You are on page 1of 7

Trường: Tiểu học Dịch Vọng A Thứ… ngày… tháng… năm…

Lớp: 4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4


SV thực hiện: Đào Minh Hậu Phương Tiết: - Tuần:

VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU:
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc chính xác, không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê -ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô.
- Đọc diễn cảm câu truyện với giọng kể phù hợp của từng nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài (Khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng).
- Hiểu và chia sẻ được ý nghĩa câu truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê -ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát huy phẩm chất chăm học, chăm làm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK Tiếng việt 5 – Tập 1, powerpoint, phiếu bài tập, bảng nhóm.
2. Học sinh: SGK Tiếng việt 5 – Tập 1, vở ghi, đồ dùng học tập
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

1
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh, liên hệ, kết nối với bài học mới.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp.
- Hỏi về ước mơ của HS - Chia sẻ ước mơ của mình với cả lớp
Tiết tập làm văn hôm trước các con đã được viết bài văn về ước
mơ của mình, bây giờ bạn nào có thể chia sẻ với cả lớp về ước mơ
của mình được không?
- Phát một đoạn nhạc và yêu cầu HS lắng nghe để biết bạn
nhỏ trong bài hát đã mơ ước được làm nghề gì. - Lắng nghe đoạn nhạc.
- Gọi HS trả lời, nhận xét.
- Giới thiệu danh họa Leonardo da Vinci: - Trả lời
Bạn nhỏ trong bài hát đã có mơ ước làm họa sĩ, vẽ nên bức tranh
của cuộc sống. Và cô biết cũng có nhiều bạn trong lớp mình mơ
ước làm họa sĩ đúng không? Vậy cô có một câu hỏi đố các con. Đố
bạn nào biết bức tranh này là của họa sĩ nào? (Chiếu bức tranh
nàng Mona Lisa lên màn chiếu).
Đây là bức tranh nàng Mona Lisa rất nổi tiếng của danh họa
Leonardo da Vinci – một họa sĩ thiên tài người Ý. Là tác giả của
nhiều bức họa nổi tiếng thời kỳ, thiên tài lỗi lạc của thời kỳ Phục
Hưng.
- Dẫn dắt vào bài học mới

2
Vậy để trở thành một họa sĩ tài ba, Leonardo da Vinci đã phải trải
qua quá trình như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài tập đọc
hôm nay của chúng ta “Vẽ trứng”. Cả lớp ghi tên bài vào vở.
- Ghi tên bài lên bảng.

- Ghi bài vào vở.


2. Hoạt động 2: Luyện đọc (15 phút)
Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc chính xác, không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê -ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô.
- Đọc diễn cảm câu truyện với giọng kể phù hợp của từng nhân vật.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động lớp, hoạt động nhóm nhỏ.
2.1. Đọc to toàn bài
- Kiểm soát lớp, đoạn to toàn bài - Thực hiện yêu cầu của GV, 1 HS được chỉ định đọc to
Cả lớp mở SGK trang 120. Cô mời một số bạn đứng dậy đọc to toàn bài cho cả lớp cùng nghe.
toàn bài tập đọc cho cả lớp cùng nghe.
- Ghi từ cần chú ý lên bảng - Quan sát và gạch chân từ vào SGK.
Bài gồm có tên nước ngoài, khi đọc các con cần chú ý
3
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Vê-rô-ki-ô
- Chia đoạn - Một vài HS chia sẻ kết quả tìm hiểu ở nhà.
Dựa vào việc tìm hiểu trước ở nhà, bạn nào cho cô biết bài được
chia làm mấy đoạn?
Bài được chia thành 2 đoạn: - Nghe GV chia đoạn, dùng bút chì đánh dấu vào
Đoạn 1: Từ đầu đến “vẽ được như ý” SGK.
Đoạn 2: Còn lại
2.2. Luyện đọc đúng
- Tổ chức cho HS đọc bài theo từng đoạn. Với đoạn 1, chia - Giơ tay hoặc theo chỉ định của GV đứng dậy đọc to,
thành 3 đoạn nhỏ: nối tiếp từng đoạn của bài tập đọc.
Đoạn 1a: Từ đầu đến “tỏ vẻ chán ngắt”.
Đoạn 1b: Tiếp đến “khổ công mới được”.
Đoạn 1c: Còn lại.
- Lắng nghe HS đọc, ghi những từ khó, từ HS còn phát âm sai - Lắng nghe bạn đọc, khoanh tròn những từ bạn đọc
lên bảng. chưa đúng.
- Sau khi HS đọc xong, mời HS khác nhận xét về bài đọc của - Nhận xét bài đọc của bạn.
bạn.
- Nhận xét bài đọc của các HS bao gồm những từ khó có trong - Đồng thanh đọc các từ GV ghi trên bảng.
bài và các từ HS đọc chưa đúng. Yêu cầu cả lớp đọc đồng

4
thanh các từ GV ghi trên bảng.
2.3. Luyện đọc diễn cảm
- GV yêu cầu 2 – 3 HS đọc to ghi nhớ trong SGK – tr 105 - 2 – 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (15 phút)


Mục tiêu:
- Hiểu và chia sẻ được ý nghĩa câu truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê -ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Tổ chức thảo luận, hoạt động các nhân, hoạt động nhóm.
3.1. Bài tập 1 (SGK – tr106)
- GV yêu cầu 2 HS đọc yêu cầu đề bài - HS đọc yêu cầu đề bài
-
- - HS đọc yêu cầu đề bài
4. Hoạt động 4: Củng cố (1 phút)
- GV yêu cầu một vài HS đọc lại ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ
5. Hoạt động 5: Mở rộng (4 phút)
- GV bật một đoạn video về cách sử dụng đại từ xưng hô - HS xem video và nêu nhận xét:
trong giao tiếp và yêu cầu HS nhận xét về cách dùng đại từ Kết quả mong đợi
xưng hô của những bạn nhỏ trong video. “Những bạn nhỏ trong video đã sử dụng đại từ xưng hô
https://www.youtube.com/watch?v=gY4kckE4YbE&t=187s không tôn trọng bố mẹ và người lớn tuổi”
- GV chú ý HS về việc sử dụng đại từ xưng hô trong giao tiếp.
Khi giao tiếp với người khác, cần tôn trọng người nghe bắt
đầu từ việc chọn đại từ xưng hô cho cẩn thận.

5
6. Hoạt động 6: Tổng kết giờ học
- Nhận xét bài học hôm nay và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau: - HS chú ý lắng nghe
quan hệ từ

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG


…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

You might also like