You are on page 1of 334

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(10 phút)

1. Tham gia trò chơi hỏi – đáp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng Chia sẻ
bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách tiến hành
- GV giới thiệu chủ đề Măng non và tên chủ điểm - HS lắng nghe.
Chân dung của em.
- GV mời đại diện 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 2 - HS đọc bài trước lớp.
câu hỏi và các gợi ý trong SGK.
- GV tổ chức trò chơi hỏi đáp: - HS tham gia trò chơi.
+ HS hoạt động nhóm 4: Một HS hỏi, HS khác trả lời,
sau đó đổi vai. Có thể đặt 1 câu hỏi với tất cả các bạn
trong nhóm để lần lượt từng bạn trả lời câu hỏi đó.
Cũng có thể đặt một câu hỏi với một bạn; sau khi bạn
đó trả lời xong mới chuyển sang hỏi bạn khác.
+ Có thể dựa vào 5 câu hỏi trong SGK hoặc tự đặt
những câu hỏi khác. Chú ý hỏi cả về sở thích và về
ngoại hình, hoạt động. GV hướng dẫn để HS đặt những

1
câu hỏi lịch sự, không làm bạn tự ái. VD:
(1) Trò chơi bạn thích nhất là gì? (Trò chơi mình thích
nhất là nhảy dây/ đá cầu/…).
(2) Món ăn bạn thích nhất là món nào? (Món ăn mình
thích nhất là nem rán/ bún chả/ canh cá/...).
(3) Bạn thích môn học nào nhất? (Mình thích môn
Tiếng Việt/ Toán/… nhất).
(4) Bạn không thích điều gì? (Mình không thích bị so
sánh với các bạn khác/ không thích trêu chọc
nhau/…).
(5) Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào?
(Mình sẽ chú ý thể hiện hai bím tóc/ cặp kính/…).

2. Tham gia hoạt động giải nghĩa tên chủ điểm: Chân dung của em

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được tên chủ điểm Chân Giải nghĩa chủ điểm
dung của em, chuẩn bị vào bài đọc mới.
b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi trước lớp: Qua trò chơi trên, em hiểu - HS trả lời câu hỏi của GV một
“Chân dung của em” nghĩa là gì? cách tự nhiên, thể hiện ý kiến
riêng của mình. Ví dụ:
+ Chân dung của em là bức
ảnh chụp khuôn mặt của em để
làm học bạ, làm thẻ HS, thẻ
đọc sách,…
+ Chân dung của em là đặc

2
điểm bên ngoài của em.
+ Chân dung của em là cả đặc
điểm bên ngoài lẫn tính cách
của em.
+ Chân dung của em là đặc
điểm con người em, cả hình
thức lẫn tính cách.
- HS tập trung lắng nghe.
- GV tổng kết và dẫn vào bài đọc: Chân dung của em
là đặc điểm con người của em, cả hình thức bên ngoài
lẫn tính cách, phẩm chất. Đó là nội dung các em sẽ tìm
hiểu trong tuần 1 và tuần 2. Trước hết, chúng ta sẽ đọc
một bài thơ rất hay của nhà thơ Xuân Quỳnh miêu tả
chân dung một bạn nhỏ.

ĐỌC 1: TUỔI NGỰA


(60 phút)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm
nhanh hơn lớp 3.

3
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội
dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ
trong bài thơ: thích đi đây đi đó; yêu thiên nhiên, đất nước; rất yêu mẹ.
- Thể hiện được giọng đọc vui tươi, tha thiết phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài
thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Bước đầu cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ
nhân vật và các chi tiết miêu tả.
- Bày tỏ được sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước (yêu thiên nhiên, đất nước), nhân ái (tình yêu
thương dành cho mẹ).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

4
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: “Tuổi ngựa” là một bài thơ hay, ngộ - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
nghĩnh của nhà thơ nữ Xuân Quỳnh. Bài thơ kể về câu bài học mới.
chuyện của một em bé sinh năm Ngọ với mẹ của mình. Để
biết bài thơ này thú vị ra sao, chân dung của bạn nhỏ
trong bài như thế nào, chúng ta cùng đọc bài nhé.
- GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Tuổi ngựa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ
đọc sai.
- Xác định được các khổ thơ.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

5
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm toàn bài thơ;
giọng đọc hồn nhiên, vui tươi. - HS nghe và đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ HS dễ đọc sai
do ảnh hưởng tiếng địa phương: - HS luyện đọc theo hướng
+ Miền Bắc: trung du, trăm miền, lóa, màu trắng, nắng, dẫn của GV.
núi.
+ Miền Trung: chỗ, sẽ, dẫu.
+ Miền Nam: ngựa con, ngọn gió, đất đỏ, đại ngàn, viết,
hết, ngọt ngào, cách.
- GV hướng dẫn HS xác định các khổ thơ:
+ Khổ 1: 4 dòng thơ đầu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Khổ 2: 8 dòng thơ tiếp theo.
+ Khổ 3: 8 dòng thơ tiếp theo khổ 2.
+ Khổ 4: 6 dòng thơ cuối.
- GV giao nhiệm vụ luyện đọc cho HS:
+ Đọc lần lượt 4 khổ thơ. Mỗi khổ GV mời đại diện 3 – 4
- HS lắng nghe, thực hiện.
HS đọc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
+ Đọc nối tiếp các khổ thơ (2 – 3 lượt đọc nối tiếp).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bộ bài thơ.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS đọc bài trước lớp. Các
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
HS khác đọc thầm theo.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- HS lắng nghe.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
6
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:
+ Tuổi Ngựa: sinh năm Ngọ (theo âm lịch).
+ Trung du: miền đất ở khoảng giữa thượng du (nơi bắt
đầu) và hạ du (nơi kết thúc) của một dòng sông. - HS cùng GV giải nghĩa một
+ Đại ngàn: khu rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời. số từ khó.
- GV cho 5 HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi của SGK:
(1) Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế
nào?
(2) Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi - HS đọc câu hỏi.
những đâu?
(3) Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có
một màu gió riêng?
(4) Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3?
(5) Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong
bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật “mảnh
ghép”:
+ Bước 1: Sử dụng nhóm chuyên: 5 nhóm – 5 câu hỏi (1 –
- HS đọc thầm.
2 – 3 – 4 – 5).
- HS thảo luận nhóm.
+ Bước 2: Sử dụng 4 nhóm ghép: mỗi nhóm thảo luận 5
câu trả lời cho 5 câu hỏi.
+ Bước 3: Sử dụng hình thức hoạt động lớp – hướng dẫn

7
đại điện của 5 nhóm ghép trình bày kết quả thảo luận
chung trước lớp.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá.
- GV bình luận thêm về cái hay, cái đẹp của hình ảnh thơ,
nội dung của bài thơ.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 1. Các HS khác - HS tự nhận xét, đánh giá.
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi 1:


Bạn nhỏ hỏi mẹ: Tuổi con là
tuổi gì?
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Mẹ bạn nói: Tuổi con là tuổi
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2. Các HS khác Ngựa – tuổi đi, không chịu ở
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). yên một chỗ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 2:
Bạn nhỏ tưởng tượng mình
sẽ đi khắp mọi miền đất
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. nước: từ miền trung du đến

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 3. Các HS khác cao nguyên đất đỏ và những
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). cánh rừng đại ngàn.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 3:
Bạn nhỏ tưởng tượng mỗi
vùng đất có một màu gió
riêng bởi vì mỗi vùng đất có

8
đặc điểm riêng: miền trung
du thường xanh mướt cỏ cây

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. (gió xanh), vùng cao nguyên
đất đỏ bazan màu mỡ (gió
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 4. Các HS khác
hồng), đại ngàn xanh thẫm
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
(gió đen).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 4:
Trong khổ thơ 3, có ba hình
ảnh: màu trắng loá như giấy
trắng của hoa mơ, mùi
hương hoa huệ ngọt ngào,
gió và nắng xôn xao khắp
cánh đồng hoa cúc dại. Mỗi
hình ảnh có vẻ đẹp riêng, thể
hiện bạn nhỏ cảm nhận cảnh
vật, không gian bằng rất
nhiều giác quan: thị giác
(cảm nhận màu trắng sáng,
tinh khiết của hoa mơ), khứu
giác (cảm nhận hương thơm
ngọt ngào của hoa huệ),
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
thính giác – thị giác (cảm
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 5. Các HS khác nhận âm thanh của gió, màu
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). sắc của nắng, của hoa cúc
dại),...
- HS lắng nghe, tiếp thu.

9
- HS trả lời câu hỏi 5:
Bạn nhỏ trong bài thơ là một
em bé thích bay nhảy, đi đây

+ GV nhận xét, đánh giá và cho HS liên hệ với đặc điểm đi đó; giàu lòng yêu thiên
của bản thân. nhiên, đất nước; rất yêu mẹ,
dù có xa xôi cách trở thế nào
- GV rút ra nội dung bài thơ cho HS: Tình yêu mẹ và ước
cũng nhớ mẹ, nhớ đường về
mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để
với mẹ.
hiến dâng và lao động sáng tạo.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS chú ý lắng nghe.
- Đọc diễn cảm bài thơ với hình thức đọc cá nhân.
- Biết cách ngắt giọng ở một số dòng thơ, nhấn giọng ở từ
ngữ giàu sức gợi tả.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm với hình thức đọc cá
nhân; lưu ý HS cách ngắt giọng ở một số dòng thơ, nhấn
giọng ở từ ngữ giàu sức gợi tả; thể hiện giọng đọc phù
hợp. Ví dụ:
Mẹ ơi,/ con sẽ phi//
Qua bao nhiêu/ ngọn gió// - HS đọc diễn cảm.
Gió xanh/ miền trung du//
Gió hồng/ vùng đất đỏ//
Gió đen hút/ đại ngàn//
Mấp mô/ triền núi đá…//
Con mang về/ cho mẹ//
Ngọn gió/ của trăm miền.//
10
Ngựa con/ sẽ đi khắp//
Trên/ những cánh đồng hoa//
Loá màu trắng/ hoa mơ//
Trang giấy nguyên/ chưa viết//
Con làm sao/ ôm hết//
Mùi hoa huệ/ ngọt ngào//
Gió và nắng/ xôn xao//
Khắp đồng/ hoa cúc dại./
- GV cho HS:
+ Lựa chọn đoạn thơ yêu thích, thi đọc diễn cảm.
+ Trả lời câu hỏi về lí do lựa chọn đoạn đọc.
+ Nhận xét, đánh giá, thảo luận về giọng đọc, cách đọc
diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học; nói
về những điều thu được sau bài học, những điều mong
muốn biết thêm.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ
học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên
- HS lắng nghe.
những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhắc nhở HS:
+ Học thuộc lòng các khổ thơ 3, 4 (khuyến khích HS học

11
thuộc lòng cả bài thơ). - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Về nhà tự đọc sách báo như đã hướng dẫn trong SGK.

- HS lắng nghe, thực hiện.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO


(HS thực hiện ở nhà)

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tự đọc sách báo ở nhà theo yêu cầu đã
nêu trong sách giáo khoa
- Về nội dung bài đọc: bài đọc có nội dung kể về đặc điểm hoặc hoạt động của các
bạn cùng lứa tuổi với em.
- Về loại văn bản: truyện, thơ, văn miêu tả, văn bản thông tin.
- Về số lượng: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ), 1 bài văn miêu tả hoặc
cung cấp thông tin.
- Ghi vào phiếu đọc sách:
+ Tên bài đọc.
+ Một số nội dung chính: sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích.
+ Cảm nghĩ của em.
2. Lưu ý
- HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 4
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
- GV dựa theo yêu cầu tự đọc sách báo, thiết kế Phiếu tự đọc sách báo để HS tiện sử
dụng.

12
13
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT


(Cấu tạo của đoạn văn)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về cấu tạo của đoạn văn viết về một nhân vật.
- Vận dụng quy tắc Bàn tay đã học để xác định những việc cần làm khi viết đoạn
văn về một nhân vật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với các bạn về các ý trong đoạn văn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được đặc điểm ngoại hình và
tính cách nhân vật.
Năng lực văn học:
- Thể hiện được cảm nghĩ về nhân vật.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm thông qua các bài tập trong bài.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.

14
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Đoạn văn mẫu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu các bài viết trong môn Tiếng Việt lớp 4 - HS lắng nghe.
cho HS. (VD: Viết đoạn văn tưởng tượng, viết đoạn văn
về một nhân vật, bài văn tả cây cối,…)
- GV hướng dẫn để HS nắm được yêu cầu cần đạt của bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
học.
bài học mới.
- GV ghi tên bài học: Viết 1 – Viết đoạn văn về một nhân
vật.

15
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo đoạn văn (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo
đoạn văn.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn trong phần Nhận - HS đọc bài.
xét (2 lần).
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng - HS hoạt động nhóm.
4 – 5 HS) trao đổi về các câu hỏi gợi ý của SGK:
a. Đoạn văn trên viết về nội dung gì?
b. Câu mở đầu giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm
nghĩ về đặc điểm nhân vật Dế Mèn.
c. Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở
đoạn?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác
- HS trả lời:
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
a. Đoạn văn trên nêu cảm
nghĩ về đặc điểm ngoại hình,
tính cách của nhân vật Dế
Mèn trong truyện “Dế Mèn
phiêu lưu kí”.
b. Câu mở đầu giới thiệu
nhân vật và nêu khái quát
cảm nghĩ về đặc điểm nhân
vật Dế Mèn.
c. Các câu tiếp theo làm rõ
đặc điểm về ngoại hình và

16
tính cách của Dế Mèn đã nêu
trong câu mở đoạn.

- GV nhận xét, đánh giá. - HS chú ý lắng nghe.

Hoạt động 2: Rút ra bài học


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu câu hỏi: - HS lắng nghe GV nêu câu
+ Khi viết đoạn văn về một nhân vật cần viết về những hỏi.
nội dung gì?
+ Đoạn văn viết về một nhân vật có cấu tạo như thế nào?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi:
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). + Cần nêu cảm nghĩ về đặc
điểm ngoại hình và tính cách
của nhân vật.
+ Đoạn văn gồm có câu mở
đoạn và một số câu tiếp theo.
Câu mở đoạn giới thiệu nhân
vật và nêu khái quát cảm
nghĩ về đặc điểm của nhân
vật. Các câu tiếp theo làm rõ
những đặc điểm đã nêu ở
câu mở đoạn, trong đó có
các câu nêu nhận xét và thể
hiện tình cảm của người viết
với nhân vật.

17
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV cho HS đọc nối tiếp nội dung bài học; nêu lại nội - HS lắng nghe, thực hiện.
dung bài học, không cần nhìn sách.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những
việc cần làm để viết một đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ
trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu:
- HS hoạt động nhóm, thực
+ Đọc nối tiếp nội dung yêu cầu của phần Luyện tập (2 hiện yêu cầu.
lần).
+ Tự đọc lại (hoặc nhớ lại) bài đọc Tuổi Ngựa.
+ Dựa vào yêu cầu của bài tập và quy tắc Bàn tay, xác
định những việc cần làm:
1) Viết về ai? (Viết về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ
Tuổi Ngựa.)
2) Tìm ý
- Bạn nhỏ trong bài thơ có đặc điểm gì về ngoại hình, về
tính nết?
- Em có nhận xét, tình cảm gì với bạn nhỏ trong bài thơ?
3) Sắp xếp ý: Sắp xếp các ý em tìm được; có thể thêm/
bớt/ điều chỉnh các ý.
4) Viết đoạn văn: Dựa vào kết quả bước 3 để viết đoạn
văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.
5) Hoàn chỉnh đoạn văn: Đọc lại đoạn văn, phát hiện và
sửa lỗi (nếu có); có thể điều chỉnh đoạn văn (thêm hoặc

18
bớt từ ngữ, thay từ ngữ,...) cho hay. - HS báo cáo kết quả.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước
lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, tuyên dương
những em tiến bộ hoặc xác định đúng và đủ những việc
cần làm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện liên quan đến chủ
điểm Chân dung của em.
+ Đọc trước bài Kể chuyện: Làm chị.

19
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN LÀM CHỊ


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe hiểu và kể lại được câu chuyện Làm chị.
- Biết cách trao đổi với các bạn về câu chuyện.
- Biết cách nghe, ghi chép vắn tắt nhận xét về cách kể chuyện và về ý kiến của bạn
trong trao đổi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động, tự tin trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo khi kể chuyện: chọn ngôi kể,
sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng phương tiện trực quan, trang phục…
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được cái hay của câu chuyện và biết thể hiện tình cảm, cảm xúc khi kể
chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (yêu thương, quý trọng con người, tôn trọng sự khác
biệt của mỗi người).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
20
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh họa của bài Làm chị.
- Bản trình chiếu sơ đồ trong SGK.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Ở bài đọc “Tuổi Ngựa” các em đã được làm quen với một bài học mới.
em bé giàu lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, đất nước. Hôm
nay, chúng ta sẽ làm quen với một cô bé, dù còn nhỏ
nhưng đã biết giúp đỡ mẹ và chăm sóc em. Các em hãy
chú ý lắng nghe câu chuyện nhé.

21
- GV ghi tên bài học: Kể chuyện “Làm chị”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình
tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- Lần 1: GV kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện Làm chị cho - HS lắng nghe.
cả lớp nghe.
- Lần 2: GV kể từng đoạn câu chuyện, kết hợp sử dụng
câu hỏi trong sơ đồ SGK tr.8 để hướng dẫn HS theo dõi
nội dung câu chuyện.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS trả lời lần
- HS hoạt động nhóm.
lượt các câu hỏi trong sơ đồ để nắm vững tình tiết, diễn
biến và nhân vật của câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể chuyện
Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Làm chị trong nhóm.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 HS đọc BT1. Cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc bài.

- GV giúp HS hiểu nhiệm vụ: Dựa vào sơ đồ và các câu

22
hỏi gợi ý để kể và trao đổi về câu chuyện “Làm chị”. - HS lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm (mỗi nhóm 3
– 4 HS). - HS kể chuyện trong nhóm.
Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Làm chị trước lớp.
b. Các tiến hành
- GV mời HS xung phong kể từng đoạn của câu chuyện.
Các HS khác lắng nghe, góp ý.
- HS kể chuyện trước lớp.
- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Các HS khác lắng nghe, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá, góp ý.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội
dung và ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 5 –
6 HS) về 3 nội dung:
- HS thảo luận nhóm.
a. Em suy nghĩ gì về câu chuyện giữa Hồng và em trai?
Giữa em với anh (hoặc chị, em) của mình có những điểm
gì giống Hồng và Thái?
b. Từ những thay đổi của Hồng trong việc giúp đỡ mẹ và
chăm sóc em trai, em có suy nghĩ gì?
c. Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- GV mời đại diện của các nhóm trình bày kết quả thảo
luận về 3 nội dung trên trước lớp. Sau mỗi ý kiến hoặc

23
một vài ý kiến, GV mời các HS khác đặt câu hỏi, góp ý - HS trình bày kết quả:
với bạn và nêu ý kiến của mình về câu chuyện. a. Hồng và em Thái rất hay
cãi nhau, chẳng ai chịu
nhường ai.
HS có thể nêu nhiều ý kiến
khác nhau, phù hợp với thực
tế. VD: Em trai đôi khi
không nghe lời em./ Em cũng
hay bướng với anh, chị./ Hai
chị em em cũng hay tị nạnh
nhau./ Em và anh trai em rất
hòa thuận./…
b. Hồng là cô bé biết thương
mẹ, nghe lời mẹ, biết thay
đổi để làm mẹ vui lòng.
c. Gợi ý: Muốn em ngoan thì
phải nói nhẹ nhàng với em./
Muốn em ngoan thì phải
gương mẫu./ Muốn làm
người khác thay đổi, trước
- GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý
tiên mình phải thay đổi để
kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS trong
làm gương cho người đó.
khi nghe.
Văn bản truyện:
Làm chị
Hồng có một đứa em trai. Thằng Thái em Hồng là chúa
bướng bỉnh. Hai chị em cãi nhau chí chóe cả ngày. Chị

24
Hồng cũng chẳng chịu nhường em. Có khi, chỉ quét mỗi
cái nhà, hai đứa cũng phải “oẳn tù tì” mấy lần. Chị Hồng
ra cái búa mà Thái xòe tay ra bọc thì chị đòi xí xóa.
Ngược lại, nếu Thái lỡ xòe tay ra mà chị giơ cái kéo, Thái
cũng bắt “oẳn” lại. Mẹ phải bảo:
- Giá các con biết bảo nhau thì nhà đã quét xong từ lâu
rồi. Con là chị, con nên nhường nhịn em. Em sẽ phải nghe
lời con.
Công việc của mẹ dạo này rất bận, có hôm mẹ phải đi
cả ngày. Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước,
dọn dẹp. Thương mẹ vất vả, Hồng nghe lời mẹ hơn.
Một hôm, Hồng lau nhà sạch bóng đến mức có thể soi
gương được. Thái ta vẫn cứ mải chơi bóng. Hồng bảo em,
giọng dịu dàng:
- Thái chơi bóng xong, giúp chị dọn bàn học cho gọn
nhé!
- Vâng ạ. - Thái đáp lại chị, giọng rõ thật ngoan.
Chiều, mẹ đi công tác vẫn chưa về, Hồng bảo Thái:
- Em vào đây, chị tắm cho.
Hồng vắt cái khăn mặt lên vai, bảo Thái cúi đầu xuống,
dội nước, gội đầu cho em. Rồi vừa kì cánh tay đen nhẻm
của em, Hồng vừa giảng cho em mấy bài vệ sinh thân thể
mới học. Thái ta cứ ngồi yên như phỗng nghe chị giảng.
Tắm cho em xong, Hồng dặn:
- Bây giờ, em ra trông nhà nhé, để chị giặt quần áo.
- Vâng ạ.

25
Lần này, Thái “vâng” to hơn, đến nỗi bọn cái Hương,
cái Thanh ở nhà bên cũng nghe rõ. Chúng nó bảo:
- Em cậu dạo này ngoan nhỉ.
BÍCH THUẬN
* CỦNG CỐ
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm,
nhược điểm của mình và các bạn trong lớp, những bạn - HS lắng nghe, thực hiện.
tiến bộ về kĩ năng kể, những bạn cần rèn luyện thêm.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và tuyên dương những HS
kể hay, thảo luận tốt và những HS có tiến bộ về kĩ năng
- HS lắng nghe, tiếp thu.
kể, kĩ năng trao đổi.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Kể chuyện Làm chị cho người thân nghe.
+ Chuẩn bị cho bài Nói và nghe Chân dung của em, của
bạn ở tuần sau.

26
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 2: CÁI RĂNG KHỂNH


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm
nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu đặc điểm của nhân vật và ý nghĩa của
câu chuyện (khuyên mỗi người nên tự hào, yêu quý những gì thuộc về bản thân
mình; khuyên HS tôn trọng bạn, không trêu đùa bạn về đặc điểm khác biệt).
- Thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp với người dẫn chuyện và các nhân vật trong
câu chuyện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được những băn khoăn đáng yêu của nhân vật cậu bé trong câu chuyện.

27
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết lễ phép, lịch sự; tự tin và yêu quý bản thân
mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 – 2 HS đọc lại một đoạn hoặc toàn bài thơ - HS thực hiện yêu cầu.
Tuổi Ngựa và nêu nội dung, ý nghĩa của bài, đặc điểm của
nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.

28
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV giới thiệu bài: bài học mới.

Mở đầu chủ điểm “Chân dung của em”, các em đã học


bài “Tuổi Ngựa”. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về
chủ điểm này với bài đọc “Cái răng khểnh”, bài đọc trích
trong tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà
văn Nguyễn Ngọc Thuần. Tác phẩm từng đoạt giải A cuộc
thi sáng tác văn học thiếu nhi năm 2020 do Nhà xuất bản
Trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và
giải thưởng Peter Pan 2008 của Ủy ban Quốc tế về Sách
thiếu nhi tại Thụy Điển. Hãy cùng tìm hiểu xem câu
chuyện kể về ai, bí mật của nhân vật đó là gì và nhân vật
trong câu chuyện có gì đáng yêu nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 2 – Cái răng khểnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Nhiệm vụ 1: Luyện đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ
đọc sai, cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, cách đọc lời đối
thoại giữa các nhân vật.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành - HS nghe và đọc thầm theo.
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ
ngữ khác. - HS lắng nghe.

29
- GV lưu ý cho HS các từ ngữ dễ đọc sai do ảnh hưởng
tiếng địa phương trong từng đoạn:
+ Miền Bắc: nói, là, nụ cười.
+ Miền Trung: răng khểnh, đơn giản, sẽ.
+ Miền Nam: đánh răng, đơn giản, khuôn mặt. - HS luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn câu chuyện:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.
+ Đoạn 2: Từ “Một hôm, bố tôi hỏi” đến “những người
xung quanh mình”.
+ Đoạn 3: Từ “Một hôm, tôi thuật lại câu nói” đến “cùng
giữ chung một bí mật”.
+ Đoạn 4: Từ “Tôi đã kể” đến hết.
- HS lắng nghe.
- GV lưu ý HS:
+ Về cách ngắt nghỉ hơi ở một số câu dài.
VD: Hãy quan sát đi/ rồi con sẽ thấy/ rất nhiều điều bí
mật/ về những người xung quanh mình.
+ Về cách đọc lời đối thoại giữa các nhân vật: thể hiện sự
trao – đáp giữa các nhân vật; lên giọng cuối câu hỏi, câu
khiến và câu cảm, xuống giọng cuối câu kể.
- HS đọc bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Nhiệm vụ 2: Giải nghĩa từ ngữ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải nghĩa được
một số từ ngữ khó.
- HS đọc giải nghĩa các từ

30
b. Cách tiến hành trong SGK tr.10.
- GV mời 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: rạng rỡ, giùm. - HS cùng GV giải nghĩa một
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm nghĩa của từ ngữ khác số từ khó.
(nếu cần).
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành - HS đọc câu hỏi.
- GV cho 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 câu hỏi trong SGK
tr.10. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái
răng khểnh?
(2) Khi nghe bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì?
(3) Em có suy nghĩ gì về điều người bố nói?
(4) Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình?
(5) Em nghĩ như thế nào về “nét riêng” (hình dáng, giọng
nói, cách ăn mặc,…) của mỗi người?
- HS đọc thầm.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu
câu hỏi.
hỏi.
- HS trả lời câu hỏi 1:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các
Vì bạn nhỏ có một chiếc
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
răng khểnh làm cho bạn xấu
đi.

31
- HS trả lời theo suy nghĩ
+ GV bổ sung: Việc trêu chọc bạn có gì đáng trách? riêng của mình.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các - HS trả lời câu hỏi 2:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bố bạn nhỏ nói cái răng
khểnh chính là nét riêng của
bạn, làm cho nụ cười của
bạn khác các bạn khác. Đó
là điều đáng tự hào.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi 3:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các
Lời động viên của bố giúp
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
bạn nhỏ hiểu ra và tự hào về
điểm riêng của mình, không
còn mặc cảm, xấu hổ vì điều
đó nữa.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các
- HS trả lời câu hỏi 4:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Vì bạn nhỏ tin tưởng vào cô
giáo và thích thú khi nghe cô
giải thích “khi em kể điều bí
mật cho một người biết giữ
nó thì bí mật vẫn còn” và khi
đó “có hai người cùng giữ
chung một bí mật”.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

32
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các - HS trả lời câu hỏi 5:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Ai cũng có những “nét
riêng”, nhờ đó mà khác với
mọi người. Mỗi người nên tự
tin, tự hào về “nét riêng”
của mình. Tuy nhiên, không
nên cố tình tạo nên “nét
riêng” bằng những cách tiêu
cực (như nói năng không văn
minh, ăn mặc không sạch sẽ,
…). Không nên trêu chọc
bạn vì những nét riêng của
bạn.
- HS trả lời:
+ GV hỏi thêm: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu chuyện giúp chúng ta
hiểu là nên tự hào và yêu quý
những gì thuộc về bản thân
mình và cần tôn trọng sự
khác biệt của bạn với mọi
người.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV rút ra nội dung và ý nghĩa của câu chuyện cho HS.
+ Nội dung của câu chuyện: Kể về một cậu bé có chiếc
răng khểnh và bị bạn bè trêu chọc. Nhưng khi được bố
giải thích, cậu đã hiểu ra và tự hào về “điều bí mật” của
mình. Cậu muốn chia sẻ để nhiều người biết về bí mật của

33
cậu.
+ Ý nghĩa của câu chuyện: Giúp chúng ta hiểu là phải
biết tự hào và yêu quý những gì thuộc về bản thân mình.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc diễn cảm.
- Nhắc lại nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cách tiến hành - HS lắng nghe và giải thích
- GV cho HS lựa chọn đoạn để đọc diễn cảm và trả lời tại lí do chọn đọc đoạn văn.
sao lựa chọn đoạn đó. - HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Nếu chọn đoạn 1: HS đọc cá nhân; giọng đọc thể hiện
cảm xúc buồn bực, khó chịu vì cái răng khểnh của mình.
+ Nếu chọn đoạn 2: HS đọc phân vai (1 HS đọc lời của
người dẫn chuyện, 1 HS thể hiện lời của cậu bé, 1 HS thể
hiện lời bố).
+ Nếu chọn đoạn 3: HS đọc phân vai (1 HS đọc lời của
người dẫn chuyện, 1 HS đọc lời của cậu bé, 1 HS đọc lời
của cô giáo).
+ Nếu chọn đoạn 4: HS đọc cá nhân; giọng đọc thể hiện
cảm xúc vui vẻ, hào hứng của cậu bé khi sẵn sàng chia sẻ
bí mật của mình cho người khác giữ giùm.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa của - HS trả lời.
câu chuyện và đặc điểm của nhân vật cậu bé. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và kết luận.

34
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV cho HS tự nhận xét về tiết học: Ưu điểm, nhược
điểm của mình và các bạn. HS nói về những điều đã biết,
những việc đã làm được sau tiết học và những điều em
mong muốn biết thêm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS tiến bộ về
kĩ năng đọc, những HS đọc hay.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị cho bài viết 2 Luyện tập viết đoạn văn về một
nhân vật (tìm ý và sắp xếp ý).

35
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu khái niệm danh từ, ý nghĩa của danh từ.
- Nhận biết được các danh từ trong câu, trong đoạn.
- Sử dụng được danh từ trong nói và viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học

36
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết, giấy nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS tìm một số từ chỉ sự vật và chỉ ra mỗi từ - HS lắng nghe, thực hiện.
được dùng để trả lời cho câu hỏi nào trong các câu hỏi
Ai?, Cái gì?, Con gì?.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả. Các HS khác
- HS báo cáo kết quả.
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
* Giới thiệu bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV giới thiệu bài mới cho HS:
bài học mới.

37
Ở lớp 2, lớp 3 các em đã được tìm hiểu về các từ chỉ sự
vật, những từ có thể trả lời câu hỏi Ai?, Cái gì?, Con gì?.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những từ này.
- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Danh từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
Nhiệm vụ 1: Tìm từ chỉ sự vật (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được từ chỉ sự
vật.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1, hoạt động nhóm và
thực hiện BT1: Tìm các từ chỉ sự vật trong những câu đã
- HS hoạt động nhóm, thực
cho.
hiện BT.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các
- HS báo cáo kết quả.
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- HS chú ý lắng nghe.
Từ chỉ sự vật trong câu:
a. mẹ, Hồng, cửa nhà.
b. chích bông, sâu, mối, mùa màng, cây cối.
c. (cơn) mưa, mùa vụ, cánh đồng.
Nhiệm vụ 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xếp được các từ
vào nhóm thích hợp.
b. Cách tiến hành
- HS hoạt động nhóm, thực
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT2, hoạt động nhóm và
hiện BT.
thực hiện BT2: Xếp các từ tìm được ở BT1 vào nhóm

38
thích hợp:

- GV lưu ý:
+ Kiến thức về từ chỉ sự vật đã được dạy từ lớp 2.
+ Sự phân loại các từ chỉ sự vật thành từ chỉ người, từ chỉ
vật, từ chỉ con vật, từ chỉ thời gian là một sự phân loại
ngôn ngữ học, dựa trên khả năng trả lời các câu hỏi (Ai?,
Cái gì?, Cây gì?, Con gì?, Bao giờ?,…), cho nên không
trùng khít với sự phân loại logic. Nhiều ngôn ngữ sử dụng
câu hỏi Ai? để hỏi về con vật. Về khả năng đặt câu, chỉ có
người và động vật mới được miêu tả bằng động từ chỉ
hoạt động; còn tĩnh vật (đồ vật, cây cối) chỉ được miêu tả
bằng động từ chỉ hoạt động khi sự vật được nhân hóa.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các
- HS báo cáo kết quả.
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Từ chỉ người: mẹ, Hồng.
+ Từ chỉ vật: cửa nhà, cánh đồng, cây cối.
+ Từ chỉ con vật: chích bông, sâu, mối.
+ Từ chỉ thời gian: mùa màng, mùa vụ.
+ Từ chỉ hiện tượng tự nhiên: (cơn) mưa.
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học.

39
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS trình bày kiến thức cần ghi nhớ: Các - HS xung phong trả lời:
từ chúng ta vừa tìm hiểu ở hai BT trên được gọi là danh Danh từ là từ chỉ sự vật.
từ. Vậy ai có thể trả lời câu hỏi: Danh từ là gì?
- GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về danh từ. - HS thực hiện.
VD: học sinh, nhà trường,
gà, vịt, Mặt Trăng,…
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện và sử
dụng được danh từ.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1, hoạt động nhóm tìm - HS hoạt động nhóm, thực
danh từ trong câu. hiện yêu cầu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước
- HS báo cáo kết quả.
lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Các danh từ trong câu: khi, bạn, hoa, quả, (ngôi) sao,
(ông) Mặt Trời, niềm vui, người, câu chuyện, cổ tích,
(bác) gió, đêm ngày.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2, làm việc cá nhân, viết câu
- HS thực hiện.
vào VBT.
- HS báo cáo kết quả.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước
lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chiếu bài làm của HS hoặc viết nhanh các câu lên - HS cùng theo dõi.
bảng, tìm danh từ trong câu. VD:
a. Viết câu giới thiệu về bản thân hoặc về một người bạn:

40
Nam là một học sinh giỏi và chăm chỉ. Cả lớp rất tự hào
về Nam.
b. Chỉ ra các danh từ đã sử dụng trong câu: Nam, học
sinh, lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
* CỦNG CỐ
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét về tiết học: những điều - HS lắng nghe.
đáng khen, những điều cần rút kinh nghiệm về tinh thần,
thái độ của HS; những kiến thức đã thu nhận được qua bài
- HS lắng nghe, thực hiện.
học Danh từ, những kiến thức mong muốn được biết
thêm.
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá tiết học,
biểu dương và nhắc nhở một số HS.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Ôn lại kiến thức đã học về danh từ.
+ Chuẩn bị bài viết 2 Luyện tập viết đoạn văn về một
nhân vật.

41
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
(Tìm ý và sắp xếp ý)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm và sắp xếp ý cho đoạn văn viết về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ
đã đọc.
- Có kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện dàn ý đoạn văn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với các bạn về việc tìm ý, sắp xếp ý cho
đoạn văn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được đặc điểm ngoại hình và
tính cách nhân vật.
Năng lực văn học:
- Thể hiện được sự thông hiểu cũng như xúc cảm đối với nhân vật và nội dung câu
chuyện (bài thơ).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc giải các BT trong
bài.

42
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dạy học thông qua hệ thống BT.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 - 2 HS nhắc lại cấu tạo của đoạn văn - HS nêu cấu tạo của đoạn
về một nhân vật. văn về một nhân vật:
+ Viết đoạn văn về một nhân
vật là nêu cảm nghĩ về đặc
điểm (ngoại hình, tính cách,

43
…) của nhân vật đó.
+ Câu mở đoạn thường giới
thiệu nhân vật và nêu khái
quát cảm nghĩ về đặc điểm
của nhân vật. Các câu tiếp
theo làm rõ những đặc điểm
đã nêu ở câu mở đoạn.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
* Giới thiệu bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV giới thiệu bài học:
bài học mới.
Ở bài viết 1, chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo đoạn văn
viết về một nhân vật, xác định những việc cần làm để viết
đoạn văn về một nhân vật. Ở bài học này, chúng ta sẽ học
cách sắp xếp ý cho một đoạn văn như vậy.
- GV ghi tên bài học: Viết 2 – Luyện tập viết đoạn văn về
một nhân vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lựa chọn đề bài, tìm ý
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn được đề bài
và tìm được ý cho đề bài.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 2 HS đọc đề bài trong SGK tr.11. - HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn đề bài viết: Em chọn đề bài - HS lắng nghe, thực hiện.
nào trong 3 đề bài trên?
- GV hướng dẫn HS tìm ý cho đề bài vừa chọn: Em sẽ viết
những nội dung gì? (Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật em
chọn; nêu các đặc điểm ngoại hình; nêu các đặc điểm về

44
tính cách.)
Hoạt động 2: Sắp xếp ý
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp các ý vừa
tìm được.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp ý theo cấu tạo của đoạn - HS chú ý lắng nghe.
văn viết về nhân vật đã học ở các tiết trước (vẽ sơ đồ như
gợi ý trong SGK tr.11).

- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, sắp xếp ý cho đoạn
- HS lắng nghe, thực hiện.
văn của mình.
- GV theo dõi, hỗ trợ hoạt động sắp xếp ý của HS.
Hoạt động 3: Giới thiệu, chỉnh sửa kết quả tìm ý và
sắp xếp ý
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể giới thiệu,
chỉnh sửa về kết quả tìm ý và sắp xếp ý của mình.
b. Cách tiến hành
- GV mời 2 – 3 HS đọc kết quả tìm ý và sắp xếp ý. Các
- HS báo cáo kết quả.
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS hoàn chỉnh kết quả dựa
- GV nhận xét, đánh giá về bài làm của HS.
trên góp ý của GV và các
* CỦNG CỐ
bạn.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược

45
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.
- GV tổng hợp ý kiến và nhận xét về tình hình học tập của - HS lắng nghe, thực hiện.
HS trong tiết học.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện liên quan đến chủ
điểm Chân dung của em.
+ Chuẩn bị bài đọc 3 Vệt phấn trên mặt bàn SGK tr.12.
- HS lắng nghe, thực hiện.

46
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 3: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN


(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm
nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội
dung của các đoạn và nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Hiểu được đặc điểm của
nhân vật Minh trong câu chuyện.
- Thể hiện được giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình cảm của nhân vật trong
từng thời điểm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Bước đầu cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ
nhân vật và các chi tiết miêu tả.
47
- Bày tỏ được cảm xúc với một số tình tiết trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (tình yêu thương, sự cảm thông dành cho bạn).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc một đoạn bài Cái răng - HS thực hiện.
khểnh và nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

48
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: “Vệt phấn trên mặt bàn” là truyện - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
ngắn của tác giả Nguyễn Thị Kim Hòa kể về những cô bé, bài học mới.
cậu bé học trò nghịch ngợm, nông nổi nhưng giàu lòng
yêu thương, sẻ chia. Để biết câu chuyện này thú vị ra sao,
chân dung của bạn nhỏ trong bài như thế nào, chúng ta
cùng đọc bài nhé.
- GV ghi tên bài học: Đọc 3 – Vệt phấn trên mặt bàn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ dễ
đọc sai.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm toàn câu
- HS nghe và đọc thầm theo.
chuyện.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ HS dễ đọc sai
- HS luyện đọc theo hướng
do ảnh hưởng của tiếng địa phương trong từng đoạn:
dẫn của GV.
+ Miền Bắc: lớp, lông nhím, nắn nót, lốm đốm, vân nâu.
+ Miền Trung: sẽ, dòng chữ, chỗ, bác sĩ.
+ Miền Nam: vệt phấn, mặt bàn, hi vọng, tay mặt.
- GV hướng dẫn HS xác định 4 đoạn truyện:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “vui vẻ”.

49
+ Đoạn 2: từ “Nhưng cô bạn tóc xù” đến “hết một tuần”.
+ Đoạn 3: từ “Hôm ấy” đến “viết bằng tay trái nữa!”.
+ Đoạn 4: phần còn lại.
- GV giao nhiệm vụ luyện đọc cho HS: - HS lắng nghe, thực hiện.
+ Đọc lần lượt 4 đoạn truyện. Mỗi đoạn GV mời đại diện
3 – 4 HS đọc.
+ Đọc nối tiếp đoạn (2 – 3 lượt đọc nối tiếp).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các - HS lắng nghe.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:
- HS cùng GV giải nghĩa một
+ Coi: xem, xem nào. số từ khó.
+ Nè: này.
+ Tay mặt: tay phải.
+ Vân (gỗ): những đường cong uốn lượn như hình vẽ trên
mặt gỗ.
- GV cho 5 HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi trong SGK:
- HS đọc câu hỏi.
(1) Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh

50
chú ý?
(2) Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang
viết?
(3) Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để
làm gì?
(4) Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh
đã nhớ lại những gì?
(5) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
- HS đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Mảnh
- HS thảo luận nhóm.
ghép:
+ Bước 1: Sử dụng nhóm chuyên: 5 nhóm – 5 câu hỏi (1 –
2 – 3 – 4 – 5).
+ Bước 2: Sử dụng 5 nhóm ghép: mỗi nhóm thảo luận
tổng hợp 5 câu trả lời tương ứng 5 câu hỏi.
+ Bước 3: Sử dụng hình thức hoạt động lớp: hướng dẫn
đại điện của 5 nhóm ghép trình bày kết quả thảo luận
chung trước lớp.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá. - HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 1. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi 1:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bạn có cái tên rất ngộ là Thi
Ca và mái tóc xù lông nhím.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi 2:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Vì Thi Ca viết bằng tay trái.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

51
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 3. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi 3:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Minh dùng phấn kẻ một
đường chia đôi mặt bàn là để
phân chia ranh giới, để Thi
Ca không ngồi lại gần, tránh
đụng vào tay Minh khi viết.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi 4:
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 4. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Khi cô giáo cho biết Thi Ca
phải vào bệnh viện chữa bàn
tay phải, Minh đã nhớ lại
việc Thi Ca thường giấu tay
phải trong hộc bàn, nhớ ánh
mắt buồn của bạn lúc mình
vạch đường phấn trắng.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 5. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi 5:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Minh là một cậu bé giàu
lòng nhân ái, khi biết về
cánh tay phải bị đau của
bạn, Minh đã rất ân hận,
cảm thấy thương bạn và
mong cho bạn sớm khỏi
bệnh. Câu chuyện khuyên
chúng ta nên dành tình yêu
thương, sự chia sẻ, cảm
thông với mọi người xung

52
quanh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và cho HS liên hệ với bản thân. - HS chú ý lắng nghe.
- GV rút ra nội dung, ý nghĩa của câu chuyện cho HS:
+ Nội dung của câu chuyện: Kể về việc ngồi cùng bàn
của Minh và người bạn mới Thi Ca.
+ Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện muốn nói với
chúng ta rằng quan tâm đến cảm xúc của người khác là
điều rất quan trọng, không nên ích kỷ chỉ suy nghĩ đến
cảm xúc của mình mà bỏ qua những người xung quanh.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc diễn cảm với hình thức đọc cá nhân.
- Biết cách thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật.
b. Cách tiến hành
- HS đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm với hình thức đọc cá
nhân; lưu ý HS cách thay đổi giọng đọc cho phù hợp với
người dẫn chuyện, lời thoại của Minh, của cô giáo; chú
trọng những đoạn tả tâm trạng của Minh. VD:
Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong
lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở
thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy
chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết
tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:
- Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV cho HS:

53
+ Lựa chọn đoạn truyện yêu thích, thi đọc diễn cảm.
+ Trả lời câu hỏi về lí do lựa chọn đoạn đọc.
+ Nhận xét, đánh giá, thảo luận về giọng đọc, cách đọc
diễn cảm. - HS lắng nghe.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học; nói
về những điều thu được sau bài học, những điều mong
muốn biết thêm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ
học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên
những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện có chủ điểm Chân
dung của em.
+ Chuẩn bị cho bài đọc 4 Những vết đinh.

54
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
(Thực hành viết)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Viết được đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Có kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện đoạn văn đã viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các từ ngữ, cách diễn đạt, cách
thể hiện nhận xét và tình cảm đối với nhân vật.
- Năng lực tự chủ và tự học: Viết đoạn văn về một nhân vật trong truyện.
Năng lực văn học:
- Thể hiện được cảm nghĩ của bản thân về nhân vật và nội dung câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc giải các BT trong
bài.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

55
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dạy học thông qua hệ thống BT.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 - 2 HS nhắc lại dàn ý (cách sắp xếp - HS nhắc lại kiến thức đã
ý) trong một đoạn văn về một nhân vật. học.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài
- GV sử dụng sơ đồ quy tắc Bàn tay giúp HS nắm được - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
yêu cầu cần đạt của bài học. bài học mới.

56
- GV ghi tên bài học: Viết 3 – Luyện tập viết đoạn văn về
một nhân vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị viết đoạn văn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày lại kết
quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước để chuẩn bị viết đoạn
văn.
b. Cách tiến hành
- GV cho 1 HS đọc đề bài trong SGK tr.13.
- GV cho 2 – 3 HS trình bày lại kết quả tìm ý và sắp xếp ý
- HS đọc đề bài.
ở tiết trước (thực hiện nhanh).
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV hướng dẫn tất cả HS đọc thầm lại kết quả tìm ý và
sắp xếp ý của mình ở tiết trước.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết đoạn văn nêu
cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện.
b. Cách tiến hành

57
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT. - HS làm bài.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình viết.
Hoạt động 3: Giới thiệu, chỉnh sửa bài viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chỉnh
sửa để hoàn chỉnh bài viết của mình.
b. Cách tiến hành
- GV mời 2 – 3 HS đọc đoạn văn của mình. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - HS thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá về bài làm của HS.
- GV góp ý và yêu cầu HS hoàn chỉnh đoạn văn của mình. - HS chú ý lắng nghe.

- HS nộp bài viết để GV đọc


* CỦNG CỐ và nhận xét.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học, về kết quả thực
hành của mình và các bạn. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp.
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện liên quan đến chủ - HS lắng nghe, thực hiện.
điểm Chân dung của em.
+ Chuẩn bị bài nói và nghe Trao đổi: Chân dung của em,
của bạn.

58
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE
TRAO ĐỔI: CHÂN DUNG CỦA EM, CỦA BẠN
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói mạch lạc, truyền cảm, thuyết phục về chủ đề Chân dung của em, của bạn.
- Nghe, ghi chép và có ý kiến phản hồi phù hợp về bài nói của các bạn.
- Biết cách trình bày và điều chỉnh bài nói phù hợp với thái độ, phản ứng của người
nghe.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết trao đổi cùng các bạn, chủ động, tự nhiên, tự tin;
biết nhìn vào người nghe khi nói.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Có kĩ năng cảm nhận, so sánh về đặc điểm nhân vật trong văn bản văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (yêu thương mọi người, tôn trọng sự khác biệt giữa
mọi người, yêu quý động vật).

59
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A0, giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS kể tên các - HS thảo luận nhóm, thực
bài đọc đã học trong Bài 1, nhắc lại nội dung và nhân vật hiện yêu cầu.
chính của mỗi bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả. Các HS khác - HS báo cáo kết quả.
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV khích lệ HS.

60
* Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu cần đạt của bài học. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Trao đổi: Chân dung của em, của bài học mới.
bạn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nêu cảm nghĩ về đặc điểm của các nhân
vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cảm
nghĩ về đặc điểm của các nhân vật trong những câu
chuyện, bài thơ đã học.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1 trong SGK tr.13 và
- HS lắng nghe.
hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập:
+ Nói lên cảm nghĩ của em về các nhân vật.
+ Nói về điểm đáng yêu của mỗi nhân vật.
- GV cho HS thảo luận nhóm, sử dụng kĩ thuật Mảnh
- HS hoạt động nhóm.
ghép:
+ Bước 1: 4 nhóm chuyên gia trao đổi về 4 nhân vật
trong 4 văn bản.
+ Bước 2: Các nhóm ghép trao đổi về cả 4 nhân vật.
+ Bước 3: Đại diện của các nhóm ghép trình bày trước
lớp
- HS nhận xét, đánh giá bài
về ý kiến của nhóm.
của bạn.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài nói của nhau.
Ví dụ:
Cậu bé trong câu chuyện “Cái răng khểnh” ban đầu

61
không thích cái răng khểnh của mình, sợ các bạn trêu nên
cậu rất ít khi cười. Sau lần nói chuyện với bố, cậu bé đã
hiểu ra rằng, mỗi người đều có một “nét riêng”, một điều
bí mật làm nên vẻ đẹp riêng của người đó. Cậu bé không
còn mặc cảm nữa, đã tự tin về nụ cười của mình và cậu
còn sẵn sàng chia sẻ điều bí mật của mình với cô giáo.
Điểm đáng yêu của bạn nhỏ này là đã tiếp thu và thay
đổi rất nhanh sau khi được nghe bố giải thích, biết yêu
quý những đặc điểm riêng biệt của bản thân mình.
- GV kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS
trong khi nghe.
Hoạt động 2: Nói về cách ứng xử của em (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được về cách
ứng xử của mình. - HS lắng nghe GV nêu câu

b. Cách tiến hành hỏi.

- GV nêu câu hỏi: Em sẽ ứng xử thế nào:


a. Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính
cách) khác biệt mọi người?
b. Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) - HS thảo luận nhóm.
khác biệt mọi người?
- GV cho HS hoạt động nhóm trao đổi về 2 tình huống mà
bài tập yêu cầu (có thể lựa chọn 1 trong 2 tình huống để - HS trình bày trước lớp.
thảo luận nhóm).
- GV mời đại diện của các nhóm trình bày ý kiến trước - HS lắng nghe, tiếp thu.
lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét chung.

62
Ví dụ:
+ Nếu bạn của em có một đặc điểm ngoại hình hoặc tính
cách khác biệt mọi người, em sẽ luôn tôn trọng những
điểm khác biệt đó của bạn. Nếu như một người khác nói
về điều đó, em sẽ giúp người đó hiểu rằng ai cũng có đặc
điểm riêng, cần tôn trọng.
+ Nếu em có một đặc điểm về ngoại hình hoặc tính cách
khác biệt mọi người, em sẽ tự tin thể hiện điều đó, không
cần che giấu. Em sẽ luôn sống thật với mình, yêu quý
những gì mình có.
- GV kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS
trong khi nghe.
Hoạt động 3: Nói về những đức tính mà em thích ở
một người bạn (BT3)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được về những
đức tính mà em thích ở một người bạn.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện.

- GV tổ chức hoạt động tương tự như với BT2. - HS thảo luận nhóm.

- GV cho HS thảo luận nhóm, tham khảo gợi ý thảo luận


trong SGK tr.14.

- HS báo cáo kết quả.


- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các

63
HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá.
Ví dụ:
Mỹ Linh là bạn gái dễ thương nhất lớp em. Linh hấp
dẫn mọi người bởi nụ cười tươi và sự nhiệt tình giúp đỡ
bạn bè. Trong lớp, có bạn quên đồ dùng học tập, Linh sẵn
sàng lấy đồ dự phòng của mình cho mượn. Không phải
phiên tổ mình trực nhật, Linh vẫn giúp các bạn lau bảng,
lấy nước rửa tay, thu dọn bát đĩa sau khi ăn trưa. Vào
những giờ giải lao, Linh còn tranh thủ giảng Toán, Tiếng
Việt cho các bạn chưa hiểu bài. Em rất yêu quý Linh và
thấy mình cần học tập những đức tính tốt của bạn.
- GV kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS
trong khi nghe.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, kết quả của
tiết học, tuyên dương HS có tiến bộ về kĩ năng nói.
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, thực hiện.

- GV khuyến khích HS về nhà nói lại cho các thành viên


trong gia đình nghe những điều em mới học được về tôn
trọng sự khác biệt hoặc về một người bạn mà em quý
mến.

64
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 4: NHỮNG VẾT ĐINH


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ chứa âm vần HS dễ viết sai.
Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc
thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: kiềm chế, hãnh diện, xúc phạm, tinh
thần,… . Hiểu ý nghĩa của bài đọc: mỗi người phải rèn luyện đức tính điềm tĩnh,
tránh cáu giận làm tổn thương đến người khác và cả chính mình.
- Thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Bày tỏ được cảm xúc trước ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện.
3. Phẩm chất

65
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 – 2 HS đọc diễn cảm bài Vệt phấn trên mặt - HS thực hiện yêu cầu.
bàn, nhắc lại nội dung, ý nghĩa của bài đọc, đặc điểm của
các nhân vật trong bài.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
- HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào

66
- GV giới thiệu bài: bài học mới.
Ở các bài trước, chúng ta đã được ngắm các “bức chân
dung” dễ thương, đáng yêu của các bạn nhỏ. Hôm nay,
câu chuyện “Những vết đinh” sẽ giúp các em có thêm một
bài học ý nghĩa về việc rèn luyện những đức tính tốt của
con người.
- GV ghi tên bài học: Đọc 4 – Những vết đinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc
thành tiếng đoạn và toàn bài.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu: Giọng đọc khoan thai, rõ ràng, giúp người
- HS nghe và đọc thầm theo.
nghe dễ theo dõi nội dung câu chuyện.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, luyện đọc thành tiếng
- HS luyện đọc theo nhóm.
từng đoạn câu chuyện:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “dễ hơn là phải đóng một cái đinh
lên hàng rào”.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến hết bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các - HS đọc bài.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu

67
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành - HS cùng GV giải nghĩa một
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: số từ khó.
+ Kiềm chế: giữ ở một chừng mực nhất định, không cho
tự do phát triển, tự do hoạt động.
+ Hãnh diện: hài lòng về điều mình cho là hơn người
khác và để lộ điều đó ra ngoài.
+ Xúc phạm: động chạm, làm tổn thương đến những gì
mà người ta cho là thiêng liêng, cao quý.
+ Tinh thần: ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con
người.
- HS đọc câu hỏi.
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi tìm hiểu bài trong
SGK tr.15. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng
cách nào?
(2) Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha
bảo cậu làm gì?
(3) Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh
đi, vết đinh vẫn còn.” chỉ điều gì?
(4) Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai
đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy. - HS đọc thầm.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - HS thảo luận nhóm, trả lời

68
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu câu hỏi.
hỏi. - HS trả lời câu hỏi 1:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các Người cha khuyên con mỗi
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). lần cáu kỉnh với ai đó thì
đóng một chiếc đinh lên
hàng rào gỗ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS trả lời câu hỏi 2:

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các Người cha bảo cậu, sau một
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). ngày không cáu giận thì nhổ
bớt một cái đinh trên hàng
rào.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 3:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
“Vết đinh” tượng trưng cho
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các
những ấn tượng xấu, những
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
tổn thương mà sự nóng giận
gây ra.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 4:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
VD: Một buổi chiều, mẹ có
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các
việc đột xuất ở cơ quan và
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
đến đón em rất muộn. Thầy
cô và các bạn đã về hết, chỉ
còn lại em và bác bảo vệ. Em
đã vô cùng cáu giận. Khi mẹ

69
đến, em đã vùng vằng bỏ đi,
không chịu lên xe để về nhà.
Mẹ phải dắt xe lẽo đẽo theo
sau. Bác bảo vệ cứ nhìn theo
em và lắc đầu. Tối hôm đó,
khi bình tĩnh lại em đã xin lỗi
mẹ. Bây giờ, nghĩ lại chuyện
đó em rất xấu hổ. Xấu hổ với
mẹ, với bác bảo vệ và cả với
chính mình.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV rút ra ý nghĩa của câu chuyện cho HS: Mỗi người - HS chú ý lắng nghe.
phải rèn luyện đức tính điềm tĩnh, tránh cáu giận làm tổn
thương đến người khác và cả chính mình.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc nâng
cao.
b. Cách tiến hành
- HS tập trung lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc nâng cao đoạn từ “Ngày lại ngày
trôi qua” đến “vết đinh rất nhiều”, lưu ý cách ngắt nghỉ,
giọng đọc của nhân vật cho HS.
Ngày lại ngày trôi qua,/ rồi cũng đến một hôm/ cậu bé
hãnh diện khoe với cha rằng/ không còn một cái đinh nào
trên hàng rào.// Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào,/ bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt.// Nhưng hãy nhìn lên
hàng rào:// Dù con đã nhổ đinh đi,/ vết đinh vẫn còn.//

70
Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận,/ lời xúc phạm
của con cũng giống như những vết đinh này:// Chúng để
lại những vết thương khó lành trong lòng người khác/ và
cả trong lòng con nữa.// Mà vết thương tinh thần/ còn tệ
hơn những vết đinh rất nhiều.
- HS đọc bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc lại đoạn từ “Ngày lại
ngày trôi qua” đến “vết đinh rất nhiều”. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
* CỦNG CỐ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV cho HS tự nhận xét, đánh giá bản thân mình và các
bạn về thái độ học tập, kết quả hình thành kĩ năng đọc qua
tiết học.
- GV tổng hợp ý kiến, đưa ra nhận xét về tiết học, tuyên - HS lắng nghe, tiếp thu.
dương và nhắc nhở một số HS.
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, thực hiện.

- GV nhắc nhở HS:


+ Vận dụng bài học rút ra từ câu chuyện Những vết đinh
vào cuộc sống hàng ngày.
+ Chuẩn bị bài luyện từ và câu Dấu gạch ngang.

71
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được công dụng đánh dấu chuỗi liệt kê của dấu gạch ngang.
- Sử dụng được dấu gạch ngang khi viết văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện BT ở lớp và ở nhà.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (thông qua hoạt động học tập và hợp
tác với bạn bè).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

72
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu các BT.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về dấu gạch ngang đã - HS lắng nghe GV nêu yêu
học ở lớp 3. cầu.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi: Dấu
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). gạch ngang dùng để đánh
dấu lời nói của các nhân vật
trong đối thoại.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.


* Giới thiệu bài - HS lắng nghe, chuẩn bị vào

73
- GV giới thiệu bài mới cho HS: bài học mới.
Ở lớp 3, các em đã biết dấu gạch ngang được dùng để
đánh dấu lời nói của các nhân vật trong đối thoại. Hôm
nay, chúng ta tìm hiểu thêm một tác dụng nữa của dấu
câu này.
- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Dấu gạch
ngang.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được công
dụng của dấu gạch ngang.
- HS hoạt động nhóm, thực
b. Cách tiến hành
hiện BT.
- GV mời 1 – 2 HS đọc BT ở phần Nhận xét, cho HS thảo
luận nhóm đôi về yêu cầu BT.

- HS báo cáo kết quả.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các


- HS chú ý lắng nghe.
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Trong bảng này, dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu
các ý trong một đoạn liệt kê.

74
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học. - HS rút ra kiến thức cần ghi
b. Cách tiến hành nhớ.
- GV tổ chức cho HS trình bày kiến thức cần ghi nhớ vừa
rút ra từ hoạt động 1: Dấu gạch ngang được dùng để đánh
dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
- Vận dụng kiến thức về dấu gạch ngang vào việc viết văn
bản.
- HS hoạt động nhóm, thực
b. Cách tiến hành hiện yêu cầu.
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1, hoạt động nhóm, viết
lại đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang đánh dấu các ý
- HS báo cáo kết quả.
được liệt kê.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Trẻ em có bổn phận sau đây:
− Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
− Kính trọng thầy giáo, cô giáo.
− Lễ phép với người lớn.
− Thương yêu em nhỏ.
− Đoàn kết với bạn bè.
− Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật,

75
người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2, làm việc cá nhân, viết một - HS thực hiện.
đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó
có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt
kê.
- HS báo cáo kết quả.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp.
VD: Mặc dù còn phải cố
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
gắng rèn luyện nhiều nhưng
em là một cô bé có nhiều ưu
điểm:
− Biết giúp đỡ bạn bè và
những người xung quanh.
− Luôn chăm chỉ và quyết
tâm trong học tập.
− Biết giúp đỡ bố mẹ làm
việc nhà.
− Biết lễ phép với người lớn
tuổi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài
- HS tập trung lắng nghe.
học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ
- HS lắng nghe, tiếp thu.
học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên
những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.

76
- GV nhắc nhở HS:
+ Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng dấu gạch
ngang.
+ Chuẩn bị cho bài học Danh từ chung, danh từ riêng tiếp
theo.

77
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: EM TUỔI GÌ?


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc chính xác tên các năm âm lịch và tên con vật tương ứng.
- Nói rõ ràng, truyền cảm về con giáp biểu tượng của năm nay hoặc năm sinh của
bản thân; giới thiệu và bình chọn được sản phẩm viết sáng tạo của nhóm (hoặc cá
nhân).
- Viết được đoạn văn (đoạn thơ) về con giáp yêu thích hoặc con giáp là tuổi của
mình.
- Biết lựa chọn tranh, ảnh hoặc vẽ trang trí phù hợp nội dung bài viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thực hiện được hoạt động nhóm, lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện hoạt động viết và trang trí bài
viết.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu về năm âm lịch và các con vật biểu tượng của
năm.
Năng lực văn học:
- Biết thể hiện cảm xúc khi đọc, nói, viết về tuổi và các con giáp.
3. Phẩm chất

78
- Bồi dưỡng các phẩm chất tự tin, nhân ái (yêu các con vật).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh 12 con giáp phóng to.
- Giấy A0, A4, giấy có dòng kẻ ô li.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh (ảnh) con vật biểu tượng của năm hoặc tuổi của HS.
- Kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Tuần trước, các em đã làm quen với một bạn nhỏ bài học mới.

79
trong bài thơ “Tuổi Ngựa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bạn
nhỏ tuổi Ngựa thích đi đó đi đây nhưng vẫn luôn nhớ mẹ,
yêu mẹ. Còn các em tuổi gì, tuổi ấy đáng yêu như thế
nào? Trong bài Góc sáng tạo “Em tuổi gì?” hôm nay,
chúng ta sẽ làm quen với tên các năm âm lịch và nói, viết
về các năm, các tuổi ấy nhé. Mong chúng ta sẽ có một tiết
học vui, bổ ích và sáng tạo.
- GV ghi tên bài học: Góc sáng tạo “Em tuổi gì?”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc tên và cho biết mỗi con giáp tượng
trưng cho con vật nào (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi con
giáp tượng trưng cho con vật nào.
b. Cách tiến hành
- GV sử dụng SGK để tổ chức hoạt động Khởi động: yêu
cầu HS đọc và nắm yêu cầu của BT1. GV bổ sung: Đây là - HS lắng nghe, thực hiện.
tên những con vật rất quen thuộc đối với người Việt Nam
ta.
- GV tổ chức trò chơi “đọc – nói truyền điện”: Cho HS - HS tham gia trò chơi.
đọc tên các năm âm lịch và nói nhanh tên các con vật Ví dụ: Tí – Chuột; Sửu –
tương ứng. Trâu; Dần – Hổ; Mão –
Mèo; Thìn – Rồng; Tị – Rắn;
Ngọ – Ngựa; Mùi – Dê;
Thân – Khỉ; Dậu – Gà; Tuất
– Chó; Hợi – Lợn.

- GV treo tranh lên bảng (hoặc sử dụng slide trình chiếu - HS lắng nghe, thực hiện.

80
tranh 12 con giáp); yêu cầu HS đọc to cả 12 năm và tên 12
con vật biểu tượng trước lớp.
Hoạt động 2: Trao đổi về con giáp (BT2)
Nhiệm vụ 1: Nói về con giáp mà em thích (ý a)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được về một
con giáp mà mình thích.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc BT2 trong SGK và tìm hiểu yêu cầu của - HS thực hiện.
đề bài.
- GV cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 em):
- HS hoạt động nhóm, thực
Hướng dẫn HS trao đổi với nhau về con giáp mà em thích.
hiện yêu cầu của GV.
+ Em thích con giáp nào? Vì sao?
- GV có thể mở rộng hỏi về con giáp của năm nay: Con
giáp năm nay là con giáp gì? Ưu điểm của con giáp năm
nay là gì?
(Ví dụ: Với năm Sửu, HS có thể trả lời: “Năm nay là năm
Sửu. Con vật biểu tượng của năm nay là con trâu. Con
trâu là con vật khoẻ mạnh, hiền lành, cần cù lao động.
Con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân, góp phần
đem lại cuộc sống ấm no.”)
Nhiệm vụ 2: Nói về con giáp là tuổi của em (ý b)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ giới thiệu được
về con giáp là tuổi của mình.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS nhắc lại yêu cầu b của BT2: - HS lắng nghe, thực hiện.
+ Em sinh năm nào?

81
+ Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?
- GV tổ chức hoạt động trao đổi theo cặp: 2 HS nói
chuyện với nhau về năm sinh, con giáp biểu tượng của - HS hoạt động nhóm.
mình.
Ví dụ:
+ Em sinh năm 2012, theo âm lịch là năm Thìn – năm con
Rồng.
+ Con rồng là con vật tưởng tượng của người dân Việt
Nam. Vì coi mình là “con Rồng cháu Tiên”, người Việt
coi rồng là con vật cao quý, linh thiêng nhưng cũng gần
gũi với con người, nó uốn lượn trên những tầng mây, có
thể làm mưa cho vạn vật, cây cối tốt tươi. Em thích những
đặc điểm trên của con rồng.
- GV hướng dẫn HS nói về những điểm tích cực của - HS lắng nghe, tiếp thu.
những con giáp này. Ví dụ:
+ Con chuột nhanh nhẹn, khôn ngoan, đứng đầu các con
giáp.
+ Con trâu khoẻ mạnh, hiền lành, chăm chỉ.
+ Con hổ khoẻ mạnh, là chúa sơn lâm.
+ Con mèo nhanh nhẹn, đáng yêu.
+ Con rồng biết bay, biết làm mưa, tượng trưng cho vua.
+ Con rắn kiên nhẫn, linh lợi.
+ Con ngựa nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, trung thành.
+ Con dê hiền lành, nhanh nhẹn.
+ Con khỉ thông minh, nhanh nhẹn.
+ Con gà hiền lành, chăm chỉ, gọi em dậy mỗi sáng.

82
+ Con chó thông minh, trung thành.
+ Con lợn hiền lành, được sống no đủ.
Hoạt động 3: Viết và trang trí (BT3)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết và trang trí
bài văn về con giáp.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc BT3 trong SGK, tìm hiểu yêu cầu - HS thực hiện.
của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm (5 – 6 HS): các nhóm lựa - HS thảo luận nhóm.
chọn đề bài, thảo luận và tiến hành viết đoạn văn hoặc
đoạn thơ về:
+ Con giáp mà em thích.
+ Con giáp là tuổi của em.
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài viết: đọc và sửa bài
- HS lắng nghe, thực hiện.
viết.
- GV hướng dẫn HS trang trí bài viết bằng tranh, ảnh sưu
tầm hoặc vẽ trực tiếp tranh con vật vào bài. Ví dụ:
a. Con giáp mà em thích là con trâu. Con
trâu là con vật hiền lành, khoẻ mạnh, cần
cù lao động. Con trâu là người bạn, gắn
bó thân thiết, vất vả sớm trưa với người
nông dân Việt Nam. Ca dao có câu: “Trên đồng cạn, dưới
đồng sâu/ Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.”. Con trâu
cũng là con vật vui tính, luôn đem lại sự may mắn, niềm
vui chiến thắng cho con người. Chính vì vậy, con trâu
vàng được chọn là biểu tượng của SEA GAMES 22.

83
b. Em sinh năm Thìn,
theo lời mẹ là tuổi con
rồng. Con rồng là con
vật cao quý, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi với con
người. Em là một cô bé xinh đẹp và thông minh. Tính em
hơi tinh nghịch nhưng cũng rất dịu dàng. Em lễ phép với
người lớn tuổi và hoà nhã với bè bạn. Em thích học môn
Tiếng Việt, thích làm thơ. Em cũng rất thích mặc quần áo
đẹp. Mẹ thường bảo: “Con bé này đúng là tuổi Rồng.”.
c. Tuổi Rồng
Rồng con ẩn trong mây
Vội chui vào bụng mẹ.
Chín tháng sau thành người.
Giờ nói cười vui vẻ.

Rồng bé mà quyết tâm


Sống nhạy cảm ân cần
Luôn giàu trí tưởng tượng
Yêu thương khắp xa gần.

Giờ Rồng con mạnh mẽ.


Học chăm chỉ, dẫn đầu.
Suy nghĩ lại rất sâu
Rồng mạnh đầu con giáp.
NGUYỄN BẢO MINH – HS lớp 4 (Hà Nội)

84
Hoạt động 4: Giới thiệu và bình chọn sản phẩm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, bình
chọn cho sản phẩm hay và đẹp.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện.
- GV cho HS đọc BT4, sau đó, tổ chức cho HS giới thiệu
và bình chọn sản phẩm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm lên giấy A0
trên tường hoặc bảng lớp (sử dụng kĩ thuật phòng tranh).
- GV hướng dẫn đại điện của nhóm giới thiệu sản phẩm.
- HS bình chọn.
- GV tổ chức cho HS bình chọn bài viết hay, trang trí đẹp.
* CỦNG CỐ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV cho HS tự nhận xét về tiết học: Tiết học có gì vui?
Hoạt động nào trong giờ học làm em thích nhất? Sau tiết
học, em đã biết làm những việc gì? Em mong muốn điều
gì ở những bài Góc sáng tạo tiếp theo?
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và
sản phẩm của HS; tuyên dương những em có bài nói, bài
viết hay, sản phẩm trang trí đẹp, những HS tiến bộ hơn
các buổi học trước.
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, thực hiện.

- GV nhắc nhở HS:


+ Chia sẻ sản phẩm với người thân trong gia đình.
+ Hoàn thành bài Tự đánh giá SGK tr.17.

TỰ ĐÁNH GIÁ
(GV hướng dẫn HS tự đánh giá ở nhà)

85
1. Học sinh làm bài tập ở mục A vào vở bài tập, sau đó tự nhận xét (mục B)
2. Đáp án bài tập mục A
Câu 1 (2 điểm): Ý b đúng.
Câu 2 (1 điểm): Ý a đúng.
Câu 3 (2 điểm): Ý c đúng.
Câu 4 (1 điểm): Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được sử dụng để đánh dấu các ý
được liệt kê.
Câu 5 (4 điểm): HS tự làm.
3. Tự nhận xét
GV hướng dẫn HS tự cho điểm, sau đó tự nhận xét:
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào (giỏi, khá, trung bình hay chưa đạt)?
Gợi ý:
a. Giỏi: từ 9 đến 10 điểm.
b. Khá: từ 7 đến 8 điểm.
c. Trung bình: từ 5 đến 6 điểm.
d. Chưa đạt: dưới 5 điểm.
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Kiến thức về dấu gạch ngang.
- Kĩ năng viết: dùng từ, viết câu, viết đoạn văn.
3. Em cần phải làm gì để có kiến thức, kĩ năng tốt hơn?
VD: Chăm chỉ đọc sách, ôn luyện bài tập,…

86
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 2: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(10 phút)

1. Tham gia trò chơi Tìm đường

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng Chia sẻ
bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS nghe bài hát Chị ong nâu và em bé. - HS lắng nghe.
Chị Ong Nâu Nâu
- GV tổ chức trò chơi Tìm đường bằng hình thức chơi - HS tham gia trò chơi.
tiếp sức.
+ HS được phân thành hai đội Chăm Học (ong cánh
xanh), Chăm Làm (ong cánh hồng) và tham gia chơi
trò tiếp sức.
+ Phương tiện:
hai bức tranh
(phóng to từ
SGK) và hai
bút dạ.
+ Cách chơi:

87
Từng đội, mỗi HS quan sát các hình, đọc to tên hoạt
động trong mỗi hình, dùng bút nối hình đó với hình
tiếp theo (phù hợp), sau đó, chuyển bút cho bạn khác,
hình cuối cùng được nối là hình tổ ong. Sau khi các đội
hoàn thành bức vẽ, GV tổ chức cho cả lớp đánh giá kết
quả của các đội.
VD: Đường đi của chị Chăm Học đi qua các hình: tập
vẽ tranh – làm bài tập – tập thể thao – tập đàn – đọc
sách và về tổ.
Đường đi của chị Chăm Làm đi qua các hình: phơi
quần áo – trông em – nấu cơm – quét nhà – tưới cây
và về tổ.

2. Trao đổi: Em đã làm được những việc gì giống các chị ong?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được tên chủ điểm Chăm Giải nghĩa chủ điểm
học, chăm làm, chuẩn bị vào bài đọc mới.
b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi trước lớp: Em đã làm được những - HS xung phong trả lời câu hỏi
việc gì giống các chị ong? của GV một cách tự nhiên, thể
hiện ý kiến riêng của mình.
VD:
+ Em làm bài tập, chuẩn bị bài
mới, tập đàn, chơi bóng rổ,…
+ Em quét nhà, nhặt rau, nấu
cơm, trông em cho mẹ đi chợ,
- GV tổng kết ý kiến, giới thiệu chủ điểm mới: Những

việc làm các em vừa chia sẻ thể hiện đức tính chăm chỉ

88
(chăm học, chăm làm). Đó chính là tên của bài học mà - HS tập trung lắng nghe.
chúng ta sẽ học.

ĐỌC 1: VĂN HAY CHỮ TỐT


(60 phút)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc
75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi
lòng quyết tâm, sự kiên trì và tài năng của Cao Bá Quát.
- Thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp với người dẫn chuyện và các nhân vật trong
câu chuyện Văn hay chữ tốt.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Hiểu các chi tiết ca ngợi lòng quyết tâm, sự kiên trì và tài năng của danh nhân Cao
Bá Quát.

89
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ; yêu nước: biết tự hào về truyền thống, về các danh nhân của đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Các em đã được đọc hoặc được nghe - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
kể về rất nhiều danh nhân, nhiều bậc thiên tài, nổi tiếng bài học mới.
của đất nước. Với bài đọc “Văn hay chữ tốt” hôm nay,

90
các em lại được biết thêm về một danh nhân được người
xưa gọi là “Thánh” trong lĩnh vực văn chương. Để biết
người đó là ai, chúng ta cùng đọc bài nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Văn hay chữ tốt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ
ngữ khó, cách ngắt nghỉ đúng ở các câu.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu cho HS nghe.
- HS nghe và đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
- HS luyện đọc theo hướng
+ Từ khó: thuở, khẩn khoản, oan uổng, xin sẵn lòng, rõ dẫn của GV.
ràng, yên trí, kiên trì.
+ Cách ngắt nghỉ đúng ở các câu:
 Thuở đi học,/ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu/ nên nhiều
bài văn/ dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan/,
nhờ cậu viết giúp cho lá đơn/, có được không?
 Ông biết/ dù văn hay đến đâu/ mà chữ không ra chữ/
thì cũng chẳng ích gì.
 Chữ viết đã tiến bộ,/ ông lại mượn những cuốn sách có
chữ viết đẹp làm mẫu/ để luyện thêm nhiều kiểu chữ
khác nhau.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm (4HS/nhóm) - HS luyện đọc.

91
từng đoạn bài đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cháu xin sẵn lòng”.
+ Đoạn 2: Từ “Lá đơn viết” đến “dốc hết sức luyện viết
chữ sao cho đẹp”.
+ Đoạn 3: Từ “Sáng sáng” đến “kiểu chữ khác nhau”.
+ Đoạn 4: Từ “Kiên trì luyện tập” đến hết.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các - HS lần lượt đọc các đoạn.
HS khác lắng nghe, nhận xét. Các HS khác đọc thầm theo.
- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS - HS đọc bài. Các HS khác
khác lắng nghe, nhận xét. đọc thầm theo.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: khẩn khoản, huyện - HS đọc nghĩa của các từ.
đường, ân hận, câu đối, xuất khẩu thành thơ trong SGK
tr.21. Các HS khác lắng nghe, theo dõi.
- GV cho 5 HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi của SGK:
- HS đọc câu hỏi.
(1) Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng
vẫn bị điểm kém?
(2) Điều gì xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết
chữ thật đẹp?

92
(3) Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện chữ của
Cao Bá Quát.
(4) Các thành ngữ “xuất khẩu thành thơ”, “văn hay chữ
tốt” nói lên điều gì về Cao Bá Quát?
(5) Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra
được bài học gì cho bản thân?
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm
- HS đọc thầm.
khoảng 4 – 5 HS), trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 1. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- HS trả lời câu hỏi 1:
Vì chữ của ông xấu quá, thầy
không đọc được.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2. Các HS khác
- HS trả lời câu hỏi 2:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Một bà cụ hàng xóm nhờ ông
viết một lá đơn kêu oan,
nhưng vì chữ ông xấu quá,
quan không đọc được nên
đuổi bà cụ ra khỏi huyện
đường. Ông ân hận vì mình
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. đã làm lỡ việc của bà cụ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 3. Các HS khác - HS lắng nghe, tiếp thu.
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS trả lời câu hỏi 3:
Ông dốc hết sức luyện viết
chữ sao cho đẹp; sáng sáng,

93
ông cầm que vạch lên cột
nhà luyện chữ cho cứng cáp;
mỗi buổi tối, ông viết xong
mười trang vở mới chịu đi
ngủ; ông mượn những cuốn
sách có chữ viết đẹp làm
mẫu để luyện thêm nhiều
kiểu chữ khác nhau; ông kiên
trì luyện tập suốt mấy năm.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 4. Các HS khác - HS trả lời câu hỏi 4:
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Ông là người rất giỏi văn
chương – mỗi lời nói ra là
thành thơ, ý nói làm thơ rất
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. nhanh, viết chữ rất đẹp.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 5. Các HS khác - HS lắng nghe, tiếp thu.
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS trả lời câu hỏi 5:
Không có khó khăn nào mà
không thể vượt qua, chỉ cần
kiên trì thì việc gì cũng có
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. thể thành công.

- GV rút ra nội dung bài đọc cho HS: Ca ngợi tài năng và - HS lắng nghe, tiếp thu.
sự kiên trì trong việc luyện viết chữ của Cao Bá Quát. - HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại nội dung bài đọc.

94
- Đọc diễn cảm câu chuyện.
- Ngắt nghỉ, nhấn giọng hợp lí.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung của bài đọc.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS trả lời.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và trả lời vì sao
chọn đoạn đó. VD: - HS chọn đoạn 1, 2 hoặc 3
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ để thi đọc diễn cảm.
cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở
mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những
cuốn sách có chữ viết đẹp làm mẫu để luyện thêm nhiều
kiểu chữ khác nhau.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* CỦNG CỐ
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhận xét chung về tiết học, tuyên dương những bạn
đọc tốt, lưu ý những HS cần luyện tập thêm ở nhà.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Về nhà tự đọc sách báo như đã hướng dẫn trong SGK.
+ Chuẩn bị bài viết 1 Viết đơn SGK tr.21.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO


(HS thực hiện ở nhà)

95
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tự đọc sách báo ở nhà theo yêu cầu đã
nêu trong sách giáo khoa
- Về nội dung bài đọc: bài đọc có nội dung kể về người có đức tính chăm chỉ trong
học tập và lao động.
- Về loại văn bản: truyện, thơ, văn miêu tả, văn bản thông tin.
- Về số lượng: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ), 1 bài văn miêu tả hoặc
cung cấp thông tin.
- Ghi vào phiếu đọc sách:
+ Tên bài đọc.
+ Một số nội dung chính: sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích.
+ Cảm nghĩ của em.
2. Lưu ý
- HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 4
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
- GV dựa theo yêu cầu tự đọc sách báo, thiết kế Phiếu tự đọc sách báo để HS tiện sử
dụng.

96
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐƠN


(Cấu tạo của đơn)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu cấu tạo của lá đơn.
- Nêu được một số trường hợp cần viết đơn và xác định được người hoặc cơ quan, tổ
chức nhận đơn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với các bạn về cấu tạo của đơn, nội dung cần
viết trong đơn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm
tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp khi viết đơn.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm (nhận ra được một số việc cần đề nghị người có
trách nhiệm hoặc cơ quan, tổ chức giải quyết).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

97
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Lá đơn mẫu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV hướng dẫn để HS nắm được yêu cầu cần đạt của bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Viết 1 – Viết đơn. bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét về cấu tạo của đơn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo

98
của đơn.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc nội dung phần Nhận xét
trong SGK. - HS thực hiện.

- GV nêu câu hỏi: Lá đơn trong bài là do ai viết, gửi ai,


nhằm mục đích gì? - HS lắng nghe GV nêu câu

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác hỏi.
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - HS trả lời:
Đơn do bạn Chu Hoàng
Minh Khôi viết, gửi Ban chủ
nhiệm Câu lạc bộ “Em muốn
giỏi Toán” với mục đích xin
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng
tham gia câu lạc bộ.
4 – 5 HS) trao đổi về các câu hỏi gợi ý của SGK:
- HS trao đổi nhóm.
a. Về hình thức, đơn gồm mấy phần? Mỗi phần có những
mục nào?

99
b. Về nội dung, đơn cần viết gì?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: - HS báo cáo kết quả.
a. Đơn gồm có 3 phần:
+ Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày, tháng, - HS lắng nghe, tiếp thu.
năm viết đơn; tên đơn; tên người hoặc cơ quan, tổ chức
nhận đơn.
+ Phần nội dung: Giới thiệu bản thân; trình bày nguyện
vọng; lời cam kết.
+ Phần cuối: Chữ kí, họ và tên của người viết đơn.
b. Cần viết:
+ Giới thiệu bản thân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh
(hoặc tuổi); giới tính (nam, nữ); nơi ở; nơi học (lớp,
trường),…
+ Trình bày nguyện vọng (lời đề nghị).
+ Lời cam kết (lời hứa); lời cảm ơn.
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc nối tiếp nội dung bài học, trả lời câu hỏi
của GV để khắc sâu nội dung bài học. VD:
+ Phần đầu của đơn cần viết những gì? - HS lắng nghe, thực hiện.

+ Cần trình bày những gì ở phần nội dung?

100
+ Phần cuối gồm những gì?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - HS trả lời dựa theo phần
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Bài học trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ 1: Kể một số trường hợp cần viết đơn (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số
trường hợp cần viết đơn.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1 trong SGK: Kể
một số trường hợp em cần viết đơn. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu
hỏi a, b, c của BT1.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các nhóm
khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.
Gợi ý:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
a. Viết đơn trình bày nguyện vọng của em. VD: Viết đơn
xin tham gia câu lạc bộ, viết đơn xin vào Đội, viết đơn xin
phép nghỉ học,…
b. Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em.
VD: Viết đơn xin sắp xếp lại nhóm học tập, viết đơn xin
bố trí lại chỗ ngồi, viết đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ
bóng đá,…
c. Giúp bố mẹ viết đơn trình bày nguyện vọng của gia
đình hoặc xóm, phố em. VD: Viết đơn đề nghị làm khu vui

101
chơi cho trẻ em, viết đơn đề nghị thu gom rác đúng giờ
quy định, viết đơn đề nghị thành lập quỹ khuyến học của
khu phố,…
Nhiệm vụ 2: Xác định người, cơ quan, tổ chức nhận
đơn (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các
đối tượng gửi đơn của các trường hợp viết đơn trong BT1.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS trao đổi về đối tượng gửi đơn của
các trường hợp viết đơn trong BT1.
- HS trao đổi theo hướng dẫn
- GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả. Các HS khác lắng
của GV.
nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Gợi ý:
+ Đơn trình bày nguyện vọng của em: gửi cô (thầy) chủ
nhiệm, cô (thầy) Tổng phụ trách Đội, Ban chủ nhiệm một
câu lạc bộ,…
+ Đơn trình bày nguyện vọng của nhóm hoặc lớp: gửi cô
(thầy) chủ nhiệm, cô (thầy) hiệu trưởng hoặc Ban Giám
hiệu nhà trường,…
+ Đơn của gia đình hoặc xóm (phố): gửi tổ trưởng tổ dân
phố, trưởng thôn, Ủy ban nhân dân xã/ phường,…
* CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.

102
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, tuyên dương - HS lắng nghe, thực hiện.
những em tiến bộ hoặc xác định đúng và đủ những việc
cần làm.
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc trước bài Kể chuyện: Tấm huy chương.

- HS lắng nghe, thực hiện.

103
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN TẤM HUY CHƯƠNG


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe hiểu và kể lại được câu chuyện Tấm huy chương.
- Biết cách trao đổi với các bạn về câu chuyện.
- Biết cách nghe, ghi chép vắn tắt nhận xét về cách kể chuyện và về ý kiến của bạn
trong trao đổi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động, tự tin trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, lớp. Biết hấp dẫn, cuốn hút người nghe khi kể chuyện và trao đổi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo khi kể chuyện: chọn ngôi kể,
sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng phương tiện trực quan, trang phục…
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được cái hay của câu chuyện và biết thể hiện tình cảm, cảm xúc khi kể
chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, nhân ái.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

104
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh họa của bài Tấm huy chương.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Câu chuyện “Tấm huy chương” kể về một cậu bé được bài học mới.
bạn gọi là “Chậm Hiểu”. Vậy cậu bé ấy có chậm hiểu
thật không? Vì sao cậu bé “Chậm Hiểu” lại được thưởng
huy chương? Chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện nhé.
- GV ghi tên bài học: Kể chuyện “Tấm huy chương”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

105
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình
tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó (nếu có); giải - HS lắng nghe.
thích cho HS: Ở một số nước, khi tổng kết năm học, nhà
trường trao tặng huy chương cho HS đạt thành tích học
tập, rèn luyện tốt thay cho giấy khen.
- HS lắng nghe, kết hợp theo
- GV kể lần 2, 3 (hoặc chiếu video clip, nếu có).
dõi sơ đồ trong SGK tr.23.
- GV cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong sơ đồ để
- HS trả lời.
nắm vững tình tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể chuyện
Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Tấm huy chương trong nhóm.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm 4. GV chú ý
- HS kể chuyện trong nhóm.
tổ chức để mỗi HS được kể cả 4 đoạn của câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Tấm huy chương trước lớp.
b. Các tiến hành
- GV mời HS xung phong kể một đoạn của câu chuyện.
Các HS khác lắng nghe, góp ý. - HS kể chuyện trước lớp.

- GV mời 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Các HS

106
khác lắng nghe, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá, góp ý. - HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội
dung và ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 5 – - HS thảo luận nhóm.
6 HS) về 2 nội dung:
a. Điều gì ở cậu bé Xtác-đi khiến các bạn khâm phục?
b. Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
- GV mời đại diện của các nhóm trình bày kết quả thảo - HS trình bày kết quả:
luận về 2 nội dung trên trước lớp. Các HS khác lắng nghe,
a. Xtác-đi có nghị lực phi
ghi nhận xét vắn tắt về ý kiến của bạn. Sau mỗi ý kiến
thường trong học tập, học
hoặc một vài ý kiến, GV mời các HS khác đặt câu hỏi,
mọi lúc, mọi nơi, tập trung
góp ý với bạn và nêu ý kiến của mình về câu chuyện.
cao độ trong học tập; không
tự ái khi bị người khác chê,
không tự mãn khi được khen.
b. Câu chuyện giúp em rút ra
bài học: Sự chăm chỉ và
quyết tâm sẽ đem đến cho ta
những thành công trong học
tập. Xtác-đi là một tấm
gương chăm học, có quyết
tâm cao trong học tập mà
mọi người cần noi theo.
- GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý
kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS trong
107
khi nghe.
Văn bản truyện:
Tấm huy chương
1. Dạo tháng Mười, Xtác-đi được bố đưa đến trường.
Bố cậu nói với thầy giáo: “Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên
nhẫn vì con tôi nó chậm hiểu lắm.”.
2. Từ đó, nhiều học trò trong lớp gọi cậu là “Chậm
Hiểu”. Nhưng Xtác-đi không tự ái. Cậu học mọi nơi, mọi
lúc. Ngồi trong lớp, cậu không nhúc nhích, mắt nhìn thầy
đăm đăm. Ai nói gì với cậu khi thầy giáo đang giảng bài,
cậu không đáp nửa lời.
3. Trước đây, cậu không biết một tí gì về phép tính, viết
bài văn thì lộn xộn, thế mà bây giờ cậu làm các bài tập
không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu
mua ngay một quyển sách. Cậu đã lập được một tủ sách
nhỏ và hứa cho tôi xem khi nào tôi đến chơi. Thế rồi, học
kì này, Xtác-đi đã đứng thứ hai ở lớp. Sáng hôm nay, khi
trao huy chương cho cậu, thầy giáo cũng phải thốt lên:
“Hoan hô Xtác-đi! Có chí thì nên!”. Xtác-đi thì dường
như chẳng chút tự hào vì thành công của mình; cậu cũng
chẳng hề mỉm cười nữa.
4. Nhưng cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến
đón cậu. Vì ông không ngờ con mình lại được huy
chương, nên nghe chuyện, ông vẫn không tin. Phải có
thầy giáo xác nhận, ông mới phá lên cười, rồi vỗ một cái
vào đầu con và nói rất to: “Giỏi lắm! Cái đầu to này!”.

108
Những người có mặt xung quanh đều bật cười vui vẻ.
Theo A-MI-XI
* CỦNG CỐ
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm,
nhược điểm của mình và các bạn trong lớp, những bạn
tiến bộ về kĩ năng kể, những bạn cần rèn luyện thêm. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và tuyên dương những HS
kể hay, thảo luận tốt và những HS có tiến bộ về kĩ năng
kể, kĩ năng trao đổi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Kể chuyện Tấm huy chương cho người thân nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Chuẩn bị bài đọc 2 Lên rẫy.

109
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 2: LÊN RẪY


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ (miêu tả
cảnh thiên nhiên tươi đẹp và bạn nhỏ chăm chỉ học tập, lao động).
- Thể hiện được giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của bài thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của khu rừng, của nương rẫy và sự đáng yêu của bạn nhỏ
trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: chăm học, giúp mẹ làm rẫy.

110
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung của bài đọc Văn hay chữ - HS nêu nội dung: Ca ngợi
tốt. lòng quyết tâm, sự kiên trì và
tài năng của Cao Bá Quát.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào

111
- GV giới thiệu bài: “Lên rẫy” là một sáng tác của nhà bài học mới.
thơ Đỗ Toàn Diện. Để biết bài thơ là lời của ai, nhân vật
trong bài đáng yêu như nào, chúng ta cùng đọc bài nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 2 – Lên rẫy.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt
nghỉ và đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ
của nhân vật.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- HS nghe và đọc thầm theo.
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thể hiện cảm xúc
vui tươi, trong sáng trước vẻ đẹp của rẫy, của núi rừng và
niềm vui được giúp mẹ làm rẫy của bạn nhỏ miền núi.
- HS luyện đọc.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm từng khổ thơ.
- HS lắng nghe.
- GV chú ý hướng dẫn HS phát âm đúng từ ngữ, ngắt
giọng đúng các câu.
- HS đọc bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.

112
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - HS đọc nghĩa của các từ.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: rẫy, mế, - HS đọc câu hỏi.
gùi trong SGK tr.24. Các HS khác lắng nghe, theo dõi.
- GV cho 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 câu hỏi trong
SGK tr.24. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Bài thơ là lời của ai? Bạn ấy đi đâu?
(2) Cảnh vật thiên nhiên trên đường đi đẹp như thế nào?
(3) Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi
được giúp mế làm rẫy.
(4) Vẻ đẹp của rẫy và khu rừng được tác giả miêu tả qua
những hình ảnh nào?
- HS đọc thầm.
(5) Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 4 –
- HS trả lời câu hỏi 1:
5 HS), trả lời câu hỏi.
Bài thơ là lời của một bạn
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các
nhỏ ở miền núi. Bạn ấy cùng
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
mẹ đi làm rẫy.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 2:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Cảnh vật thiên nhiên trên
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các đường đi rất đẹp: Mặt Trời
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). mới ló trên ngọn tre. Những

giọt sương được nắng sớm


chiếu vào, như những ngọn

113
đèn giăng trên ngọn cỏ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 3:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. “Mong đợi đến cuối tuần/
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các Xôn xao hoài bước chân” là
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). những từ ngữ thể hiện cảm
xúc của bạn nhỏ: rất háo
hức được cùng mế đi làm
rẫy.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi 4:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Vẻ đẹp của rẫy: bắp trổ cờ
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các
non xanh, lúa làm duyên con
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
gái, suối lượn lờ vây quanh./
Vẻ đẹp của khu rừng: đẹp
tựa bức tranh, phong lan
muôn sắc nở, hoa chuối đỏ
thắm, giăng mắc như đèn
lồng. Rẫy và khu rừng như
một bức tranh rực rỡ, nhiều
màu sắc.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các - HS trả lời câu hỏi 5:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bạn nhỏ trong bài thơ rất
đáng yêu, chăm chỉ học tập,
ham thích lao động, yêu rẫy,
yêu rừng, yêu cảnh đẹp thiên
114
nhiên.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.


- GV rút ra nội dung bài thơ cho HS: Miêu tả cảnh thiên
nhiên tươi đẹp và bạn nhỏ chăm chỉ học tập, lao động.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại nội dung của bài thơ.
- Đọc diễn cảm. - HS trả lời.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung của bài thơ. - HS đọc diễn cảm.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, có thể tập trung
luyện đọc một số khổ thơ. Lưu ý HS cách ngắt nhịp khác
nhau giữa các câu thơ trong cùng các khổ thơ để đảm bảo
quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp. VD:
Kìa/ Mặt Trời mới ló//
Trên đầu/ chị tre xanh//
Sương/ giăng đèn ngọn cỏ//
Tia nắng/ chuyền long lanh.//

Bao nhiêu ngày/ chăm học//


Mong đợi/ đến cuối tuần//
Được giúp mế/ làm rẫy//
- HS lắng nghe, tiếp thu.

115
Xôn xao hoài/ bước chân.//
- GV hướng dẫn HS chọn đoạn thơ để thi đọc diễn cảm và
giải thích vì sao chọn đoạn đọc và cách đọc đó. Có thể tổ
chức chơi trò chơi Thả thơ. - HS lắng nghe, thực hiện.
* CỦNG CỐ
- GV cho HS tự nhận xét về tiết học: Ưu điểm, nhược
điểm của mình và các bạn. HS nói về những điều đã biết,
những việc đã làm được sau tiết học và những điều em
- HS lắng nghe, tiếp thu.
mong muốn biết thêm.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS tiến bộ về
- HS lắng nghe, thực hiện.
kĩ năng đọc, những HS đọc hay.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị cho bài luyện từ và câu Danh từ chung, danh
từ riêng.

116
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng; biết đặc điểm của danh từ riêng
khi viết (viết hoa theo quy định).
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong câu.
- Sử dụng được danh từ chung, danh từ riêng khi nói và viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

117
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết, giấy nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái niệm về danh từ. - HS nêu khái niệm danh từ:
Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Danh từ là từ chỉ sự vật
(người, vật, con vật, thời
gian, hiện tượng tự nhiên,

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. …).

* Giới thiệu bài - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV giới thiệu bài mới cho HS:

118
Ở tuần trước, các em đã được tìm hiểu về danh từ và đặc - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
điểm của danh từ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phân bài học mới.
biệt danh từ chung với danh từ riêng và cách sử dụng
chúng khi nói, viết.
- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Danh từ chung,
danh từ riêng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được
danh từ chung và danh từ riêng.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc BT1 và BT2, trả lời câu hỏi gợi ý của
GV để nắm vững yêu cầu của từng BT.
+ Danh từ trong câu là những từ nào?
- HS lắng nghe GV nêu câu
+ Danh từ nào trong câu được viết hoa?
hỏi.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm thực hiện các BT
(mỗi nhóm 5 – 6 HS).
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các
- HS hoạt động nhóm.
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- HS báo cáo kết quả.
+ BT1: lớp, Minh, học sinh, cô bạn, tên, Thi Ca.
+ BT2: Những danh từ được viết hoa: Minh, Thi Ca.
- HS chú ý lắng nghe.
Những danh từ này được viết hoa vì chúng là tên riêng
của người.
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung

119
bài học.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức mới bằng các gợi ý:
Trong số những danh từ em mới tìm được, “Minh”, “Thi - HS lắng nghe.
Ca” là danh từ riêng; những danh từ còn lại là danh từ
chung. Vậy, danh từ chung là gì, danh từ riêng là gì?
Danh từ riêng được viết khác danh từ chung như thế nào?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS rút ra bài học:
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ
riêng được viết hoa.
- GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về danh từ chung
và danh từ riêng.
- HS thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện và sử
dụng được danh từ chung và danh từ riêng.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1, hoạt động nhóm tìm
các danh từ có trong câu và phân chúng thành 2 nhóm: - HS hoạt động nhóm.
danh từ chung, danh từ riêng.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước
lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:


+ Danh từ chung: bố mẹ, chị, ruộng, hôm nay, ngô. - HS lắng nghe, tiếp thu.

120
+ Danh từ riêng: Phiêng Quảng, A Lềnh.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT2, hoạt động độc lập, thực
hiện BT2 vào VBT. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc đoạn văn của mình. Các
nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS đọc bài trước lớp.
- GV chiếu bài làm của HS lên màn hình, yêu cầu HS chỉ
ra các danh từ chung, danh từ riêng có trong đoạn văn.
- HS tìm thêm danh từ trong
đoạn văn bạn mới viết (nếu
- GV nhận xét, đánh giá. bạn chưa nêu hết danh từ).
Gợi ý: - HS lắng nghe.
a. Viết đoạn văn ngắn về quê hương em hoặc nơi em ở.
VD: Em sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Quê em nổi tiếng
với những ngọn núi, con sông kì vĩ, nên thơ, gắn với lịch
sử hào hùng của dân tộc. Nhắc đến Hà Tĩnh không thể
không nhắc đến núi Hồng, sông Lam, đến Ngã Ba Đồng
Lộc, đến phà Linh Cảm, bến Tam Soa, đến Đèo Ngang,
Vũng Áng. Em rất tự hào về quê hương mình. Em sẽ quyết
tâm phấn đấu học tập tốt để trở thành một người con ưu
tú của quê hương.
b. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn
văn.
- Danh từ chung: quê, ngọn núi, con sông, lịch sử, dân
tộc, núi, sông, bến, phà, quê hương, người con.
- Danh từ riêng: Hà Tĩnh, Hồng, Lam, Ngã Ba Đồng Lộc,
Linh Cảm, Tam Soa, Đèo Ngang, Vũng Áng.
* CỦNG CỐ

121
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét về tiết học: những điều - HS lắng nghe, thực hiện.
đáng khen, những điều cần rút kinh nghiệm về tinh thần,
thái độ của HS; những kiến thức đã thu nhận được qua bài
học, những kiến thức mong muốn được biết thêm.
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá tiết học,
- HS lắng nghe, tiếp thu.
biểu dương và nhắc nhở một số HS.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Ôn lại kiến thức đã học về danh từ chung, danh từ riêng.
+ Chuẩn bị bài viết 2 Luyện tập viết đơn.

122
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐƠN


(Thực hành viết)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Viết được đơn xin tham gia một hoạt động hoặc đơn xin nghỉ học (nguyện vọng cá
nhân), đơn đề xuất nguyện vọng của tổ hoặc lớp (nguyện vọng tập thể).
- Có kĩ năng sửa chữa và hoàn thiện đơn đã viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với các bạn về các ý trong bài văn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hoàn thành nhiệm vụ theo cách của mình.
Năng lực văn học:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp khi viết đơn.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm (thể hiện ở lời hứa, lời cam kết trong đơn).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dạy học thông qua hệ thống BT.
2. Hình thức tổ chức dạy học

123
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 - 2 HS nêu cấu tạo của đơn. Các HS - HS nêu cấu tạo của đơn:
khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Về hình thức, đơn gồm 3
phần:
- Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu
ngữ; địa điểm, ngày, tháng,
năm viết đơn; tên đơn; tên
người hoặc cơ quan, tổ chức
nhận đơn.
- Phần nội dung: Giới thiệu

124
bản thân, trình bày nguyện
vọng, lời cam kết.
- Phần cuối: Chữ kí, họ và
tên của người viết đơn.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.


* Giới thiệu bài - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
bài học mới.
- GV sử dụng sơ đồ quy tắc Bàn tay giúp HS nắm được
yêu cầu cần đạt của bài học.
- GV ghi tên bài học: Viết 2 – Luyện tập viết đơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được đề
bài và những nội dung chính sẽ viết trong đơn.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện yêu cầu.

- GV cho 2 – 3 HS trình bày lại những việc cần làm để


viết một lá đơn. - HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS xác định đề bài và những nội dung
chính sẽ viết trong đơn; chuẩn bị viết.
Hoạt động 2: Viết đơn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết đơn theo đề
bài đã chọn.
b. Cách tiến hành - HS làm bài.
- GV yêu cầu tất cả HS hoạt động cá nhân, viết đơn theo
đề bài đã chọn.

125
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình viết.
Hoạt động 3: Giới thiệu, chỉnh sửa bài viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giới thiệu về bài viết của mình.
- Chỉnh sửa cho bài viết của mình được hoàn thiện hơn.
b. Cách tiến hành - HS đọc bài trước lớp.
- GV mời 2 – 3 HS đọc bài viết cả mình. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá về bài làm của HS. - HS nộp bài viết để GV đọc
- GV góp ý để HS hoàn chỉnh đoạn văn của mình. và nhận xét.

* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.


- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV tổng hợp ý kiến và nhận xét về tình hình học tập của
HS trong tiết học.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số bài đọc có chủ điểm Chăm học,
chăm làm.
+ Chuẩn bị bài đọc 3 Cô giáo nhỏ SGK tr.26.

126
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 3: CÔ GIÁO NHỎ


(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc
thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các
đoạn và toàn bài. Hiểu được đặc điểm của nhân vật Giên: tuy còn nhỏ nhưng đã
biết vận dụng những điều học được vào cuộc sống để giúp đỡ người thân và bạn
bè.
- Thể hiện được giọng đọc xúc động phù hợp với các tình tiết và ý nghĩa nhân văn
sâu sắc của câu chuyện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật Giên.
127
- Bày tỏ được cảm xúc đối với nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết vận dụng những điều học được vào cuộc sống
để giúp đỡ người thân và bạn bè).
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (mong muốn bà, mẹ và các bạn cũng biết chữ như
mình).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành

128
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 - 2 HS đọc bài thơ Lên rẫy và nhắc - HS thực hiện.
lại nội dung bài thơ.
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Câu chuyện “Cô giáo nhỏ” kể về cô - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
bé Giên, tuy còn nhỏ nhưng đã biết vận dụng những điều bài học mới.
học được vào cuộc sống để giúp đỡ người thân và bạn bè.
Câu chuyện diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 3 – Cô giáo nhỏ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt
nghỉ.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- HS nghe và đọc thầm theo.
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trầm lắng, xúc
động; thay đổi theo các tình tiết chuyện.
- HS luyện đọc theo hướng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cách ngắt giọng một số câu
dẫn của GV.
cho đúng ngữ pháp – ngữ nghĩa, lưu ý cách nâng giọng,
hạ giọng cho phù hợp với các câu đối thoại trong bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn HS xác định 6 đoạn văn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “với nhà trường ạ”.

129
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “được đi học”.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến “ê a đánh vần”.
+ Đoạn 4: tiếp theo đến “học trò”.
+ Đoạn 5: tiếp theo đến “lấm lem nhọ nồi”.
+ Đoạn 6: phần còn lại. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV giao nhiệm vụ luyện đọc cho HS:
+ Đọc lần lượt 6 đoạn văn. Mỗi đoạn GV mời đại diện 3
– 4 HS đọc.
+ Đọc nối tiếp đoạn (2 – 3 lượt đọc nối tiếp). - HS lắng nghe.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- HS đọc nghĩa của các từ.
- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: miễn phí,
hẻo lánh, ngóng cổ, cha sinh mẹ đẻ trong SGK tr.27. Các
HS khác lắng nghe, theo dõi.
- HS thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Mảnh
ghép:
+ Bước 1: 5 nhóm chuyên; mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi.
+ Bước 2: Tổ chức 5 nhóm ghép: mỗi nhóm thảo luận để
130
trả lời cả 5 câu hỏi.
+ Bước 3: Đại diện của 5 nhóm ghép trình bày kết quả
thảo luận chung trước lớp.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về các câu trả - HS thực hiện.
lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: - HS lắng nghe, tiếp thu.
(1) Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì
đặc biệt?
→ Trường học của Giên ở một vùng quê hẻo lánh châu
Phi. Gọi là trường nhưng thực chất là một lớp dạy chữ
miễn phí. HS là con cháu của những người nông dân suốt
ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.
(2) Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên?
→ Cô giáo đã chứng kiến cảnh Giên đang làm “cô giáo”,
hướng dẫn bà, mẹ và các bạn nhỏ trong xóm đánh vần.
Cuốn sách Giên dùng để dạy chữ ở lớp học của mình
chính là cuốn truyện tranh mượn của cô giáo.
(3) Theo em, vì sao Giên không trả được sách đúng
hạn?
→ Giên đang phải dùng sách để dạy bà, mẹ và các bạn
đọc.
(4) Vì sao khi Giên xin lỗi, cô giáo nghẹn ngào nói: “Ô
không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”?
→ Vì cô giáo đã hiểu lầm về Giên. Cô không biết là Giên
trả sách chậm vì phải dùng quyển sách để làm một việc
rất đáng khen: dạy bà, mẹ và các bạn học đọc.

131
(5) Việc làm của Giên đáng khen như thế nào?
→ Giên đã biết đem những điều học được vận dụng vào
cuộc sống. Việc làm của Giên còn thể hiện tình yêu
thương của mình đối với người thân và bạn bè.
- GV hỏi thêm: Em thấy nhân vật Giên có đặc điểm gì? - HS trả lời: Giên tuy còn
nhỏ nhưng đã biết vận dụng
những điều học được vào
cuộc sống để giúp đỡ người
thân và bạn bè.

- GV rút ra nội dung bài học cho HS: Ca ngợi sự ham học - HS chú ý lắng nghe.
hỏi của con người trong hoàn cảnh khó khăn và sự tốt
bụng của cô bé Giên.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc diễn cảm với hình thức đọc cá nhân.
- Biết cách thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tình tiết
chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm với hình thức đọc cá - HS đọc diễn cảm.
nhân:
+ Cho HS lựa chọn đoạn yêu thích thi đọc diễn cảm.
+ Cho HS trả lời câu hỏi về lí do lựa chọn đoạn đọc.
VD:
- Từ cha sinh mẹ đẻ,/ có bao giờ tôi mơ được học chữ.//
Giờ/ tôi biết kha khá rồi đấy.// Tôi đọc cô giáo nghe thử
nhé.// - Bà của Giên/ ngượng nghịu nhìn cuốn sách lấm

132
lem nhọ nồi.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, thảo luận về - HS lắng nghe, thực hiện.
giọng đọc, cách đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe.
* CỦNG CỐ
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học; nói - HS lắng nghe, thực hiện.
về những điều thu được sau bài học, những điều mong
muốn biết thêm.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ
- HS lắng nghe, tiếp thu.
học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên
những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị cho bài đọc 4 Bài văn tả cảnh.

133
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 3: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe – hiểu, đọc – hiểu lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) về bài viết của mình
và các bạn.
- Có kĩ năng phát hiện và chữa lỗi về cấu tạo, nội dung, cách dùng từ, đặt câu, chính
tả để hoàn thiện bài viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xem xét việc sử dụng các từ ngữ, cách
diễn đạt, cách thể hiện nhận xét và tình cảm đối với nhân vật.
- Năng lực tự chủ và tự học: Phát hiện lỗi, chữa bài, viết lại đoạn văn trong bài.
Năng lực văn học:
- Bước đầu biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ biểu đạt tình cảm, cảm xúc khi viết về
nhân vật.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (trân trọng thành quả và sự tiến bộ của bạn trong học
tập).
134
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dạy học thông qua hệ thống BT.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu cần đạt của bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Trả bài viết đoạn văn về một nhân bài học mới.
vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe nhận xét chung về bài viết

135
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV nhận xét
chung về bài viết của mình.
b. Cách tiến hành
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp:
+ Ưu điểm, nhược điểm chung của cả lớp. - HS lắng nghe.
+ Những lỗi điển hình về cấu tạo, nội dung, cách dùng từ,
đặt câu, chính tả.
+ Tuyên dương những HS có bài viết hay, có tiến bộ nổi
bật về bài viết. Có thể cho những HS có bài viết hay đọc
bài viết của mình.
Hoạt động 2: Sửa bài cùng cả lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sửa một số lỗi
trong bài làm của mình.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS sửa một số lỗi điển hình (về cấu tạo,
nội dung, cách dùng từ, đặt câu, chính tả) của lớp.
- HS tham gia sửa lỗi.
- GV nhận xét, nêu đáp án đúng hoặc đáp án phù hợp
- HS lắng nghe, tiếp thu.
nhất.
Hoạt động 3: Tự sửa bài và viết lại đoạn văn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn chỉnh bài
viết của mình.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS tự sửa bài viết của mình: - HS lắng nghe, thực hiện.

+ Đọc kĩ nhận xét của GV về bài viết của mình.


+ Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả,… trong bài.

136
Hoạt động 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đổi bài cho bạn để
kiểm tra việc sửa lỗi.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả sửa bài. Các HS khác - HS báo cáo kết quả.
lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung để HS tiếp tục hoàn thiện bài viết - HS lắng nghe, tiếp thu.
(nếu cần).
* CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học, về kết quả thực
- HS lắng nghe, thực hiện.
hành của mình và các bạn.
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp, khen
- HS lắng nghe, tiếp thu.
ngợi và động viên HS.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện liên quan đến chủ
điểm Chăm học, chăm làm.
+ Chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo.

137
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE
TRAO ĐỔI: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được ý kiến về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học.
- Trao đổi với các bạn về những việc làm của bản thân (hoặc của người khác) thể
hiện đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
- Biết điều chỉnh bài nói phù hợp với thái độ, phản hồi của người nghe.
- Biết cách nghe, ghi chép vắn tắt nhận xét về bài nói và về ý kiến của bạn trong trao
đổi để đặt câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết nghe, ghi, trao đổi cùng các bạn, chủ động, tự
nhiên, tự tin; có thái độ đúng khi nghe và nói: lắng nghe, tôn trọng người nói, tôn
trọng người nghe.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được đặc điểm nhân vật trong văn bản đã đọc.
3. Phẩm chất

138
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (có ý thức chăm chỉ, yêu quý những người say mê
học tập, ham thích lao động).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A0, giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Trong tiết Nói và nghe hôm nay, các em trình bày ý kiến bài học mới.
về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở
Bài 2. Sau đó, các em sẽ trao đổi về những việc làm của

139
bản thân (hoặc của một người mà các em biết) thể hiện
đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
- GV ghi tên bài học: Trao đổi: Chăm học, chăm làm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuẩn bị cho phần
trình bày ý kiến của mình về tính cách của nhân vật trong
một câu chuyện đã học.
b. Cách tiến hành
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Lựa chọn 1
- HS đọc yêu cầu và gợi ý ở
trong 2 đề:
đề 1, 2.
+ Đề 1: Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong
một câu chuyện đã học ở Bài 2.
+ Đề 2: Trao đổi với các bạn về những việc làm của em
(hoặc của một người mà em biết) thể hiện đức tính chăm
chỉ trong học tập và lao động.
- HS lắng nghe GV nêu câu
- GV nêu câu hỏi:
hỏi và trả lời câu hỏi.
+ Em chọn đề nào?
+ Nếu HS chọn đề 1: Em sẽ giới thiệu nhân vật nào? Vì
sao em chọn nhân vật đó?
+ Nếu HS chọn đề 2: Em sẽ giới thiệu về việc làm của ai?
Đó là việc gì? Vì sao em chọn giới thiệu việc làm đó?
- GV cho HS ngồi thành 2 dãy: dãy 1 chọn đề 1 và dãy
chọn đề 2.
Hoạt động 2: Trao đổi
Nhiệm vụ 1: Trao đổi trong nhóm

140
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi trong
nhóm về bài nói của mình.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm theo gợi ý. - HS trao đổi trong nhóm.
Đề 1: Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong
một câu chuyện đã học ở Bài 2.
+ Giới thiệu cho nhau nghe nhân vật trong câu chuyện mà
em đã chuẩn bị.
+ Trao đổi về tính cách của nhân vật đó: Điều gì ở tính
cách đó khiến em thích thú/ ngưỡng mộ/ khâm phục. Vì
sao?
Đề 2: Trao đổi với các bạn về những việc làm của em
(hoặc của một người mà em biết) thể hiện đức tính chăm
chỉ trong học tập và lao động.
+ Giới thiệu việc làm thể hiện đức tính chăm chỉ.
+ Nêu lí do mình chọn giới thiệu việc làm đó.
+ Nêu cảm nghĩ của bản thân về việc làm đó.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi trước lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày ý kiến
của mình trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp, trả lời câu - HS thảo luận trước lớp.
hỏi của các bạn hoặc đặt câu hỏi, mời cả lớp thảo luận về
ý kiến của bạn. - HS lắng nghe, thực hiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, ghi nhận xét vắn tắt
về ý kiến của bạn. Sau mỗi ý kiến hoặc một vài ý kiến,

141
GV mời các HS khác đặt câu hỏi, góp ý với bạn và nêu ý
kiến của mình về câu chuyện; kết hợp kiểm tra nội dung
ghi chép của HS trong khi nghe. - HS lắng nghe.
- GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét về tiết học, tuyên dương những HS có bài
nói hay, thuyết phục, nhưng HS tiến bộ về kĩ năng nói,
nghe.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV hướng dẫn HS về nhà kể (đọc) lại cho người thân
nghe và chuẩn bị nội dung cho bài Nói và nghe tuần tới.

142
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 4: BÀI VĂN TẢ CẢNH


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ chứa âm vần HS dễ viết sai.
Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc
thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: kể về một cô
bé đạt điểm cao ở bài văn tả cảnh nhờ chăm chỉ, chịu khó quan sát để miêu tả đúng
sự việc theo yêu cầu của bài tập làm văn.
- Thể hiện được giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài và lời thoại của các
nhân vật trong bài.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Bày tỏ được cảm xúc trước những tình tiết thú vị của câu chuyện và sự dễ thương
của nhân vật.
143
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (say mê học tập).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 – 2 HS đọc diễn cảm bài Cô giáo nhỏ, nhắc - HS thực hiện yêu cầu.
lại nội dung của bài đọc.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài - HS lắng nghe, chuẩn bị vào

144
- GV giới thiệu bài: bài học mới.
Để có những thành công trong học tập, mỗi người cần có
nghị lực, niềm đam mê, phương pháp học tập hiệu quả và
khả năng sáng tạo. Bạn Bé trong câu chuyện đã đạt điểm
cao về “Bài văn tả cảnh” nhờ vào điều gì, chúng ta cùng
tìm hiểu nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 4 – Bài văn tả cảnh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc
thành tiếng đoạn và toàn bài.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- HS nghe và đọc thầm theo.
- GV đọc mẫu: Giọng đọc khoan thai, truyền cảm, giúp
người nghe dễ theo dõi nội dung câu chuyện; phân biệt
- HS luyện đọc theo nhóm.
được lời thoại của các nhân vật.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, luyện đọc thành tiếng
từng đoạn câu chuyện:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Rồi cháu viết, cháu lại viết lại,
cháu chữa, cháu…”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “bắt đầu”.
+ Đoạn 3: phần còn lại. - HS đọc bài.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các


HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

145
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành - HS đọc nghĩa của các từ.
- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: phụ lão,
vải thiều, vồ, bạch đàn trong SGK tr.30. Các HS khác
lắng nghe, theo dõi.
- HS đọc câu hỏi.
- GV cho HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi tìm hiểu bài trong
SGK tr.30. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm?
(2) Bài tập làm văn của Bé viết về nội dung gì?
(3) Bé đã làm những việc gì để viết bài tập làm văn đó
thật hay?
(4) Ông đã khen Bé như thế nào?
(5) Tìm một số hình ảnh trong bài tập làm văn để hiểu vì
- HS đọc thầm.
sao ông khen Bé như vậy.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu
- HS trả lời câu hỏi 1:
hỏi.
Bé phải ra đầu làng quan
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các
sát, chuẩn bị cho bài tập làm
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
văn tả cảnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

146
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS trả lời câu hỏi 2:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các Bài tập làm văn của Bé tả
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). cảnh đi làm đồng vào buổi
sáng Chủ nhật.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS trả lời câu hỏi 3:

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các Bé ra đầu làng để quan sát,
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). viết rồi sửa, viết đi viết lại
nhiều lần.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS trả lời câu hỏi 4:

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các Ông khen Bé: “Cháu giỏi
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). quá! Viết như hệt!” – tức là
Bé tả cảnh đi làm đồng buổi
sáng rất thực, quan sát rất
đúng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu 5:
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Có thể nêu các hình ảnh sau:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các
- Quang cảnh buổi sáng: gà
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
te te gáy; con lợn ủn ỉn đòi
ăn; trên mái nhà, khói bếp
lan nhẹ nhàng.
- Quang cảnh ở đầu làng:
các cụ phụ lão trồng vải
thiều dưới bãi; các anh chị

147
vác cuốc, vác vồ lũ lượt đi;
Chủ nhật, các bạn HS lớp 4B
cũng ra đồng…
- Quang cảnh con đường: từ
con đường bạch đàn thẳng
tắp, từng đoàn người đã kéo
xuống đồng; tiếng nói
chuyện, cười đùa ồn ã, át cả
cái rét buốt.
- HS tập trung lắng nghe.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV rút ra nội dung bài học cho HS: Kể về một cô bé đạt
điểm cao ở bài văn tả cảnh nhờ chăm chỉ, chịu khó quan
sát để miêu tả đúng sự việc theo yêu cầu của bài tập làm
văn.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc nâng
cao.
- HS lựa chọn đoạn để đọc.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS lựa chọn đoạn để đọc nâng cao:
+ Lựa chọn đoạn 1: Có thể đọc phân vai (thể hiện giọng
của ông và Bé; phân biệt giọng người dẫn chuyện).
+ Lựa chọn đoạn 2: Đọc diễn cảm bài văn tả cảnh làm
đồng buổi sáng của Bé. - HS đọc bài.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lựa chọn đoạn và đọc bài - HS lắng nghe, tiếp thu.
trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

148
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe, thực hiện.
* CỦNG CỐ
- GV cho HS tự nhận xét, đánh giá bản thân mình và các
bạn về thái độ học tập, kết quả hình thành kĩ năng đọc qua - HS lắng nghe, tiếp thu.
tiết học.
- GV tổng hợp ý kiến, đưa ra nhận xét về tiết học, tuyên
dương và nhắc nhở một số HS.
- HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Vận dụng bài học rút ra từ câu chuyện Bài văn tả cảnh
vào cuộc sống hàng ngày.
+ Chuẩn bị bài luyện từ và câu Luyện tập về danh từ.

149
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Sắp xếp được danh từ thành các nhóm.
- Phân biệt được các danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí.
- Viết được đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động; chỉ
ra được các danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn đã viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm thông qua hoạt động học tập và hợp
tác với bạn bè.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học

150
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết, giấy nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 – 2 HS phân biệt danh từ chung và - HS lắng nghe, thực hiện.
danh từ riêng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
(nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
* Giới thiệu bài
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV giới thiệu bài mới cho HS: bài học mới.

151
Ở bài trước, chúng ta đã biết phân biệt danh từ chung và
danh từ riêng. Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn luyện về
danh từ, phân biệt danh từ riêng dùng viết tên người và
tên địa lí Việt Nam.
- GV ghi tên bài học: Luyện tập về danh từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm và sắp xếp các danh từ chung vào
nhóm thích hợp (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm và sắp xếp
được các danh từ chung vào nhóm thích hợp.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1: Tìm và xếp các
- HS xác định yêu cầu BT1.
danh từ trong đoạn văn đã cho vào nhóm thích hợp.
- GV cho HS hoạt động nhóm, tìm danh từ và xếp danh từ
- HS hoạt động nhóm.
vào các nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các


HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:


Các danh từ trong đoạn văn: - HS lắng nghe, chữa bài.

+ Chỉ người: hàng xóm, người, cụ, phụ lão, bạn, học
sinh.
+ Chỉ vật: chuồng, mái, nhà, (làn) khói, bếp, đầu làng,
đồng, vải thiều, bãi.

152
+ Chỉ con vật: gà, (con) lợn.
+ Chỉ thời gian: buổi sáng, hôm nay, Chủ nhật.
Hoạt động 2: Xếp các danh từ riêng vào nhóm thích
hợp (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xếp được các danh
từ riêng vào nhóm thích hợp.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT2: Xếp danh từ riêng - HS xác định yêu cầu BT2.
trong các câu đưới đây vào nhóm thích hợp.

- GV cho HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu BT2. - HS thảo luận nhóm.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước - HS báo cáo kết quả.
lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu
có). - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Tên người Tên địa lí

Nguyễn Hiền, Trần Thái Dương A, Nam Thắng,


Tông. Nam Trực, Nam Định. - HS trả lời: Cần viết hoa

- GV hỏi thêm: Khi viết danh từ chỉ tên riêng người, hay chữ cái đầu của mỗi tiếng
địa lí Việt Nam, cần phải chú ý điều gì? tạo thành tên riêng đó.

Hoạt động 3: Viết đoạn văn (BT3)


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được danh

153
từ chung và danh từ riêng đã sử dụng trong bài viết của
mình. - HS thực hiện.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT3: Viết đoạn văn (4 – 5
câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao - HS báo cáo kết quả.
động, hoạt động độc lập, viết đoạn văn vào vở.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp.
- HS xác định danh từ chung,
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
danh từ riêng.
- GV yêu cầu HS xác định danh từ riêng, danh từ chung
- HS lắng nghe, chữa bài.
trong 1 – 2 câu của đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá.
Gợi ý:
Hoa là cô bé dễ thương, ngoan ngoãn nhất ngõ nhà
em. Hằng ngày, Hoa thường dậy rất sớm cùng bà nội quét
dọn sân, vườn và cả ngõ chung của mấy nhà nữa. Sau khi
ăn sáng xong, bạn còn kịp giúp bố mẹ rửa bát đĩa nữa rồi
mới đến trường. Ở lớp, cô giáo luôn khen Hoa là chăm
chỉ và có thành tích học tập tốt. Ngoài giờ học ở lớp, bạn
còn tham gia câu lạc bộ “Em yêu tiếng Việt” của trường.
Hoa đúng là một cô bé chăm chỉ. - HS lắng nghe, thực hiện.
* CỦNG CỐ
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét về tiết học: những điều
đáng khen, những điều cần rút kinh nghiệm về tinh thần,
thái độ của HS; những kiến thức đã thu nhận được qua bài - HS lắng nghe, tiếp thu.
học, những kiến thức mong muốn được biết thêm.
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá tiết học,

154
biểu dương và nhắc nhở một số HS. - HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Ôn lại kiến thức đã học về danh từ.
+ Đặt câu với một số danh từ riêng chỉ tên địa lí.

155
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO


ĐỐ VUI: AI CHĂM, AI NGOAN?
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Viết được đoạn văn (đoạn thơ) về một người bạn chăm chỉ (hoặc con vật biểu
tượng của phẩm chất chăm chỉ).
- Nói (đọc) rõ ràng, truyền cảm khi ra câu đố và giải đố.
- Biết trang trí cây hoa phù hợp với chủ điểm Chăm học, chăm làm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thực hiện được hoạt động nhóm, lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện hoạt động viết và trang trí bài
viết.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu về người bạn và các con vật biểu tượng của
phẩm chất chăm chỉ.
Năng lực văn học:
- Biết thể hiện cảm xúc khi đọc, nói, viết về phẩm chất chăm chỉ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái.

156
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Chậu hoa viền giấy màu, cây hoa (có gốc, cành, lá).
- Giấy màu (nhiều màu).
- Băng dính 2 mặt.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4, tập một.
- Kéo, bút, giấy ô li.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Trong tiết Góc sáng tạo hôm nay, chúng ta sẽ tham gia bài học mới.
trò chơi đố vui “Ai chăm, ai ngoan?” để rèn luyện các kĩ

157
năng viết, nói về chủ điểm “Chăm học, chăm làm”. Chúc
các em có một tiết học vui, bổ ích và sáng tạo.
- GV ghi tên bài học: Góc sáng tạo – Đố vui: Ai chăm, ai
ngoan?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị câu đố (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuẩn bị được câu
đố.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc và nắm vững yêu cầu của BT1:
Chuẩn bị câu đố bí mật.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện yêu cầu viết
(hoặc chép lại) đoạn văn (đoạn thơ, câu đố, câu hát) về
- HS hoạt động nhóm đôi.
người bạn hoặc con vật chăm chỉ; chép câu đố vào mảnh
giấy ô li bằng 1/4 tờ A4.
- GV cho HS chọn l trong 2 đề bài:
- HS lắng nghe, thực hiện.
a. Viết một đoạn văn (hoặc đoạn thơ) về một người bạn
chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên). Đố là ai?
VD1: Bạn ấy học lớp ta. Bạn ấy có bím tóc đuôi sam,
trông rất dễ thương. Trong giờ kể chuyện, bạn luôn là
người kể hay nhất, nhiều lần làm cô giáo và cả lớp cảm
động rơi nước mắt. Bạn ấy là ai?
b. Viết một đoạn văn (hoặc chép một đoạn thơ, câu đố,
câu hát) về một con vật chăm chỉ (giấu tên). Đố là con gì?
VD 2: Hãy điền các từ còn thiếu trong câu hát và hát.
Chị … nâu nâu nâu nâu. Chị bay đi đâu, đi đâu. Bác gà

158
trống mới gáy, ông Mặt Trời mới dậy. Mà trên những
cành hoa, em đã thấy chị … Bé ngoan của chị ơi! Hôm
nay trời nắng tươi, chị bay đi tìm …, làm mật … nuôi đời.
Hoạt động 2: Gắn câu đố lên cây hoa (BT2)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm hoa và gắn
câu đố lên cây hoa.
b. Cách tiến hành
- GV chuẩn bị cây hoa (có gốc, cành lá); 1 chậu hoa viền
giấy màu có dòng chữ “Ai chăm, ai ngoan?”; băng dính
hai mặt; giấy màu (nhiều màu) để HS làm các bông hoa.
- GV tổ chức cho HS cắt các bông hoa nhiều cánh bằng
giấy màu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV mời đại diện các tổ gắn câu đố lên cây.

- HS cả lớp theo dõi và cổ vũ


Hoạt động 3: Hái hoa và giải câu đố
nhóm HS trang trí cây hoa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hái hoa và giải các
“Ai chăm, ai ngoan?”.
câu đố đã chuẩn bị.
b. Cách tiến hành
- GV cử 1 HS làm quản trò – tổ chức trò chơi “Hái hoa và
giải câu đố”.
+ Người quản trò có thể theo tinh thần xung phong hoặc
- HS tham gia trò chơi.
gọi trực tiếp HS bất kì trong lớp khởi động cho trò chơi
(người chơi đầu tiên).
+ Mỗi lượt HS hái một bông hoa, đọc to đoạn văn (thơ,
câu hát, câu đố), sau đó, giải câu đố. Người giải đúng có
quyền chỉ định người chơi tiếp sau mình.

159
* CỦNG CỐ
- GV cho HS tự nhận xét về tiết học: Tiết học có gì vui?
Hoạt động nào trong giờ học làm em thích nhất? Sau tiết
học, em đã biết làm những việc gì? Em mong muốn điều
gì ở những bài Góc sáng tạo tiếp theo?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân HS và
- HS lắng nghe, thực hiện.
nhóm tích cực trong việc chuẩn bị cây hoa, có câu đố hay,
giải nhiều câu đố đúng.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Chia sẻ sản phẩm với người thân trong gia đình.
+ Hoàn thành bài Tự đánh giá SGK tr.31.

- HS lắng nghe, thực hiện.

TỰ ĐÁNH GIÁ
(GV hướng dẫn HS tự đánh giá ở nhà)

1. Học sinh làm bài tập ở mục A vào vở bài tập, sau đó tự nhận xét (mục B)
2. Đáp án bài tập mục A
Câu 1 (1 điểm): Các ý b, c đúng.
Câu 2 (1 điểm): Ý a, b đúng.
Câu 3 (2 điểm): Ý c đúng.
Câu 4 (1 điểm): Các danh từ riêng trong bài đọc: Bống, Lan, Kết, Lu, Lít, Phít,
Phan.
Câu 5 (5 điểm): HS tự làm.

160
3. Tự nhận xét
GV hướng dẫn HS tự cho điểm, sau đó tự nhận xét:
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào (giỏi, khá, trung bình hay chưa đạt)?
Gợi ý:
a. Giỏi: từ 9 đến 10 điểm.
b. Khá: từ 7 đến 8 điểm.
c. Trung bình: từ 5 đến 6 điểm.
d. Chưa đạt: dưới 5 điểm.
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng.
- Kĩ năng viết: dùng từ, viết câu, viết đoạn văn.
3. Em cần phải làm gì để có kiến thức, kĩ năng tốt hơn?
VD: Chăm chỉ đọc sách, ôn luyện bài tập,…

161
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(15 phút)

1. Giải ô chữ (BT1)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách giải ô chữ


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu cả lớp quan sát ô chữ, nghe 1 HS đọc to, - HS quan sát, đọc bài.
rõ yêu cầu của trò chơi.

162
- GV gắn/ chiếu lên bảng BT Ô chữ; hướng dẫn cả lớp - HS tham gia trò chơi.
cùng làm mẫu dòng 1 trong SGK – chọn từ thích hợp
với dòng 1 theo gợi ý. Cách làm:
+ 1 HS đọc to lời gợi ý: Nói … không sợ mất lòng.
+ 1 HS phát biểu. GV ghi (hoặc chiếu) từ THẬT vào
các ô trống ở dòng 1 theo hàng ngang (nhắc HS mỗi ô
trống chỉ ghi 1 chữ cái in hoa, đánh dấu vào thanh chữ
có dấu thanh).
- GV nhắc lại các bước làm BT: Đọc gợi ý → Phán
- HS lắng nghe, tiếp thu.
đoán từ ngữ → Ghi từ ngữ vào các ô → Sau khi điền
hết các từ vào các hàng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở
cột dọc in màu xanh.
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận, giải ô chữ
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen với chủ điểm.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm để HS ôn lại và - Từng cặp HS trao đổi, làm bài
thực hiện đúng BT giải ô chữ. vào VBT.

- GV phát cho 2 cặp HS 2 phiếu khổ to phô tô BT. - Hai cặp HS làm bài trên phiếu
rồi gắn bài lên bảng lớp. Đại
diện nhóm 1 báo cáo kết quả
giải ô chữ (đọc từ/ tiếng ở từng
hàng, đọc từ ở cột dọc in màu
xanh). Tiếp đến đại diện nhóm
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 2.
+ Các từ/ tiếng ở hàng ngang: thật, rách, ruột, măng, - HS chú ý lắng nghe.
giữ, thật, thẳng, dự, cây.

163
+ Từ mới xuất hiện ở cột dọc (màu xanh): trung thực.
- GV nêu thêm câu hỏi:
+ Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ nói về điều gì? - HS trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu “trung thực” là thế nào? + Sự trung thực, thẳng thắn.
+ HS trả lời tự do theo hiểu
- GV nhận xét, khen HS và dẫn vào bài học. biết của em.
- HS tập trung lắng nghe.

2. Tìm thêm từ có tiếng trung (BT2)


HS tìm thêm một số từ. Có thể dùng hình thức “truyền điện”. VD: trung thành,
trung hiếu, trung kiên, trung dũng, trung nghĩa,…
3. Giáo viên giới thiệu chủ điểm
Trong Bài 3, chúng ta sẽ học về chủ điểm Như măng mọc thẳng. Chúng ta sẽ tìm
hiểu những bài thơ, chuyện kể ca ngợi một đức tính tốt đẹp của con người, đó là sự
chính trực, thẳng thắn. Đây là một đức tính rất đáng quý mà mỗi con người chúng ta
cần vun đắp.

ĐỌC 1: CAU
(55 phút)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút.
Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.

164
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Miêu tả
hình dáng, ích lợi của cây cau, thông qua đó, ngụ ý ca ngợi những phẩm chất tốt
đẹp của con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, nhân ái (yêu thương mọi người, quan tâm, chăm
sóc và bảo vệ cây cối quanh em).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.

165
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV nói lời giới thiệu chủ điểm và bài đọc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Cau. bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt
nghỉ đúng ở các câu.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc vui tươi, nhẹ - HS nghe và đọc thầm theo.
nhàng. - HS luyện đọc theo hướng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cách ngắt nghỉ đúng ở các dẫn của GV.
câu. - HS luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm (4HS/nhóm)
theo các khổ thơ.
- HS lần lượt đọc các khổ
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các khổ thơ. thơ. Các HS khác đọc thầm

166
Các HS khác lắng nghe, nhận xét. theo.
- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài thơ. Các - HS đọc bài. Các HS khác
HS khác lắng nghe, nhận xét. đọc thầm theo.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: khiêm nhường, - HS đọc nghĩa của các từ.
bạc thếch, ra ràng trong SGK tr.34. Các HS khác lắng
nghe, theo dõi.
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 câu hỏi trong
- HS đọc câu hỏi.
SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi bằng trò
nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.
chơi phỏng vấn.
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi phỏng vấn:
Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm 1 đóng
vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả
lời. Sau đó đổi vai.
(1) HS 1: Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau: a. Tả hình
dáng cây cau; b. Nêu ích lợi của cây cau; c. Thể hiện tình
cảm của tác giả với cây cau.
HS 2: a. Khổ thơ 1, 2; b. Khổ thơ 3, 4; c. Khổ thơ 5.

167
(2) HS 2: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho
bạn liên tưởng đến con người?
HS 1: “Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh. Da bạc thếch
tháng ngày”; “Thân bền khinh bão tố”.
(3) HS 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau
như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp
đỡ người khác?
HS 2: “Mà tấm lòng thơm thảo/ Đỏ môi ngoại nhai trầu/
Thương yêu đàn em lắm/ Cho cưỡi ngựa tàu cau/ Nơi cho
mây dừng nghỉ/ Để đi bốn phương trời/ Nơi chim về ấp
trứng/ Nở những bài ca vui”.
(4) HS 2: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói
lên điều gì?
HS 1: Qua hình ảnh cây cau, tác giả ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của con người như: khiêm nhường, dũng
cảm, thẳng thắn, giàu lòng thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ
người khác.
(5) HS 1: Bạn học được điều gì ở bài thơ này về cách tả
cây cối?
HS 2: Tôi học được cách nhà thơ miêu tả hình dáng,
phẩm chất và ích lợi của cây cau bằng các từ ngữ miêu tả
con người.
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày trước lớp các
câu hỏi – đáp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý
- HS trả lời.
kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

168
- GV rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc cho HS: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Nội dung bài đọc: Miêu tả hình dáng, ích lợi của cây - HS chú ý lắng nghe.
cau.
+ Ý nghĩa bài đọc: Mượn hình ảnh cây cay ngụ ý ca ngợi
những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- Luyện cách ngắt nghỉ, nhấn giọng hợp lí.
- Thể hiện tìm cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa của - HS trả lời.
bài đọc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV mời một số HS đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn thơ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Có thể tổ chức trò chơi để tăng tính hấp dẫn của phần
Luyện đọc lại. (VD: Đánh số 5 khổ thơ, một HS đọc một
khổ thơ và “truyền điện” để chỉ định bạn tiếp theo đọc 1
khổ thơ bất kì.)
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, nhấn
giọng từ ngữ trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp - HS chú ý lắng nghe.
khi đọc. VD:
Nơi/ cho mây dừng nghỉ//
Để đi/ bốn phương trời//
Nơi/ chim về ấp trứng//
Nở/những bài ca vui.//

169
Tai/ lắng tiếng ríu ran//
Thoảng thơm/ trong hơi thở//
Chắc/ chim mới ra ràng//
Ôi/ Hoa cau đang nở!//
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc lại toàn bộ bài thơ. Các - HS đọc bài.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe, tiếp thu.
* CỦNG CỐ
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học. - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhận xét chung về tiết học, tuyên dương những bạn - HS lắng nghe, tiếp thu.
đọc tốt, lưu ý những HS cần luyện tập thêm ở nhà.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS: - HS lắng nghe, thực hiện.
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Về nhà tự đọc sách báo như đã hướng dẫn trong SGK.
+ Chuẩn bị bài viết 1 Tả cây cối SGK tr.35.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO


(HS thực hiện ở nhà)

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tự đọc sách báo ở nhà theo yêu cầu đã
nêu trong sách giáo khoa
- Về nội dung bài đọc: bài đọc có nội dung về tính trung thực hoặc miêu tả cây cối.
- Về loại văn bản: truyện, thơ, văn miêu tả, văn bản thông tin.

170
- Về số lượng: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ), 1 bài văn miêu tả hoặc
cung cấp thông tin.
- Ghi vào phiếu đọc sách:
+ Tên bài đọc.
+ Một số nội dung chính: sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích.
+ Cảm nghĩ của em.
2. Lưu ý
- HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 4
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
- GV dựa theo yêu cầu tự đọc sách báo, thiết kế Phiếu tự đọc sách báo để HS tiện sử
dụng.

171
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: TẢ CÂY CỐI


(Cấu tạo của bài văn)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được các đoạn của bài văn.
- Hiểu cấu tạo thường gặp của bài văn tả cây cối, cách tả một loài cây cụ thể theo
trình tự nhất định.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cấu tạo của bài
văn tả cây cối.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm
tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc và trả lời câu
hỏi về nội dung, cấu tạo của bài văn tả cây cối; nắm được trình tự miêu tả trong bài
văn tả cây cối.
Năng lực văn học:
- Phát hiện được chi tiết hay, hình ảnh đẹp trong bài văn tả cây cối.
- Biết bày tỏ sự yêu thích của mình với những chi tiết hay, hình ảnh đẹp trong bài
văn.

172
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, tình yêu thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học mới: Trong tiết học trước, các em - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
đã học bài thơ “Cau”. Các em đã được học cách nhà thơ bài học mới.
miêu tả đặc điểm của cây cau. Hôm nay, các em sẽ học

173
cách viết một bài văn tả cây cối qua việc tìm hiểu cấu tạo
của bài văn tả cây cối.
- GV ghi tên bài học: Viết 1 – Tả cây cối.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo
của bài văn tả cây cối.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu bài văn Cây si, giải thích các từ ngữ khó
(VD: hòn non bộ, thân phụ, loà xoà,…).
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài văn.
Các HS khác đọc thầm theo.
- HS đọc bài.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các
câu hỏi tìm hiểu bài:
- HS thảo luận nhóm.
a. Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
b. Cây si được miêu tả theo trình tự nào?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
a. Bài văn có 4 đoạn. Nội dung của từng đoạn:
+ Đoạn l: Giới thiệu đặc điểm chung của cây si.
+ Đoạn 2: Miêu tả rễ cây si.
+ Đoạn 3: Miêu tả lá cây si.
+ Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cây si.
b) Cây si được miêu tả theo trình tự các bộ phận của cây.

174
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 – 2 HS đọc to nội dung bài học trong SGK.
Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài.
- GV giải thích kĩ hơn về kiến thức được trình bày trong
bài học, các từ ngữ khó (nếu có).
- HS lắng nghe.
- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại cho cả lớp nghe về cấu tạo
của bài văn tả cây cối.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV chuẩn bị 3 tấm bìa ghi chữ to “Mở bài”, “Thân bài”,
“Kết bài”. GV úp 3 tấm bìa lại, để trên mặt bàn GV. GV
- HS thực hiện.
mời 3 HS lên bảng, mỗi HS lựa chọn 1 tấm bìa. HS chọn
được tấm bìa nào sẽ nói lại nội dung từng phần bài văn tả
cây cối. (VD: HS chọn được tấm bìa “Mở bài” sẽ nói:
“Phần mở bài giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa,
quả,...)”. Tương tự, tấm bìa “Thân bài” – “Phần thân bài
gồm 2 ý. Thứ nhất là tả từng bộ phận hoặc từng thời kì
phát triển của đối tượng miêu tả. Thứ hai là nêu ích lợi
của đối tượng miêu tả”. Tấm bìa “Kết bài” – “Phần kết
bài nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả”.)
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Xác định được trình tự miêu tả của bài văn.
- Hiểu cấu tạo thường gặp của bài văn tả cây cối.
b. Cách tiến hành

175
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1: đọc bài
văn “Cây bàng” và so sánh trình tự miêu tả giữa bài văn - HS lắng nghe.
đó với bài văn “Cây si”.
- GV mời 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài
văn Cây bàng. Các HS khác đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV giải thích các từ khó trong bài văn. (VD: màu tía,
trơ trụi, trơ trơ, li ti, điểm,…).
- HS lắng nghe.
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận
về sự khác nhau trong trình tự miêu tả cây bàng và cây si.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp về sự khác nhau
trong trình tự miêu tả cây bàng và cây si.
- HS trả lời câu hỏi: Cây si
được miêu tả theo trình tự:
đặc điểm chung của cây – rễ
cây – lá cây – ích lợi của
cây; cây bàng được miêu tả
theo trình tự thời gian (các
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: mùa trong năm).
Có thể miêu tả cây cối theo trình tự khác nhau: tả từng bộ - HS lắng nghe, tiếp thu.
phận của cây (như ở bài “Cây si”) hoặc tả sự thay đổi
của cây theo thời gian (như ở bài “Cây bàng”).
* CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
- HS lắng nghe, thực hiện.
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, khen ngợi và
động viên HS.

176
* DẶN DÒ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhắc nhở HS:
+ Chuẩn bị nội dung cho tiết học Bài viết 2: Quan sát cây - HS lắng nghe, thực hiện.
cối.
+ Chuẩn bị tranh/ ảnh về một cây hoa (hoặc cây ăn quả,
cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) để thực hành
quan sát.

177
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN CHIẾC VÍ


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe và nhớ nội dung, kể lại được câu chuyện Chiếc ví.
- Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện.
- Lắng nghe bạn kể, biết ghi thắc mắc, nhận xét; phát biểu đánh giá lời kể của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết kể chuyện; biết trao đổi cùng các bạn chủ động,
tự nhiên, tự tin; biết lắng nghe và ghi chép.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo khi kể chuyện: chọn ngôi kể,
sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng phương tiện trực quan, trang phục…
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (biết thông cảm với những người nghèo khó; đề cao
đức tính trung thực trong mọi hoàn cảnh; biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung
quanh).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
178
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh họa của bài Chiếc ví.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết luyện nói và nghe hôm - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
nay, các em sẽ nghe câu chuyện về một chiếc ví bị thất bài học mới.
lạc. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về sự việc xảy
ra trong câu chuyện và về các nhân vật trong câu chuyện.
- GV ghi tên bài học: Kể chuyện “Chiếc ví”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình

179
tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó, nếu có (VD:
danh thiếp, tống tiền). - HS lắng nghe.
- GV kể lần 2, 3 hoặc chiếu video (nếu có).
- GV cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.

- HS trả lời dựa vào nội dung


câu chuyện GV kể.

Hoạt động 2: Kể chuyện


Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Chiếc ví trong nhóm.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện đúng yêu cầu của - HS kể chuyện trong nhóm.
BT.
Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu
chuyện Chiếc ví trước lớp.
b. Các tiến hành
- GV mời HS xung phong kể toàn bộ (hoặc một đoạn của - HS kể chuyện trước lớp.
câu chuyện). Các HS khác lắng nghe, góp ý.

180
- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Các HS khác lắng nghe, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá, góp ý. - HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội
dung và ý nghĩa của câu chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến. Các HS khác lắng - HS phát biểu ý kiến:
nghe, góp ý.
a. Nhà từ thiện là người tốt
a. Em có suy nghĩ gì về tính cách của các nhân vật trong bụng, luôn tin tưởng và đồng
câu chuyện (nhà từ thiện, cậu bé, người trợ lí)? cảm với những người nghèo
khó. Cậu bé là người rất
trung thực, biết giữ lời hứa.
Người trợ lí là người đa nghi
và không có thiện cảm với
những người nghèo nhưng
đã thay đổi khi chứng kiến
hành động đẹp của cậu bé.
b. Lúc đầu, người trợ lí nghi
b. Qua câu chuyện, em thấy thái độ của người trợ lí đối
ngờ cậu bé có âm mưu tống
với cậu bé thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi
tiền nhà từ thiện, sau đó lại
đó?
nghĩ rằng cậu bé xin tiền nhà
từ thiện. Nhưng khi biết được
sự thật, người trợ lí vô cùng
xấu hổ. Sở dĩ có sự thay đổi
đó là vì anh ấy chứng kiến
cách ứng xử rất trung thực
181
và cao thượng của cậu bé.
c. Hãy trung thực, luôn quan
tâm và giúp đỡ những người

c. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? xung quanh mình; cần có
niềm tin vào người khác,
không nên đánh giá người
khác qua hình thức.

- GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý


kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS; hướng dẫn HS
ghi chép, có thái độ đúng khi nghe và thảo luận (tôn trọng
người nói, tích cực tham gia thảo luận).
Văn bản truyện:
Chiếc ví
Một nhà từ thiện tới làm việc ở thành phố nọ. Bỗng
nhiên, ông phát hiện chiếc ví tiền rơi đâu mất. Người trợ
lí của ông cho rằng có lẽ chiếc ví bị mất khi đi bộ qua khu
nhà ổ chuột trong thành phố. Nhà từ thiện hi vọng ai đó
nhặt được ví sẽ liên hệ với mình. Nhưng sau hai giờ, vẫn
không có tin tức gì. Người trợ lí nói: “Trong ví có danh
thiếp, người nhặt được ví nếu muốn trả lại chỉ mất vài
phút gọi điện thoại. Nhưng chắc họ không định trả lại
đâu.”.
Nhà từ thiện vẫn kiên nhẫn chờ. Khi trời sắp tối,
chuông điện thoại bỗng vang lên. Giọng một cậu bé nhắn
họ đến nhận ví tại một địa điểm. Mặc cho người trợ lí lo

182
rằng đây có thể là một cái bẫy để tống tiền, nhà từ thiện
vẫn lái xe đến đó.
Đến nơi, họ thấy một cậu bé với bộ quần áo rách rưới
tiến về phía họ. Trên tay cậu ta là chiếc ví của nhà từ
thiện. Người trợ lí nhận lại chiếc ví, không quên kiểm tra
và thấy ví có rất nhiều tiền.
Cậu bé ngập ngừng nói:
- Chú có thể cho cháu một ít tiền không?
Người trợ lí mỉm cười đắc ý: “Tôi biết mà...”. Nhưng
nhà từ thiện ngắt lời anh ta và tươi cười hỏi cậu bé muốn
bao nhiêu tiền.
- Cháu chỉ cần một đô la. - Cậu bé xấu hổ nói.
Nhà từ thiện ngạc nhiên:
- Tại sao lại là một đô la vậy, cháu?
Lúc này, cậu bé mới kể lại câu chuyện:
- Cháu tìm mãi mới thấy trạm điện thoại, nhưng cháu
không có tiền. Vì vậy, cháu phải mượn tiền của một người
để gọi điện. Bây giờ cháu cần phải trả cho họ.
Đôi mắt trong veo cùng những lời nói của cậu bé nghèo
khiến người trợ lí vô cùng xấu hổ, chỉ biết cúi đầu lặng
im. Còn nhà từ thiện thì ôm cậu bé vào lòng.
Sau sự việc, nhà từ thiện quyết định đầu tư xây dựng
một số trường học ở thành phố để trẻ em từ các khu ổ
chuột nghèo khổ có thể đến trường học miễn phí.
Theo ĐĂNG DƯƠNG
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe, thực hiện.

183
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm,
nhược điểm của mình và các bạn trong lớp, những bạn
tiến bộ về kĩ năng kể, những bạn cần rèn luyện thêm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và tuyên dương những HS
kể hay, thảo luận tốt và những HS có tiến bộ về kĩ năng
kể, kĩ năng trao đổi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Kể chuyện Chiếc ví cho người thân nghe.
+ Chuẩn bị bài đọc 2 Một người chính trực.

184
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 2: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 75
– 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi tính cách chính trực, luôn vì dân vì nước của Tô
Hiến Thành.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Hiểu những chi tiết cho thấy cốt cách chính trực của Tô Hiến Thành.
- Biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với mọi người.
3. Phẩm chất

185
- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực (ngay thẳng, liêm khiết).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung của bài thơ Cau. - HS nêu nội dung: Miêu tả
hình dáng, ích lợi của cây
cau.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - HS lắng nghe.

* Giới thiệu bài

186
- GV yêu cầu HS đọc tên bài và quan sát bức tranh minh
họa trong bài. - HS lắng nghe, thực hiện.

- GV giới thiệu bài:


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Trong bức tranh, các em thấy hai người đàn ông đang nói
bài học mới.
chuyện với nhau. Người mặc áo xanh xua tay như đang từ
chối điều gì đó. Để biết họ là ai và đang nói chuyện gì,
các em hãy đọc bài “Một người chính trực” để cùng nhau
tìm hiểu những điều đó nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 2 – Một người chính trực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt
nghỉ và nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu cho HS nghe:
+ Giọng thong thả, rõ ràng. Giọng đọc chậm rãi ở câu - HS nghe và đọc thầm theo.

187
cuối.
+ Đọc rõ tên các vị vua và các chức vụ trong triều đình.
+ Nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ quan trọng
hoặc mới lạ đối với HS: chính trực, di chiếu, phò tá, thái
hậu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm. - HS luyện đọc.
- GV chú ý hướng dẫn HS phát âm đúng từ ngữ, ngắt - HS lắng nghe.
giọng đúng các câu.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các
- HS đọc bài.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa một số từ khó trong bài.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: chính
- HS đọc nghĩa của các từ.
trực, di chiếu, phò tá, thái hậu, tham tri chính sự, gián
nghị đại phu, tiến cử trong SGK tr.39. Các HS khác lắng
nghe, theo dõi.
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 câu hỏi trong - HS đọc câu hỏi.
SGK tr.39. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào
trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?

188
(2) Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và
vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
(3) Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô
Hiến Thành?
(4) Tô Hiến Thành giải thích như thế nào về sự lựa chọn
của mình?
(5) Qua lời giải thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ
gì về tính cách của ông?
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi
- HS đọc thầm.
tìm hiểu bài.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các
câu hỏi.
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- HS trả lời câu hỏi 1:
Bà Chiêu Linh thái hậu
muốn lập con mình là Long
Xưởng lên ngôi nên cho
người đem vàng bạc đút lót
vợ Tô Hiến Thành để nhờ
ông giúp đỡ. Nhưng Tô Hiến
Thành nhất định không nghe,
cứ theo di chiếu lập thái tử
Long Cán làm vua.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS trả lời câu hỏi 2:
Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô
Hiến Thành định tiến cử ai

189
thay ông. Ông tiến cử gián
nghị đại phu Trần Trung Tá.

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các - HS trả lời câu hỏi 3:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Vì thái hậu nghĩ rằng ông sẽ
tiến cử quan tham tri chính
sự Vũ Tán Đường. Khi Tô
Hiến Thành bị bệnh, Vũ Tán
Đường đã chăm sóc ông rất
tận tụy.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi 4:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các
Ông giải thích rằng ông
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
chọn người tài ba giúp nước
chứ không chọn người hầu
hạ giỏi.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các
- HS trả lời câu hỏi 5:
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Tô Hiến Thành là người hết
sức chính trực, thẳng thắn,
hết lòng vì dân vì nước.
- GV hỏi thêm: Qua bài đọc, em hiểu điều gì về ông Tô - HS trả lời:
Hiến Thành?
Ông là người tài giỏi, được
nhà vua hết sức tin cậy.
Trong mọi việc, ông luôn thể
hiện sự chính trực, ngay

190
thẳng, một lòng trung thành
với vua, luôn nghĩ cho nhân
dân, cho đất nước. Ông cũng
rất dũng cảm, quyết tâm làm
theo lẽ phải.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV rút ra ý nghĩa của bài cho HS: Ca ngợi tính cách
chính trực, luôn vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- Đọc diễn cảm với hình thức đọc cá nhân.
- Biết cách thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tình tiết
chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. - HS trả lời.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, nghỉ hơi đúng ở - HS đọc diễn cảm.
những câu văn dài, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể
hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc. VD:
+ Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường/ ngày đêm
hầu hạ bên giường bệnh.
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều
công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành
được.
+ Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thân xin cử Vũ

191
Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước,/ thần xin cử
Trần Trung Tá.
* CỦNG CỐ
- GV cho HS tự nhận xét về tiết học: Ưu điểm, nhược
điểm của mình và các bạn. HS nói về những điều đã biết, - HS lắng nghe, thực hiện.
những việc đã làm được sau tiết học và những điều em
mong muốn biết thêm.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS tiến bộ về
kĩ năng đọc, những HS đọc hay.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Chuẩn bị cho bài luyện từ và câu Nhân hóa.

192
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HÓA


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu biện pháp tu từ nhân hóa.
- Nhận biết biện pháp nhân hóa trong các bài văn, bài thơ, câu chuyện, vở kịch,…
- Biết viết các câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cách sử dụng
biện pháp nhân hóa.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc và nhận xét công
dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ, đoạn văn; nắm được kiến thức cơ
bản về biện pháp nhân hóa và các kiểu nhân hóa khác nhau; biết viết câu văn có sử
dụng từ ngữ nhân hóa.
Năng lực văn học:
- Nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa trong việc tăng tính gợi hình, gợi tả
cho bài văn, bài thơ.

193
- Biết sử dụng từ ngữ nhân hóa để đặt câu tả con vật, cây cối một cách gợi tả, giàu
hình ảnh.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ học tập theo
yêu cầu của GV: nhận xét ngữ liệu, tìm hiểu bài học, luyện tập vận dụng).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết, giấy nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành

194
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài mới cho HS: - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
Trong tiết học trước, các em đã học bài thơ “Cau”. Các bài học mới.
em đã được học cách nhà thơ miêu tả hình dáng và đặc
điểm của cây giống như tả người. Trong bài hôm nay,
chúng ta cùng đọc một bài thơ khác và tìm hiểu xem nhà
thơ đã miêu tả hiện tượng theo cách đặc biệt như thế nào.
- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Nhân hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được
biện pháp nhân hóa.
b. Cách tiến hành
- GV mời 2 HS đọc bài thơ Ông trời bật lửa. Các HS khác
- HS đọc bài.
đọc thầm theo.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời
- HS thảo luận nhóm.
các câu hỏi:
(1) Các sự vật “trời”, “mây”, “sấm” được gọi bằng
những từ ngữ nào?
(2) Các sự vật trên và “trăng”, “sao”, “đất” được tả
bằng những từ ngữ nào?
(3) Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với “mưa” thân mật
như nói với con người?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các - HS báo cáo kết quả:
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). (1) Các sự vật này được gọi
bằng những từ ngữ chỉ

195
người: ông trời, chị mây, ông
sấm.
(2) Các sự vật này được tả
bằng những từ ngữ thường
dùng để tả con người: Ông
trời bật lửa; chị mây kéo
đến; ông sấm vỗ tay cười;
trăng sao trốn cả rồi; đất
nóng lòng chờ đợi.
(3) Xuống đi nào, mưa ơi!
- HS chú ý lắng nghe.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung
bài học.
b. Cách tiến hành
- HS đọc bài.
- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học về biện pháp nhân hoá
trong SGK. Các HS khác đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- GV giải thích kĩ hơn về nội dung của bài học; giúp HS
phân biệt rõ 3 kiểu nhân hoá khác nhau. GV sử dụng 3
tấm bìa to hoặc bằng giấy to có viết nội dung 3 kiểu nhân
hoá khác nhau; sử dụng màu sắc để nhấn mạnh sự khác
biệt giữa 3 kiểu này. - HS thực hiện.

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài Ông trời bật lửa để xác
định 3 kiểu nhân hoá.
- GV sử dụng thêm các ví dụ bên ngoài để minh hoạ về 3 - HS lắng nghe, tiếp thu.
kiểu nhân hoá, giúp HS hiểu rõ hơn cách sử dụng từ ngữ

196
nhân hoá theo 3 kiểu này. VD:
+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: Bác gà
trống, chị thỏ nâu, em cún, chị tre, nàng mây,…
+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: Cái na đã tỉnh
giấc rồi/ Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!/ Chị tre
chải tóc bên ao/ Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương…
+ Nói với sự vật như nói với người: Trâu ơi ta bảo trâu
này,…
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhắc lại thông tin
chính để khắc sâu nội dung bài học.
- HS thảo luận nhóm.
- GV mời vài HS nhắc lại cho cả lớp nghe định nghĩa biện
pháp nhân hoá và các kiểu nhân hoá, lấy thêm ví dụ về
- HS trả lời.
nhân hoá.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Tìm và nêu được tác dụng của biện pháp nhân hóa trong
hai khổ thơ của bài thơ Cau.
- Viết được câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ trích từ bài Cau.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm 2 khổ thơ, thảo luận - HS lắng nghe, tiếp thu.
nhóm đôi để trả lời câu hỏi BT1. - HS thảo luận nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:


Trong hai khổ thơ, tác giả đã dùng các từ ngữ tả con - HS lắng nghe, tiếp thu.

197
người để tả cây cau: khiêm nhường, mảnh khảnh, da, tấm
lòng thơm thảo, thương yêu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời
câu hỏi của BT2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ - HS thảo luận nhóm.
trên có tác dụng gì?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ khiến cho hình ảnh
- HS lắng nghe, thực hiện.
cây cau trở nên sống động và thân mật, gần gũi với con
người.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT3: Viết 1 – 2 câu tả đồ
- HS đọc bài.
vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa. Cả lớp
đọc thầm theo.
- GV phân tích mẫu câu, hướng dẫn cho HS nhận biết sự
vật được nhân hóa và các từ ngữ nhân hóa trong câu. - HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS đọc lại bài học về biện pháp nhân hóa,
sau đó làm việc cá nhân: tự viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc - HS thực hiện.
con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
- GV mời 2 – 3 HS đọc to câu văn đã viết trước lớp. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS đọc bài làm của mình.
VD: Lũy tre duyên dáng
- GV hướng dẫn HS nhận ra được sự vật được nhân hóa, nghiêng đầu, soi tóc.
từ ngữ nhân hóa và kiểu nhân hóa trong các câu văn đó.
* CỦNG CỐ
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét về tiết học: những điều

198
đáng khen, những điều cần rút kinh nghiệm về tinh thần, - HS lắng nghe, thực hiện.
thái độ của HS; những kiến thức đã thu nhận được qua bài
học, những kiến thức mong muốn được biết thêm.
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá tiết học,
biểu dương và nhắc nhở một số HS.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Ôn lại kiến thức đã học về nhân hóa.
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Viết thêm 1 – 2 câu bất kì có sử dụng biện pháp nhân
hóa.

199
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI


(Quan sát)

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết tóm tắt bài văn để tìm ra các ý chính của bài.
- Biết quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng
mát, cây lương thực, cây cảnh).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cấu trúc của bài
văn miêu tả cây cối.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm
tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: tóm tắt bài văn
theo các ý chính; quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn
quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
Năng lực văn học:
- Biết cảm thụ vẻ đẹp của những từ ngữ gợi tả, những câu văn giàu hình ảnh.
3. Phẩm chất

200
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ học tập theo
yêu cầu của GV: quan sát cây cối, ghi lại kết quả quan sát,…).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết, vở nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học mới: Trong tiết học viết trước, các - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
em đã được đọc các bài văn “Cây bàng” và “Cây si”, bài học mới.
đồng thời được tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cây cối.

201
Trong bài hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức
đã học để tóm tắt bài văn tả cây cối, sau đó quan sát và
ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả,
cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
- GV ghi tên bài học: Viết 2 – Luyện tập tả cây cối.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tóm tắt bài văn Cây si theo bố cục 3
phần (BT1)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được bài
văn tả cây cối theo bố cục 3 phần.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT1:
- HS thực hiện.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:


- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Đọc thầm lại bài văn Cây si và tự tóm tắt bài văn theo
nội dung bảng in trong SGK.
+ Sau khi tự tóm tắt xong, HS thảo luận nhóm đôi, trao
đổi, đối chiếu bài làm của mình với bạn.
- HS thực hiện.
- GV viết lên bảng phụ bảng tóm tắt trong SGK, sau đó
mời 4 HS lần lượt lên viết 4 nội dung cần tóm tắt trong
bảng. Các HS khác nhận xét về bài làm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: - HS lắng nghe, tiếp thu.

Bố cục Ý chính của Nội dung

202
đoạn

Giới thiệu về cây Cây si luôn già hơn


Mở bài
si những cây khác

Rễ si: Rậm, dài, nhìn


giống bộ râu; chuyển
màu trắng vào ngày sắp
mưa hoặc sau mưa.
Rễ si khác rễ đa: Rễ si
không thành những thân
Miêu tả các bộ
Thân bài phụ, còn rễ đa ăn xuống
phận của cây si
đất, lớn lên, thành thân
phụ.

Lá si: nhỏ, nhiều, cho


bóng mát rượi, không
rụng hàng loạt, xanh
tươi quanh năm.

Cây si có ích lợi với con


người: Lá si cho bóng
Nêu cảm nghĩ về
Kết bài mát, còn rễ si khiến trẻ
cây si
nhớ về ông nội, ông
ngoại.

Hoạt động 2: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát cây
(BT2)
Nhiệm vụ 1: Quan sát
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách quan sát
cây.

203
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT 2: Quan sát và ghi - HS đọc bài.
lại kết quả quan sát một loài cây mà em yêu thích.
- GV hướng dẫn HS tiến hành quan sát theo các gợi ý - HS lắng nghe, thực hiện.
trong BT 2:
a. GV có thể đưa HS ra vườn trường hoặc sân trường,
quan sát các cây trong thực tế. Trong trường hợp không
thể quan sát cây trong thực tế, GV yêu cầu mỗi HS đưa ra
bức tranh/ ảnh đã chuẩn bị trước về một cây hoa (hoặc
cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà
HS thích và tiến hành quan sát cây đó.
b. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, quan sát các chi
tiết sau:
- Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp,
vươn thẳng hay xoè rộng,…).
- Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá
cây, hoa, quả,…).
- GV hướng dẫn HS quan sát cây, trao đổi với bạn cùng
nhóm đôi kết quả quan sát của mình.
c. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, nhận biết cách
thức quan sát cây:
- HS quan sát bằng mắt, bằng tay, bằng tai, bằng mũi
(nếu quan sát cây cối trong thực tế).
- HS quan sát bằng mắt (nếu xem tranh/ ảnh về cây).
- HS trao đổi với bạn cùng nhóm đôi về cách thức quan
sát cây. (VD: Tớ nhìn thấy hoa có màu đỏ và màu trắng.

204
Tớ sờ cánh hoa thấy mịn như nhung. Tớ ngửi thấy mùi
hoa thơm thoang thoảng. Tớ nghe thấy tiếng lá cây reo
xào xạc trong gió.)
d. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi lại vắn tắt kết
quả quan sát. HS ghi lại vắn tắt kết quả quan sát cây vào
vở nháp. (Có thể ghi theo tuyến tính hoặc ghi thành dạng
sơ đồ tư duy.)
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về kết quả quan sát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi với bạn về
kết quả quan sát được.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS trao đổi với bạn cùng nhóm đôi về kết quả
- HS trao đổi nhóm.
quan sát của mình.
- HS đọc bài.
- GV mời 2 – 3 HS đọc to kết quả quan sát vừa ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, biểu dương bài làm tốt.
* CỦNG CỐ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược
điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần
rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, khen ngợi và - HS lắng nghe, tiếp thu.
động viên HS.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS: - HS lắng nghe, thực hiện.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về bài văn tả cây cối.


+ Chuẩn bị nội dung cho tiết học Bài đọc 3: Những hạt
thóc giống.

205
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 3: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG


(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc
độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Qua câu chuyện về chú bé Chôm, câu chuyện ca ngợi đức
tính trung thực và dũng cảm, xem đó là những đức tính quý nhất của con người;
các bạn nhỏ rất cần rèn luyện để có được lòng trung thực và tinh thần dũng cảm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Hiểu những chi tiết bất ngờ trong bài, biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người.
- Thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật và diễn biến của câu
chuyện.

206
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, dũng cảm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Kiểm tra bài cũ
- GV mời đại diện 1 - 2 HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc Một - HS nhắc lại ý nghĩa bài
người chính trực. đọc: Ca ngợi tính cách chính
trực, luôn vì dân vì nước của

207
Tô Hiến Thành.
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. - HS lắng nghe.
* Giới thiệu bài
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc tên bài và quan sát bức tranh - HS thực hiện.
minh họa trong bài.

- GV giới thiệu bài: Trong bức tranh, các em thấy một - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
chú bé đang quỳ trước mặt nhà vua. Nhà vua đưa tay cho bài học mới.
chú bé, dáng vẻ trìu mến. Bên ngoài cung điện có rất
nhiều bao tải và thúng thóc, lại có cả những chú voi chở
đầy những bao tải thóc đang đứng chờ. Ông vua và chú
bé đang nói chuyện gì? Các em hãy đọc bài “Những hạt
thóc giống” để tìm hiểu diễn biến câu chuyện nhé!
- GV ghi tên bài học: Đọc 3 – Những hạt thóc giống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt
nghỉ.

208
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành - HS nghe và đọc thầm theo.
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng thong thả, rõ ràng,
sinh động. Nhấn giọng ở những từ ngữ mới hoặc khó đối
với HS. Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối. - HS luyện đọc theo hướng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cách ngắt giọng một số câu dẫn của GV.
cho đúng ngữ pháp – ngữ nghĩa, lưu ý cách nâng giọng,
hạ giọng cho phù hợp với các câu đối thoại trong bài.
- HS luyện đọc.
- GV cho HS luyện đọc cá nhân toàn bài.
- HS đọc bài.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- HS đọc nghĩa của các từ.
- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: bệ hạ,
sững sờ, dõng dạc, hiền mình trong SGK tr.42. Các HS
khác lắng nghe, theo dõi.
- HS đọc câu hỏi.
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 câu hỏi trong
SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
(1) Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?
(2) Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp

209
được thóc cho nhà vua?
(3) Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói?
(4) Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói?
(5) Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý
nhất của con người.” không? Vì sao? - HS đọc thầm.
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - HS thảo luận nhóm, trả lời
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi câu hỏi.
tìm hiểu bài. - HS trả lời câu hỏi 1:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các Nhà vua tìm người nối ngôi
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). bằng cách ra lệnh phát cho
mỗi người dân một thúng
thóc về gieo trồng và giao
hẹn: Ai thu được nhiều thóc
nhất sẽ được truyền ngôi, ai
không có thóc nộp sẽ bị
trừng phạt.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi 2:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các
Vì cậu bé dốc công chăm sóc
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi 3:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các
Vì mọi người không dám nói
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
ra sự thật; khi thấy Chôm
nói thật, mọi người lo lắng,
sợ Chôm bị nhà vua trừng

210
phạt.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS trả lời câu hỏi 4:

Nhà vua đỡ Chôm dậy, nói


cho mọi người biết sự thật là
ông đã cho luộc kĩ thóc rồi
nên thóc không thể nảy mầm
được. Vua khen ngợi Chôm
là người trung thực, dũng
cảm; quyết định truyền ngôi
cho Chôm.
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các
- HS trả lời câu hỏi 5 theo
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
suy nghĩ cá nhân. VD:
Em tán thành, vì người trung
thực luôn luôn được tín
nhiệm và làm nhiều việc tốt.
- GV hỏi thêm: Em có suy nghĩ gì về vị vua trong bài - HS trả lời: Đó là một vị vua
đọc? rất hiền minh, sáng suốt.
Ông đề cao đức tính trung
thực và dũng cảm. Ông đã
dạy cho rất nhiều người dân
của ông bài học về lòng

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận. trung thực.

- GV rút ra ý nghĩa của bài đọc cho HS: Câu chuyện ca - HS lắng nghe, tiếp thu.

211
ngợi đức tính trung thực và dũng cảm, xem đó là những
đức tính quý nhất của con người; các bạn nhỏ rất cần rèn
luyện để có được lòng trung thực và tinh thần dũng cảm.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- Đọc diễn cảm với hình thức đọc cá nhân.
- Biết cách thay đổi giọng đọc cho phù hợp với tình tiết
chuyện.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm với hình thức đọc cá
nhân, chú ý cách nghỉ hơi ở những câu dài, nhấn mạnh các
- HS đọc diễn cảm.
từ ngữ quan trọng. VD
+ Vua ra lệnh/ phát cho mỗi người dân một thúng thóc về
gieo trồng/ và giao hẹn:/ Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ
được truyền ngôi,/ ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
+ Có một lần chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về,/
dốc công chăm sóc/ mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
+ Đến vụ thu hoạch,/ mọi người nô nức chở thóc về kinh
thành/ nộp cho nhà vua.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, thảo luận về
giọng đọc, cách đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe, thực hiện.
* CỦNG CỐ - HS lắng nghe.

212
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá về tiết học; nói
về những điều thu được sau bài học, những điều mong - HS lắng nghe, thực hiện.
muốn biết thêm.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ
học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên
- HS lắng nghe, tiếp thu.
những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện có chủ điểm Như
- HS lắng nghe, thực hiện.
măng mọc thẳng.
+ Chuẩn bị cho bài trao đổi: Như măng mọc thẳng.

213
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 3: TRẢ BÀI VIẾT ĐƠN


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Dựa vào nhận xét và hướng dẫn của GV, nhận biết được ưu điểm và nhược điểm
trong bài viết của bản thân, tự sửa được các lỗi về cấu tạo và nội dung của đơn, về
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xem xét việc sử dụng các từ ngữ, cách
diễn đạt.
- Năng lực tự chủ và tự học: Phát hiện lỗi, chữa bài, viết lại đoạn văn trong bài.
Năng lực văn học:
- Biết viết các câu văn rõ ràng, rành mạch, diễn đạt chính xác và đầy đủ thông tin.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm (trong nhận xét, phát hiện lỗi, chữa bài).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học

214
- Đàm thoại, dạy học thông qua hệ thống BT.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Vở viết.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu cần đạt của bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Trả bài viết đơn. bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe nhận xét chung về bài viết của cả
lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe GV nhận xét
chung về bài viết của cả lớp.

215
b. Cách tiến hành - HS lắng nghe.
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp:
+ Ưu điểm, nhược điểm chung của cả lớp.
+ Những lỗi điển hình về bố cục, nội dung, cách dùng từ,
đặt câu, chính tả.
+ Tuyên dương những HS có bài viết hay, có tiến bộ nổi
bật về bài viết.
+ Chọn đọc đơn viết tốt trước lớp.
Hoạt động 2: Tham gia sửa bài cùng cả lớp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sửa một số lỗi
trong bài làm của mình.
b. Cách tiến hành
- HS tham gia sửa lỗi.
- GV tổ chức cho HS sửa một số lỗi điển hình (về cấu tạo,
nội dung, cách dùng từ, đặt câu, chính tả,…) của lớp bằng
cách xây dựng các BT chữa lỗi với ngữ liệu từ bài viết của
- HS lắng nghe, tiếp thu.
HS.
- GV nhận xét, nêu đáp án đúng hoặc đáp án phù hợp
nhất.
Hoạt động 3: Tự sửa bài
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn chỉnh bài
viết của mình. - HS lắng nghe, thực hiện.

b. Cách tiến hành


- GV hướng dẫn HS tự sửa bài viết của mình:
+ Đọc kĩ nhận xét của GV về bài viết của mình.
+ Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả,… trong bài.

216
+ Lựa chọn, viết lại một phần của lá đơn.
Hoạt động 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đổi bài cho bạn để
kiểm tra việc sửa lỗi.
b. Cách tiến hành - HS hoạt động nhóm đôi.
- GV cho HS làm việc nhóm đôi: đổi bài viết (đã sửa), góp
ý để bạn hoàn thiện bài viết. - HS báo cáo kết quả.
- GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả sửa bài. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, bổ sung để HS tiếp tục hoàn thiện bài viết
(nếu cần).
* CỦNG CỐ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học, về kết quả thực
hành của mình và các bạn.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp, khen
ngợi và động viên HS.
- HS lắng nghe, thực hiện.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện liên quan đến chủ
điểm Như măng mọc thẳng.

217
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE
TRAO ĐỔI: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói mạch lạc, bước đầu biết nói truyền cảm, thuyết phục về chủ điểm Như măng
mọc thẳng.
- Biết lắng nghe, ghi chép và có ý kiến phản hồi phù hợp về bài nói của các bạn.
- Biết điều chỉnh bài nói phù hợp với thái độ, phản ứng của người nghe.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết trao đổi cùng các bạn, chủ động, tự nhiên, tự tin;
biết nhìn vào người nghe khi nói.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được tính cách nhân vật trong câu chuyện.
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân.
3. Phẩm chất

218
- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực (không nói dối, không làm hại người khác, biết
giữ lời hứa).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Giấy A0, giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm
quen với bài học.
b. Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu cần đạt của bài cho HS. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào
- GV ghi tên bài học: Trao đổi: Như măng mọc thẳng. bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị

219
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuẩn bị cho phần
trình bày ý kiến của mình.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc 2 đề trong SGK: - HS đọc bài.
+ Đề 1: Trình bày ý kiến của em về tính cách của các
nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.
+ Đề 2: Trình bày ý kiến của em về biểu hiện của tính
trung thực trong học tập và đời sống.
- GV mời 2 – 3 HS cho biết các em sẽ lựa chọn đề nào.
- HS trả lời.
- GV chia HS thành các nhóm (theo đề các em đã chọn).
- HS thực hiện yêu cầu.
HS trong mỗi nhóm đọc kĩ những gợi ý về nội dung trao
đổi trong SGK tương ứng với đề mình chọn.
Hoạt động 2: Trao đổi trong nhóm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi trong
nhóm về bài nói của mình.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm đôi (để đảm bảo
- HS trao đổi trong nhóm.
HS nào cũng được nói). HS dựa vào những gợi ý về nội
dung trao đổi trong SGK.
* Đối với đề 1: GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến về
tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở
Bài 3 (Chiếc ví, Một người chính trực, Những hạt thóc
giống – những câu chuyện về tính trung thực). VD: cậu bé
Chôm, nhà vua, các nhân vật khác trong truyện Những hạt
thóc giống.
* Đối với đề 2: GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến cá

220
nhân về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời
sống.
- GV hướng dẫn HS đọc những gợi ý về nội dung trao đổi - HS lắng nghe, thực hiện.
trong SGK.
- GV cho HS thực hiện yêu cầu của 2 đề theo nhóm, sử - HS hoạt động nhóm.
dụng kĩ thuật Mảnh ghép. Ví dụ:
+ Với đề 1, bước l: 3 nhóm chuyên trao đổi về từng nhân
vật trong truyện Những hạt thóc giống; bước 2: các nhóm
ghép trao đổi về tất cả các nhân vật; bước 3: đại điện của
các nhóm ghép trình bày trước lớp về ý kiến của nhóm.
+ Với đề 2, bước 1: nhóm chuyên trao đổi về tình huống
thể hiện cách ứng xử trung thực và tình huống thể hiện
cách ứng xử không trung thực; bước 2: các nhóm ghép
trao đổi về cả hai loại tình huống; bước 3: đại diện của các
nhóm ghép trình bày trước lớp về ý kiến của nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi; tổ chức cho HS nhận
xét, đánh giá bài nói của nhau.
Hoạt động 3: Trao đổi trước lớp.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày ý kiến
của mình trước lớp.
b. Cách tiến hành
- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình - HS trình bày ý kiến trước
trước lớp. GV hướng dẫn HS trình bày nội dung đã chuẩn lớp.
bị theo các hình thức đa dạng (tranh ảnh, sơ đồ); ghi chép
và trả lời câu hỏi của các bạn trong lớp.
- GV nhắc nhở các HS khác (trong vai người nghe) chú ý
- HS lắng nghe, thực hiện.

221
nghe bạn trình bày, ghi chép và chuẩn bị câu hỏi, sau đó
đặt câu hỏi với bạn, nêu cảm nghĩ về bài trình bày của
bạn. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng.
* CỦNG CỐ - HS tập trung lắng nghe.
- GV nhận xét về tiết học, tuyên dương những HS có bài
nói hay, thuyết phục, nhưng HS tiến bộ về kĩ năng nói,
nghe.
* DẶN DÒ
- HS lắng nghe, thực hiện.
- GV hướng dẫn HS về nhà kể (đọc) lại cho người thân
nghe và chuẩn bị nội dung cho bài Nói và nghe tuần tới.

222
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 4: NHỮNG CHÚ BÉ GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.
Tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: phân biệt được thói quen tán dóc vui vẻ với thói quen dối
trá, từ đó nhà tránh những hành động nói dối. lừa gạt người khác.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Hiểu những chi tiết thể hiện tính cách của các nhân vật, chia sẻ được suy nghĩ của
bản thân với mọi người.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực: biết yêu thương, chia sẻ, không nói dối
và không đổ lỗi cho người khác..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên

223
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập
1).
- Tranh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận
nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS khởi động bằng cách giao - HS đọc tên và quan sát tranh.
nhiệm vụ: HS đọc tên và quan sát bức tranh minh
họa trong bài:

224
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của
GV.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


- HS chia sẻ đáp án.
+ Trong bức tranh, các em thấy những nhân vật
nào?
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Họ đang nói chuyện gì?
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
+ Họ có hành động gì đặc biệt.
- GV mời 1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe,
nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em hãy đọc bài
Những chú bé giàu trí tưởng tượng để tìm hiểu
câu chuyện nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện
- HS nghe GV đọc mẫu.
đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể
hiện cảm xúc của nhân vật.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS luyện đọc.
b. Tổ chức thực hiện
- GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ khó và những
- HS lắng nghe, tiếp thu.
từ ngữ khác, nếu xét thấy cần thiết đối với HS địa

225
phương: giọng đọc toàn bài hào hứng, tha thiết.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn
ở các bài trước.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. - HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.
- Hiểu được nội dung của bài đọc. - HS đọc bài, thảo luận.
b. Tổ chức thực hiện.
- GV mời 4 HS tiếp nối đọc to, rõ 4 câu hỏi trong
SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo
luận nhóm theo các câu hỏi tìm hiểu bài. GV có thể
chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo luận
nhóm đôi; mảnh ghép; khăn trải bàn;...
+ Câu 1. Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có
gì thú vị?
+ Câu 2. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn
ngồi cùng l-go?
+ Câu 3. Việc l-go làm có gì khác với trò chơi tán - HS thực hiện theo kĩ thuật GV lựa
dóc của Mi-sa và Xa-sa? chọn, chia sẻ kết quả:
+ Câu 4. Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có (1)
gì đáng yêu? + HS hỏi: Những câu chuyện của Mi-
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, GV có thể sa và Xa-sa có gì thú vị?
lựa chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thực + HS trả lời: Đó là những câu chuyện
hiện trò chơi phỏng vấn; mảnh ghép; khăn trải tưởng tượng vui vẻ, dễ thương, mới
bàn;...
226
nghe vô lí nhưng thực ra có lí.
(2)
+ HS hỏi: Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ
về, không muốn ngồi cùng I-go?
+ HS trả lời: Vì Mi-sa và Xa-sa thấy
nói chuyện với I-go không hợp: Mi-sa
và Xa-sa cho rằng họ chỉ tưởng tượng
cho vui, không lừa dối ai, nhưng I-go
lại coi thường những câu chuyện của
Mi-sa và Xa-sa, cho rằng hai bạn
khoác lác.
(3)
+ HS hỏi: Việc I-go làm có gì khác
với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-
sa?
+ HS trả lời: Những câu chuyện của
Mi-sa và Xa-sa là chuyện tưởng tượng
cho vui, vô hại; còn việc I-go làm là
nói dối, đổ lỗi cho người khác.
(4)
+ HS hỏi: Theo em, tính cách của Mi-
sa và Xa-sa có gì đáng yêu?
+ HS trả lời: Hai cậu bé rất vui tính,
rất trung thực và tốt bụng, biết quan
tâm, chia sẻ với người khác.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

227
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng
đọc của nhân vật. - HS đọc bài theo hướng dẫn.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS đọc: chú ý cách nghỉ hơi của
các câu dài, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng:
+ Tớ bay ban đêm / nên không thấy gì. // Bay
mãi.../ bay mãi... / rồi rơi huỵch xuống đất. - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Nhưng chúng tớ / có lừa dối ai đâu! // Chỉ tưởng
tượng thôi, / như kể chuyện cổ tích ấy mà. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - HS lắng nghe, thực hiện.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương
những HS học tốt.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài mới.

228
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết biện pháp nhân hóa trong các bài thơ, đoạn văn,... Viết được các câu
văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm về nội dung và cách sử dụng
biện pháp nhân hóa.
- Năng lực tự chủ và tự học: tự làm BT.
Năng lực văn học:
- Nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa trong việc tăng tính gợi hình, gợi tả
cho bài văn, bài thơ. Biết cách sử dụng từ ngữ nhân hóa một cách gợi tả, giàu hình
ảnh.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, phát hiện ra những điều thú vị về sự vật, tả những
điều thú vị đó với tình cảm yêu mến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
229
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong tiết học trước, các - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
em đã học về biện pháp nhân hoá và 3 kiểu nhân
hoá. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức
đã học để tìm hiểu biện pháp nhân hoá trong các
bài thơ, đoạn văn và thực hành viết các câu có biện
pháp nhân hoá.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp nhân hóa
trong bài thơ Ông Mặt trời óng ánh.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được kiến thức về biện pháp nhân hóa.
- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng
vào những BT có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1: Đọc bài - HS đọc yêu cầu BT.
thơ sau và trả lời câu hỏi:
230
ÔNG MẶT TRỜI ÓNG ÁNH
Ông Mặt Trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
“Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!".
Ông Mặt Trời óng ánh
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt Trời óng ánh...
NGÔ THỊ BÍCH HIỀN
a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?
b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?
- GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu bài
thơ Ông mặt trời óng ánh, thảo luận nhóm đôi để - HS tìm hiểu bài, thảo luận nhóm.
thảo luận câu hỏi của BT1.
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, sửa lỗi (nếu có) và nêu - HS chia sẻ kết quả.
đáp án đúng: - HS lắng nge, tiếp thu.
a) Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là Mặt Trời.
b) Mặt Trời được nhân hoá bằng 3 cách:
 Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: ông
Mặt Trời.
 Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: ông

231
Mặt Trời nhíu mắt, cười.
 Nói với sự vật thân mật như nói với
người :“Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này
thôi!”.
Hoạt động 2: Xác định kiểu nhân hóa trong một
số đoạn văn, đoạn thơ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nắm được kiến thức về biện pháp tu từ nhân
hóa.
- Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu
hỏi có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS đọc to thông tin về 3 kiểu nhân
hóa, các HS khác đọc thầm theo: - HS đọc theo hướng dẫn của GV.
+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật như nói với người.
- GV mời 3 bạn HS đọc to 3 đoạn văn, đoạn thơ
trong BT2: - HS đọc bài.
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong
chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với
một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc
chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo
bịch trên nền đất.
Theo TÔ HOÀI
b)
Bắt đền trăng đấy

232
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.

Trái bòng chẳng thiết


Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng.
NGUYỄN ĐÌNH XUÂN
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách
như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất
cả reo nhảy mừng rõ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết
câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết
trả lời thế nào.
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi: tìm
ra các từ ngữ nhân hóa trong 3 đoạn văn, đoạn - HS làm việc nhóm.
thơ, xác định kiểu nhân hóa được sử dụng.
- GV mời vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp, các
HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - HS trả lời.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nếu đáp án đúng:
a) 2 kiểu nhân hoá: gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để - HS lắng nghe, tiếp thu.
gọi người (cậu gà ri, chị gà, bác ngan, thím vịt,
chọi ta); tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người (te
tái chạy, dẫn đầu).
Lưu ý: GV cần giải thích cho HS về nhân vật chọi
trong đoạn văn (gà chọi là loại gà trống chân cao,
da đỏ, cựa lớn, nuôi để chơi chọi gà; trong đoạn
233
văn, chọi là một chú gà mới lớn).
b) 2 kiểu nhân hoá: tả sự vật bằng từ ngữ dùng để
tả người (trăng trốn vào sau mây; cỏ cây buồn,
khóc mưa thút thít; trái bòng chẳng thiết, nằm ườn;
quả na lặng câm, mắt nhìn xa vắng); nói với sự vật
thân mật như nói với người ("Bắt đền trăng đấy").
c) 2 kiểu nhân hoá: gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để
gọi người (có sách giáo khoa, hộp chữ chúng tôi,
chúng nó); tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
(cô sách giáo khoa nói, không còn biết trả lời thế
nào; hộp chữ xôn xao hẳn lên, (chữ) reo nhảy
mừng rỡ, tranh nhau hỏi hết câu này đến câu
khác).
Hoạt động 3: Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật,
cây cối có hình ảnh nhân hóa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nắm được kiến thức về biện pháp tu từ nhân
hóa.
- Vận dụng vào viết câu tả đồ vặt, con vật, cây cối
có hình ảnh nhân hóa.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT3: Viết
3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối trong câu có - HS đọc yêu cầu BT.
hình ảnh nhân hóa.
- GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá
nhân, tự viết 3 câu tả đồ vật, con vật, cây cối có - HS hoạt động theo hướng dẫn của
hình ảnh nhân hóa. GV.
- GV mời 1 – 2 HS đọc to câu văn đã viết trước lớp,
234
các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu
có). - HS chia sẻ bài.
- GV hướng dẫn HS nhận ra sự việc được nhân hóa,
từ ngữ nhân hóa và kiểu nhân hóa trong các câu văn - HS lắng nghe, tiếp thu.
đó, có thể nêu ví dụ:
Cậu bút chì này thật là nghịch. Em muốn kẻ đường
thẳng, cậu ta lại nhảy nhót, thè lưỡi trêu em và
lượn một vòng tròn. Này bút chì, nghịch vừa thôi,
vào hộp bút ngồi nhé.
* Chú ý: HS có thể viết 3 câu rời, không nhất thiết
phải viết thành các câu liên kết như ví dụ trên đây.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

235
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: QUAN SÁT VƯỜN CÂY


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết nghe và ghi chép những thông tin được nghe, ghi chép kết quả quan sát về
một vườn cây hoặc một loài cây.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn về kết quả quan sát.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết quan sát, ghi chép kết quả quan sát.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết giải quyết những khó khăn, vướng
mắc xuất hiện trong quá trình quan sát.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, thói quen tìm hiểu thực tế, ý thức thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
236
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS kết hợp với tiết Khoa học - HS lắng nghe, tiếp thu.
hoặc Hoạt động trải nghiệm: quan sát cây, tả cây
cối quanh trường.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong các tiết học trước, các - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
em đã được học về cách quan sát và tả cây cối. Tuy
nhiên, chúng ta mới chỉ quan sát và tả từng cái cây
hoặc một loài cây. Ở tiết học này, các em sẽ được
nghe thầy, cô giới thiệu và tự mình quan sát vườn
trường ta (hoặc một vườn cây) để biết nhiều điều
thú vị về vườn cây này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe giới thiệu về khu vườn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe, quan sát về khu vườn được GV giới
thiệu.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hoặc người hướng dẫn giới thiệu về khu
vườn: diện tích khu vườn, các loài cây và đặc điểm
của chúng,...
237
- GV mời 1 – 2 HS đọc câu hỏi để biết thêm nội - HS lắng nghe, tiếp thu.
dung: Nghe thây cô hoặc người hướng dẫn giới
thiệu về khu vườn.
- GV tổ chức cho HS tự ghi chép những thông tin - HS đọc câu hỏi theo hướng dẫn của
cần thiết. GV.
Hoạt động 2: Quan sát vườn cây
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - HS ghi chép lại những thông tin cần
- Lắng nghe GV hướng dẫn. thiết sau khi lắng nghe.
- Quan sát và ghi chép vào sổ cá nhân.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS quan sát vườn cây.
- GV hướng dẫn HS tự ghi chép những thông tin
cần thiết.
- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc cho HS (nếu cần). - HS quan sát vườn cây.
Hoạt động 3: Trao đổi về kết quả quan sát. - HS ghi chép những thông tin cần
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: thiết.
- Quan sát và ghi chép kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- Trao đổi kết quả quan sát trong nhóm hoặc trước
lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu về thu hoạch của
mình, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
(nếu có) hoặc nêu câu hỏi cho bạn.
- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. - HS phát biểu.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV mời 1 – 2 HS nhận xét tiết học: Em thấy tiết
học này có gì bổ ích, thú vị; có điều gì cần rút kinh - HS lắng nghe, tiếp thu.
nghiệm?
238
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương
những HS hoặc nhóm HS hoàn thành tốt BT. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhắc HS thự hiện tự đánh giá ở nhà.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

TỰ ĐÁNH GIÁ
(GV hướng dẫn HS tự đánh giá ở nhà)

- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở mục A vào vở bài tập: Đọc “Cây tre Việt Nam” và
làm bài tập:
+ Câu 1. Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm
ý đúng:
a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cũng một mầm non măng
mọc thẳng
b. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
c. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
d. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
+ Câu 2. Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân
Việt Nam? Tìm các ý đúng:
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn
b. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt.
c. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
d. Tre là cánh tay của người nông dân.
+ Câu 3. Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gọi cho người đọc nghĩ đến những đức
tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:

239
a. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm trẻ tuổi nhũn nhặn.
b. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
c. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
d. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
+ Câu 4. Trong đoạn văn duới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hoá cây tre?
Tìm ý đúng.
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp
thoáng mái đình, mái chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cây Việt Nam
dụng nhà, dụng của, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre,
nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người
nông dân...
a. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
c. Nói với sự vật như nói với người.
+ Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân
hoá.
- GV tham khảo đáp án bài tập mục A:
+ Câu 1 (1 điểm): d.
+ Câu 2: (2 điểm): Các ý a, c, d đúng.
+ Câu 3 (2 điểm): Các ý a, b, c đúng.
+ Câu 4 (1 điểm): Ý b đúng.
+ Câu 5 (4 điểm): HS tự làm, GV đọc và sửa bài của HS.
- GV tổ chức cho HS tự cho điểm, sau đó tự nhận xét. Gợi ý:
* Em đạt yêu cầu ở mức nào (giỏi, khá, trung bình hay chưa đạt)?
a. Giỏi: từ 9 đến 10 điểm.
b. Khá: từ 7 đến 8 điểm.
c. Trung bình: từ 5 đến 6 điểm.
d. Chưa đạt: dưới 5 điểm.
240
* Em cần cố gắng thêm về thêm về mặt nào?
+ Kĩ năng đọc hiểu.
+ Kiến thức về nhân hóa.
+ Kĩ năng viết: dùng từ, viết câu, viết đoạn văn.
* Em cần phải làm gì để có kiến thức, kĩ năng tốt hơn.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

241
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(10 phút)

1. Trò chơi: Thảo luận nhóm


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen với chủ điểm.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi và - HS đọc to, rõ ràng yêu cầu bài tập trước
gợi ý câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo: lớp.
+ Câu 1. Em hiểu kho báu là gì?
a) Là nơi chứa rất nhiều của cải.
b) Là nơi rất bí mật.
c) Là nơi rất khó tìm.
+ Câu 2. Kể tên một vài câu chuyện về kho
báu mà em đã được đọc hoặc được nghe.
(M): Cây khế, A-li Ba-ba và bốn mươi tên
cướp,...
+ Câu 3. Theo em, vì sao sách cũng là kho
báu? Kho báu ấy quý giá như thế nào?
a) Của cải ở kho báu ấy là gì?
b) Vì sao có thể nói của cải ở kho báu ấy là vô
tận?
c) Của cải thu được từ kho báu ấy giúp con

242
người những gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi,
thống nhất cách trả lời. - HS thảo luận nhóm đôi.
- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc của HS, nhận
xét và đánh giá hoạt động. - HS lắng nghe, tiếp thu.

2. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Mục tiêu: HS thực hiện thảo luận nhóm,
thống nhất được kết quả và báo cáo được kết
quả trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, có thể tổ - HS trả lời câu hỏi.
chức cho HS thực hiện bằng trò chơi phỏng
vấn.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung (nếu có). - HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và chốt đáp - HS lắng nghe, tiếp thu và chỉnh sửa bài.
án:
+ Câu 1: HS dựa vào hiểu biết chung và hình
minh hoạ, trả lời:
Kho báu là nơi chứa rất nhiều của cải. (Nếu
HS hiểu theo ý b, ý c thì GV có thể cho thảo
luận thêm để thống nhất: Không phải tất cả
các kho báu đều là nơi rất bí mật hoặc rất khó
tìm, VD: sách, kho sách.)
+ Câu 3: HS có thể kể tên những câu chuyện
các em đã học ở lớp, đọc hoặc nghe kể ở

243
ngoài lớp, VD:
Cây khế (truyện dân gian Việt Nam), A-li Ba-
ba và bốn mươi tên cướp (trong Nghìn lẻ một
đêm, truyện Ả Rập), Đảo giấu vàng (truyện
của Xti-ven-xơn), Kho báu (truyện ngụ ngôn
Ê-dốp đã học ở Tiếng Việt 3),...
+ Câu 3: Sách cũng là kho báu vì chứa nhiều
của cải. Của cải ở kho báu ấy là kiến thức.
Của cải ở kho báu ấy là vô tận vì kiến thức
mà con người thu được mỗi ngày một nhiều,
không bao giờ cạn. Kiến thức thu được từ
sách giúp con người có thêm nhiều hiểu biết,
làm ra nhiều của cải, vật dụng để đời sống
ngày một tốt hơn.
3. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và Bài đọc 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Mục tiêu: HS lắng nghe GV giới thiệu chủ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc mở đầu
điểm, bài đọc mở đầu chủ điểm, chuẩn bị vào chủ điểm
bài đọc mới.
b. Tổ chức thực hiện
- GV giới thiệu chủ điểm: Kho báu của em - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV dẫn dắt vào bài học: Kho báu dễ tìm - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
nhất, dễ khai thác nhất, có nguồn của cải vô
tận là kho sách. Bài học này sẽ giúp các em
hiểu kĩ hơn về sách và những điều bổ ích mà
sách đem lại cho con người. Hôm nay, cô
(thầy) và các em sẽ đọc bài Những thư viện
đặc biệt để tìm hiểu về những kho báu rất đặc
244
biệt ở Việt Nam và trên thế giới.

ĐỌC 1: NHỮNG THƯ VIỆN ĐẶC BIỆT


(60 phút)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.
Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc
khoảng 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, biết tên các thành phố và các nước trong bài. Trả lời
được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: giới thiệu một số thư viện đặc
biệt, qua đó phản ánh sự quan tâm đến nhu cầu đọc sách của người dân cũng như
của thiếu nhi ở Việt Nam và các nước khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời đúng các
câu hỏi đọc hiểu.
3. Phẩm chất
- Biết quý trọng sách, có ý thức sử dụng thư viện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập
1).
- Tranh minh họa bài đọc Những thư viện đặc biệt.
245
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận
nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- Kiểm tra bài cũ: - HS thực hiện kiểm tra bài cũ.
+ GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
+ GV nhắc lại một số quy ước về học Tiếng Việt.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: HS đọc tên bài, tên - HS thực hiện theo hướng dẫn của
các mục và quan sát các hình minh họa trong bài. GV.
- GV tổ chức hỏi HS: Tên bài đọc này là gì? Bài
đọc có những mục nào? Mỗi hình ảnh trong bài - HS trả lời câu hỏi.
minh họa cho thư viện nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Qua ý kiến của các em,
có thể thấy tên bài đọc này và tên các mục rất hấp - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
dẫn. Bài đọc lại có rất nhiều hình ảnh minh họa
đẹp. Chắc các em rất muốn biết các thư viện nói
246
trong bài đặc biệt như thế nào. Chúng ta hãy cùng
đọc để biết nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc được bài với giọng đọc diễn cảm.
- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.
- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát
âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ
lẫn và viết đúng chính tả.
b. Tổ chức thực hiện
- GV đọc mẫu cho HS nghe bài Những thư viện đặc
biệt. Giọng đọc khoan thai như kể chuyện. Nhấn - HS nghe GV đọc mẫu.
giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ nói về những
đặc điểm đặc biệt của mỗi thư viện: (những thư
viện) cổ, 5000 năm; (thư viện) lớn nhất, 18 triệu
(cuốn sách), 125 (thứ tiếng), 54 triệu (bản thảo);
(thư viện) thiếu nhi,...
- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn
ở các bài trước. - HS luyện đọc.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.
Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.
- Hiểu được nội dung của bài đọc.
b. Cách tiến hành
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH trong
SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
247
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo - HS thực hiện theo hướng dẫn của
luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV có thể GV.
chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo luận - HS đọc bài theo hướng dẫn.
nhóm đôi; mảnh ghép; khăn trải bàn:
+ Câu 1. Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền
văn minh của loài người?
+ Câu 2. Người ta có thể đọc và xem những gì ở
Thư viện Quốc hội Mỹ?
+ Câu 3. Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu
nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì?
+ Câu 4. Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt
động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so
với những thư viện đầu tiên?
+ Câu 5. Em mong muốn điều gì ở thư viện trường
em?
- GV mời HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng
nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án (GV có thể
chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thực hiện
- HS lắng nghe, tiếp thu.
trò chơi phỏng vấn, mảnh ghép, khăn trải bàn:
+ Câu 1: Những thư viện cổ cho thấy loài người đã
biết đến giá trị của sách và xây thư viện để giữ
sách, đọc sách từ hơn 5 000 năm trước.
+ Câu 2: Ở Thư viện Quốc hội Mỹ, người ta có thể
đọc sách và các bản thảo viết tay, xem phim, nghe
nhạc, xem bản đồ và các bản vẽ,...
+ Câu 3: Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu
nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy Nhà
248
nước rất quan tâm đến thiếu nhi, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để thiếu nhi học tập ở thư viện.
+ Câu 4: Thư viện đầu tiên chỉ lưu giữ những
mảnh xương khắc chữ. Thư viện Quốc hội Mỹ có
sách, bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim.... Ở thư viện
thiếu nhi thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam, trẻ em
có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm
các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại
ngữ và làm toán,...
+ Câu 5: HS có thể nêu nhiều ý kiến khác nhau,
GV có thể gợi ý, VD: Em mong thư viện trường có
nhiều sách hơn/ rộng rãi hơn/ có phương tiện giúp
chúng em xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các
loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và
làm toán,...
- GV biểu dương những ý kiến hay và chân thực.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng
đọc của nhân vật. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn
dài, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình
cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc. VD:
- Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách/ được viết
bằng 125 thứ tiếng,/ hơn 54 triệu/ bản thảo viết tay/
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
và hàng triệu bản đồ,/ bản nhạc,/ bản vẽ,/ phim,... GV.
249
- Đây là nơi/ trẻ em có thể đọc sách,/ xem phim,/
nghe nhạc,/ trải nghiệm các loại nhạc cụ,/ sử dụng
máy tính/ để học ngoại ngữ và làm toán,...
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương
những HS học tốt.
- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ - HS lắng nghe, tiếp thu.
điểm Kho báu của em.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO


(HS thực hiện ở nhà)

- GV giao nhiệm vụ cho HS:


+ Tự đọc sách báo ở nhà theo yêu cầu:

● 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sách và thư viện, về những

người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào
cuộc sống.

● 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.

+ Viết vào Phiếu đọc sách:

● Tên bài đọc và một số nội dung chính (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em

thích).

250
● Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

- HS thực hiện ở nhà và báo cáo với GV vào tiết học trên lớp.

251
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI


(Tìm ý, lập dàn ý)
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng
mát, cây lương thực, cây cảnh) bằng sơ đồ tư duy.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn về suy nghĩ của bản thân.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập).
- Năng lực sáng tạo: biết vận dụng những điều đã học để tìm ý, lập dàn ý cho bài
văn tả cây cối..
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ được giao: tìm
ý và hoàn thiện dàn ý cho bài văn).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
252
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt HS vào bài: Trong tiết học viết trước, - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
các em đã được học cách quan sát một cây hoa
(hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực,
cây cảnh) mà em yêu thích. Dựa vào kết quả quan
sát ở tiết học trước, hôm nay các em học cách tìm ý
và lập dàn ý cho bài văn tả cây cối.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm ý
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được yêu cầu bài tập.
- Tìm ý bằng sơ đồ tư duy.
b. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS xem lại nội dung ghi - HS xem lại nài.
chép về kết quả quan sát ở Bài 3.
Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn HS tìm ý bằng sơ đồ - HS tìm ý.
tư duy.
* Tạo từ khóa:
- GV tổ chức cho HS viết ra giấy bất kì từ nào thể - HS thực hiện theo hướng dẫn của
253
hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của mình về GV.
loài cây (hoa, quả) được miêu tả. (Chú ý: HS viết
càng nhiều từ càng tốt, chưa cần lựa chọn hay sắp
xếp các từ.)
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập để thực hiện việc
tìm ý bằng sơ đồ tư duy. - HS làm việc độc lập.
- GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ hoặc
hướng dẫn thêm khi cần thiết. - HS lắng nghe, tiếp thu.
* Sắp xếp ý:
- GV tổ chức giới thiệu với HS cách sắp xếp ý dựa
trên các từ khóa đã tìm được. - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Xem lại các từ hóa vừa tìm được và nối các từ
khóa có quan hệ gần nhất.
+ Bỏ bớt những từ ngữ không phù hợp hoặc không
cần thiết.
+ Sắp xếp lại các từ khóa theo thứ bậc từ ý lớn đến
ý nhỏ.
- GV giới thiệu với HS cách sắp xếp ý dựa trên các
từ khóa đã tìm được: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Xem lại các từ khóa vừa tìm được và nối các từ
khóa có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần
thiết.
+ Sắp xếp lại các từ khóa theo thứ bậc ý lớn đến ý
nhỏ.
- GV chuẩn bị các tấm bìa hoặc băng giấy màu to
bản, trên có ghi nội dung các từ khóa theo ví dụ về
cây hoa hồng trong SGK để làm mẫu cho HS, có
254
thể chuẩn bị thêm một số tấm bìa/ băng giấy có ghi - HS quan sát.
những từ không phù hợp hoặc không cần thiết, VD:
rễ, đất trồng, vườn hương thơm,...
- GV thực hành mẫu cho HS với các tấm bìa/ băng
giấu đó theo 3 bước lập dàn ý trên đây.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS miêu tả về các chi tiết của
cây hoa hồng dựa theo nội dung các tấm bìa/ băng - HS quan sát, tiếp thu.
giấy màu. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý, VD:
+ Bông hoa hồng có hình dáng thế nào? - HS thực hiện theo hướng dẫn của
+ Bông hoa hồng có những màu gì? GV.
+ Hoa hồng có mùi thơm hay không?
+ Khi chạm tay vào cánh hoa hồng, em cảm thấy
thế nào?
+ Em thích hoa hồng ở điểm gì?...
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập, lập dàn ý miêu
tả một loài cây (hoa, quả) theo 3 bước đã được
hướng dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
Hoạt động 2: Lập dàn ý - HS thực hiện theo hướng dẫn của
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: GV.
- Tìm ý bằng sơ đồ tư duy.
- Lập dàn ý.
b. Tổ chức thực hiện - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, dựa theo kết
quả tìm ý để lập dàn ý.
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp về dàn ý của
mình. Các HS khác nhận xét bài làm của bạn dựa
theo những gợi ý:
255
+ Dàn ý có nêu lên đầy đủ các bộ phận của cây
(hoa, quả) không?
+ Các ý trong dàn ý có được sắp xếp hợp lí không? - HS làm việc đọc lập.
+ Dàn ý có cần bổ sung thêm gì không?
- GV nhận xét, biểu dương bài làm tốt của HS, - HS trình bày kết quả.
đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh
nghiệm.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

256
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NÓI VÀ NGHE - KỂ CHUYỆN: CÔ BÉ HAM ĐỌC SÁCH


(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Dựa vào lời kể của GV và gợi ý trong SGK, kể lại được câu chuyện Cô bé ham
- đọc sách.
- Lắng nghe bạn kể, biết ghi vắn tắt thắc mắc, nhận xét; phát biểu đánh giá lời kể
của bạn.
- Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện; hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Năng lực
Năng lực chung: Phát triển các năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo, biết kể chuyện và trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng ý thức ham học, ham đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

257
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết luyện nói và - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
nghe hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện về một
cô bé ham đọc sách. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau
trao đổi về nhân vật cô bé trong câu chuyện để
hiểu điều gì đã góp phần giúp cô bé ham đọc sách
ấy về sau trở thành một nhà bác học nổi tiếng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nghe GV kể chuyện.
- Nắm được câu chuyện.
b. Tổ chức thực hiện
- GV kể cho HS nghe lần 1, kết hợp giải nghĩa từ - HS lắng nghe, thực hiện theo hướng
khó. GV có thể nêu một số câu hỏi để định hướng dẫn của GV.
chú ý cho HS.
- GV kể lần 2, lần 3 hoặc mở video cho HS (nếu - HS lắng nghe, ghi nhớ.
có). - HS trả lời các CH.
- GV tổ chức cho HS trả lời các CH gợi ý trong
SGK:

258
+ Đoạn 1:
 Ma-ri ham đọc sách như thế nào?
+ Đoạn 2
 Vì sao Ma-ri không nghe thấy anh chị gọi?
 Các anh chị đã nghĩ ra trò nghịch ngợm gi
+ Đoạn 3
 Vì sao suốt hai giờ, ba chiếc ghế không đổ?
 Khi ghế đổ, thái độ của Ma-ri thế nào?
+ Đoạn 4
- HS chia sẻ kết quả.
 Về sau, Ma-ri trở thành một người như thế
nào?
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khắc
lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và sửa đáp án cho HS (nếu
có).
Hoạt động 2: Kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thực hành kể chuyện trong nhóm và trước lớp.
- HS kể chuyện trong nhóm đôi.
b. Tổ chức thực hiện
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện đúng yêu cầu
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
của BT.
GV.
Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp.
- GV mời 2 – 3 HS xung phong kể toàn bộ (hoặc
- HS lắng nghe, tiếp thu.
một đoạn) câu chuyện.
- Các HS khác lắng nghe, ghi vắn tắt nhận xét và

259
góp ý.
Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS kể lại câu chuyện.
- HS cùng trao đổi về câu chuyện.
b. Tổ chức thực hiện - HS chia sẻ ý kiến:
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến: a) Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri
a) Những chi tiết nào cho thấy Ma-ri Quy-ni từ nhỏ Quy-ri từ nhỏ rất ham đọc sách?
rất ham đọc sách? + Hằng ngày, cứ tan học là cô trốn
b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã góp phần vào biệt vào một góc phòng khách, say
thành công của nhà bác học Ma-ri Quy-ri như thế sưa đọc.
nào? + Mải mê đọc đến mức không nghe
thấy mấy anh chị em gọi.
+ Ham đọc đến mức mấy anh chị em
xếp ghế xung quanh mà không biết.
+ Ngồi im đọc sách suốt 2 tiếng đồng
hồ.
+ Ghế đổ, chỉ cười rồi lại cầm cuốn
sách sang phòng khác, lặng lẽ đọc
tiếp.
b) Theo em, sự ham mê đọc sách đã
góp phần vào thành công của nhà bác
học Ma-ri Quy-ri như thế nào?
+ Sự ham mê đã tạo nên thói quen
đọc sách và tập trung suy nghĩ ở Ma-
ri Quy-ri, giúp bà sau này trở thành
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, ghi nhận xét một nhà bác học nổi tiếng.
vắn tắt về ý kiến của bạn. sau mỗi ý kiến hoặc một
260
vài ý kiến, GV mời các HS khắc đặt CH, góp ý với - HS lắng nghe, tiếp thu.
bạn và nêu ý kiến của mình về câu chuyện.
- GV có thể nêu ý kiến cá nhân hoặc tổng kết ý kiến
của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý kiểm tra, hướng - HS lắng nghe, tiếp thu.
dẫn việc ghi chép của HS.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
a) GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
b) Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học Góc sáng tạo
tuần tới:
- Chuẩn bị chung: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Phân công 2 – 3 HS liên hệ chuẩn bị địa điểm tổ - HS lắng nghe, thực hiện.
chức ngày hội sách.
+ Phân công 2 – 3 HS làm áp phích: “Ngày hội đọc
sách lớp ...”.
- Chuẩn bị theo tổ học tập:
+ Tập hợp các bài viết của HS trong tổ từ đầu năm
học (bài tập làm văn, bài thơ, nhật kí,...) đóng thành
quyển sách.
+ Phân công 2 HS chuẩn bị thuyết trình về gian
sách của tổ.
+ Phân công 2 HS làm áp phích: “Gian sách tổ...”

261
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC: NHỮNG TRANG SÁCH TUỔI THƠ


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dòng thơ, nhịp thơ và theo
nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (từ ngữ khó: rương, hớt tóc, ý niệm). Biết tóm
tắt ý của mỗi đoạn văn. Hiểu ý nghĩa của bài: nói lên ảnh hưởng của sách trong
việc bồi dưỡng tâm hồn và nhận thức của tuổi thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời đúng các
câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Biết tên một số tác phẩm (Nếu HS không biết, GV có thể giới thiệu để các em tìm
đọc):
 Các truyện dân gian Việt Nam: Tấm cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt.
 Các truyện nước ngoài: Đôi hài bảy dặm của nhà văn Pháp Mác-xen E-me
(Marcel Aymé); Tây du kí của nhà văn Trung Hoa Ngô Thừa Ân; Nghìn lẻ một
đêm – truyện dân gian Ả Rập; Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô

262
(Hector Malot); Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Vích-to Hu-gô (Victor
Hugo).
- Biết chia sẻ với cảm xúc, tưởng tượng của tác giả khi đọc sách.
3. Phẩm chất
- Góp phần củng cố lòng ham mê đọc sách để nâng cao hiểu biết và bổi dưỡng tâm
hồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập
1).
- Tranh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận
nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã được học
263
nhiều câu chuyện, bài thơ, bài văn về đọc sách.
Hôm nay, chúng ta sẽ đọc một bài văn, trong đó, - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
tác giả nhớ lại những quyển sách đầu tiên đã đến
với tuổi thơ của mình như thế nào và chúng đem lại
những gì cho tuổi thơ của tác giả.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện
đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể
hiện cảm xúc của nhân vật.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.
b. Tổ chức thực hiện
- GV đọc mẫu cho HS nghe, kết hợp giải nghĩa từ
khí và những từ ngữ khác, nếu xét thấy cần thiết đối
với HS địa phương. Giọng đọc toàn bài thể hiện sự - HS nghe GV đọc mẫu và thực hiện
hào hứng, tha thiết. theo hướng dẫn.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc như hướng dẫn ở
các bài trước.
Hoạt động 2: Đọc hiểu - HS luyện đọc.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.
Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.
- Hiểu được nội dung của bài đọc.
b. Tổ chức thực hiện.
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc to, rõ 4 CH. Cả
lớp đọc thầm theo:

264
+ Câu 1. Bài đọc trên là lời kể của ai?
+ Câu 2. Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn. - HS đọc bài.
(M) Đoạn 1: Những câu chuyện đầu tiên
+Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để
làm gì, kết quả thế nào?
+ Câu 4. Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật
trong bài đọc trên.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong
bài đọc trên.
- GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài
đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV
có thể chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo
luận nhóm đôi; mảnh ghép; khăn trải bàn;... - HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm.
- HS báo cáo kết quả. GV có thể chọn các biện
pháp kĩ thuật khác nhau: thực hiện trò chơi phỏng
vấn; mảnh ghép; khăn trải bàn;
- HS báo cáo kết quả:
(1) Bài đọc trên là lời kể của ai?
+ Bài đọc là lời kể của tác giả xưng
“tôi”, vốn là một cậu bé rất ham đọc
sách.
(2) Tóm tắt nội dung mỗi đoạn văn.
+ HS có thể tóm tắt theo nhận thức
riêng. GV tôn trọng ý kiến của các
em. Chỉ cần đề nghị tóm tắt gọn, đúng
ý của mỗi đoạn.
+ Đoạn 1: Những câu chuyện đầu
265
tiên.
+ Đoạn 2: Học chữ để đọc sách.
+ Đoạn 3: Ham mê đọc sách.
+ Đoạn 4: Khóc cười qua trang sách.
(3) Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng
học chữ để làm gì, kết quả thể nào?
+ Bạn nhỏ cố gắng học chữ để đọc
truyện. Kết quả, bạn nhỏ đọc được rất
nhiều truyện hay, thấy mình được mở
rộng hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn
qua những trang sách đó.
(4) Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống
như nhân vật trong bài đọc trên.
+ GV tạo điều kiện cho nhiều HS
được phản ánh những điều các em đã
trải nghiệm trong thực tế, VD: lúc
nhỏ, rất thích nghe ông bà (hoặc bố
mẹ, chú, dì,...) kể chuyện; khi đi học,
được đọc những câu chuyện trong
SGK; rồi đọc những truyện khác; yêu
người tốt, ghét kẻ xấu; tưởng tượng
nét mặt, cử chỉ của nhân vật, cảnh cô
Tấm cho bống ăn, Thánh Gióng nhổ
bụi tre đánh giặc,...
b) Những điều em có thể học hỏi từ
nhân vật trong bài đọc trên.
- GV mời 1 – 2 HS nhận xét sau mỗi câu trả lời và + Em học hỏi được sự ham mê đọc
266
nêu ý kiến của mình. sách của nhân vật trong bài đọc.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS lắng nghe, tiếp thu.
- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng
đọc của nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV chú ý cho HS cách nghỉ hơi ở các câu dài,
nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng. VD:
+ Từ khi nghe chủ tôi mách/ những câu chuyện đỏ - HS thực hiện theo hướng dẫn của
và vô số những câu chuyện tương tự/ được viết GV.
trong các cuốn sách,/ tôi cố gắng học chữ/ để có
thể tự mình khám phá thế giới kì diệu kia.
+ Tôi khóc cười qua những trang sách,/ ngạc
nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc/ mà trên
thực tế/ tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời.
+ Sách đã bồi đắp tâm hồn,/ làm giàu cỏ/ và làm
trưởng thành tình cảm một đứa bé,/ mài sắc một
cách tự nhiên/ các ý niệm đạo đức/ qua sự yêu ghét
với người hiền/ kẻ ác/ và đặc biệt/ mở rộng đến vô
biên/ bờ cõi của trí tưởng tượng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương
những HS học tốt. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ
điểm Kho báu của em.
267
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

268
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết cách dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập: Tự làm được
bài tập.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tính cẩn thận, cụ thể khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

269
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bài đọc “Những - HS lắng nghe chuẩn bị vào bài mới.
trang sách tuổi thơ”, các em gặp rất nhiều dấu
ngoặc kép. Nhưng những dấu ngoặc kép ấy không
đánh dấu lời nói của nhân vật. Vậy, chúng có tác
dụng gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được yêu cầu bài tập.
- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng
vào những BT có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 2 HS đọc tiếp nối các CH 1, 2: - HS đọc bài.
+ Câu 1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc
“Những trang sách tuổi thơ”.
+ Câu 2. Các dấu ngoặc kép trong bài dọc nói trên
được dùng làm gì?
- HS làm việc độc lập để trả lời các CH 1, 2. - HS làm việc độc lập.
- GV mời một vài HS trả lời các CH trước lớp, các - HS trả lời các CH.
HS khác nhận xét, góp ý.

270
- GV nhận xét, đánh giá và nêu đáp án đúng: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Câu 1: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc đánh
dấu các từ ngữ (tên truyện) sau: “Tấm Cám”,
“Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy
dặm”, “Tôn Ngộ Không”, “Nghìn lẻ một đêm”,
“Không gia đình”, “Những người khốn khổ”.
+ Câu 2: Tác dụng của các dấu ngoặc kép trên:
đánh dấu tên truyện
* GV nói lại để kết luận bao quát hơn: Các dấu
ngoặc kép đó đánh dấu tên tác phẩm.
Hoạt động 2: Rút ra bài học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Từ nhận xét rút ra bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 2 HS đọc kết luận được đóng khung: - HS đọc kết luận.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài
văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức
tranh, bức tượng,...).
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Vận dụng kiến thức vào BT có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 2 HS đọc BT1: Chép lại một câu kể tên - HS đọc yêu cầu BT.
các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn
sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác
phẩm ấy.
Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết
271
cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập
truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa
chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em
thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong
vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có
được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh,
dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu,
phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy,
Chú bò tìm bạn,...
Theo TRẦN HỮU TÁ
+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, chép lại vào
VBT 1 câu kể tên các tập truyện, tập thơ, bài thơ - HS thực hiện theo hướng dẫn của
nêu trong đoạn văn: “Bê và Sáo”, “chuyện hoa GV.
chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”; “ Em thích em
yêu”, “Những người bạn nhỏ”; “Bạn trong vườn”,
“Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, Chú bò tìm bạn”.
- GV mời 1 HS đọc lệnh và 2 HS đọc nối tiếp 2 câu
ngữ liệu của BT2: Trong sách in, người ta có thể
đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy - HS thực hiện theo hướng dẫn của
chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng GV.
dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:
 Cá chép trông trăng (còn có tên Lí ngư vọng
nguyệt) là một trong những bức tranh tiêu biểu
của tranh dân gian Hàng Trống.
 Công múa là bức tranh cặp đôi với Cá chép
trông trăng. Con công trong văn hoá Việt là
biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh
vượng.
272
+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, viết vào
VBT 1 trong 2 câu kể tên các bức tranh: “Cá chép
trông trăng”, “Lí ngư vọng nguyệt”, “Công múa”.
- GV mời 1 HS đọc câu lệnh của BT3: Chọn 1
trong 2 để sau:
a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một - HS làm việc độc lập.
câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc
trong tháng này.
b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một - HS đọc bài.
bộ phim mà em đã xem trong tháng này.
+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, viết vào VT
đoạn văn theo 1 trong 2 đề.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh - HS làm việc độc lập.
nghiệm.
- HS chuẩn bị bài mới. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

273
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI


(Mở bài)
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết hai cách mở bài trực tiếp và giáp tiếp, viết được đoạn mở bài cho bài văn tả
cây cối.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vị
học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự viết được đoạn mở bài phù hợp cho bài văn tả cây
cối..
Năng lực văn học:
- Viết được đoạn mở bài có ý nghĩa khái quát và có cảm xúc.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
274
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Giới thiệu bài - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
Trong những tiết học trước, các em đã được học về
cấu tạo của bài văn tả cây cối và tự minh quan sát,
tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cây cối theo đề mà
các em chọn. Hôm nay, cô (thầy) sẽ hướng dẫn các
em tìm hiểu hai cách mở bài và viết đoạn mở bài
cho bài văn đó nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách mở bài
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được kiến thức về mở bài
- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng
vào những BT có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 4 HS lần lượt đọc CH1 và 4 đoạn mở bài
trong SGK: Xếp các đoạn mở bãi dưới đây vào
nhóm thích hợp:
275
a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác - HS đọc bài theo yêu cầu của GV.
nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng
thân thuộc nhất vẫn là tre nứa...
THÉP MỚI, Cây tre Việt Nam
b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.
NGUYÊN HỒNG, Bãi ngô
c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây
trầm trắng.
VỊ HỒNG - HỒ THUỶ GIANG, Cây trám đen
d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vuơn ra
trên do là giàn muốp hoa vàng, giàn bí hoa trắng,
giãn đỗ văn hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc
con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống
bập bềnh.
BĂNG SƠN, Bè rau muống
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xếp các
đoạn mở bài vào nhóm thích hợp.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
nhóm. - HS thảo luận nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - HS báo cáo kết quả:
Hoạt động 2: Viết đoạn mở bài + Mở bài trực tiếp: đoạn b,c.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: + Mở bài gián tiếp: đoạn a, d.
- HS xem lại được cách làm đoạn mở bài bài văn - HS lắng nghe, tiếp thu.
miêu tả cây cối
- HS viết đoạn văn.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tạo không khi yên tĩnh để HS làm bài, đồng
276
thời theo dõi, giải đáp thắc mắc cho HS, nếu HS có
thắc mắc.
- GV mời một số HS đọc đoạn mở bài của các em
trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nêu nhận xét, giúp HS cả lớp hiểu cách viết - HS làm bài.
mở bài.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học. - HS đọc bài trước lớp.
- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh
nghiệm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

277
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 3: NGƯỜI THU GIÓ


(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc
phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút. Đọc thầm
nhanh lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: biểu
dương Uy-li-am - một thiếu niên châu Phi, từ chỗ phải bỏ học giữa chừng đã tự
đọc sách để chế tạo máy phát điện bằng sức gió, giúp gia đình và làng xóm phát
triển sản xuất, thay đổi đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích với những chi tiết hay và có ý nghĩa trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Học hỏi tinh thần tự học và đầu óc sáng tạo của nhân vật trong câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên

278
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập
1).
- Tranh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận
nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt vào bài mới: Tuần trước, các em đã - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
học 2 bài đọc về thư viện và câu chuyện bà Ma-ri
Quy-ri nhờ ham mê đọc sách từ nhỏ mà thành tài.
Hôm nay, cô (thầy) cùng các em sẽ đọc câu chuyện
về một thiếu niên ở châu Phi nhờ đọc sách ở một
thư viện làng mà chế tạo ra được máy phát điện,
làm thay đổi cuộc sống của gia đình và làng xóm.
Đây là một câu chuyện có thật, được viết thành
sách.
279
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện
đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể
hiện cảm xúc của nhân vật.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.
b. Tổ chức thực hiện
- GV đọc mẫu cho HS nghe, kết hợp giải nghĩa từ - HS lắng nghe GV đọc mẫu.
khó và những từ ngữ khác, nếu xét thấy cần thiết
đối với HS địa phương. Giọng đọc phù hợp với nội
dung câu chuyện:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “vẫn phải nghỉ học”: giọng
đọc thể hiện nỗi buồn.
+ Đoạn 2: từ “Không được tới trường” đến “xe
đạp cũ”: giọng đọc thể hiện sự hăm hở, nhiệt tình
của nhân vật.
+ Đoạn 3: từ “Mày mò mãi” đến “Các hộ dân”:
giọng đọc thể hiện niềm vui.
+ Đoạn 4: còn lại: giọng đọc thể hiện niềm tự hào.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn - HS luyện đọc.
ở các bài trước.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.
Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.
- Hiểu được nội dung của bài đọc.

280
b. Tổ chức thực hiện.
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH. Cả
lớp đọc thầm theo: - HS đọc CH.
+ Câu 1. Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-
li-am khó khăn như thế nào?
+ Câu 2. Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều
gì trong sách?
+ Câu 3. Những chiếc máy của Uy-li-am đã thay
đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế
nào?
+ Câu 4. Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách
những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?
+ Câu 5. Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ
khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-
am? - HS đọc bài, thảo luận nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo
luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV có thể
chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo luận
nhóm đôi, mảnh ghép, khăn trải bàn,... - HS báo cáo kết quả:
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, GV có thể (1) Gia đình và làng quê của Uy-li-
chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thực hiện am rất nghèo, lại bị hạn hán nặng,
trò chơi phỏng vấn, mảnh ghép, khăn trải bàn,... lâm vào cảnh đói kém.
(2 Uy-li-am đọc được hai cuốn sách
tiếng Anh dạy cách làm ra điện và đã
áp dụng những điều đọc được, máy
mỏ, làm ra máy điện gió.
(3) Chiếc máy điện gió đầu tiên giúp
gia đình Uy-li-am có điện để thắp
281
sáng bốn bóng đèn. Những chiếc máy
tiếp theo giúp gia đình anh và dân
làng có đủ nước tưới cho cánh đồng
và phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
(4) Vì anh đã thay đổi được cả cuộc
sống ở một vùng quê nghèo.
(5) Vì Uy-li-am là một gương sáng về
nhiều mặt cho sinh viên và tuổi trẻ nói
chung: sự ham học, khả năng tự học,
đầu óc sáng tạo và quyết tâm áp dụng
những điều đã học, làm cho cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- HS nhận xét.

- GV mời HS nhận xét sau mỗi câu trả lời và nêu ý - HS lắng nghe, tiếp thu.
kiến của mình.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
Hoạt động 3: Đọc nâng cao
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng
đọc của nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
b. Tổ chức thực hiện
- GV chú ý cho HS cách nghỉ hơi ở những câu dài,
nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng, VD:
+ Cậu bé Uy-li-am/ sống ở một làng quê nghèo/
của châu Phi.
+ Ở đó,/ với vốn tiếng Anh bập bõm/ và sự giúp
282
sức của từ điển, / cậu đọc được hai cuốn sách/
hướng dẫn cách làm ra điện.
+ Chiếc máy điện gió thứ hai/ giúp cậu/ dùng máy
bơm nước/ để cung cấp nước/ tưới cho cánh đồng
ngô,/ thuốc lá của gia đình.
+ Năm 2013,/ Uy-li-am được một tạp chí quốc tế
có uy tín/ đưa vào danh sách/ những người dưới ba
mươi tuổi thay đổi thế giới.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương
những HS học tốt.
- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ - HS lắng nghe, thực hiện.

điểm Kho báu của em.

283
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI


(Kết bài)
(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết hai cách kết bài mở rộng và không mở rộng; viết được đoạn kết bài cho bài
văn tả cây cối.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn về suy nghĩ của bản thân.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự viết được đoạn kết bài phù hợp cho bài văn tả
cây cối..
- Năng lực sáng tạo: dựa vào những điều đã quan sát để viết đoạn văn.
Năng lực văn học:
- Viết được đoạn kết bài có ý nghĩa khái quát và có cảm xúc.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
284
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết học trước, các - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
em đã được học về cách mở bài cho bài văn tả cây
cối. Hôm nay, cô (thầy) sẽ hướng dẫn các em tìm
hiểu hai cách kết bài và viết đoạn kết bài cho bài
văn đó nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kết bài
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được kiến thức về kết bài.
- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng
vào những BT có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc CH1 và đọc bài - HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
văn Sầu riêng trong SGK: Nội dung và số câu
trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác
đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời CH
285
và xếp các đoạn kết bài vào nhóm thích hợp. - HS thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
nhóm. - HS báo cáo kết quả:
+ Đoạn kết của bài văn Sầu riêng có
nhiều câu hơn (4 câu), nêu suy nghĩ,
liên tưởng, cảm xúc của tác giả → Kết
bài mở rộng.
+ Đoạn kết của bài văn Cây si chỉ có 1
cầu nêu lên cảm nghĩ (cảm xúc, suy
nghĩ) của tác giả → Kết bài không mở
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. rộng.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn - HS lắng nghe, tiếp thu.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS ôn lại được cách làm đoạn kết bài cho bài văn
miêu tả cây cối.
- HS viết đoạn văn.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tạo không khí yên tĩnh cho HS làm bài, đồng
thời theo dõi, giải đáp các thắc mắc cho HS, nếu - HS làm bài.
HS có thắc mắc.
- GV mời một số HS đọc đoạn kết bài của các em
trước lớp. - HS đọc đoạn văn trước lớp.
- Sau mỗi đoạn kết bài, GV mời một số HS nhận
xét, góp ý. - HS nhận xét.
- GV nêu nhận xét, giúp HS cả lớp hiểu cách viết
kết bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

286
- GV nhận xét tiết học.
- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh - HS lắng nghe, tiếp thu.
nghiệm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, thực hiện.

287
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc
ở nhà phù hợp với chủ điểm sách và thư viện.
- Lắng nghe bạn kể (đọc), biết ghi chép vắn tắt thắc mắc, nhận xét; phát biểu đánh
giá lời kể (giọng đọc) của bạn.
- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo)..
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: đọc bài thơ, bài văn, bài báo.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết cách nghe, ghi chép, đặt và trả lời CH, trao đổi
cùng các bạn một cách chủ động, tự nhiên, tự tin. .
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện, các câu thơ hay.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện nề nếp tự học, tự đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh

288
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết luyện nói và - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
nghe hôm nay, các em sẽ kể lại một câu chuyện
hoặc đọc lại một bài thơ, bài văn, bài báo mà các
em đã đọc ở nhà về sách và thư viện, về những
người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ
ích học được trong sách vào cuộc sống. Sau đó,
chúng ta sẽ cùng trao đổi về câu chuyện hoặc bài
thơ, bài văn, bài báo mà các em đã kể (đọc) lại và
được nghe bạn kể (đọc) lại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nắm được yêu cầu bài tập.
- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng
vào những BT có liên quan.

289
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu của BT1 và BT2: - HS đọc yêu cầu BT.
+ Câu 1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ,
bài văn, bài bảo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và
ích lợi của sách.
+ Câu 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc
bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào?
Vì sao?
b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó
nói lên điều gì?
- GV mời một số HS cho biết các em sẽ kể chuyện - HS trả lời câu hỏi của GV.
gì (đọc bài thơ, bài văn, bài báo gì), chuyện (bài) đó
nói về ai.
Hoạt động 2: Kể (đọc) và trao đổi.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài và trao đổi trong nhóm, trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Kể (đọc) và trao đổi trong nhóm:
- GV tổ chức cho HS trong đổi trong nhóm đôi (để - HS trao đổi trong nhóm đôi.
đảm bảo HS nào cũng được nói).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi; khuyến khích - HS thực hiện theo hướng dẫn của
các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu GV.
chuyện.
Nhiệm vụ 2: Kể (đọc) và trao đổi trước lớp.
- GV mời một số HS kể (đọc) trước lớp. Cố gắng
sắp xếp để có cả truyện kể, thơ (hoặc văn bản thông
tin, văn bản miêu tả).
290
- GV động viên HS kể, cho phép các em nhìn sách
khi không nhớ một số chi tiết. - HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của người nói, GV.
người nghe trong tiết học như đã hướng dẫn ở các
tiết học trước.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV nhận xét tiết học. GV.
- GV nêu nhận xét về bài viết để cả lớp rút kinh
nghiệm. - HS lắng nghe, thực hiện theo hướng
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới. dẫn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

291
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ĐỌC 4: MỖI LẦN CẦM SÁCH GIÁO KHOA


(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà
HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.
Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc
khoảng 80 - 85 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý
nghĩa của bài: tình cảm yêu mến của bạn nhỏ trong bài thơ với thư viện trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng ý thức quý trọng sách, lòng ham thích đọc sách, ý thức giữ gìn, bảo
quản sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập
1).

292
- Tranh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận
nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Trong gần hai tuần - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
qua, các em đã được học nhiều bài đọc, bài kể
chuyện về sách và thư viện, giới thiệu và thảo luận
với nhau về những câu chuyện, bài thơ, bài văn,
bài báo mà các em đọc ở nhà. Những cuốn sách mà
các em đọc đều rất bổ ích, nhưng gần gũi nhất,
thân thiết nhất với các em là những cuốn SGK.
Hôm nay, chúng ta sẽ được học một bài thơ rất
cảm động về những cuốn sách gần gũi, thân thiết
đó.

293
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện
đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể
hiện cảm xúc của nhân vật.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.
b. Tổ chức thực hiện - HS nghe GV đọc mẫu.
- GV đọc mẫu bài thơ Mỗi lần cầm sách giáo khoa.
Giọng đọc khoan thai, tha thiết, cảm động. Nhấn
giọng, gây ấn tượng ở các từ ngữ rưng rưng, một
thời, mũ rơm, ủ vào, đằm, gieo khao khát, nâng niu,
đầu đời, nên người, nói lời ước mơ..... - HS luyện đọc theo hướng dẫn của
- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn GV.
ở các bài trước, kết hợp giải nghĩa các từ khó trong
bải (hầm kèo, mũ rơm, tiếng gà gáy, bậc tài danh,
bài o, a,...).
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.
Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.
- Hiểu được nội dung của bài đọc.
b. Tổ chức thực hiện. - HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 4 CH trong
SGK. Cả lớp đọc thầm theo:
+ Câu 1. Bài thơ là lời của ai?
+ Câu 2. Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm
gì thời đi học?
294
+ Câu 3. Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của
nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời.
+ Câu 4. Nhân vật trong bài thơ mong muốn điều
gì ở con cháu?
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, suy
nghĩ để trả lời các CH tìm hiểu bài. - HS đọc bài, suy nghĩ trả lời CH.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, có thể sử - HS báo cáo kết quả:
dụng biện pháp phỏng vấn: + Câu 1: Bài thơ là của một người đã
từng đi học. HS có thể nói là của ông,
của bà, của bố,... GV giúp HS hoàn
chỉnh suy nghĩ. VD: Có thể là lời của
ông hoặc của bà. Không phải lời của
bố vì bài thơ là của người đã có cháu:
Mong con cháu được nên người.
+ Câu 2: Nhân vật trong bài thơ nhớ
thời đi học rất gian khổ: đội mũ rơm
đi học, học dưới hầm kèo vì đất nước
có chiến tranh; phải ăn khoai nướng
thay cơm vì đất nước còn nghèo; nhớ
những kỉ niệm rất đẹp như hàng xoan
rắc hoa tím trên đường. Nhân vật
trong bài thơ cũng nhớ đến những
quyển SGK thời đi học.
+ Câu 3: HS có thể nêu các câu thơ
trong bài thơ. GV giúp HS khái quát ý
của mỗi hình ảnh:
 SGK gắn bó với HS: Sách cùng

295
ta đội mũ rơm giữa trời.
 SGK dạy những kiến thức bổ
ích: Bao nhiêu kiến thức ở đời/
Ủ vào trang sách nuôi người
lớn khôn.
 SGK chan chứa tình yêu
thương và những ước mơ đẹp:
Sách đằm lời mẹ ru con/ Gieo
khao khát để vẹn tròn tương
lai.
 SGK giúp HS thành tài: Bậc tài
danh cũng từ bài o, a.
- GV dặn HS học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. + Câu 4: Mong SGK giúp con cháu
Hoạt động 3: Đọc nâng cao nên người.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS lắng nghe, thực hiện.
- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng
đọc của nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những
dòng thơ nối ý với nhau, nhấn giọn từ ngữ quan
trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi - HS thực hiện theo hướng dẫn của
đọc. VD: nghỉ hơi nhanh hơn ở những vị trí đánh GV.
dấu * sau đây:
Mỗi lần cầm sách giáo khoa *
Rưng rưng lại nhớ tuổi hoa đến trường.
Bao nhiêu kiến thức ở đời *

296
Ủ vào trang sách nuôi người lớn khôn.
Sách đằm lời mẹ ru con *
Gieo khao khát để vẹn tròn tương lai.
Tuổi thơ ấu đã lùi xa *
Càng nâng niu sách giáo khoa đầu đời.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương
những HS học tốt.
- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ
điểm Kho báu của em. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

297
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁCH VÀ THƯ VIỆN


(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được một số sách đã đọc theo đúng loại sách; xếp được các từ ngữ đã cho vào
nhóm thích hợp; viết được đoạn văn kể chuyện đến thư viện đọc sách hoặc mượn
sách, trong đoạn văn sử dụng được các từ ngữ phù hợp về thư viện và hoạt động ở
thư viện.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để làm BT1,
BT2.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập, viết được đọan
văn với các từ về thư viện và hoạt động thư viện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu sách và thư viện. Biết quý trọng sách, có ý thức sử dụng thư
viện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).

298
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng
bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Trong gần hai tuần - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
qua, các em đã được đọc và nghe nhiều câu
chuyện, bài thơ về sách và thư viện. Hôm nay,
chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các từ ngữ liên quan
đến đề tài này. Qua bài học, các em sẽ được mở
rộng vốn từ, vốn hiểu biết và thêm quý trọng sách,
có ý thức sử dụng thư viện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kể tên 1 quyển sách đã đọc.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS kể tên quyển sách đã đọc.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 HS đọc BT1, cả lớp đọc thầm theo: Kể - HS đọc yêu cầu BT.
tên một số quyển sách em đã đọc:
a) Truyện
b) Thơ
c) Sách giáo khoa
d) Sách phổ biến kiến thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi,
299
HS làm BT vào VBT hoặc phiếu BT.
- GV mời một số HS trả lời các câu hỏi trước lớp, - HS thảo luận nhóm đôi.
các HS khác nhận xét, góp ý (nếu có).
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), giúp HS nêu đáp án - HS trả lời các câu hỏi.
đúng.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
Nhiệm vụ 2: Xếp từ ngữ vào nhóm thích hợp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS sắp xếp được từ ngữ vào nhóm thích hợp
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 – 2 HS đọc BT2, cả lớp đọc theo: Xếp
các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: hay, thú vị,
đọc sách, mượn sách, trưng bày sách, giới thiệu - HS đọc yêu cầu BT.
sách, hấp dẫn, bảo quản sách, phân loại sách, trả
sách, bổ ích, cho mượn sách
+ Hoạt động của thư viện
+ Hoạt động của em
+ Nhận xét của em về sách ở thư viện
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi,
HS làm BT vào VBT hoặc phiếu BT.
- GV mời một vài HS trả lời các CH trước lớp. Các - HS thảo luận nhóm.
HS khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nêu đáp án đúng: - HS trả lời các CH.
+ Hoạt động của thư viện: trưng bày sách, giới
thiệu sách, bảo quản sách, phân loại sách, cho - HS lắng nghe, tiếp thu.
mượn sách.
+ Hoạt động của em ở thư viện: đọc sách, mượn
sách, trả sách.
300
+ Nhận xét của em về sách: hay, thú vị, hấp dẫn,
bổ ích.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS thực hiện viết đoạn văn.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT3, cả lớp đọc thầm
theo: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện
em đến đọc sách (hoặc muộn sách, trả sách) ở thư
viện. - HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao nhiệm vụ cho viết đoạn văn vào VBT
hoặc phiếu BT (làm việc độc lập).
- GV mời một vài HS trình bày đoạn văn trước lớp,
các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu - HS làm BT.
có).
- GV nhận xét, đánh giá, sửa lỗi (nếu có) và giúp - HS trình bày đoạn văn trước lớp.
HS hoàn chỉnh đoạn văn.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương
những HS học tốt.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo: - HS lắng nghe, tiếp thu.
Ngày hội đọc sách.
- HS lắng nghe, thực hiện.

301
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH


(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết thuyết trình và trả lời các CH của người tham quan về các sản phẩm và gian
sách của tổ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết thuyết trình và trả lời các CH của người tham
quan sách.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện các HĐ kể chuyện, đọc thơ, biểu
diễn văn nghệ trong ngày hội sách.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tổ chức ngày hội đọc sách.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu sách, ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
302
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng
Việt.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm
quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn các HS từ tuần trước để thực hiện - HS thực hiện theo hướng dẫn của
HĐ “ Ngày hội đọc sách”. GV.
- GV nên thực hiện tiết học này ở ngoài lớp học, kết
hợp với tiết Hoạt động trải nghiệm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC GV.
Hoạt động 1: Trưng bày gian sách, bàn sách của
tổ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Tổ chức trưng bày trước lớp tủ sách của tổ mình.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS mỗi tổ trưng bày ở một bàn:
+ Những quyển sách từ tủ sách của HS trong tổ. - HS thực hiện theo hướng dẫn của
+ Các bài viết của HS trong tổ từ đầu băn học (bài GV.
tập làm văn, bài thơ, nhật kí,...) đóng thành quyển
sách.
Hoạt động 2: Thuyết trình, tổ chức các hoạt
động phối hợp

303
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS thuyết trình trước lớp về gian sách.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho các tổ cử người thuyết trình về
gian sách (bàn sách) của tổ mình; trả lời các CH
của các bạn, thầy cô và phụ huynh HS đến quan
quan. - HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV tổ chức cho HS trong tổ chủ động phân công GV.
nhau kể chuyện, đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ
tại gian sách của tổ mình. Nếu không gian trưng - HS thực hiện theo hướng dẫn của
bày hẹp, các gian sách ở quá gần nhau thì các tổ GV.
thỏa thuận luân phiên nhau biểu diễn.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nếu có các GV trong trường và phụ huynh HS
tham dự, GV mời một thầy cô hoặc phụ huynh HS
phát biểu động viên HS trong lớp.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương - HS lắng nghe, tiếp thu.
những HS, nhóm HS hoàn thành tốt BT.
- GV nhắc HS thực hiện tự đánh giá ở nhà (trang 61 - HS lắng nghe, tiếp thu.
- 62, SGK).

- HS lắng nghe, thực hiện.

TỰ ĐÁNH GIÁ
(GV hướng dẫn HS tự đánh giá ở nhà)

- GV hướng cho HS làm bài tập ở mục A vào VBT, sau đó tự nhận xét (mục B):

304
+ Câu 1. Bạn nhỏ cần tìm loại truyện cổ tích nào? Tìm ý đúng:
a. Truyện về tài trí và sức khoẻ của con người.
b. Truyện về nguồn gốc của các con vật.
c. Truyện về nguồn gốc của các đồ vật.
d. Truyện về đất nước Việt Nam.
+ Câu 2. Bạn nhỏ tìm truyện trong sách bằng cách nào? Tìm ý đúng.
a. Đọc tên truyện ở tùng trang sách.
b. Đọc từng truyền trong sách
c. Đọc mục lục sách
d. Nhờ mẹ tìm giúp.
+ Câu 3. Dấu ngoặc kép trong câu chuyện trên được dùng làm gi? Tìm các ý đúng.
a. Dùng để đánh dấu tên sách.
b. Dùng để đánh dấu tên mục trong sách.
c. Dùng để đánh dấu số thứ tự của trang sách.
d. Dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.
+ Câu 4. Chọn 1 trong 2 để sau:
a. Viết lại đoạn mở bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.
b. Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.
- GV gợi ý đáp án:
+ Câu 1 (1 điểm): Ý d đúng.
+ Câu 2 (2 điểm): Ý c đúng.
+ Câu 3 (2 điểm): Các ý a, b, d đúng.
+ Câu 4 (5 điểm): HS tự làm.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét: GV hướng dẫn HS tự cho điểm, sau đó tự nhận xét:
+ Em đạt yêu cầu ở mức nào (giỏi, khá, trung bình hay chưa đạt)?
Gợi ý:
a) Giỏi: từ 9 đến 10 điểm.
b) Khá: từ 7 đến 8 điểm.
305
c) Trung bình: từ 5 đến 6 điểm.
d) Chưa đạt: dưới 5 điểm.
+ Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
 Kĩ năng đọc hiểu.
 Kiến thức về dấu ngoặc kép.
 Kĩ năng viết: dùng từ, viết câu, viết đoạn văn.
+ Em cần làm gì để có kiến thức, kĩ năng tốt hơn?

306
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I


TIẾT 1

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm trôi
chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học
thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
Năng lực văn học:
- Tự đọc (đọc thầm) đoạn văn Vườn rau trong nhà. Hiểu nội dung của đoạn văn:
giới thiệu cách trồng rau đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
- Ôn luyện về danh từ. HS biết tìm các danh từ trong đoạn văn.
- Ôn luyện về dấu gạch ngang. HS nhận biết tác dụng của dấu gạch ngang trong
câu.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
307
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (hoặc in sẵn đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc
hiểu; phiếu viết yêu cầu đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc
lòng). Có thể chọn văn bản đọc trong SGK Tiếng Việt 4, tập một hoặc văn bản
ngoài SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YCCĐ của tiết 1. - HS lắng nghe, chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành
tiếng, học thuộc lòng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong
học kì 1.
- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80
tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa
các cụm từ. - HS thực hiện theo hướng dẫn của
GV.

308
b. Cách tiến hành
- GV kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài
tập đọc có độ dài khoảng 75 – 80 tiếng trong các
văn bản đã học ở học kì I hoặc văn bản ngoài - HS thực hiện kiểm tra.
SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 75 – 80
tiếng / phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu,
giữa các cụm từ. - HS thực hiện theo hướng dẫn.

- GV kiểm tra học thuộc lòng các khổ thơ hoặc


bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì I: Tuổi
Ngựa, Lên rẫy, Cau, Mỗi lần cầm sách giáo
- HS thực hiện kiểm tra.
khoa.
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời
gian hợp lí để mỗi giờ kiểm tra được một số HS.
Trong tiết 1, đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng,
học thuộc lòng của khoảng 20% số HS trong lớp.
- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:
+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc
hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu.
+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải
đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.
+ GV nhận xét, chấm điểm theo hướng dẫn tại
các văn bản chỉ đạo hiện hành. Những HS đọc
chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
- HS làm việc độc lập.
Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sắp xếp
được các tên riêng theo thứ tự trong bảng chữ cái.

309
b. Cách tiến hành
- Làm việc độc lập:
+ Trong khi chờ đến lượt kiểm tra đọc thành tiếng - HS báo cáo kết quả.
và học thuộc lòng, mỗi HS tự đọc thầm đoạn văn
Vườn rau trong nhà và làm và VBT các BT trong
SGK. - HS đọc bài.

- Báo cáo kết quả làm BT: Kết thúc HĐ kiểm tra
đọc thành tiếng và học thuộc lòng, GV hướng dẫn - HS báo cáo kết quả BT.
HS chữa BT:
+ GV mời một vài HS đọc nối tiếp đoạn văn
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Vườn rau trong nhà (1 lượt).
+ GV mời một vài HS báo cáo kết quả làm BT.
Có thể tổ chức thi giữa các tổ hoặc các nhóm, các
bàn, nếu có thời gian; viết đoạn văn.
- GV gợi ý đáp án:
+ Câu 1: Các danh từ trong bài đọc:
a. Chỉ các loại rau: hành, tỏi, cải thìa, cần tây,
rau mùi.
b. Chỉ các bộ phận của cây rau: gốc, rễ, chồi.
c. Chỉ các vật có thể dùng để trồng rau: li, bình,
vỏ hộp, chậu.
+ Câu 2: Tác giả của dấu gạch ngang: đánh dấu
các ý trong một đoạn liệt kê.
+ Câu 3: HS đọc đoạn văn đã viết, xác định ít - HS lắng nghe, tiếp thu.
nhất 1 danh từ trong đoạn văn đó. Các HS khác - HS lắng nghe, thực hiện.
và GV nhận xét.

310
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa
đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

311
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 2

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc trôi
chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học
thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
Năng lực văn học:
- Đọc hiểu đoạn văn Làng lụa Vạn Phúc. HS đọc trôi chảy, hiểu nội dung bài
đọc. Hiểu ý nghĩa của đoạn văn: giới thiệu làng lụa Vạn Phúc, một làng nghề
truyền thống ở miền Bắc Việt Nam.
- Ôn luyện về danh từ riêng. HS biết tìm các danh từ riêng trong đoạn văn, biết
viết hoa các danh từ riêng trong câu.
- Ôn luyện về từ Hán Việt. HS nhận biết nghĩa của một số từ Hán Việt..
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4(tập 1).
312
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (hoặc in sẵn đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc
hiểu; phiếu viết yêu cầu đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc
lòng). Có thể chọn văn bản đọc trong SGK Tiếng Việt 4, tập một hoặc văn bản
ngoài SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YCCĐ của tiết 2. - HS lắng nghe, chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài, đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện theo hướng dẫn.
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời
gian hợp lí để mỗi giờ kiểm tra được 20% số HS
trong lớp. ( Cách kiểm tra như đã hướng dẫn ở
tiết 1). - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét, chấm điểm theo hướng dẫn tại các


313
văn bản chỉ đạo hiện hành. Những HS đọc chưa
đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài, học thuộc lòng và làm BT và VBT.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
b. Cách tiến hành
- Nhiệm vụ 1: Làm việc độc lập:
- HS đọc bài.
+ Trong khi chờ đến lượt kiểm tra đọc thành tiếng
và học thuộc lòng, mỗi HS tự đọc thầm đoạn văn
Làng lụa Vạn Phúc và làm vào VBT các BT trong
SGK.
- Nhiệm vụ 2: Báo cáo kết quả làm BT.
- HS chữa bài.
+ Kết thúc HĐ kiểm tra đọc thành tiếng và học
thuộc lòng, GV hướng dẫn HS chữa BT:
 GV mời một vài HS đọc nối tiếp đoạn văn
Làng lụa Vạn Phúc (1 lượt).
 GV mời một vài HS báo cáo kết quả làm
BT. Có thể tổ chức thi giữa các tổ hoặc các
nhóm, các bàn, nếu có thời gian.
+ GV gợi ý đáp án: - HS lắng nghe, tiếp thu.
 Câu 1: Các danh từ riêng trong đoạn văn:
Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Nhuệ,
Nguyễn.
 Câu 2: Ghép từ ở bên A với nghĩa phù hợp
ở bên B: a – 4; b – 1; c – 2; d – 3.

314
 Câu 3: Chép lại câu, viết hoa các danh từ
riêng: Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm
Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên,
thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe, tiếp thu.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa - HS lắng nghe, thực hiện.
đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

315
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 3

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc trôi
chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học
thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
Năng lực văn học:
- Ôn luyện về dấu ngoặc kép. HS nhận biết các dấu ngoặc kép trong đoạn văn,
hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, biết sử dụng dấu ngoặc kép khi viết
đoạn văn.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (hoặc in sẵn đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc
hiểu; phiếu viết YC đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).

316
Có thể chọn văn bản đọc trong SGK Tiếng Việt 4, tập một hoặc văn bản ngoài
SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YCCĐ của tiết 3. - HS lắng nghe, chuẩn bị
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài, đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện theo hướng dẫn.
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời
gian hợp lí để mỗi giờ kiểm tra được 20% số HS
trong lớp. ( Cách kiểm tra như đã hướng dẫn ở
tiết 1). - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV nhận xét, chấm điểm theo hướng dẫn tại các


văn bản chỉ đạo hiện hành. Những HS đọc chưa

317
đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS tiến hành làm việc độc lập.
- HS báo cáo kết quả trước lớp.
b. Cách tiến hành
- Nhiệm vụ 1: Làm việc độc lập: - HS thực hiện theo hướng dẫn.

+ Trong khi chờ đến lượt kiểm tra đọc thành tiếng
và học thuộc lòng, mỗi HS tự đọc thầm đoạn văn
trong tiết 3 trang 65 (SGK Tiếng Việt 4, tập một),
làm vào VBT các BT trong SGK.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Nhiệm vụ 2: Báo cáo kết quả làm BT.
+ Kết thúc HĐ kiểm tra đọc thành tiếng và học
thuộc lòng, GV hướng dẫn HS chữa BT:
 GV mời một vài HS đọc nối tiếp đoạn văn.
 GV mời một vài HS báo cáo kết quả làm
BT. Có thể tổ chức thi giữa các tổ hoặc các
nhóm, các bàn, nếu có thời gian. - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ GV gợi ý đáp án:
 Câu 1: Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn:
“Những mảnh ghép cảm xúc”; “Chú
khủng long tốt bụng”..
 Câu 2: Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn
trên được dùng để đánh dấu tên các bộ
phim.
 Câu 3: HS tự viết một đoạn văn ngắn kể về

318
những bộ phim hoạt hình đã xem, trong đó
có sử dụng dấu ngoặc kép.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe, thực hiện.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa


đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

319
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 4

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc trôi
chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học
thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
- Nghe viết đúng chính tả Nhà bác học Lê Qúy Đôn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (hoặc in sẵn đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc
hiểu; phiếu viết YC đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).
Có thể chọn văn bản đọc trong SGK Tiếng Việt 4, tập một hoặc văn bản ngoài
SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
320
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YCCĐ của tiết 4. - HS lắng nghe, chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài, đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời GV.
gian hợp lí để mỗi giờ kiểm tra được 20% số HS
trong lớp. ( Cách kiểm tra như đã hướng dẫn ở
tiết 1). - HS thực hiện theo hướng dẫn của

- GV nhận xét, chấm điểm theo hướng dẫn tại các GV.
văn bản chỉ đạo hiện hành. Những HS đọc chưa
đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS tiến hành làm bài nghe – viết.
- HS nghe GV đọc mẫu.

321
b. Cách tiến hành
- GV đọc mẫu bài chính tả Nhà bác học Lê Qúy
Đôn. - HS tập viết.
- GV tổ chức cho HS tập viết vào giấy nháp một
số từ mà HS địa phương dễ viết sai, VD: nổi
tiếng, lí thuyết, nước ta,... (MB), từ nhỏ, để lại, bộ
sách, Mỹ, vũ trục,... (MT, MN). - HS viết bài.

- GV đọc, HS viết vào vở luyện viết hoặc vở ô li:


GV đọc mỗi câu hoặc cụm từ 2 lần; đọc lại toàn
- HS lắng nghe, tiếp thu.
bài lần cuối để HS rà soát lỗi
- GV chiếu một bài lên màn hình để HS rút kinh
nghiệm, nếu có thời gian.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa
đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

322
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 5

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc trôi
chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học
thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
- Nghe và kể lại câu chuyện Cậu bé trung thực. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:
nên sống trung thực, thẳng thắn và tôn trọng luật lệ chung.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc (hoặc in sẵn đoạn văn cần đọc) và 1 CH đọc
hiểu; phiếu viết YC đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).
Có thể chọn văn bản đọc trong SGK Tiếng Việt 4, tập một hoặc văn bản ngoài
SGK.
b. Đối với học sinh
323
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YCCĐ của tiết 5. - HS lắng nghe, chuẩn bị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đọc hiểu và luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS đọc bài, đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
b. Cách tiến hành - HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời GV.
gian hợp lí để mỗi giờ kiểm tra được 20% số HS
trong lớp. (Cách kiểm tra như đã hướng dẫn ở tiết
1). - HS thực hiện theo hướng dẫn của

- GV nhận xét, chấm điểm theo hướng dẫn tại các GV.
văn bản chỉ đạo hiện hành. Những HS đọc chưa
đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
Hoạt động 2: Kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS tiến hành kể chuyện trong nhóm và trước
324
lớp.
b. Cách tiến hành
Nhiệm vụ 1: Nghe và kể chuyện trong nhóm - HS nghe GV kể chuyện.
- GV kể cho HS nghe hoặc xem video (ba lần). - HS thực hiện theo hướng dẫn của

- GV tổ chức cho HS dựa vào tranh minh họa và GV.


gợi ý, kể lại câu chuyện trong nhóm:

a) Nhà vua gặp cậu bé ở đâu? Cậu bé đang làm


gì?
b) Vua khuyên cậu bé làm gì? Cậu bé trả lời thế
nào?
c) Khi nghe nhà vua than thở củi khô bị bỏ phí,
cậu bé đã nói gì?
d) Khi cậu bé được đưa vào hoàng cung, vua
khen cậu bé thế nào?
e) Nhà vua đã thay đổi lệnh cấm của mình như
- HS lắng nghe, tiếp thu.
thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp.
GV.
- GV mời HS xung phong kể chuyện trước lớp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
- GV có thể áp dụng một số biện pháp kĩ thuật để

325
giờ kể chuyện sinh động, VD: thi kể chuyện giữa GV.
các tổ, trò chơi Ô cửa bí mật,...
* Câu chuyện tham khảo:
Cậu bé trung thực
Một vị vua cải trang đi tìm hiểu đời sống của
thần dân. Ngày nọ, ngài tới một vùng quê. Thấy
một cậu bé đang nhặt củi, ngài tới gần cậu, hỏi:
- Sao cháu không tới khu rừng trên sườn đồi
kia? Ở đó có rất nhiều củi.
Cậu bé lắc đầu:
- Không được đâu ạ. Đó là khu rừng cấm của
nhà vua.
- Nhưng bây giờ trong rừng không có ai. Sẽ
không ai thấy cháu đâu.
- Nhưng cháu nhặt củi ở đây cũng được mà. -
Cậu bé hờ hững đáp.
- Củi khô rất nhiều mà lại bỏ phí! - Nhà vua
than thở.
- Đúng vậy ạ. Luật lệ không công bằng.
Nhưng mà cháu sẽ phạm luật nếu lấy củi ở đó.
Nói rồi, cậu bé ôm đống củi ít ỏi trở về nhà.
Hôm sau, nhà vua ra lệnh cho sứ giả đưa cả
gia đình cậu bé vào hoàng cung. Cậu bé vừa
ngước nhìn lên người đang ngồi trên chiếc ngai
vàng lộng lẫy, đã thốt lên. - Ô, ông đã xui cháu
lên vào khu rừng cấm!
- Đúng vậy. Nhưng cháu đã không lấy tài sản
326
của người khác. Cha mẹ cháu xứng đáng được
thưởng vì đã nuôi dạy cháu rất tốt.
Nói rồi, ngài ban tặng vàng bạc cho bố mẹ
cậu bé và phán tiếp:
- Cháu nói đúng, luật cấm dân vào nhặt củi
trong khu rừng của ta là không công bằng. Vậy
nên từ nay, mọi người đều được phép ra vào khu
rừng đó. Ta chỉ cấm chặt cây thôi.
Truyện dân gian Mê-hi-cô
Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS tiến hành kể chuyện trong nhóm và trước
lớp.
- Tao đổi với nhau về câu chuyện.
- HS trả lời câu hỏi.
b. Cách tiến hành
- GV mời HS xung phong trả lời các CH. GV có
thể áp dụng một số biện pháp kĩ thuật để giờ kể
chuyện sinh động, VD: thi kể chuyện giữa các tổ,
trò chơi Ô cửa bí mật:
a) Cậu bé là người như thế nào?
b) Những chi tiết nào thể hiện tính cách tốt đẹp
của cậu bé?
c) Việc làm của cậu bé đã ảnh hưởng tới nhân
vua như thế nào?
d) Qua câu chuyện, em rút ra được điều gì? - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

327
a) Cậu bé là người trung thực và thẳng thắn.
b) Khi nhà vua khuyên cậu bé tới khu rừng cấm
để nhặt củi, cậu dứt khoát từ chối vì cho đó là
phạm luật. Cậu cũng thẳng thắn nhận xét rằng
luật lệ không công bằng.
c) Nhà vua thừa nhận lệnh cấm của mình không
công bằng và tuyên bố thay đổi luật lệ cho công
bằng hơn.
d) Qua câu chuyện, em hiểu được rằng trong mọi
tình huống, cần phải trung thực, tôn trọng luật lệ
chung và thẳng thắn góp ý nếu luật lệ chưa hợp
- HS lắng nghe, tiếp thu.
lí.
- HS lắng nghe, thực hiện.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa
đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào buổi sau.

328
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 6
(Luyện tập chuẩn bị đánh giá kĩ năng đọc hiểu)

* GV bố trí thời gian cho HS làm thử đề trong SGK ở lớp hoặc hướng dẫn HS làm thử
ở nhà.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt. HS hiểu bài đọc, trả lời được
các CH.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc
lập.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- VBT in đề luyện tập hoặc phiếu phô tô để đủ phát cho từng HS.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.

329
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết này, các em sẽ - HS lắng nghe, chuẩn bị.
luyện tập để chuẩn bị cho bài đánh giá kĩ năng
đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và
kiến thức tiếng Việt.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Thể hiện được năng lực đọc hiểu và kiến thức
tiếng Việt của mình.
- HS nêu yêu cầu BT.
b. Cách tiến hành
- GV nêu YC của BT, đề nghị HS đọc thầm đoạn
văn Đi làm nương, đánh dấu  vào ô đúng/ sai
(trong VBT hoặc phiếu) ở BT 1, 2, sau đó làm các
BT khác.
* Nhắc HS: Lúc đầu dùng tạm bút chì để đánh
dấu, Làm xong, kiêm tra, rà soát lại kết quả mới
đánh dấu chính thức bằng bút mực.
- HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài, cuối tiết học GV
chiếu lên bảng bài của 1 – 2 HS để nhận xét.
330
- GV đánh giá, chốt đáp án: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Câu 1: Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài đọc cho
biết mọi người trong làng đều đi làm nương?
TỪ NGỮ, HÌNH ẢNH ĐÚNG SAI
a. Cả làng đều đi làm nương 
b. Trên nương, mỗi người một 
việc.
c. Trên sàn, dưới đất mọi nhà 
đều vắng tanh.
d. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc 
và nông cụ trên lưng.
+ Câu 2: Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy
cảnh làm nương diễn ra ở miền núi.
CHI TIẾT ĐÚNG SAI
a. Nương xa, nhiều người đi lên 
tận ngọn núi.
b. Người lớn đánh trâu ra cày. 
c. Mấy chú bé tìm chỗ bắc bếp 
thổi cơm ở ven suối.
d. Các bà mẹ cúi lom khom tra 
ngô.
+ Câu 3: Trên nương, mỗi người làm gì? Hoàn
thành bảng sau:
NGƯỜI VIỆC
Cụ già Nhặt cỏ, dốt lá
Người lớn Đánh trâu ra cày
Bà mẹ Tra ngô

331
Trẻ em Tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm
Em bé Ngủ trên lưng mẹ
+ Câu 4: Tìm danh từ trong các câu
Đáp án: nương, người, việc, người lớn, trêu, cụ
già, cỏ, lá.
+ Câu 5: Qua câu cuối bài đọc, chúng ta thấy được
điều gì?
Ý đúng: b: Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mọi
người trong gia đình, làng xóm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV dặn HS chuẩn bị bài kiểm tra viết. - HS lắng nghe, thực hiện.

332
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

TIẾT 7
(Luyện tập chuẩn bị đánh giá kĩ năng viết)

* GV bố trí thời gian cho HS làm thử đề trong SGK ở lớp hoặc hướng dẫn HS làm thử
ở nhà.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đánh giá kĩ năng viết. HS viết được đơn xin nghỉ buổi sinh hoạt ngoại khóa vì lí
do sức khỏe hoặc đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy – li – am trong
câu chuyện “Người thu gió” đã học ở Bài 4; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).
- VBT in đề luyện tập hoặc phiếu phô tô để đủ phát cho từng HS.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).

333
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và
từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết này, các em sẽ - HS lắng nghe, chuẩn bị.
luyện tập để chuẩn bị cho bài đánh giá kĩ năng
viết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
- HS lắng nghe, tiếp thu.
THỨC
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng viết
GV.
- GV nêu YCCĐ của tiết học.
- GV tổ chức cho HS tự chọn đề và làm bài. Cuối
tiết học, GV chiếu lên bảng bài làm của 1 – 2 HS để
nhận xét, rút kinh nghiệm.

RA ĐỀ ĐÁNH GIÁ
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU – VIẾT GIỮA HỌC KÌ I
GV, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương tham khảo cách ra đề
Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và viết trong SGK để ra đề đánh giá giữa học kì I cho HS
theo văn bản hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Thời gian làm bài khoảng 2 tiết
(không kể thời gian phát đề).

334

You might also like