You are on page 1of 6

Câu hỏi: So sánh nhiệm vụ của phân môn Tập đọc giữa hai chương trình hiện

hành và chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.

1. Chương trình hiện hành.


- Hình thành và phát triển kĩ năng đọc để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi.
- Rèn luyện các thao tác tư duy.
- Cung cấp những kiến thức, thông tin cơ bản về các vấn đề quen thuộc trong
đời sống: tự nhiên, xã hội và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài.
- Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp, thói quen làm việc
với văn bản.
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, góp phần hình thành nhân cách con người; ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Yêu cầu đọc hiểu:
 Phát triển kiến thức: học sinh biết được gì qua bài học.
 Yêu cầu chung chung về tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh có trong bài học.
2. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành
nhân cách và phát triển cá tính.
- Giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con
người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân
văn; có tình yêu đối với tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, có tinh thần tiếp thu văn hóa nhân loại.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo. Phát triển năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư
duy logic, góp phần hình thành học vấn cơ bản của người có văn hóa: biết
tiếp nhận, đánh giá văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các
giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
- Yêu cầu đọc hiểu:
 Yêu cầu học sinh phải: Đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; so sánh,
khám phá, liên hệ; đọc mở rộng (liên kết, tích hợp đọc với các kĩ năng
khác nhau).
 Phát triển kĩ năng: học sinh làm được gì sau bài học.
 Yêu cầu về tốc độ đọc khác nhau.
- Hình thành 3 năng lực chung:
 Tự chủ và tự học.
 Giao tiếp và hợp tác.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hình thành 2 năng lực đặc thù:
 Năng lực ngôn ngữ.
 Năng lực văn học.
- Có 3 loại hoạt động mới:
 Khám phá.
 Luyện tập:
 Luyện đọc thành tiếng.
 Luyện đọc hiểu.
 Vận dụng: vận dụng nói, viết tích hợp.
VD: tự làm truyện tranh, từ điển chính tả,...

Câu 1: Quy trình lên lớp (Các bước tổ chức dạy học) của các phân môn Tiếng
Việt?
a. Phân môn Tập đọc
- Phần 1: Kiểm tra bài cũ.
- Phần 2: Tổ chức dạy học bài mới:
 Giai đoạn 1: Luyện đọc thành tiếng (câu, đoạn, bài)
 Giáo viên đọc mẫu.
 Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa để diễn đạt nội dung bài học.
 Hướng dẫn đọc:
 Đọc cá nhân, từng câu.
 Giáo viên chia đoạn.
 Đọc theo nhóm đôi, từng đoạn, đọc theo tổ.
 Đọc theo cả lớp, cả bài.
 Giáo viên lắng nghe, có những phản hồi.
 Giáo viên lưu ý cách ngắt nghỉ, giọng đọc (định hướng).
 Giai đoạn 2: Luyện đọc hiểu: Trả lời câu hỏi
 Bám theo tuyến nhân vật.
 Bám theo chi tiết, hình ảnh.
 Bám theo cấu trúc của văn bản (đoạn).
 Phân bố câu hỏi đa dạng (chi tiết, đại ý, bình giá)
- Phần 3: Nâng cao, mở rộng.
b. Phân môn Luyện từ và câu
b1) Dạng bài lí thuyết về từ, câu
- Bước 1: Gọi HS đọc ngữ liệu.
- Bước 2: Đàm thoại, đặt câu hỏi để HS phân tích ngữ liệu (câu hỏi SGK + câu hỏi
bổ sung).
- Bước 3: Gợi ý để HS nhận xét về ngữ liệu, rút ra kết luận cần ghi nhớ.
- Bước 4: Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
- Bước 5: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- Bước 6: GV chốt lại kiến thức quan trọng của bài.
Ví dụ: Từ ghép và từ láy

- Bước 1: Gọi HS đọc to ngữ liệu trong SGK.


- Bước 2: Đàm thoại để phân tích ngữ liệu:
+ Xác định mỗi tiếng trong từ là có nghĩa hay không có nghĩa.
- Bước 3: Nhận xét về ngữ liệu:
+ Có từ gồm 2 tiếng đều có nghĩa.
+ Có từ có ít nhất một tiếng không có nghĩa; các tiếng có sự phối âm.
- Bước 4: Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
- Bước 5: Tổ chức cho HS làm bài tập thực hành phần luyện tập.
- Bước 6: Giáo viên chốt:
+ Từ phân theo cấu tạo gồm từ đơn và từ phức.
+ Từ phức gồm:
 Từ ghép: 2 tiếng đều có nghĩa.
 Từ láy: ít nhất một tiếng không có nghĩa; có sự phối âm (phụ âm đầu,
vần, hoặc cả hai)
b2) Dạng bài thực hành Luyện từ và câu
- Chuẩn bị:
+ Xác định rõ kiểu bài dạy, cách giải.
+ Dự kiến những tình huống HS dễ sai, dễ mắc lỗi.
+ Chọn hình thức tổ chức phù hợp (dạy cá nhân/ nhóm; đàm thoại/ không đàm
thoại)
- Các bước dạy học trên lớp:
+ Bước 1: Yêu cầu HS xác định kĩ đề bài (đọc to, nói cách hiểu; GV đọc, HS nhắc
lại).
+ Bước 2: Áp dụng hình thức tổ chức đã dự kiến.
+ Bước 3: Gọi HS chữa bài.
+ Bước 4: HS nhận xét.
+ Bước 5: GV chốt, nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
c. Phân môn Kể chuyện
c1) Dạy học kể chuyện lớp 1
- Bước 1: Giới thiệu bài.
- Bước 2: GV kể chuyện: kết hợp mô tả tranh, gợi ý những từ khóa, kể có ngữ điệu
và cảm xúc.
- Bước 3: HS tập kể từng đoạn theo tranh/ câu hỏi gợi ý.
- Bước 4: HS kể cả truyện (nếu SGK yêu cầu)
- Bước 5: GV giúp HS hiểu ý nghĩa của truyện: giải nghĩa, rút ra ý nghĩa của
truyện.
=> Khi kể/ hướng dẫn kể, cần tóm gọn nội dung mỗi bức tranh trong 1 hoặc 2 câu.
c2) Dạy học kể chuyện lớp 2, 3
- Bước 1: Kiểm tra bài cũ.
- Bước 2: Dạy bài mới
- Bước 3: Củng cố, dặn dò
c3) Dạy bài kể chuyện lớp 4, 5
 Dạy bài kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp
- Bước 1: Kiểm tra bài cũ.
- Bước 2: GV giới thiệu truyện (kết hợp yếu tố trực quan).
- Bước 3: HS nghe kể chuyện:
+ GV kể lần 1, HS nghe.
+ GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn hình minh họa.
- Bước 4: HS tập kể chuyện
+ Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
+ Kể cả câu chuyện trong nhóm.
+ Kể cả câu chuyện trước lớp.
- Bước 5: HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Nói về nhân vật chính.
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Bước 6: Củng cố, dặn dò
 Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia
- Bước 1: Giới thiệu yêu cầu của tiết học.
- Bước 2: Yêu cầu HS tìm ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài (SGK gợi ý)
When Chuyện xảy ra khi nào?
Where Chuyện xảy ra ở đâu?
How Làm thế nào con biết câu chuyện đó? (đầu chuyện)
Chuyện xảy ra như thế nào? (diễn biến)
Who Có những ai trong câu chuyện?
What Chuyện gì đã xảy ra?
Why Nguyên nhân nào dẫn tới câu chuyện ấy? (Con rút ra bài
học gì? Vì sao?)

- Bước 3: HS tập kể
+ Kể trong nhóm.
+ Kể trước lớp.
*Yêu cầu:
+ Nội dung: chuyện có đầu cuối, diễn biến hợp lí, dễ hiểu, hấp dẫn.
+ Hình thức:
- Bước 4: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (nhân vật, bài học)
+ Bài học đạo đức.
+ Bài học hành động.
+ Liên hệ với các tình huống khác, câu chuyện khác để HS trải nghiệm.
- Bước 5: Củng cố, dặn dò.
d. Phân môn Tập làm văn
d1) Quy trình dạy học kiểu bài Lý thuyết Tập làm văn
- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới:
+ GV nêu yêu cầu của tiết học (chú ý làm nổi bật mối quan hệ nội dung tiết học
này với tiết học khác.)
* Hình thành khái niệm:
+ Phân tích ngữ liệu: hướng dẫn phân tích ngữ liệu
+ Ghi nhớ kiến thức: Cho HS đọc thầm và nhắc lại ghi nhớ SGK.
- Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: hướng dẫn HS luyện tập thực hành.
- Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:
+ Chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững.
+ Nhận xét tiết học.
+ Nêu những yêu cầu cần thực hành ở nhà.
d2) Quy trình dạy học kiểu bài thực hành Tập làm văn
 Dạy kiểu bài thực hành luyện nói ở lớp 2, 3
- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ/ Khởi động/ Tạo tâm thế.
- Hoạt động 2: Dạy bài mới
+ Bước 1: Giới thiệu bài mới: mục đích, yêu cầu.
+ Bước 2: Gọi HS đọc đề bài, giải thích yêu cầu của đề.
+ Bước 3: Chọn hình thức làm bài tập và tổ chức cho HS làm bài (cá nhân, thảo
luận nhóm, trò chơi, nói nối tiếp …)
+ Bước 4: HS trình bày kết quả làm bài tập.
+ Bước 5: Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 Dạy kiểu bài trả bài Tập làm văn ở lớp 4, 5
- Bước 1: GV nhận xét bài làm của HS:
+ Gọi HS xác định lại yêu cầu của đề => đối chiếu với kết quả bài viết.
+ Nêu rõ ưu, nhược điểm của HS (có dẫn chứng); công bố điểm, biểu dương.
- Bước 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
Cách 1:
+ Trả lại bài cho HS, yêu cầu HS tự đọc lại bài và xem nhận xét.
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi về nội dung (sai, thiếu ý, …) và hình thức (bố cục, chính
tả, dùng từ, đặt câu …)
+ HS tự chữa bài.
+ HS đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra lần nữa.
Cách 2:
+ Hướng dẫn sửa chung bài cho HS.
+ Trả bài, HS tự đọc lại bài và sửa lỗi.
+ HS đổi bài, kiểm tra chéo.
+ Đọc cho HS nghe một số bài mẫu hay và gợi ý nhận xét những ưu điểm mà HS
có thể học tập.
+ Hướng dẫn HS viết lại một đoạn.

You might also like