã hòa vào tình cảm quê hương, đất nước. 0,5
- Đánh giá, liên hệ, mở rộng vấn đề:
 Những giá trị nghệ thuật đặc sắc được nhà thơ sử
dụng thật tinh tế để gửi gắm những thông điệp yêu
thương (qua tác phẩm, nhất là đoạn thơ đầu): thể thơ
tự do; giọng thơ sâu lắng, tâm tình, đậm chất tự sự;
các thủ pháp: điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ…ngôn ngữ
đậm chất miền núi…
 Đoạn thơ mở ra bằng hình ảnh đứa con, kết thúc
bằng hình ảnh cha mẹ, mở ra bằng cội nguồn gia
đình, kết thúc bằng cội nguồn quê hương, gia đình và
quê hương đã cho con nghĩa tình, đã bao bọc, chở
che con ngay từ khi bắt đầu con cất tiếng khóc chào
đời. Quê hương và gia đình sẽ mãi mãi nâng đỡ con
trong suốt hành trình dài của cuộc đời.
 Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia
đình mà nói tới quê hương. Đoạn thơ vừa là một lời
tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của
người cha trao gửi tới con. 0,5
* KB: Cảm nghĩ của người viết...

You might also like