You are on page 1of 3

Đề bài:

“ Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con.”
Dựa vào ý thơ trên, bằng tất cả tình yêu thương và lòng kính trọng, hãy viết
đoạn văn về người mẹ yêu quý của mình hoặc về một người đã yêu thương, chăm
sóc em như một người mẹ.

Bước 1: GV chép đề lên bảng lớn, hướng dẫn HS xác định yêu cầu đề
theo các ý chính:
- Thể loại văn gì?
- Đối tượng tả là ai?
- Đề bài có gì khác so với đề văn tả người thông thường? ( HS phát hiện nêu,
GV chốt: Câu đề dẫn có thể là 1 đoạn thơ, hoặc 1 câu văn. Đó là điểm gợi mở khi
làm bài, và không được bỏ qua khi gặp đề bài có câu đề dẫn).
- Ở đề bài trên, Khổ thơ đề dẫn nói về điều gì?
- Các ý thơ trên có thể sử dụng cho phần nào của bài làm?
+ Tả hình dáng: Tả rõ đôi bàn tay của mẹ
+ Tả tính tình: Phải tả được công lao gợi ra từ đôi bàn tay mẹ ( qua việc
làm, hình ảnh cụ thể)
=> GV nhấn mạnh: Đã là tả người thì phải theo cấu tạo bài văn tả người
( đủ 2 ý chính: tả hình dáng và tả tính tình/ hoạt động.
+ Tả hình dáng: Với đề bài này, vì có khổ thơ dẫn đề, nên khi tả hình dáng
cần chọn lọc 3-4 chi tiết nổi bật về hình dáng, sau đó tập trung tả đôi bàn tay
mẹ.Không viết dài lan man ( nên khoảng 8-10 dòng)
+ Tả tính tình: Cũng tả 1 số điểm nổi bật trong tính cách của mẹ, sau đó tả
những việc làm thể hiện công lao to lớn mà lặng thầm từ đôi bàn tay mẹ với gia
đình, với các anh/chị em em ( bế chúng con, chăm chúng con…) (10-15 dòng)
Bước 2: Cùng HS hỏi và xác định ý từng phần.
- Theo yêu cầu của đề bài trên, khi làm bài, đầu tiên ta viết gì? ( Mở đoạn)
- Sau mở đoạn, liền tiếp theo là gì? ( Thân đoạn)
- Thân đoạn bài này cần làm những ý nào?
+ Tả 1 số nét về hình dáng của mẹ
+ Hình dáng đôi bàn tay mẹ
+ Nét đẹp nổi bật trong tính cách của mẹ
+ Công lao của mẹ qua những việc làm dành cho gia đình, con cái từ chính
đôi bàn tay
- Hết thân đoạn ta viết gì? ( Kết đoạn)
=>Bước 3: GV chốt bước làm
+ Khi đọc đề xong, phải xác định yêu cầu của đề. Khi xác định được kiểu
bài/đối tượng xong, nhất định phải nhớ nhanh cấu tạo kiểu bài đó để xác định các ý
chính cần làm.
+ Sau đó, bám vào đoạn thơ hoặc câu văn đề dẫn ( nếu có) hoặc các chi tiết
liên quan khác trong đề để xem nội dung là gì? Sẽ đưa từng nội dung vào vị trí nào
trong các ý cần làm, ý nào là trọng tâm?
+ Cuối cùng là viết đoạn văn: Đủ 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
+MĐ: Lấy các từ ngữ có sẵn trong đề để làm mở đoạn. Viết xong MĐ,
người đọc phải biết con sắp đi tả gì? Tả ai?
+TĐ: Làm lần lượt các ý cần làm, ý nào thuộc trong tâm yêu cầu của đề thì
làm dài và kĩ hơn. Phải động được hết các ý cần làm trong thân đoạn, không bỏ ý
nào.
+KĐ: Nêu suy nghĩ tình cảm của bản thân em với ngưởi vừa tả.
Bước 4: Cùng làm với HS từng phần, cứ xong 1 phần lại yêu cầu đối
chiếu xem:
+ Đã đảm bảo yêu cầu chưa?
+ Đủ ý cần làm chưa?
+ Đã đưa ý trong phần đề dẫn vào bài làm chưa?
+ Vị trí đưa, Cách đưa đã hợp lý chưa?
Ví dụ:
*Mở đoạn:
Bài này, con định MĐ như thế nào? ( 2-3 HS nêu, GV ghi nhanh ý chính)
 Y/c cả lớp quan sát nhận xét: Đã MĐ hợp lý so với đề bài chưa?
* Tương tự cách làm như vậy với phần thân đoạn.
*Các đ/c phải bình tĩnh, dành cả buổi sáng để làm lại đề này, sau đó
giao cho HS viết từng phần, mỗi phần có giới hạn thời gian, viết đến đâu,
gọi HS đọc từng phần, cho cả lớp nghe, chữa. Khi chữa, luôn đối chiếu đề
bài.
- MĐ: Không quá 5 phút
- Thân đoạn: Không quá 15 phút
- Kết đoạn: Không quá 5 phút
*Sau khi xong đề này, GV đưa thêm 1-2 đề khác có câu đề dẫn, thể loại
cùng tả người hoặc thể loại khác và yêu cầu HS thực hành xác định đề, xác
định ý cần làm.
* Tuần này, rèn nhiều cho HS kĩ năng phân tích đề, kĩ năng làm bài, chứ
không hẳn cho làm nhiều đề, đề nào biết đề đó và làm liên tục mà không
khắc sâu cách làm thì chưa chắc đã tốt đâu.
Các đ/c cố gắng nhé!

You might also like