You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG SƯ PHẠM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


BÀI TẬP ĐỌC: ĐÓN EM

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Xuân Mai


MSSV: 215714020210081
Lớp: Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt_LT02_TH02
Giảng viên hướng dẫn: Chu Thị Thủy An

NGHỆ AN, 2023


Môn học/ Hoạt động giáo dục: Tiếng Việt; Lớp: 2
Tên bài học: Bài đọc: Đón em; Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: ngày .... tháng .... năm......... (hoặc từ ...../..../ ...... đến ..../..../.......)

I. Yêu cầu cần đạt


1. Phát triển các năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc trôi chảy truyện. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh điệu dễ sai, ngắt nghỉ đúng
theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút. Phát triển khả năng đọc thầm.
- Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung liên quan đến câu
chuyện. Hiểu được tình cảm giữa hai anh em Dũng và bé Lan. Biết nói lời an ủi người khác. Biết
nói lời an ủi người khác.
1.2. Năng lực văn học
- Nhận biết được nội dung câu chuyện: Dũng đi đón em muộn nhưng em vẫn chơi ngoan và
đợi anh, Dũng cõng bé Lan về nhà, bé Lan hát líu lo suốt quãng đường khiến Dũng thấy vui hơn
hẳn mọi ngày. Cảm nhận được sự yêu thương mà Dũng dành cho em và tình cảm yêu quý của bé
Lan dành cho Dũng.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- NL giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi và thảo luận cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
- NL tự chủ và tự học: trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu, khơi gợi sự sáng tạo trong vận dụng
nội dung đã học vào thực tế
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: tình yêu thương dành cho anh chị trong gia đình; quan tâm hỗ
trợ bạn học khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK Tiếng Việt 2 tập 1, Sách bài tập
- Powerpoint bài giảng
- Powerpoint trò chơi “Chú ong chăm chỉ”
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV HS
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích của hoạt động
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới
- Khơi gợi sự hứng thú trước khi bước vào bài mới
2. Đồ dùng dạy học
- Powerpoint trò chơi: Chú ong chăm chỉ
- SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều
3. Các hoạt động chính
3.1. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi: “Chú ong chăm chỉ”
- Giới thiệu trò chơi: Trước khi bước vào bài học mới, cô - HS lắng nghe
muốn kiểm tra bài cũ các con thông qua một trò chơi, trò
chơi mang tên “Chú ong chăm chỉ”
- Chiếu tên trò chơi trên máy chiếu
- Phổ biến luật chơi: Trên bảng cô có 4 bông hoa, mỗi bông
hoa sẽ chứa 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc “Để lại cho
em”. Nhiệm vụ của các con là hãy chọn một bông hoa và
trả lời đúng câu hỏi hiện lên, nếu các con trả lời đúng các
con sẽ giúp bạn ong tìm được được 1 bông hoa, nếu các con
trả lời sai các con sẽ không thể giúp bạn ong tìm được bông
hoa. Các con đã rõ luật chơi chưa?
- Bắt đầu trò chơi: Bạn nào muốn giúp bạn ong nào? - HS chơi trò chơi
- Kết thúc trò chơi
- Kết quả trò chơi:
+ Ở tuần 16, các em đã được học về chủ đề gì? - Anh em
thuận hòa
+ Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng ? - Dép đỏ, mũ
len, đôi tất, áo.
+ Chị còn để lại cho em điều gì tốt đẹp? - “Cái ngoan”
+ Bộ phận in đậm trong câu: “Đôi dép chị để lại cho em rất
đẹp” trả lời cho câu hỏi nào? - Câu hỏi thế nào?
- Nhận xét tinh thần và thái độ bài cũ của HS
3.2. Giới thiệu bài mới
- Chiếu hình ảnh Dũng cõng em Lan trong SGK trang 131
- Đặt câu hỏi: Các con hãy quan sát bức tranh trên và cho
cô biết: Bức tranh trên vẽ gì nào? Nét mặt của các bạn - Quan sát
trong bức tranh như thế nào? - Trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ
- Nhận xét và nhắc lại: Bức tranh trên vẽ anh trai đang anh trai đang cõng em gái. Hai
cõng em gái trên lưng, nét mặt của hai anh em đang rất là bạn đang rất vui
vui vẻ.
- Giới thiệu bài mới: Vậy để biết được chuyện gì đã xảy ra
với hai anh em và nội dung của câu chuyện này là gì, thì
chúng ta cùng bước vào bài đọc “Đón em”.

Hoạt động 2: Khám phá


1. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu
câu, giữa các cụm từ dài.
- Hiểu nội dung văn bản: Câu chuyện về hai anh em Dũng
và bé Lan; ý nghĩa: tình yêu thương của Dũng dành cho bé
Lan và sự yêu quý của bé Lan dành cho anh trai mình
2. Đồ dùng dạy học
- Powerpoint trình chiếu từ ngữ khó, câu khó
3. Hoạt động chính
3.1. Đọc thành tiếng
- Yêu cầu mở bài đọc 2, SGK trang 130. - Mở SGK
- Đọc mẫu: GV đọc mẫu - Nghe GV đọc mẫu và đọc thầm
* Luyện đọc câu: theo
- Lưu ý từ, câu khó đọc:
+ Ghi những từ: thút thít, rơm rớm, xuýt xoa lên bảng
+ Đọc đúng các từ chứa thanh ngã trong các câu: Dũng nghĩ
là bố mẹ đi làm về sớm, đã đón em; Bác bảo vệ dẫn Dũng
đến chỗ trông những em nhỏ chưa có người đón; Dũng
cõng em gái về nhà.
- Mời 1-2 HS đọc từ khó; mời 2 - 3 nhóm HS cùng bàn đọc - HS đọc
đồng thanh các câu có từ chứa thanh ngã.
- Mời 1 dãy đọc nối tiếp từng câu.
* Luyện đọc đoạn
- Đặt câu hỏi: Bạn nào có thể cho cô biết bài đọc trên được - HS trả lời: Bài đọc được chia
chia làm mấy đoạn? làm 4 đoạn
- GV nhận xét
- GV chiếu cách ngắt nghỉ từng đoạn
- Mời HS đọc từng đoạn mà GV chiếu - HS nhìn lên bảng và đọc
- Hướng dẫn tốc độ đọc + 1 HS đọc đoạn 1
+ Đọc với tốc độ nhanh hơn ở các câu chỉ sự vội vàng, lo + 2 HS đọc đoạn 2
lắng của Dũng: Dũng vội vàng chạy sang trường đón em + 2 HS đọc đoạn 3
gái; Dũng lo lắng quay trở lại trường mầm non. + 1 HS đọc đoạn 4
- Mời HS đọc nối tiếp từng đoạn sau khi GV đã hướng dẫn - HS nhìn sách đọc
* Luyện đọc nhóm
- Phân chia nhiệm vụ luyện đọc theo nhóm 4 - Làm việc nhóm.
- Luyện đọc nhóm trong vòng 4 phút
* Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm cử đại diện đọc tốt nhất để thi đọc - Cử đại diện đọc
- HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất - HS nhận xét
- GV nhận xét - GV nhận xét
- Gọi HS tốt đọc toàn bài - HS tốt đọc toàn bài
3.2. Đọc hiểu
- GV mời lần lượt 4 HS đọc yêu cầu
Câu 1. Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng làm gì? - HS trình bày câu trả lời
Câu 2. Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và đoạn 3 cho thấy
Dũng rất thương em?
Câu 3. Vì sao trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu - HS trả lời
lo?
Câu 4. Theo em, Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì điều gì?
Chọn ý em thích: - HS trả lời
a) Vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến.
b) Vì Dũng thấy em gái vui hơn hẳn mọi ngày.
c) Vì Dũng đã đón được em gái ở trường.

- Gọi HS trình bày câu trả lời của 4 câu hỏi


- GV Nhận xét và trình bày lại câu trả lời
- GV đặt ra câu hỏi: Trong bài đọc trên, em thích nhất đoạn
nào? Vì sao?
- GV mời HS trình bày
- GV đặt câu hỏi: Bạn nào cho cô nội dung của bài đọc
trên?
- GV trình bày lại nội dung bài đọc: Câu chuyện về hai anh
em Dũng và bé Lan; ý nghĩa: tình yêu thương của Dũng
dành cho bé Lan và sự yêu quý của bé Lan dành cho anh
trai mình
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong
văn bản: Nhận xét nhân vật Dũng qua các từ ngữ cho sẵn.
- Biết nói lời an ủi người khác.
2. Đồ dùng dạy học
- Sách BT
3. Hoạt động chính
- GV mời 2 HS đọc lần lượt yêu cầu của 2 bài tập phần - HS đọc lần lượt
Luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT vào - Hoạt động cá nhân
VBT. - HS trình bày
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, gợi ý đáp án:
+ BT 1: Các từ ngữ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa
thương, vui cho thấy Dũng là người anh rất yêu thương,
quan tâm em.
+ BT 2: Lúc bé Lan “rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy
anh”, Dũng sẽ nói lời an ủi em:
Anh xin lỗi. Bây giờ chúng mình về nhà nhé!

Hoạt động 4: Đọc củng cố


- GV đọc mẫu - HS lắng nghe
- Gọi 1 - 2 HS đọc yếu - HS đọc
- Gọi HS đọc tốt đọc lại toàn bài
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Đặt câu hỏi cho HS nhắc lại nội dung bài đọc - HS lắng nghe
- Hướng dẫn HS vận dụng: đọc bài trên cho anh chị em
trong gia đình nghe
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS đọc trước bài mới

You might also like