You are on page 1of 9

Ngày soạn :

Ngày giảng :
Tiết 118: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: GD tính chính xác trong khi xác định.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực riêng: Tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập
cho học sinh, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo định hướng sách giáo
khoa, tìm hiểu các tình huống giao tiếp theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong phần tìm hiểu bài
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ
học tập, hứng thú học bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi tìm.
- Thời gian: 2 phút
GV cho HS tìm hiểu hai tình huống:
Tình huống thứ nhất: Sắp đến giờ vào lớp, cô giáo hỏi một bạn học sinh:
- Mấy giờ rồi em?
 Cô giáo muốn hỏi giờ bạn học sinh.
Tình huống thứ hai:
Nam đi học muộn, đến sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi:
- Mấy giờ rồi em?
 Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn.
? Tìm sự khác nhau trong câu hỏi ở hai tình huống trên?
Qua hai tình huống trên các em có thể thấy cùng giống nhau ở câu hỏi
nhưng hai tình huống khác nhau thì nội dung thông báo sẽ khác nhau. Vậy
làm thế nào chúng ta vẫn hiểu được ý của Người nói bài học hôm nay sẽ giúp
các em hiểu được điêù đó.
Điều chỉnh bổ sung:
.............................................................................................................................
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và phân biệt được nghĩa tường minh và
hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, minh họa, nêu và giải
quyết vấn đề, thảo luận; động não, trình bày một phút.
- Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy-trò Nội dung cần đạt
HS đọc ví dụ
? Nêu xuất xứ của đoạn trích? nội dung của đoạn I. PHÂN BIỆT
trích? NGHĨA TƯỜNG
- Cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với người họa sĩ và MINH VÀ HÀM Ý
cô kĩ sư khi lên thăm nhà anh. 1. Ví dụ :
? VD có những nhân vật nào? Tìm lời thoại trong
đoạn trích?
(1)- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
(2)- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
? Đây là câu nói của ai? – Anh thanh niên
GV: Vậy để hiểu câu nói của ATN hướng tới ai
mục đích để làm gì chúng ta cùng nhau thảo luận
câu hỏi sau.
THẢO LUẬN NHÓM
- Hình thức thảo luận: 4 nhóm; hai bàn 1 nhóm
- Nội dung: Thảo luận theo câu hỏi: Hai câu nói trên
anh thanh niên nói với ai? Anh muốn thông báo
điều gì? Căn cứ vào đâu mà chúng ta biết được
điều anh thanh niên nói?
- Thời gian: 3p
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo
luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống
nhất.
- Sau thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện trình
bày kết quả thảo luận.
GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát phiếu học tập.
- Học sinh thảo luận; bày tỏ ý kiến; nghe, nhận xét,
bổ sung
Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá kết quả thảo luận
của các nhóm.
Nhóm 1: Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” là Câu 1: - Trời ơi, chỉ
câu nói của anh thanh niên nói với ai? còn có năm phút !
- Anh nói với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
? ATN muốn thông báo cho ông học sĩ và cô kĩ sư + ND thông báo: Anh
điều gì? rất tiếc vì không còn
- không chỉ thông báo về thời gian mà còn bộc lộ sự nhiều thời gian để trò
luyến tiếc. Anh thanh niên cảm thấy tiếc nuối vì thời chuyện
gian gặp gỡ bác họa sĩ và cô kĩ sư sắp kết thúc.
Nhóm 2 nhận xét câu trả lời của nhóm 1; GV
nhận xét, chốt, chiếu kết quả tương ứng => Gv
chốt ghi nx
? Em căn cứ vào đâu mà biết được điều anh thanh
niên nói?
- Căn cứ vào dụng ý mà ATN thể hiện qua những từ
ngữ như “Trời ơi”, tiếng thốt thể hiện sự nối tiếc khi
thời gian còn quá ít “chỉ còn 5 phút”
? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và
cô gái ?
- Dù rất tiếc nhưng anh không muốn nói thẳng
điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu
cảm xúc của mình nên ngại ngần, e thẹn.
? Nếu phải nói thẳng ra, câu này sẽ được nói như
thế nào?
- Nếu nói thẳng thì lẽ ra anh thanh niên phải nói:
Trời ơi, tiếc quá! Hoặc TG còn 5’ nữa là chia tay.
? Như vậy câu nói của ATN có được diễn đạt trực => không diễn đạt
tiếp k? trực tiếp điều muốn
- không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong nói
câu
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả
tương ứng
GV: Như vậy nội dung câu nói của anh thanh niên
không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong
câu, mà muốn hiểu phải suy đoán từ các từ ngữ ấy.
 Cách nói của ATN ở trên được gọi là hàm ý. => Hàm ý
? Vậy thế nào là nghĩa hàm ý?
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra
từ những từ ngữ ấy.
? Câu nói - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Câu 2: - Ô! Cô còn
của anh thanh niên hướng đến ai ? Cô mời nhóm 3 quên chiếc mùi soa
- Hướng đến cô kĩ sư. đây này !
? Câu nói của anh thanh niên thông báo cho cô kĩ
sư biết điều gì? + Nội dung thông
– TB v/v cô kĩ sư bỏ quên chiếc khăn báo: Cô gái quên
? Lời thông báo trên có ẩn ý gì k? khăn mùi soa.
-> Câu của anh thanh niên không có hàm ý.
Nhóm 4 nhận xét câu trả lời của nhóm 3; GV => Câu diễn đạt trực
nhận xét, chốt, chiếu kết quả tương ứng => Gv tiếp điều muốn nói.
chốt ghi nx
? Dựa vào đâu ta có thể hiểu được nd câu nói của
ATN?
- Dựa vào từ ngữ trong câu được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong lời nói của anh thanh niên.
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả
tương ứng
Như vậy câu nói của ATN Ô! Cô còn quên chiếc
mùi soa đây này! được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ => Nghĩa tường
trong câu. => Đó là câu nói có nghĩa tường minh minh.
? Thế nào là nghĩa tường minh ?
- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ
trong câu.
? Nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
GV chốt ghi nhớ: HS đọc lại phần ghi nhớ SGK 2. Ghi nhớ : sgk/ 75

GV: Như vậy qua tìm hiểu ví dụ em đã biết thế nào


là nghĩa tường minh và hàm ý. Quay trở lại với
tình huống trước khi học bài mới Theo em hai tình
huống nào sd nghĩa tường minh TH nào là nghĩa
hàm ý?
– TH 1: tường minh
– TH 2: hàm ý
? Qua bài tập cho biết giữa TM và hàm ý có điểm
gì giống và khác nhau?
G: Đều là phần thông báo của người nói gửi đến
người nghe.
K: TM: Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu
HY: Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những
từ ngữ ấy.
HS vận dụng làm BT 3: Tìm câu chứa hàm ý trong
đoạn trích sau và cho biết nội dung hàm ý?
- Câu: “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý; “Ông vô ăn
cơm đi!”  lưu ý:
HS lấy ví dụ trong một tình huống cụ thể sử dụng - lưu ý 1:
nghĩa tường minh và hàm ý.
GV: Đưa bài tập.
Tìm hàm ý cho câu sau? Trời sắp mưa đấy!
(1) Ra cất quần áo vào.
(2) Mang áo mưa đi.
(3) Đừng đi nữa.
?Như vậy cùng một câu nói nhưng có rất nhiều
hàm ý khác nhau. Muốn xác định hàm ý trên em
phải căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào tình huống giao tiếp.-> lưu ý 1 - lưu ý 2:
? Với tình huống này em hiểu theo hàm ý nào trong
các hàm ý trên? -> Mang áo mưa đi
? Từ ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì?
* Lưu ý: Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp,
cùng một câu nói nhưng trong những tình huống
khác nhau thì hàm ý sẽ khác nhau.
-> Lưu ý 2

GV chuyển: ở phần 1 chúng ta đã phân biệt được


nghĩa tường minh và hàm ý. Vậy điều kiện để sử
dụng hàm ý ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. II. Điều kiện sử
dụng hàmý:
* GV gọi hs đọc vd (SGK) 1. Ví dụ:
? VD trích trong vb nào, của ai?
? Nêu nội dung đoạn trích? * Nhận xét:
- Lời đối thoại giữa chị Dậu và cái Tý. Cảnh ngộ đau - Chị Dậu là người
đớn xót xa của mẹ con chị Dậu. nói, cái Tý là người
? Trong đoạn trích những ai tham gia hội thoại? nghe.
? Ai là người sử dụng hàm ý?
THẢO LUẬN NHÓM
- Hình thức thảo luận: 4 nhóm; hai bàn 1 nhóm
- Nội dung: Hãy chỉ ra câu chứa hàm ý? Nêu hàm ý
của những câu đó?
- Thời gian: 3p
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo
luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống
nhất.
- Sau thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện trình
bày kết quả thảo luận.
GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát phiếu học tập.
- Học sinh thảo luận; bày tỏ ý kiến; nghe, nhận xét,
bổ sung
Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá kết quả thảo luận
của các nhóm.
Nhóm 1: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ
hơn?
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ? - C1: hàm ý : Sau bữa
- Vì Tí không hiểu và chưa rõ hàm ý chị định nói ăn này con ko đc ở
trong câu 1, nên chị phải nói thêm câu 2. nhà với thầy mẹ và
? Khi chị Dậu điều chỉnh hàm ý ở câu thứ 2 rõ các em nữa, mẹ đã
hơn, cái Tí có giải đoán được không? mời nhóm 2 bán con rồi.
trả lời.
-> Có giải đoán được.
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Tí đã hiểu
hàm ý trong câu nói T2 của mẹ? - C2: hàm ý: Mẹ đã
- >Tí giẫy nẩy… bán con cho nhà cụ
Nhóm 3: Tại sao chị Dậu không nói thẳng ra (Sau Nghị thôn Đoài rồi.
bữa ăn này, con không được ở nhà với thầy mẹ và
các em nữa, mẹ đã bán con rồi) mà phải sd hàm ý?
- Vì chị quá đau đớn khi phải dứt ruột bán con đầu
lòng ngoan ngoãn. Chị không đủ nhẫn tâm để nói
thẳng ý định của mình. Mà chị phải lựa lời nói xa nói
gần cho con hiểu từ từ mà chấp nhận sự thật phũ
phàng, đau đớn.
? Việc sử dụng hàm ý có thành công không?
Nhóm 4
- Cả hai câu nói của chị Dậu đều chứa hàm ý. Chị
Dậu đã có ý thức đưa hàm ý vào trong câu nói nhưng
không phải câu nào cái Tí cũng hiểu được.
? Vậy theo em để sử dụng hàm ý cần có những điều
kiện nào?
GV chốt –> Ghi nhớ: sgk 2. Ghi nhớ: sgk (91).
- Tuy nhiên trong trường hợp nếu người nghe theo
dõi lời người nói mà không nhận biết hàm ý thì
người nói nếu muốn thông báo nội dung của hàm ý
thì phải điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với
trình độ của người tiếp nhận.
* Gv lưu ý: Nếu trong một tình huống giao tiếp cả
người nói và người nghe đảm bảo các điều kiện.
Nhưng người nghe không cộng tác thì việc sử dụng
hàm ý đó có thành công không?
- GV đưa ra tình huống giao tiếp: khi chúng ta giao
tiếp với 1 đứa trẻ 3 tuổi hay 1 người thiểu năng trí
tuệ thì có nên sử dụng hàm ý hay không? Tại sao?
? Qua vd chúng ta rút ra lưu ý gì khi sd hàm ý?
+Trong 1 tình huống tai nan giao thông, khi cần chở * Lưu ý:
người bị nạn đi cấp cứu chúng ta không thể nói với - Đối tượng giao tiếp.
người đi đường là: Bác có rỗi không? - Hoàn cảnh giao
? Vậy khi sd hàm ý ta cần chú ý điều gì? tiếp.
- GV lưu ý: Do vậy trong khi sử dụng hàm ý người
nói cần chú ý đến hoàn cảnh và đối tg sử dụng hàm
ý.
? Qua vd em thấy hàm ý thường được sd ở những
đâu?
- Hàm ý thường sd trong c/s hằng ngày và trong các
văn bản NT.
? Trong giấy xin phép, trong văn bản KH có nên sd
hàm ý ko? * Tác dụng:
? Việc sd hàm ý có tác dụng gì? - Trong giao tiếp.
- Trong giao tiếp: sd hàm ý là hết sức cần thiết. Nhờ - Trong VBNT.
có hàm ý mà người nói chuyển tải được ý nghĩ
nguyện vọng của mình cho người khác một cách tế
nhị, tránh thô lỗ mất lịch sự hoặc đảm bảo vô can
cho bản thân. Vì vậy gặp những tình huống ko tiện
nói trực tiếp, người nói (viết) cần có ý thưc sd hàm ý,
đưa hàm ý vào câu nói.
- Trong văn học: Nd diễn đạt phong phú và tăng giá
trị biểu cảm.
*HS làm BT:
*Vận dụng làm BT2 (sgk)
? Tìm Hàm ý trong đoạn hội thoại sau?
? Câu nói có hàm ý nào đã vi phạm nguyên tắc
xưng hô?
- Bé Thu nói trống không với người lớn tuổi. Câu nói
của bé Thu vi phạm nguyên tắc xưng hô (không
dùng từ Ba), hàm ý nhờ chắt nước cơm
? Vì sao em bé ko nói thẳng được mà phải sd hàm
ý?
->Bé dùng hàm ý vì c1 bé đã nói thẳng rồi mà k có
hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại lần nói t2 này
lại có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu
cơm nhão)
=> Muốn gọi nhờ chắt nước cơm.
? Việc sử dụng hàm ý có thành công hay không?
Vì sao?
- Không thành công. Vì ông Sáu vẫn ngồi im, tức là
không hợp tác.
- Gv chốt lại lưu ý khi sử dụng hàm ý: Có đủ điều
kiện nhưng không cộng tác vẫn không thành công.
? Việc sd hàm ý thành công lệ thuộc vào điều kiện
nào?
- Người nghe phải chịu cộng tác với người nói
(không nghe, giả vờ không nhận biết hàm ý là k cộng
tác)
- Người nói phải nắm được năng lực giải đoán hàm ý
ở người nghe. (Năng lực giải đoán hàm ý phụ thuộc
vào vốn sống, vốn tri thức hóa của người nghe.
Người có vốn tri thức hóa càng cao thì càng có năng
lực giải đoán hàm ý.)

*Điều chỉnh bổ
sung: ...................................................................................................................
..........
Hoạt động 3 : Luyện tập
Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, động não.
Thời gian : 20 phút
Trong quá trình tìm hiểu bài, em nhận ra chúng ta II. LUYỆN TẬP
đã giải quyết được những bài tập nào? Bài tập 4
HS đọc và làm BT 4: -> cả hai câu trên đều
GV hướng dẫn HS làm BT 4 ý (a) không chứa hàm ý
a. “Hà nắng gớm về nào…”: hiện tượng “đánh trống
lảng”, cố ý nói sang chuyện khác (cách ông Hai lảng
tránh câu chuyện được nói tới trong lời của người đàn
bà tản cư ).
-> Không chứa hàm ý
? Qua ví dụ và làm bài tập em thấy hàm ý thường sử
dụng ở đâu?
-Trong giao tiếp hằng ngày, trong các văn bản NT
? Theo em trong giao tiếp hàng ngày, có phải lúc
nào ta cũng sử dụng hàm ý không?
VD: Người có Quốc tịch Việt Nam là công dân nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN (điều 4 luật Quốc tịch
1998)
? Câu trên có sử dụng hàm ý không?
- Không sử dụng hàm ý.
* Lưu ý khi sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý:
+ Trong văn bản nghệ thuật và giao tiếp hàng ngày
thì có thể sử dụng cả nghĩa tường minh và hàm ý.
+ Trong văn bản hành chính công vụ và văn bản khoa
học chỉ sử dụng nghĩa tường minh.
BT 3,4 Làm bài tập còn lại. (sgk T93)
Điều chỉnh bổ sung:................................................................................
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học
để giải quyết các tình huống, vấn đề mới trong thực tế.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu vấn đề, động não, gợi
tìm.
- Thời gian: 5p’.
Bài tập tình huống: Trống vào lớp đã 10 phút, Hiếu mới hớt hải chạy vào. Thầy
giáo nhìn đồng hồ nói:…
? Em hãy diễn đạt ý của thầy bằng hai câu. Một câu có nghĩa tường minh,
một câu có hàm ý.
ĐÁP ÁN: Nghĩa tường minh: Em đi muộn 10 phút rồi đấy.
Hàm ý: Em không có đồng hồ à?
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng từ các nguồn
kênh thông tin vận dụng kiến thức đã học làm bài tập.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Vấn đáp, động não.
- Thời gian: 1p
? Tìm các tình huống trong đời sống có sd hàm ý?

*Điều chỉnh bổ sung:......................................................................................

4. Củng cố: Nắm kiến thức cần ghi nhớ trong bài:
+ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
+ Lưu ý khi sử dụng hàm ý
5. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại.
- Xem trước bài : Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
………………………………………………………………………….

You might also like