You are on page 1of 42

Ngày soạn: 09/09/2023

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 11/09/2023


HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (Tiết 4)
XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn
luyện.
2. Năng lực: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Ghế ngồi cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
- HS: Chuẩn bị chỗ ngồi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1..KHỞI ĐỘNG:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ
+ Ổn định tổ chức. -HS thực hiện
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào
cờ chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua -HS thực hiện
của trường.
2.CÁC HOẠT ĐỘNG
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động -HS nghe , hiểu
phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Có thể có những
hoạt động như sau: -HS thực hiện.
- Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp
về việc học tập và rèn luyện
- Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng -HS đăng kí
tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập tốt, khuyến
khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí
thành một đôi
- Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: -HS thực hiện.
hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn
khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ
bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ
giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
HỌC VẦN (Tiết 10, 11)
BÀI: O - Ô

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Đọc, viết đúng âm o, ô, viết trên bảng con các chữ o và ô và
tiếng cô. Nhận biết các âm và chữ cái o, ô; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm
chính”: co, cô. Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm o,
âm ô; tìm được chữ o, chữ ô trong bộ chữ.
2. Năng lực: Tự giác học tập, chăm chỉ. Tự tin trao đổi ý kiến với thầy cô, bạn bè. Cộng
tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ; Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và
nghe; Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
3. Phẩm chất: HS yêu thích học Tiếng Việt, đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy chiếu, bộ đồ dùng tiếng việt, bảng phụ
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt, bảng con, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1. Khởi động - H đọc, viết
Kiểm tra bài cũ: -HS lắng nghe
+ GV mời HS đọc, viết a, c - HS quan sát
+ GV nhận xét - HS : Đây là trò chơi kéo co
c/ Giới thiệu bài: - HS nhận biết co : c -o
2. Khám phá - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: co
2.1. Hoạt động 1. Dạy âm o, chữ o.
- GV đưa lên bảng hình ảnh HS kéo co - HS quan sát
- Đây là trò chơi gì? - Tiếng co gồm có âm c và âm o. Âm
- GV chỉ tiếng co c đứng trước và âm o đứng sau.
- GV nhận xét -HS lắng nghe
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng co - CN,N,CL : cờ- o-co, co
- GV hỏi: Tiếng co gồm những âm nào? - HS quan sát
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp
-GV yêu cầu CN,N,CL đánh vần
- GV nhận xét, uốn nắn HS
2.2. Hoạt động 2. Dạy âm ô, chữ ô.
- GV đưa lên bảng hình cô giáo - HS : Đây là cô giáo
- Đây là hình ai? - HS nhận biết cô : c, ô
- GV chỉ tiếng cô - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cô
- GV nhận xét - HS quan sát
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng co - Tiếng cô gồm có âm c và âm ô. Âm
- GV hỏi: Tiếng cô gồm những âm nào? c đứng trước và âm ô đứng sau.
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp
-GV yêu cầu CN,N,CL đánh vần - HS lắng nghe
- GV nhận xét, uốn nắn HS - CN,N,CL : cờ- ô-cô, cô
3. Luyện tập Mở rộng vốn từ.
BT2: vừa nói tiếng có âm o vừa vỗ tay.
- GV nêu yêu cầu của bài tập nhìn vào SGK
trang 12 vỗ tay tiếng có âm o, không vỗ tay - Học sinh lắng nghe yêu cầu
tiếng không có âm o.
b. Nói tên sự vật - HS lần lượt nói tên từng con cò,
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh thỏ, dê, nho, mỏ, gà, cò.
nói tên từng con vật. - HS nói đồng thanh
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên - - HS làm trong vở bài tập
Cho HS làm bài trong vở Bài tập
c. Tìm tiếng có âm a.
- GV làm mẫu: - HS lắng nghe
+ GV chỉ hình cò gọi học sinh nói tên con vật.
+ GV chỉ hình dê gọi học sinh nói tên con vật. + Hình 1, 2,4,5 : vỗ tay
d. Báo cáo kết quả. + Hình 3, 6: không vỗ tay
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết
quả theo nhóm đôi.
- GV mời học sinh báo cáo kết quả
BT 3: Tìm tiếng có âm ô.
-Tương tự bài tập 2 - HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học - HS theo dõi
sinh nói tên từng con vật, đồ vật. - HS lần lượt nói tên từng con vật:
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập hổ, ổ, rổ, dế, hồ, xô.
c. Báo cáo kết quả. - HS làm trong vở bài tập.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết
quả theo nhóm đôi. -HS thảo luận báo cáo kết quả
3.3 Tập viết (Bảng con)
- Cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học
- Yêu cầu HS lấy bảng con. - HS đánh vần, đọc trơn.
- Giới thiệu mẫu chữ viết thường o, ô cỡ vừa.
- HS chuẩn bị
- Vừa viết mẫu từng chữ và vừa hướng dẫn
quy trình viết : - Quan sát
- Cho HS viết trên khoảng không - HS viết
- Cho HS viết bảng con - HS viết trên bảng
- Nhận xét, sửa lỗi. - HS khác nhận xét
- Nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu
dương HS.
- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem
trước bài 2
- Nhắc HS tập viết chữ o, ô trên bảng con.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TOÁN (Tiết 4)
BÀI: CÁC SỐ 4, 5, 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.
- Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu
ra.
2. Năng lực: - Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử
dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.
3. Phẩm chất: - Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh tình huống, bộ đồ dùng Toán 1.
- HS: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động. - HS nhận biết: 1bông
- GV cho HS quan sát tranh khởi động, nhận về số hoa ,2con vịt, 3 quả táo
lượng các sự vật trong tranh. - Các nhóm lần lượt lên chia
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp sẻ
- Giáo viên nhận xét chung
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1. Hình thành các số 4, 5, 6. - HS đếm số con mèo và số
* Quan sát chấm tròn
- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở - Có 4 con mèo, 4 chấm tròn
dòng thứ nhất của khung kiến thức. - Ta có số 4.
- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn? - HS quan sát, một vài học
- Vậy ta có số mấy? sinh nhắc lại
- GV giới thiệu số 4 - HS quan sát, một vài học
*Giớ thiệu số 5, 6 tương tự số 4 sinh nhắc lại
2. Viết các số 4, 5, 6.
* Viết số 4

Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên đến đường
kẻ 2 thì dừng lại.Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển
hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa
chiều cao thì dừng lại.Từ điểm dừng bút của nét 2, lia
bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống
đến đường kẻ 1 thì dừng lại.
- GV cho học sinh viết bảng con - HS tập viết số 4
* Viết số 5

Cách viết :Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng - Học sinh theo dõi và quan
ngang bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.Từ điểm sát
dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét
1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.Từ
điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét
cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
- GV cho học sinh viết bảng con
* Viết số 6

- HS tập viết số 5
+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong
trên (từ phải sang trái), đến đường kẻ 2 thì viết tiếp nét
cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng lại.
- GV cho học sinh viết bảng con
C. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc cá nhân
- GV theo dõi, giúp đỡ - HS tập viết số 6
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu) - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm mẫu bài
+ Quan sát hình đầu tiên có mấy ô vuông? - HS đếm số lượng mỗi loại
+ 3 ô vuông ghi số mấy? quả
- GV cho học sinh làm phần còn lại - HS trình bày
+ GV nhận xét
Bài 3. Số ? + Có 3 ô vuông
- GV nêu yêu cầu bài tập + Ghi số 3
- GV cho học sinh làm bài cá nhân - HS làm các phần còn lại
- GV tổ chức cho HSthi đếm 1-6 và 6-1 theo hướng dẫn --Chia sẻ kết
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương quả
D. Hoạt động vận dụng - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
Bài 4. Số ? - HS đếm rồi đọc số tương
- GV nêu yêu cầu bài tập ứng.
- GV cho học sinh làm bài - HS thi đếm từ 1 đến 6 và
- GV cùng học sinh nhận xét đếm từ 6 đến 1
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì? - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý. - HS làm bài
- 4cái nồi,5cái ly,6 quả thanh
long, 4 cái đĩa

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
CỦNG CỐ TĂNG CƯỜNG TOÁN (Tiết 3)
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.
- Đọc, viết được các số 4,5,6
2. Năng lực: Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ.
3. Phẩm chất: Tích cực, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh
- HS: Vở bài tập Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Ổn định
-Hát -Cả lớp hát
2. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
- GV cho học sinh làm việc cá nhân - HS đếm số lượng đọc số tương ứng.
- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao - HS thay nhau chỉ vào từng hình nói :
đổi với bạn về số lượng. + 5 quả cà tím
+ 6 củ cà rốt
- GV theo dõi + 4 quả bí
Bài 2. Vẽ số hình phù hợp:
- GV hướng dẫn HS làm mẫu + Có 3 hình vuông
+ Quan sát hình có mấy hình vuông? - HS làm các phần còn lại theo hướng
- GV cho học sinh làm phần còn lại dẫn của giáo viên
+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
lượng hình vuông
Bài 3. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập - HS thi đếm từ 1 đến 6, từ 6 đến 1
- GV cho học sinh thi đếm 1-3 và 3-1 HS viết số còn thiếu vào ô trống
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
Bài 4. Số ?
GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi - HS trình bày.
- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp - Các nhóm lần lượt lên chia sẻ
- GV cùng học sinh nhận xét
Bài 5: Viết số?
Viết số 4, 5, 6 -HS viết số

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/09/2023
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 12/9/2023
HỌC VẦN (Tiết 12, 13)
BÀI 5: CỎ CỌ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng.
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cỏ, cọ.
- Nắm được quy trình viết các con chữ, nắm được độ cao của từng con chữ,
khoảng cách giữa các con chữ.
- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm
được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng.
- Viết đúng các tiếng cỏ, cọ (trên bảng con)
2. Năng lực: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình
bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp; Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; Phát
biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: HS yêu thích học Tiếng Việt, chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực
hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa từ khóa, từ trong bài tập, SGK.
- HS: Bảng cài, bộ thẻ chữ, bảng con, phấn, SGK, vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động
- Ổn định - Sĩ số: 36. Vắng: ...
+ GV viết lên bảng các chữ o, ô và tiếng co, cô - 2 - 3 HS đọc; cả lớp đọc đồng
+ GV cho học sinh nhận xét thanh
- Giới thiệu bài
2. Khám phá - HS quan sát
HĐ 1. Dạy tiếng cà
- GV đưa tranh bụi cỏ lên bảng. - HS: Đây là bụi cỏ.
- Đây là cây gì? - HS nhận biết tiếng cỏ
- GV viết lên bảng tiếng cỏ - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cỏ
- GV chỉ tiếng cỏ - Tiếng cỏ: có âm c và âm o. Âm
* Phân tích c đứng trước, âm o đứng sau, dấu
Tiếng cỏ gồm có những âm nào? Thanh nào? hỏi đặt trên o.
- GV cho HS nhắc lại - HS cả lớp nhắc lại
* Đánh vần.
-Gv đánh vần mẫu: co-hỏi-cỏ
- HS lắng nghe
-CN, N, CL cờ-o-co-hỏi-cỏ.
- Y/c hs đọc cá nhân, tổ, lớp theo
cỏ
c-o-co-hỏi-cỏ mô hình
c ỏ
GV c-o-co-hỏi-cỏ.
HĐ 2. Dạy tiếng cọ.
* Phân tích tương tự tiếng cỏ
-Chú ý dấu nặng - HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-o-co-
* Đánh vần. hỏi-cỏ.
- GV đánh vần mẫu: co-nặng-cọ
- GV giới thiệu mô hình tiếng cọ
cọ
c-o-co-nặng-cọ
c ọ
- HS: co-nặng-cọ
- GV đánh vần : c-o-co-nặng-cọ - HS (CN,N,CL) : c-o-co-nặng-cọ
3: Luyện tập ( 46 phút) - Học sinh lắng nghe yêu cầu
HĐ3. Mở rộng vốn từ. Tiếng nào có thanh hỏi?
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh
nói tên từng sự vật. - HS lần lượt nói tên từng con vật:
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo hổ, mỏ, thỏ, bảng, võng, bò
nhóm đôi. + Hình 1,2,3,4 :nói to
- GV mời học sinh báo cáo kết quả. + Hình 5,6 :nói nhỏ
- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập - HS báo cáo cá nhân
*Tìm tiếng có thanh nặng - HS cả lớp nối hình với âm tương
- GV nêu yêu cầu của bài tập ứng.
-Cách làm tương tự bài tập 2
- Học sinh lắng nghe yêu cầu
HS làm , báo cáo kết quả

Tiết 2
2.4. Tập đọc
a. Luyện đọc từ ngữ.
- GV giới thiệu - Theo dõi
- GV hướng dẫn học sinh đọc từ dưới nỗi hình: - HS đánh vần (hoặc đọc trơn)
-GV giảng từ dưới mỗi tranh
- GV yêu cầu HS đọc. - HS (cả lớp – cá nhân) đọc
b. Giáo viên đọc mẫu:
c. Thi đọc cả bài.
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp - HS nghe
- GV cùng học sinh nhận xét - Từng cặp lên thi đọc cả bài
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo tổ. - Các tổ lên thi đọc cả bài
- GV cùng học sinh nhận xét - Hs xung phong lên thi đọc cả bài
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc cá nhân.
- GV cùng học sinh nhận xét
* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài * Cả lớp nhìn SGK đọc cả 4 chữ
5(dưới chân trang 15). vừa học trong tuần: cỏ, cọ, cổ, cộ.
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 5)
a. Viết : cỏ, cọ, cổ, cộ
* Viết mẫu.
- GV giới thiệu dấu hỏi và dấu nặng. - HS theo dõi
- GV chỉ bảng dấu hỏi và dấu nặng - HS quan sát
- GV vừa viết mẫu từng dấu trên khung ô li - HS theo dõi
phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết
+ Dấu hỏi : một nét cong từ trên xuống
+ Dấu nặng: là một dấu chấm.
+ Tiếng cỏ: viết chữ c trước chữ o sau, dấu hỏi - HS viết tiếng cỏ, cọ, cổ, cộ lên
đặt ngay ngắn trên o cách một khoảng ngắn, khoảng không trước mặt bằng
không dính sát hoặc quá xa o, không nghiêng trái ngón tay trỏ.
hay phải.
+ Tiếng cọ: viết chữ c trước chữ o sau, dấu nặng
đặt bên dưới o không dính sát o. - HS viết bài cá nhân trên bảng
+ Tiếng cổ: viết chữ c trước chữ ô sau, dấu hỏi con chữ tiếng cỏ, cọ từ 2-3 lần.
đặt ngay ngắn trên ô. - HS viết bài cá nhân trên bảng
+ Tiếng cộ: viết chữ c trước chữ ô sau, dấu nặng tiếng cổ, cộ từ 2-3 lần
đặt dưới ô.
c. Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con - HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- Cho học sinh viết đe - 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
d. Báo cáo kết quả - HS khác nhận xét
- GV yêu cầu HS giơ bảng con - HS xóa bảng viết tiếng cỏ 2-3
- GV nhận xét lần
- Cho HS viết chữ cỏ - HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- GV nhận xét - HS khác nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu
dương HS. - Lắng nghe
- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước
bài 6.
- GV khuyến khích HS tập viết cỏ, cọ, cổ, cộ trên
bảng con.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

TẬP VIẾT (Tiết 3)


SAU BÀI 4, 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các chữ o, ô, tiếng co, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ.
- Nắm được quy trình viết các con chữ, nắm được độ cao của từng con chữ,
khoảng cách giữa các con chữ
- Ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút.
- Tô, viết đúng các chữ o, ô các tiếng co, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ - chữ thường cỡ vừa
đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ
theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập một.
- Luyện viết số 3
2. Năng lực: Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ, tích cực, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chữ mẫu.
- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1. Khởi động
- Ổn định - Hát
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi học đọc các chữ đã học ở bài 4, 5 - 2 HS đọc
+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc
- Giới thiệu bài:
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và - Lắng nghe
giới thiệu: Hôm nay các em sẽ tập tô và tập
viết các chữ o, ô các tiếng co, cô, cỏ, cọ, cổ,
cộ.
2. Khám phá và luyện tập
Đọc chữ o, co, ô, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ
- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng và số cần - HS quan sát
viết. - HS đọc (Tập thể-nhóm-cá nhân) các
- GV yêu cầu học sinh đọc chữ, tiếng và số.
- GV nhận xét
3. Luyện tập
HĐ2. Tập tô, tập viết : o, co, ô, cô - 2 HS đọc
- Gọi HS đọc bài viết - 2 HS nói cách viết
- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng o, co, + Chữ o: Gồm một nét cong kín (từ
ô, cô. phải sang trái); dừng bút ở điểm xuất
phát.
+ Tiếng co: chữ c viết trước, chữ o viết
sau. Chú ý viết c sát o để nối nét với o.
+ Chữ ô: viết như o, thêm dấu mũ để
thành chữ ô. Dấu mũ là hai nét thẳng
xiên ngắn (trái-phải) chụm vào nhau,
đặt cân đối trên dầu chữ o.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng + Tiếng cô: chữ c viết trước, chữ ô viết
vừa hướng dẫn: sau. Chú ý viết c sát ô để nối nét với ô.
- GV cho HS làm việc cá nhân tô, viết các - HS theo dõi, viết lên không trung theo
chữ ơ, cờ, d, da hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS - HS tô, viết vào vở Luyện viết 1
HĐ3. Tập tô, tập viết : cỏ, cọ, cổ, cộ
- Gọi học sinh đọc cỏ, cọ, cổ, cộ
- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng cỏ, - 2 HS đọc
cọ, cổ, cộ - 3 HS nói cách viết:
+ Tiếng cỏ: chữ c viết trước, chữ o viết
sau. dấu hỏi viết ngay ngắn trên đầu
chữ o. Chú ý viết c sát o để nối nét với
o.
+ Tiếng cọ: viết chữ c trước chữ o sau,
dấu nặng đặt bên dưới o không dính sát
o.
+ Tiếng cổ: viết chữ c trước chữ ô sau,
dấu hỏi đặt ngay ngắn trên ô.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng + Tiếng cộ: viết chữ c trước chữ ô sau,
vừa hướng dẫn: dấu nặng đặt dưới ô.
- GV cho HS làm việc cá nhân tô, viết các - HS theo dõi, viết lên không trung theo
chữ cỏ, cọ, cổ, cộ hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS - HS tô, viết vào vở Luyện viết 1
Hoạt động nối tiếp :
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi,
biểu dương HS.
- Về nhà cùng người thân viết lại các chữ - Lắng nghe
và số hôm nay vừa viết, xem trước bài 6

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

TỰ NHIÊN XÃ HỘI (Tiết 3)


GIA ĐÌNH EM (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi
cùng nhau.
- Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.
2. Năng lực:
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn
- Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.
3. Phẩm chất: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV- Tranh vẽ, ảnh về gia đình, Video/nhạc bài hát về gia đình
- HS: Sách học sinh, tranh ảnh gia đình mình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Khởi động
-Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một - HS hát theo
bài hát về gia đình
- Giới thiệu bài: Gia đình em (Tiết 3) - HS lắng nghe
2. Khám phá:
Hoạt động 5. Tìm hiểu công việc nhà của bạn
An.
*Mục tiêu: Biết được bạn An làm những công
việc gì
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK - Các thành viên quan sát chia sẻ
- Y/C các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi thống nhất trong nhóm.
+ Khi ở nhà, bạn An làm các công việc gì? + Khi ở nhà, bạn An làm các việc
như: lau bàn, tưới cây, gấp quần
áo, chơi với em, đưa nước cho bà.
+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia việc nhà + Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất
không? vui vẻ khi tham gia việc nhà.
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ kết
- GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả quả thảo luận của nhóm.
thảo luận. - HS nhận xét nhóm bạn
- GV cùng HS theo dõi, bổ sung
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 6. Giới thiệu công việc nhà của em.
*Mục tiêu: Biết được mình làm nhửng việc gì
trong nhà.
*Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo cặp - HS thảo luận, chia sẻ theo hình
- GV hướng dẫn HS làm việc tìm hiểu các nội thức 1 HS hỏi một học sinh trả lời.
dung về công việc nhà của mội thành viên.
+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì? - HS trả lời
+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc nhà. - HS trả lời theo cảm xúc cá nhân
Bước 2. Làm việc cả lớp
- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - Đại diện 1 số cặp lên trình bày
- GV mời HS các nhóm bạn nhận xét trước lớp
- GV nhận xét và đưa ra thôi thông điệp: Chúng - Các nhóm đánh giá bạn
ta hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé.
Bước 3. Làm việc cá nhân
- GV cho HS làm câu 6 của Bài 1 - HS làm bài vào vở Bài tập
- GV nhận xét, kết luận - HS trao đổi kết quả
Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, - Lắng nghe
biểu dương HS.
- Về nhà cùng người thân làm công việc nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

CỦNG CỐ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT (Tiết 3)


ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các chữ o, ô, tiếng co, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ.
- Đọc được các chữ, tiếng trong bài
2. Năng lực: Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp.
3. Phẩm chất: HS chăm chỉ, tích cực, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chữ mẫu.
- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Ổn định
- Hát - Cả lớp hát
2. Hoạt động thực hành luyện tập.
a. Hoạt động 1: Đọc SGK
- Gọi học sinh đọc lại bài trong SGK
- GV nhận xét
b. Hoạt động 2: Luyện viết
- Cho HS viết bảng con: o, ô, cỏ, cọ
- G nhận xét
c. Hoạt động 3: Làm vở bài tập
* Đánh dấu √ vào tranh chứa thanh hỏi HS quan sát tranh
- Cho HS quan sát tranh + Tranh 1 : hổ + Tranh 4: bảng
- Nói về các tranh + Tranh 2: mỏ + Tranh 5: võng
- Cho HS làm bài + Tranh 3: thỏ + Tranh 6: bò
- GV nhận xét - HS đánh dấu √ vào tranh 1,2, 3, 4
* Đánh dấu √ vào tranh chứa thanh nặng
Cho HS quan sát tranh HS quan sát tranh
- Nói về các tranh + Tranh 1 : ngựa + Tranh 4: quạt
+ Tranh 2: chuột + Tranh 5: chuối
- Cho HS làm bài + Tranh 3: sẻ + Tranh 6: vịt
- GV nhận xét -HS đánh dấu √ vào tranh 1,2, 4, 6

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHÁC (Tiết 2)


HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH, ĐẸP TRƯỜNG LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- HS thực hành làm sạch đẹp trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Dụng cụ làm vệ sinh’ khẩu hiệu để trang trí lớp học..
- HS: Các tranh ảnh, bông hoa
III. NỘI DUNG SINH HOẠT:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Hát tập thể.
2. Giới thiệu yêu cầu, nội dung, cách thực hiện của
buổi sinh hoạt. - HS thực hiện
* Hoạt động 1: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp.
- Học sinh học sinh thực hiện dọn dẹp vệ sinh sân
trường, hành lang, bồn hoa gần lớp học. - HS thực hiện
- Chia lớp làm 4 nhóm , cho các em thi đua chăm sóc
các chậu hoa trong lớp luôn xanh tươi .
- Thực hành làm vệ sinh lớp học ( nhặt rác, lau bảng, - Lắng nghe
lau bàn, kê bàn ghế ngay ngắn, sắp xếp giá dép, tập vở
trong hộc bàn ngay ngăn nắp...
- Nhận xét –Tuyên dương cá nhân, tổ thực hiện tốt.
- Gv gd hs biết yêu quý ngôi trường của mình, luôn
tự hào vì mình được học trong ngôi trường này và có ý
thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
* Hoạt động 2: Trang trí lớp học.
- Gv yêu cầu hs mang những tranh ảnh, bông hoa... đã
chuẩn bị để trang trí lớp học theo từng tổ.
- Gv nhận xét, tuyên dương cá nhân, tổ thực hiện tốt. - Hs thực hành trang trí lớp
3.Hoạt động nối tiếp : học.
4. Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Ngày soạn: 11/09/2023


Ngày dạy: Thứ tư, ngày 13/09/2023
HỌC VẦN (Tiết 14, 15)
BÀI 6: Ơ - D

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các âm và chữ cái ơ, d
- Nắm được quy trình viết các con chữ, nắm được độ cao của từng con chữ,
khoảng cách giữa các con chữ.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm ơ, âm d
- Biết đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ơ, d với các mô hình “âm đầu + âm
chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”.
- Viết đúng con các chữ ơ và d và tiếng cờ, da.
2. Năng lực: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng
những điều đã học vào thực tế.
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình
bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp; Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; Phát
biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: HS yêu thích học Tiếng Việt, chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực
hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa từ khóa, chữ mẫu.
- HS: Bộ ĐDHT, SGK, vở, bảng con, phấn. Vở tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1.Khởi động
- Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài
+ GV gọi học đọc các chữ cỏ, cọ
+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc - HS lắng nghe
- Giới thiệu bài
2. Khám phá
a.Hoạt động 1: Dạy âm ơ, chữ ơ
- GV cho hs quan sát tranh - HS quan sát
- Trả lời câu hỏi: Đây là cái gì? - HS : Đây là lá cờ
- GV ghi chữ cờ - HS nhận biết c, ơ, dấu huyền = cờ
- GV nhận xét - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp:cờ
* Phân tích
- GV viết bảng mô hình chữ cờ - Theo dõi
- GV chỉ tiếng cờ và mô hình tiếng cờ

cờ
c ờ -Tiếng cờ gồm có âm c đứng trướcvà
- GV hỏi: Tiếng cờ gồm những âm nào? âm ơ đứng sau; có thanh huyền đặt
trên âm ơ.
* Đánh vần. -
- Giáo viên đánh vần mẫu Lắng nghe
-Gv cho CN,N,CL : đánh vần
-Nhận xét, uốn nắn HS
b.Hoạt động 2. Dạy âm d, chữ d
* Phân tích tương tự :cờ - CN.N.CLcờ- ơ- cơ-huyền-cờ
- GV viết bảng mô hình chữ da - Theo dõi
- GV chỉ tiếng da và mô hình tiếng da
da
d a
- GV hỏi: Tiếng da gồm những âm nào? - HS trả lời nối tiếp: Tiếng da gồm có
âm d đứng trướcvà âm a đứng sau.
- Giáo viên đánh vần mẫu Lắng nghe
-Gv cho CN,N,CL : đánh vần
-Nhận xét, uốn nắn HS
3. Luyện tập - CN.N.CL: dờ - a-da
- GV nêu yêu cầu của bài - Học sinh lắng nghe yêu cầu
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập - HS làm cá nhân nối ơ với từng hình
-Chữa bài, nhận xét chứa tiếng có âm ơ trong vở bài tập.
c. Tìm tiếng có âm ơ.
- GV làm mẫu: - HS lắng nghe
- GV mời học sinh báo cáo kết quả - HS báo cáo
Bài tập 3: Tìm tiếng có âm d. - HS theo dõi
- GV nêu yêu cầu bài tập - HS làm cá nhân nối d với từng hình
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập chứa tiếng có âm d trong vở bài tập
- GV mời học sinh báo cáo kết quả - HS báo cáo cá nhân
- GV nhận xét
Tiết 2
Hoạt động 2. Tập đọc
a. Luyện đọc từ ngữ.
- GV trình chiếu hình ảnh của bài Tập đọc. - HS đánh vần (hoặc đọc trơn)
- GV hướng dẫn HS đọc từ dưới mỗi hình:
+ GV ghi chữ dưới hình 1 - HS đọc (cá nhân – lớp): cờ
+ GV ghi chữ dưới hình 2
+ Giải nghĩa từ cá cờ: cá cờ là loài cá nhỏ, - HS đọc (cá nhân – lớp): cá cờ
vây và vẩy có nhiều sắc màu đẹp như cờ ngũ
sắc.
+ GV ghi chữ dưới hình 3
+ Hình trong bài là da của cá da trơn. - HS đọc (cá nhân – lớp): da cá
+ GV ghi chữ dưới hình 4
+ Cổ cò rất đặc biệt vì nó rất dài. - HS đọc (cá nhân – lớp): cổ cò

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TOÁN (Tiết 5)
BÀI: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Đọc, viết được các số 7, 8, 9.
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9
2. Năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận
toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để
biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.
3. Phẩm chất: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo
viên nêu ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh tình huống, bộ đồ dùng Toán 1.
- HS: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động.


-GV hướng dẫn cho HS chơi “Trò chơi sắp -HS lắng nghe
xếp thứ tự”
-Cách chơi: GV có 6 tấm bìa và số từ 1-6. -HS tham gia chơi.
Giao mỗi nhóm 6 tấm bìa Chia nhóm mỗi nhóm 6 HS
-Yêu cầu Hs xếp theo thứ tự từ bé đến lớn -Mỗi nhóm xếp khi có hiệu lệnh, xếp
đúng và đẹp
-GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Hình thành các số 7, 8, 9.
* Quan sát
- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm - HS đếm số con mèo và số chấm tròn
tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.
- Có mấy cái trống? Mấy chấm tròn? - Có 7 cái trống, 7 chấm tròn
- Vậy ta có số mấy? - Ta có số 7.
- GV giới thiệu số 7 - HS quan sát, một vài học sinh nhắc
-GV thực hiện tương tự với số 8, 9 lại
* Nhận biết số 7, 8, 9. - HS quan sát, một vài học sinh nhắc
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 7 que tính rồi lại
đếm số que tính lấy ra.
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 8 que tính, 9 - HS làm việc cá nhân lấy 7 que tính
que tính rồi đếm số que tính lấy ra. rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Giáo viên vỗ tay 7 cái yêu cầu học sinh lấy - HS que tính rồi đếm
thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay - HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ
- Giáo viên vỗ tay yêu cầu học sinh lấy thẻ tay lấy thẻ có ghi số 7
có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay
- HS thực hiện theo yêu cầu

2. Viết các số 7, 8, 9.
- HS tập viết số 7

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét - Học sinh theo dõi và quan sát
thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một
nửa chiều cao thì dừng lại.Từ điểm dừng bút
của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng
xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái)
đến đường kẻ 1 thì dừng lại.Từ điểm dừng
bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết
nét thẳng ngang ngắn trên đường kẻ 3 (cắt
ngang nét 2).
- GV cho học sinh viết bảng con
* Viết số 8 HS tập viết số 8

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 5 một


chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Khi chạm vào điểm xuất phát thì dừng - Học sinh theo dõi và quan sát
lại.Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở
xuống viết nét cong dưới đến đường kẻ 2
- GV cho học sinh viết bảng con
* Viết số 9
- HS tập viết số 9
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 5 một


chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở
xuống viết nét cong dưới, đến đường kẻ 2
thì dừng lại.
- GV cho học sinh viết bảng con
3. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Số ?
- HS đếm số lượng mỗi loại đồ chơi
- GV nêu yêu cầu bài tập
+ Có 4 tam giác
- GV cho HS làm việc nhóm đôi
+ Ghi số 4
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu)
- HS làm các phần còn lại theo hướng
- GV hướng dẫn HS làm mẫu
dẫn
+ Quan sát hình đầu tiên có mấy tam giác?
+ 4 tam giác ghi số mấy?
- GV cho học sinh làm phần còn
-Nhận xét
Bài 3. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- 2, 3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- HS đếm rồi đọc số tương ứng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi :
-HS tham gia chơi
“Truyền điện”
Cách chơi: Bạn đầu tiên nói số 1, gọi bạn kế
- HS đếm từ 1 đến 9 và đếm từ 9 đến 1
tiếp bạn sẽ nói số kế, sau đó gọi bạn kế tiếp
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
và đếm lần lượt như vậy từ 1-9, từ 9-1
- 8 hộp quà, 9 quả bóng, 7 quyển sách
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
4. Hoạt động vận dụng
Bài 4. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi
- GV cùng học sinh nhận xét
E. Củng cố, dặn dò

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (Tiết 5)


LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhanh chóng làm quen được với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học.
- Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình.
2. Năng lực:
- Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường
- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực
- Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:- Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong
trường tiểu học. Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1
và 2.
- HS: một số bài hát phù hợp với HS lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định: - Hát
- Giới thiệu bài :Làm quen với bạn mới
2.Khám phá – kết nối
Hoạt động 1.Giới thiệu và làm quen
*Mục tiêu:
- Biết giới thiệu về bản thân. - Lắng nghe
- Có kỹ năng làm quen với bạn mới.
- Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn kết mối
quan hệ bạn bè trong lớp học.
* Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “ Giới thiệu và - HS đứng thành vòng tròn.
làm quen” ở ngay tại sân trường: - HS theo dõi.
- GV cho HS tập hợp tại sân trường.
- GV làm mẫu: cầm 1 bông hoa giới thiệu về mình (họ
và tên, tuổi, sở thích, thói quen).
- GV mời lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi - Lớp trưởng thực hiện giới
tặng hoa cho bạn khác. thiệu về bản thân mình.
- GV cho trò chơi tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS - Các thành viên trong lớp
trong lớp. lần lượt lên giới thiệu về bản
- GV gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên thân.
bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo. - HS trả lời
*GV kết luận: Trong lớp có nhiều bạn với những đặc
điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về - Theo dõi, lắng nghe
cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự
giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập
thể lớp, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ
bạn bè.
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích.
Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản - Làm việc theo nhóm
thân để kết bạn cùng sở thích
* Cách tiến hành
-GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn - HS chia sẻ sở thích: thích
cùng sở thích” như sau: hát, thích múa, thích đá
- GV chia nhóm HS cùng nhau đứng ở một góc sân bóng, thích nhảy dây.
trường để thực hiện hoạt động.
- GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích - HS tự động di chuyển về
khác nhau. phía bạn có cùng sở thích.
- GV nêu hiệu lệnh “Hãy về với bạn cùng sở thích với
mình”.
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những HS - HS trình bày những cảm
còn đang lúng túng nhận của cá nhân các em với
- GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ. bạn trong nhóm.
- GV cùng HS nhận xét nhóm bạn. - HS nhận xét nhóm bạn
* Kết luận:
HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham - Lắng nghe, ghi nhớ
gia vào các hoạt động này và tìm được những người
bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ. - Lắng nghe.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu - Lắng nghe để thực hiện.
dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm
nhận của mình về người bạn mới.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG TOÁN (Tiết 4)


ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9.
- Đọc, viết được các số từ 1-9 và từ 9-1
2. Phẩm chất:
- Tích cực, yêu thích môn học.
3. Năng lực:
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh
- HS: Vở bài tập Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động.
- Ổn định -Cả lớp hát
-Hát
B. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
- GV cho học sinh làm việc cá nhân - HS đếm số lượng đọc số tương ứng.
- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao - HS thay nhau chỉ vào từng hình nói :
đổi với bạn về số lượng. + Tám quả dâu. Đặt thẻ số 8
+ Bảy quả. Đặt thẻ số 7
- GV theo dõi + Chín quả thanh long. Đặt thẻ số 9
Bài 2. Vẽ số hình phù hợp:
- GV hướng dẫn HS làm mẫu - HS làm các phần còn lại theo hướng
+ Quan sát số ghi bên dưới rồi vẽ hình phù dẫn của giáo viên
hợp?
- GV cho học sinh làm
+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số
lượng chấm tròn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Ngày soạn: 12/ 09/ 2023


Ngày dạy: Thứ năm, ngày 14/ 09/ 2023
HỌC VẦN (Tiết 14, 15)
BÀI 7: Đ - E

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Ngồi đúng tư thế viết, đọc, cầm phấn đúng cách.
- Nhận biết các âm và chữ cái đ, e ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có đ, e với
các mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”.
- Biết viết trên bảng con các chữ đ và e và tiếng đe. Nắm được quy trình viết các
con chữ, nắm được độ cao của từng con chữ, khoảng cách giữa các con chữ.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm đ, âm e
- Viết đúng trên bảng con các chữ đ, e tiếng đe.
2. Năng lực: Năng lực chung. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp; Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe; Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: HS yêu thích học TV, đoàn kết với bạn bè. HS chăm chỉ, tích cực hăng
say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa từ khóa, chữ mẫu.
- HS: Bộ ĐDHT, SGK, vở, bảng con, phấn. Vở tập viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


Tiết 1
1. Khởi động
- Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài
+ GV gọi học đọc các chữ cờ, da - Lắng nghe
+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc
- Giới thiệu bài: đ -e
2. Khám phá
HĐ1: Dạy âm đ ,e
- GV đưa tranh lên hỏi: Đây là cái gì? - HS quan sát - HS nhận biết đe
- GV chỉ tiếng đe - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: đe
- GV nhận xét - HS quan sát
* Phân tích - Lắng nghe.
- Cho hs quan sát hình. - Quan sát
- GV giới thiệu cái đe và giải thích
- GV viết bảng chữ đe và mô hình chữ đe - Theo dõi
- GV chỉ tiếng đe và mô hình tiếng đe
đe Tiếng đe gồm có âm đ và âm e. Âm đ
đ e đứng trước và âm e đứng sau.
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
* Đánh vần.
-GV đánh vần mẫu -Lắng nghe
- Yêu cầu hs đọc theo cá nhân, tổ, lớp - cá nhân, tổ, lớp: đờ-e -đe, đe
-Nhận xét- chỉnh sửa phát âm - Học sinh lắng nghe yêu cầu
3. Luyện tập
HĐ2: Mở rộng vốn từ.
BT2: Tiếng nào có âm đ (đờ)
- GV nêu yêu cầu của bài tập - HS lần lượt nói tên từng con vật:
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên đèn, đỗ, đàn, đá
từng sự vật. - HS làm trong vở bài tập.
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập - HS báo cáo
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết - HS theo dõi
quả theo nhóm đôi. - HS lần lượt nói tên từng con vật: ve,
BT 3: Tìm tiếng có âm e me, sẻ, xe, dứa, tre
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học - HS làm trong vở bài tập
sinh nói tên từng sự vật. - HS báo cáo
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- GV mời học sinh báo cáo kết quả
-Nhận xét
Tiết 2
HĐ3. Tập đọc
a. Luyện đọc từ ngữ.
- GV hướng dẫn HS đọc từ dưới nỗi hình: - HS đánh vần (hoặc đọc trơn)
+ Giải nghĩa từ đa(cây đa), đò ( con đò) , + Lắng nghe
dẻ( hạt dẻ)
- GV chỉ hình theo các thứ tự đảo lộn - HS đọc cá nhân
b. Giáo viên đọc mẫu:
- GV đọc mẫu 1 lần : đa, đò, đố, đổ, dẻ - HS nghe
c. Thi đọc cả bài. - CN, Tổ, CL đọc
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp,
tổ, cả lớp * Cả lớp nhìn SGK đọc cả 6 chữ vừa
- GV cùng học sinh nhận xét học trong tuần: o, ô, ơ, d, đ, e.
* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài - HS theo dõi
7(dưới chân trang 18).
a. Viết : đ, e, đe
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường đ, e cỡ - HS đọc
vừa.
- GV chỉ bảng chữ đ, e
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên - HS theo dõi
khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn
quy trình viết
+ Chữ đ: Viết như chữ d. Điểm khác chữ d là
có thêm nét thẳng ngang ngắn cắt ngang phía
trên nét móc ngược.
+ Chữ e: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét
cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút
dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1
lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược
sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.
+ Tiếng đe: viết chữ đ trước chữ e sau, chú ý - HS viết chữ đ, e và tiếng đe lên
nối giữa chữ đ với chữ e. khoảng không trước mặt bằng ngón
c. Thực hành viết tay trỏ.
- Cho HS viết trên khoảng không - HS viết bài cá nhân trên bảng con
chữ đ, e từ 2-3 lần.
- Cho HS viết bảng con - HS viết bài cá nhân trên bảng chữ đe
từ 2-3 lần
- Cho học sinh viết đe
3. Củng cố - Dặn dò:
- Y/c hs đọc lại toàn bài trong SGK. - 3- 4 hs thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi,
biểu dương HS.
- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem
trước bài 8
- GV khuyến khích HS tập viết chữ đ, e trên - Lắng nghe
bảng con

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TẬP VIẾT (Tiết 4)
SAU BÀI 6, 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các chữ ơ, d,đ, e, các tiếng cờ, da, đe
- Nắm được quy trình viết các con chữ, nắm được độ cao của từng con chữ,
khoảng cách giữa các con chữ.
- Ngồi đúng tư thế viết, cầm bút đúng cách. Tô viết đúng các chữ số: 0, 1.
- Tô, viết đúng các chữ ơ, d, đ, e, các tiếng cờ, da, đe – chữ thường cỡ vừa đúng
kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo
mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập một.
2. Năng lực: Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp.
3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học, chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và
hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chữ mẫu.
- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1. Khởi động
- Ổn định - Hát
- Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc
+ GV gọi học đọc các chữ đã học ở bài 6, 7 - Lắng nghe
+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc - HS quan sát
- Giới thiệu bài: Viết các chữ sau bài 6, 7
2. Khám phá
HĐ1. Đọc chữ ơ, d,đ, e, cờ, da, đe, 0, 1 - HS đọc: ơ, d,đ, e, cờ, da, đe, 0, 1
- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng và số cần viết. - 2 HS đọc
- GV yêu cầu học sinh đọc - 2 HS nói cách viết
- GV nhận xét + Tiếng cờ : chữ c (cao 2 li) viết
3.Luyện tập: trước, chữ ơ (cao 2 li)viết sau,
HĐ2. Tập tô, tập viết : ơ, cờ, d, da thanh huyền đặt trên đầu con chữ
- Gọi học sinh đọc ơ, cờ, d, da ơ;
- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng ơ, cờ, d, + Tiếng da: chữ d (cao 4 li) viết
da. trước, chữ a (cao 2 li) viết sau.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng vừa
hướng dẫn: - HS theo dõi, viết lên không trung
+ Chữ ơ: Bắt đầu viết 1 nét cong kín đặt bút trên theo hướng dẫn của GV.
ĐK 3 một chút, viết thêm 1 nét râu bên cạnh
(phía trên, bên phải) không nhỏ quá hoặc to quá.
+ Tiếng cờ: c viết trước, ơ viết sau, thanh huyền
đặt trên đầu ơ. Chú ý viết c sát ơ.
+ Chữ d: Đặt bút dưới ĐK 3 viết nét cong kín.
Từ điểm dừng bút lia bút lên ĐK 5 viết nét móc
ngược sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng.
+ Tiếng da: d (cao 4 li) viết trước, a (cao 2 li)
viết sau. Chú ý viết d sát a.
- GV cho HS viết các chữ ơ, cờ, d, da
- GV theo dõi, hỗ trợ HS - HS tô, viết vào vở Luyện viết 1
HĐ 4. Tập tô, tập viết : e, đ, đe
- Gọi học sinh đọc e, đ, đe
- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng e, đ, đe - 2 HS đọc
- 3 HS nói cách viết:
+ Chữ e
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: + Chữ đ
- GV cho HS viết các chữ e, đ, đe + Tiếng đe: chữ đ (cao 4 li) viết
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trước, chữ e (cao 2 li) viết sau.
- HS theo dõi, viết lên không trung
theo hướng dẫn của GV.
HĐ5. Tập tô, tập viết các chữ số : 0, 1 - HS tô, viết vào vở Luyện viết 1
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
Số 0: đặt bút dưới ĐK 5 một chút, viết nét cong - HS theo dõi, viết lên không trung
kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát. theo hướng dẫn của GV.
+ Số 1: Gồm 2 nét – nét 1 thẳng xiên, nét 2
thẳng đứng. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 4, viết
nét thẳng xiên đến ĐK 5 thì dừng. Từ điểm
dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét
thẳng đứng xuống đến ĐK 1 thì dừng.
- GV cho HS viết các chữ 0, 1
- GV theo dõi, hỗ trợ HS
- Y/c hs đọc lại các âm, tiếng, sô vừa viết - HS tô, viết vào vở Luyện viết 1
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu
dương HS. - 3 – 4 hs thực hiện
- Về nhà cùng người thân viết lại các chữ và số - Lắng nghe
hôm nay vừa viết, xem trước

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI (TIẾT 4)
NGÔI NHÀ CỦA EM (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nói được địa chỉ nhà ở của mình.
- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.
- Liệt kê được 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
2. Năng lực: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn
- Đặt được các câu hỏi tìm hiểu về 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia
đình
3. Phẩm chất: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Tham gia việc phù hợp để giữ nhà cửa ngăn nắp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tranh vẽ, ảnh về ngôi nhà,
2. Học sinh: Sách học sinh, tranh ảnh ngôi nhà mình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Khởi động
-Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một - HS hát theo
bài hát về ngôi nhà : Ngôi nhà của tôi.
- Giới thiệu bài: Ngôi nhà của em - HS lắng nghe
2. Khám phá:
Hoạt động 1. Tìm hiểu 1 số dạng nhà ở.
*Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang
cảnh xung quanh nhà ở.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về
1 số dạng nhà ở.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK, - HS quan sát trả lời các câu hỏi
trả lời các câu hỏi: theo cặp.
+ Nói 1 số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh
xung quanh nhà ở trong từng hình. H1: Nhà 1 tầng, có vườn, có bếp
riêng
H2: Nhà 2,3 tầng liền kề
+ Nhà bạn gần giống nhà nào trong các hình này. H3: Nhà nổi, xung quanh là nước.
- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả H4. Nhà sàn
- GV cùng HS nhận xét H5: Nhà chung cư
GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời. -Đại diên nhóm báo cáo
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng. -HS nhận xét
Hoạt động 2. Giới thiệu về nhà ở và quang
cảnh xung quanh nhà ở.
*Mục tiêu: - Nêu được nhà ở và quang cảnh
xung quanh nhà ở của mình.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản về nhà ở và
quang cảnh xung quanh nhà ở.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu học sinh vẽ ngôi nhà của mình. - HS vẽ và tô màu ngôi nhà của
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh. mình vào VBT
Bước 3: Làm việc cả lớp - 1 số HS lên trình bày trước lớp:
- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở + Dán tranh vẽ ngôi nhà của mình
bước 1, 2. lên bảng.
+ 1 số học sinh giới thiệu trước
lớp về nhà ở và cảnh vật xung
- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu quanh nhà ở của mình kết hợp chỉ
4. Hoạt động nối tiếp. tranh vẽ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu - Nhận xét về phần giới thiệu của
dương HS. các bạn.
- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

KĨ NĂNG SỐNG (Tiết 2)


AN TOÀN GIAO THÔNG - CHƯỚNG NGẠI VẬT TRÊN ĐƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Học sinh nêu được những lưu ý giúp đảm bảo an toàn khi tham
gia giao thông trên đường.
- Học sinh nêu lại được sự nguy hiểm của miệng cống, hố đào, trên đường.
2. Năng lực:Thực hành đóng vai xử lí tình huống có chướng ngại vật trên đường khi
tham gia giao thông.
- Tự tin nói, diễn trước đám đông thông qua hoạt động đóng vai xử lí tình huống.
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm thông qua các hoạt động: thảo luận, chia sẻ, trao
đổi, hợp tác...
- Hình thành kỹ năng quan sát, bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm trên
đường.
3. Phẩm chất: Học sinh ham học, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các công việc
của tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu, bài hát : Đèn đỏ - đèn xanh,Video: Câu chuyện Tai nạn trên
đường đi - lọt xuống hố ga
- HS: Màu tô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Khởi động
-Ổn định:
-GV cho hát theo bài hát: Đèn đỏ - đèn xanh - HS hát theo
- Giới thiệu bài
2. Khám phá:
*HĐ 1: Chướng ngại vật trên đường
* Mục tiêu: Học sinh nêu được những nguy
hiểm từ hố ga, hố đào trên đường.
* Cách tiến hành:
Cho HS quan sát các tranh và nêu hình ảnh nhìn
thấy trong tranh -HS quan sát tranh
-H1: Hố ga giữa lòng đường không
được che chắn, đậy nắp. Nếu người
đi đường không quan sát sẽ dễ gây
tai nạn.
-H2: Hố đào không được che chắn,
không có nắp đậy. Nếu người đi
đường không quan sát kỹ có thể bị
lọt xuống hố.
-H3: Hố ga được che chắn tạm bợ,
không đảm bảo an toàn. Nếu người
đi đường không quan sát kỹ có thể
bị lọt xuống hố.
Giáo viên giải thích hố ga trên đường: -H4: Hố ga trên vỉa hè không được
-Hố ga trên đường là một bộ phận trong hệ che chắn, không có nắp đậy. Nếu
thống thoát nước thải trên đường phố. người đi đường không quan sát kỹ
Hố ga rất cần thiết trong việc giúp thoát nước có thể bị lọt xuống hố.
trên đường phố. Tuy nhiên các hố ga không -H5: Hố đào trên đường không
được che chắn, có nắp .Hố đào chứa nhiều được che chắn, không có nắp đậy,
nước, không có nắp đậy, không có biển cảnh có nước đọng. Nếu người đi đường
báo, che chắn sơ sài. Nếu không chú ý sẽ dễ rơi không quan sát kỹ rất dễ xảy ra tai
xuống hố. nạn.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn trước Học sinh lắng nghe giải thích.
những hố ga, hố đào trên đường.
-Khi đi trên đường cần quan sát kỹ
-Không chạy nhảy, nô đùa trên đường phố . …
3.Luyện tập:
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
*Mục tiêu: Học sinh thực hành đóng vai xử lí
tình huống.
*Cách tiến hành:
-GV cho Các nhóm quan sát các tình huống,
đóng vai xử lí tình huống.
Tình huống 1: Chanh Leo, Ớt rủ Poki chơi trốn
tìm ở gần nhà. Khu vực đó lại có nhiều miệng
hố ga không có nắp chắn. Poki nên xử lí như
thế nào?
* Tình huống 2: Đoạn đường từ nhà tới trường
có rất nhiều hố ga (Hố thoát nước có nắp đậy),
Hấu Hấu rủ Ớt thi xem ai nhảy lên các nắp hố
được nhiều nhất. Ớt nên xử lí như thế nào? Các nhóm quan sát đóng vai xử lí
Giáo viên nhận xét, khen ngợi các nhóm tình huống.
4.Vận dụng:
-Cho HS hình thành kỹ năng quan sát, bảo vệ
bản thân trước những nguy hiểm trên đường.
• Yêu cầu HS chia sẻ những nguy hiểm từ hố
ga, hố đào, miệng cống trên đường
Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, -HS thực hiện
biểu dương HS.
- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

CỦNG CỐ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT (Tiết 4)


ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết các chữ đ, e tiếng có trong bài học đ- e
- Đọc được các chữ, tiếng trong bài
2. Năng lực: Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ, tích cực, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chữ mẫu.
- HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động.
- Ổn định
-Hát -Cả lớp hát
2. Hoạt động thực hành luyện tập.
1.Hoạt động 1: Đọc SGK
- Gọi học sinh đọc lại bài trong SGK
- GV nhận xét
2. Hoạt động 2: Luyện viết
- Cho HS viết bảng con: e, đ, de, đa, đổ, dẻ -HS viết bảng con
- GV nhận xét
3.Hoạt động 3: Làm vở bài tập
a/ Đánh dấu √ vào tranh chứa âm đ
- Cho HS quan sát tranh HS quan sát tranh
- Nói về các tranh + Tranh 1 : đèn + Tranh 4: đá
+ Tranh 2: đỗ + Tranh 5: lọ
- Cho HS làm bài + Tranh 3: ngỗng + Tranh 6: đàn
- GV nhận xét -HS đánh dấu √ vào tranh 1,2, 4, 5
b/ Đánh dấu √ vào tranh chứa âm e
Cho HS quan sát tranh HS quan sát tranh
- Nói về các tranh + Tranh 1 : ve + Tranh 4: sẻ
+ Tranh 2: me + Tranh 5: dứa
- Cho HS làm bài + Tranh 3: xe + Tranh 6: tre
- GV nhận xét - HS đánh dấu √ vào tranh 1,2,3, 4, 6

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/09/2023
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 15/09/2023
KỂ CHUYỆN (Tiết 2)
BÀI 8: CHỒN CON ĐI HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
- Hiểu lời khuyện của câu chuyện: Trẻ em phải chăm học. Có học mới biết chữ,
biết nhiều điều bổ ích.
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.
- Nhìn tranh, không cần GV hỏi, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện..
- Nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện.
2. Phẩm chất: HS yêu thích môn học và thích kể chuyện. Yêu thích con vật.
3. Năng lực: Ngôn ngữ và văn học, giao tiếp, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh SGK
2. Học sinh: Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


1. Khởi động
- Ổn định - Hát
- Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên kể
+ GV chỉ tranh 1, 2 minh họa truyện Hai con
dê. Mời 2 HS lên kể lại. - 1 HS lên kể
+ Mời 1 HS kể toàn chuyện - Lắng nghe
+ GV cho học sinh nhận xét - HS quan sát
- Giới thiệu bài:
2. Khám phá (10 phút)
HĐ1.Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện
- GV treo tranh minh họa.
- GV giới thiệu tên truyện: Chồn con đi học. - HS lắng nghe
- Y/c hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - HS quan sát chia sẻ theo cặp
+ Trong 6 bức tranh có những con vật nào?
tranh1, Chồn con làm gì? Ở tranh 2, Nhím con - HS quan sát, trả lời: Tranh vẽ con
đi học, Chồn có đi học không? Ở tranh 6, Chồn chồn, sư tử, nhím. …
làm gì? - HS lắng nghe giới thiệu
- GV giới thiệu: Câu chuyện Chồn con đi học
kể về một chú Chồn lúc đầu rất lười học, chỉ
thích rong chơi, nhưng về sau đã thay đồi. Vì
sao Chồn lại thay đổi như vậy? Các em hãy
lắng nghe câu chuyện.
- GV bật đoạn clip kể chuyện Chồn con đi học - HS lắng nghe
trong phần học liệu
- GV kể từng đoạn với giọng diễn cảm: đoạn 1, + HS lắng nghe GV kể
2, 3 kể với giọng khoan thai. Đoạn 4 giọng kể + HS lắng nghe và quan sát tranh
thể hiện sự lo lắng, căng thẳng. Đoạn 5: trở lại + HS lắng nghe và quan sát tranh
với giọng khoan thai, lời bác Sư tử ân cần.
Đoạn 6: giọng kể vui.
+ GV kể lần 1: kể không chỉ tranh - HS trả lời
+ GV kể lần 2: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm.
+ GV kể lần 3: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm. - HS trả lời
3. Luyện tập: ( 15 phút)
HĐ2. Trả lời câu hỏi theo tranh.
- GV chỉ tranh 1, 2 cho học sinh trả lời các câu
hỏi theo 2 tranh (Nội dung như trên). - 1 HS trả lời câu hỏi ở cả 6 tranh.
- Tiếp tục cho HS trả lời câu hỏi với các cặp * HS tự chọn 2 tranh và tập kể theo
tranh còn lại. tranh.
- GV cho HS trả lời cả 6 câu hỏi theo 6 tranh.
HĐ3. Kể chuyện theo tranh. - HS xung phong kể tranh mình đã
* GV yêu cầu mỗi HS chọn 2 tranh và tự kể chọn.
chuyện theo 2 tranh đó. - Nhận xét.
- GV gọi HS lên kể trước lớp. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải
- GV cùng HS nhận xét bạn kể đi học thì mới biết chữ, biết
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? đọc/ ...phải chăm học mới có hiểu
* GV kết luận: Câu chuyện khuyên các em phải biết/...lười học sẽ rất tai hại, gặp
chăm chỉ học hành, có học thì mới biết chữ, biết nguy hiểm.
nhiều điều bổ ích.Không viết chữ sẽ rất tai hại, * HS lắng nghe.
có thể gặp nguy hiểm như chú chồn con trong
câu chuyện này. - Hs trả lời
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay.
4. Củng cố - Dặn dò: - Tuyên dương
- Em vừa được nghe và kể câu chuyện tên là gi?
- Tuyên dương những HS kể chuyện hay - Lắng nghe, thực hiện
- Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện - Lắng nghe, thực hiện
về chú chồn lúc đầu lười học, sau đã thay đổi vè
đã hiểu ra: không biết chữ thì rất tai hại.
- Xem trước tranh minh họa, chuẩn bị cho tiết
kể chuyện Hai chú gà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

HỌC VẦN (Tiết 2)


BÀI 9: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng.
- Nhận diện được các chữ o, ô,ơ, d, đ, e, các tiếng co, cô, cỏ, cọ, cờ, da, đe.
- Biết ghép các âm đã học thành tiếng theo mô hình “âm đầu + âm chính”. Biết
thêm các thanh đã học vào mỗi tiếng để tạo tiếng mới.
- Đọc đúng bài tập đọc. Tìm đúng từ ứng với mỗi hình.
2. Năng lực: Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm
tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh
nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp; Rèn luyện các kĩ năng đọc, nói
và nghe; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
3. Phẩm chất: HS chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các
nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa từ khóa
- HS: Bộ ĐDHT, SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động
- Ổn định
- Giới thiệu bài :Ôn tập - HS lắng nghe
2. Luyện tập
Bài tập 1.
a. Ghép các âm đã học thành tiếng.
b. Thêm các thanh đã học vào mỗi tiếng trên để
tạo thành tiếng mới.
- GV treo bảng ghép âm và nêu yêu cầu của bài - Quan sát và nghe yêu cầu của bài.

a o ô ơ e
c
d
đ
- HS cả lớp đọc : c, d, đ
- GV chỉ từng chữ (âm đầu) ở cột dọc. - HS cả lớp đọc : a, o, ô, ơ, e
- GV chỉ từng chữ (âm chính) ở hàng ngang.
- Gv chỉ chữ - Cả lớp đồng thanh ghép từng
tiếng theo cột ngang :
- GV gọi HS đọc các từ vừa ghép a o ô ơ e
c ca co cô cơ
d da do dô dơ de
đ đa đo đô đơ đe

- GV cùng HS nhận xét - HS đọc cá nhân – nhóm


* GV nêu Y/c phần b của bài - HS nhận xét bạn – nhóm bạn
* 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài
- GV HD mẫu: ca => cà, cả - HS đọc tiếng mới vừa được tạo
thành.
- GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau thêm các - HS làm bài :
thanh đã học vào mỗi tiếng ở dòng 1. + ca, cà, cá, cả, cạ
+ co, cò, có, cỏ, cọ
+ cô, cồ, cố, cổ, cộ
+ cơ, cờ, cớ, cỡ, cợ
- GV cho HS làm theo nhóm các tiếng còn lại - HS làm việc theo nhóm:
+ da, dà, dá, dả, dạ/do, dò, dó, dỏ,
dọ/dô,dồ, dố, dổ, dộ/dơ, dờ, dớ, dở,
dợ/ de, dè, dé,dẻ, dẹ.
+ đa, đà, đá, đả, đạ/ đo, đò, đó, đỏ,
đọ/ đô, đồ, đố, đổ, độ/ đơ, đờ, đớ,
- Gọi HS đọc các tiếng vừa tạo thành. đở, đợ/ đe, đè, đé, đẻ, đẹ.
Bài tập 2: Tập đọc. - HS đọc đồng thanh – cá nhận
- GV treo lên bảng hình ảnh trong bài tập đọc. HS theo dõi
- GV chỉ từng chữ trên bảng. - HS đọc (cá nhân, bàn, tổ)
- GV giải nghĩa từ cố đô: Cố đô Huế là kinh đô - HS nghe
cũ của Việt Nam.
- GV chỉ từng chữ. - Cả lớp đọc đồng thanh
- GV cùng HS nhận xét. - HS lắng nghe
- GV đọc mẫu các từ: Cờ đỏ, cố đô, đồ cổ, đa. - HS đọc (cá nhân, bàn, tổ)
- GV nhận xét. - HS đọc bài (cá nhân, cặp, tổ)
- GV tổ chức cho HS đọc cả bài. - HS thi đua lên đọc bài tập đọc
- GV cho HS lên thi đọc - HS quan sát
- GV cùng HS nhận xét - 2 HS nhắc lại
Bài tập 3. Tìm từ ứng với hình
- GV treo hình ảnh lên bảng - HS đọc (cá nhân, lớp): dẻ, đá, cọ,
- GV nêu yêu cầu của bài cờ
- GV chỉ từng từ trên bảng - HS ở dưới làm bài cá nhân vào vở
- GV gọi HS lên bảng gắn từ dưới hình tương BT Tiếng Việt : 1-cờ; 2-cọ; 3-dẻ; 4-
ứng. đá
- GV chỉ hình giải nghĩa từ: - HS cùng GV nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét bài chữa trên bảng
- Y/c hs đọc lại các tiếng, từ.
- GV nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện
- Về nhà chỉ hình nói cho người thân nghe - Lắng nghe
những sự vật em mới biết qua bài Tập đọc hôm - Thực hiện
nay.
- Xem trước bài 10 : ê, l - Thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TOÁN (Tiết 6)
BÀI: SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 9.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0.
- Đọc, viết số 0.
2. Năng lực: Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0
trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết
vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng số 0 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví
dụ về số 0 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán
học, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo
viên nêu ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh tình huống, các thẻ số từ 0 - 9.
- HS: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động.


- Yêu cầu học sinh: nói cho bạn nghe bức - HS đếm số cá trong xô của mỗi bạn
tranh vẽ gì. mèo và nói số cá của mỗi bạn
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm .
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1. Hình thành số 0.
* Quan sát khung kiến thức.
- GV yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi xô và - HS đếm và trả lời :
đọc số tương ứng. + Xô màu xanh nước biển có 3 con cá.
- có số 3.
+ Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số
2.
+ Xô màu xanh lá cây có 1 con cá. Có
số 1.
- GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ + Xô màu cam không có con cá nào.
tương ứng với số cá của mỗi bạn mèo. Ta có số 0.
- HS lần lượt lấy các tấm thẻ số 3, 2, 1,
0
* Quan sát thêm một số tình huống xuất
hiện số 0.
- GV trình chiếu hình ảnh 2 đĩa táo. - HS quan sát.
- Mỗi đĩa có mấy quả táo? - Đĩa thứ nhất có 3 quả táo, đĩa thứ hai
- Vậy ta có các số nào? không có quả nào.
- GV làm tương tự với chiếc lọ có 5 cái kẹo, - Ta có số 3 và số 0.
một chiếc không có cái kẹo nào. - HS xác định số 5 và số 0

2.2 Viết số 0
+ Cách viết số 0: - Học sinh theo dõi và quan sát
Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết
nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở
điểm xuất phát. - HS tập viết số 0
- GV cho học sinh viết bảng con
- GV nhận xét.
3. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. a) Mỗi rổ có mấy con?
b) Mỗi hộp có mấy chiếc bút?
- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
- GV cho học sinh làm bài. - HS đếm số con chó bông có trong
mỗi rổ đọc số tương ứng cho bạn :
a) 2, 1, 3, 0 con.
b) 5, 4, 0, 2 cái bút chì.
- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ.
Bài 2. Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- GV cho học sinh làm bài cá nhân - HS tìm quy luật rồi điền các số còn
thiếu vào ô trống.
- GV tổ chức cho HS thi đếm 0-9 và 9-0. - HS thi đếm từ 0 đến 9 và đếm từ 9
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương đến 0.
4. Hoạt động vận dụng
Bài 3. Tìm số 0 trên mỗi đồ vật sau.
- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- GV cho học sinh làm bài. - HS tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3
- GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có - HS kể :số 0 trên quạt điện, số 0 trên
số 0 mà em biết xung quanh mình. máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học
- Người ta dùng số 0 trong các tình huống toán.
trên để biểu diễn điều gì? - Biểu diễn không có gì ở đó
- GV cùng HS nhận xét.
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Số 0 giống hình gì?

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (Tiết 6)
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 2
HÁT VỀ TÌNH BẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức, kĩ năng: GDHS chủ đề “Đôi bạn cùng tiến.”
- Học sinh bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với 1 số bạn trong lớp.
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành
nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
2. Năng lực Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình
bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp;
3. Phẩm chất: HS tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS


1.Ổn định tổ chức:
- GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. - HS hát một số bài
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau hát.
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc
thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét
kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Các trưởng ban nêu
- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ưu điểm và tồn tại
ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung việc thực hiện hoạt
- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, động của các ban.
ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần - CTHĐTQ nhận xét
hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). chung cả lớp.
- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến, góp ý, nhận
xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban;
uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân
đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. - HS nghe.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động
viên, sửa sai
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng
thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - HS nghe.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp
theo.
*Cách thức tiến hành:
- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo - HS nghe.
vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện.
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải
thực hiện và mục tiêu phấn đấu
- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo - Các ban thực hiện
kế hoạch tuần tới. theo CTHĐ.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Các ban thảo luận và
Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi nêu kế hoạch tuần tới.
đến thống nhất phương án thực hiện.
- CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa
thảo luận của các ban.
- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
- GV chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. - Trưởng ban lên báo
3. Sinh hoạt theo chủ đề “Hát về tình bạn” cáo.
a. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn
cùng tiến” của lớp:
- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ với nhau về - HS làm việc theo
những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp nhóm đôi
tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học
tập.
- Gọi các nhóm lên chia sẻ trước lớp. - Lần lượt các nhóm
- Tuyên dương những tấm gương Đôi bạn cùng tiên ở trong lên chia sẻ
lớp. - Lắng nghe.
b. Tổ chức cho HS hát về tình bạn:
- GV lựa chọn và chuẩn bị một số video, đĩa nhạc về một số - Nghe và lựa chọn
bài hát tình bạn. bài hát
- Tổ chức cho HS thi hát và biểu diễn giữa các tổ,
- GV nhận xét, tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ - HS lên trình diễn thi
a)Cá nhân tự đánh giá giữa các nhóm
-GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
- Tốt - Đạt - Cần cố gắng -HS tự đánh giá theo
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm các mức độ
-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng các nội dung - HS đánh giá lẫn
c) Đánh giá chung của GV nhau về các nội dung
GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh - HS lắng nghe.
giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung-
Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ):


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

I - NHẬN XÉT TUẦN 2:


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

II - PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 3:


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

You might also like