You are on page 1of 25

Tuần 15 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021

Tiếng Việt
Tiết 1, 2: ÔN TẬP (Tiết 1, 2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sư tử và lợn con


- Làm đúng BT điền chữ tr / ch
- Làm đúng bài tập: Nổi tranh với từ thích hợp
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.1. BT (Tập đọc)

Sư tử và lợn con
Vua sư tử đi nghỉ mát trên bờ biển yên ả. Lợn con bèn đến chỗ nhà vua. Nó khụt
khịt:
- Tê tê phá nhà của con!
Sư tử giận dữ, phán:
- Tê tê phá nhà của bạn bè. Thật tệ!
a) GV giới thiệu bài: Vua sư tử đang ngồi trên ghế ở bờ biển nghĩ mát thì lợn con đi
đến nói với sư tử nhá mình bị phá. Vậy chúng đọc và tìm hiểu xem ai phá nhà của lợn
con nhé.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ yên ả, khụt khịt, giận dữ,
phán. Giải nghĩa từ khụt khịt (hít hít mũi).
c) Luyện đọc từ ngữ: nghĩ mát, yên ả, bèn, khụt khịt, giận dữ, phán.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 7 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở từng
câu: Vua sư tử// đi nghỉ mát /trên bờ biển/ yên ả.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1
HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ).
2.2 BT2 Trả lời câu hỏi
* GV đưa ra một số câu hỏi để HS lựa chọn đáp án đúng với nội dung bài.
Câu 1: Vua sư tử đi nghỉ mát ở:
A. Trên bờ biển B. Trên bờ sông C. Trên bờ hồ
Câu 2: Con vật nào đến chỗ nhà vua?
A. Lợn con B. Dê con C. Chó con
Câu 3: Con vật nào phá nhà của lợn con?
A. Hổ B. Tê tê C. Vượn
Câu 4: Viết từ ngữ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
Tê tê phá nhà của bạn bè……………..
2.3 BT 3 (Em chọn chữ nào: tr hay ch?)
- GV nêu yêu cầu của BT điền chữ c hoặc k
+ GV gọi HS nhặc lại quy tắc chính tả về chữ c/k
+ HS nêu, GV chốt ý
- HS làm bài vào vở.
2.4. BT 4 (Tập chép)

Nghỉ hè

Bố mẹ dẫn bé Thư và Hùng đi biển. Hùng và bố lặn biển ngắm san hô. Hùng bị con gì
đó quấn chân.
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc đoạn văn: Nghỉ hè.
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS nhìn mẫu trên bảng chép lại đoạn văn vào vở.
- HS nhìn vào đoạn chính tả đọc và sửa lỗi.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
2.5. BT5 Nối hình với từ ngữ tương ứng
* GV nêu yêu cầu của BT1 (Nối từ ngữ với hình)
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng
3. Củng cố, dặn dò
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………
Toán

Tiết 43: LUYỆN TẬP (tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số
tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc trừ (trong phạm vi 10) trong thực tế gắn
với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm
trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- HS suy nghĩ làm bài 1:
+ Tìm các số phù họp cho mỗi ô?.
+ Củng cố nhận biết về quan hệ cộng - trừ.
- HS đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương
ứng.
- GV chốt lại cách làm bài; gọi một vài cặp HS chia sẻ cách làm cho cả lóp nghe.
Bài 2: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Dựa vào hình ảnh để tìm số phù hợp cho mỗi ô dấu? (HS có
thể dựa vào phép đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số thích hợp
trong ô trống)
- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.
Chia sẻ trước lớp.
- GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS
tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
* Củng cố, dặn dò:
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đạo đức
Tiết 3: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
- Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học.
A. Khởi động
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho
biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?
- HS chia sẻ cảm xúc và lí do thích hay không thích căn phòng.
- GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ hai vì rất gọn gàng, sạch sẽ.
- GV giới thiệu bài học mới.
B. Khám phá
* Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”
Mục tiêu: HS trình bày được nội dung câu chuyện. HS được phát triển năng lực giao
tiếp, năng lực sáng tạo.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh
trong từng tranh.
- HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo tùng tranh.
- GV kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo
đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc,
Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo
đồng phục, nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm
cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tim hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách,
vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong
lớp lắng nghe cô giảng bài.
* Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và
sinh hoạt.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện
của bạn Minh”.
+ Vì sao bạn Minh đi học muộn?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
- HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận: sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm
được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền đẹp.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp
* Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh
hoạt.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và
trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?
- HS làm việc theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước Lớp.
Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.
- GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:
Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên mắc áo.
Tranh 2: xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.
Tranh 3: xếp giày dép vào chỗ quy định.
Tranh 4: xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định (tủ, hộp).
Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chồ quy định.
Tranh 6: sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.
* GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là
đế đồ dùng vào đúng chồ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách,
góc học tập; quần áo sạch gấp và để vào tủ; quần áo bẩn cho vào chậu/túi đế giặt; quần áo
đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Tự nhiên và xã hội
Tiết 29: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bai hoc, HS đạt được
+ Về nhận thức khoa học:
- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường.
- Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn
trên đường,
- Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông,
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một
số tình huống giao thông.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy
hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông...
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ;
đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học
3. Đi bộ qua đường
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động 5: Tìm hiểu các yêu cầu đi bộ qua đường
* Mục tiêu: Nêu được các yêu cầu đi bộ qua đường. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến
của mình về các yêu cầu đi bộ qua đường
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ đường
ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.
- Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ | đường ở
đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV chốt thông tin:
+ Qua đường ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ:
* Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
* Chờ cho tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh.
* Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có
chiếc xe nào đang đến gần.
* Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận
biết và vẫn cần quan sát an toàn.
+ Qua đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ:
* Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
* Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn an toàn.
- GV hướng HS đến thông điệp: “Chúng ta cần phải thực hiện những quy định về trật tự
an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác ”
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
* Hoạt động 6: Tập đi bộ qua đường an toàn
* Mục tiêu: Biết thực hiện đúng theo các yêu cầu đi bộ qua đường
* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị thực hành
- GV và HS làm một số tấm bìa c0s hình tròn (màu xanh và màu đỏ)hình xe ô tô, xe
máy, xe đạp.
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có vạch
kẻ((số lượng đoạn đường theo số nhóm)
Bước 2: Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
- Các nhóm sẽ phân vai một người đóng vai đèn hiệu, một số người đi bộ một người
đóng ô tô / xe máy / xe đạp)
- Mỗi nhóm thực hành đi bộ qua cả hai loại đoạn đường (HS trong nhóm đổi vai cho
nhau)
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có. vạch kẻ
(số lượng đoạn đường theo số nhóm).
Bước 3: Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
- Đại diện một số nhóm thực hành đi bộ qua đường trước lớp.
- HS khác / GV nhận xét, hoàn thiện cách đi bộ qua đường của các bạn (theo đúng yêu
cầu đi bộ qua đường).
IV. ĐÁNH GIÁ
* Đánh giá kết quả học tập bài học: GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1 2, 3, 4 của
Bài 9 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS.
* Tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông
- Mỗi HS được phát một Phiếu tự đánh giá (Phụ lục).
- HS sẽ tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông trên đường đi
học
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 3, 4: ÔN TẬP CUỐI (Tiết 3, 4)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lan ốm.
- Làm đúng BT điền chữ tr / ch
- Làm đúng bài tập: Nổi tranh với từ thích hợp
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.2. BT 1 (Tập đọc)
Lan ốm
Sáng sớm, Lan bị sốt. Bố đắp khăn mát lên trán Lan. Lan chả muốn ăn cơm. Bố
cho Lan ăn súp. Lan nhớ lớp, bố vỗ về, ru Lan ngủ. Nhìn bố vất vả, Lan chỉ muốn sớm
hết ốm.
a) GV giới thiệu bài: Bạn Lan đang nằm trên giường và đắp chăn. Bố ở bên cạnh và
chăm sóc cho Lan. Chúng ta đọc bài và tìm hiểu xem bạn Lan bị gì nhé?.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ vỗ về, vất vả. Giải nghĩa từ vỗ
về (động tác vỗ vỗ lưng một cách nhẹ nhàng).
c) Luyện đọc từ ngữ: khăn mát, muốn, ăn súp,vỗ về, vất vả.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 7 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở từng
câu: Sáng sớm,/Lan bị sốt. //Bố đắp khăn mát/ lên trán Lan.
e) Thi đọc tiếp nối cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng
thanh cả bài (đọc nhỏ).
2.2 BT2 Trả lời câu hỏi
* GV đưa ra một số câu hỏi để HS lựa chọn đáp án đúng với nội dung bài.
Câu 1: (1 điểm) Sáng sớm, Lan bị …
A. Cảm B. Ho C. Sốt
Câu 2: (1 điểm) Bố đắp khăn mát lên….
A. Trán Lan B. Má Lan C. Chân Lan
Câu 3: (1 điểm) Bố cho Lan ăn …
A. Cơm B. Súp C. Phở
Câu 4: (1 điểm) Viết từ ngữ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
Nhìn bố vất vả, Lan chỉ muốn ……………………………………………
2.3 BT 3 (Em chọn chữ nào: tr hay ch?)
- GV nêu yêu cầu của BT điền chữ c hoặc k
+ GV gọi HS nhặc lại quy tắc chính tả về chữ c/k
+ HS nêu, GV chốt ý
- HS làm bài vào vở.
2.4. BT 4 (Tập chép)
Lan ốm
Sáng sớm, Lan bị sốt. Bố đắp khăn mát lên trán Lan. Lan chả muốn ăn cơm. Bố
cho Lan ăn súp.
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc đoạn văn: Lan ốm.
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS nhìn mẫu trên bảng chép lại đoạn văn vào vở.
- HS nhìn vào đoạn chính tả đọc và sửa lỗi.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
2.5. BT5 Nối hình với từ ngữ tương ứng
* GV nêu yêu cầu của BT1 (Nối từ ngữ với hình)
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng
3. Củng cố, dặn dò
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Toán
Tiết 44: LUYỆN TẬP (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số
tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 3: Tìm số cúc áo còn thiếu
- GV nêu yêu cầu bài tập 3
- HS quan sát hình vẽ, đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số cúc
áo còn thiếu rồi nêu số phù hợp cho mỗi ô ? GV có thể tổ chức thành trò chơi vẽ thêm,
gắn thêm số cúc áo thích hợp cho mỗi người tuyết.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ tìm số thích hợp trong ô ? Chia sẻ với bạn cách
làm của mình.
Ví dụ: Có tất cả 6 chú voi. Có 2 chú voi đang căng băng rôn. Có bao nhiêu chú voi
đứng ở sau băng rôn?
- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 5
- HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương
ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Có 9 con gà. Có 3 con gà đang đứng ngoài lùm cây. Có bao nhiêu con gà đang
nấp trong bụi cây?
- GV nhận xét, sửa bài.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một sổ tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm
vi 10 và làm quen với việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
D. Củng cố, dặn dò
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10
để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua luyện tập thực hành tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ trong
phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết các vấn đề toán học, NL tư duy
và lập luận toán học.
- Thông qua việc nhận biết các bài toán bởi các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực
tế và sử dụng các kí hiệu toán học để diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL
giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 5, 6: ÔN TẬP CUỐI (Tiết 5, 6)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chị lá đa.
- Làm đúng BT điền chữ tr / ch
- Làm đúng bài tập: Nổi tranh với từ thích hợp
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.1. BT 1 (Tập đọc)
Chị lá đa
Cơn mưa bất chợt đến. Trên ngọn lá đa ở vườn, sẻ bé ướt lướt thướt, rét run. Sẻ mẹ
vẫn chưa về. Lá đa sà đến che mưa cho sẻ bé. Sẻ mẹ về, sẻ bé vươn ra đón mẹ. Sẻ kể cho
mẹ nghe về chị lá đa.
a) GV giới thiệu bài: Khi cơn mưa đến, sẻ con ở trên ngọn đa bị ướt, rét run. Chị lá đa
sẽ làm gì khi nhìn thấy sẻ con bị ướt. Chúng ta đọc bài và tìm hiểu nhé?.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ: bất chợt, rét run, vươn. Giải
nghĩa từ bất chợt (đến một cách đột ngột).
c) Luyện đọc từ ngữ: bất chợt, ướt, lướt thướt, rét run, rét run, vươn ra.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 6 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở từng
câu: Cơn mưa bất chợt đến//. Trên ngọn lá đa/ ở vườn,/ sẻ bé ướt/ lướt thướt,/ rét run.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1
HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ).
2.2 BT2 Trả lời câu hỏi
* GV đưa ra một số câu hỏi để HS lựa chọn đáp án đúng với nội dung bài.
Câu 1: Cơn mưa đến như thế nào?
A. Bất chợt. B. Bất ngờ. C. Đột ngột.
Câu 2: Cơn mưa bất chợt đến con vật bị ướt là:
A. Sẻ mẹ B. Sẻ bố C. Sẻ bé
Câu 3: Sẻ kể cho mẹ nghe về:
A. Cơn mưa B. Chị lá đa C. Sẻ bố
Câu 4: Viết từ ngữ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
Lá đa sà đến che mưa cho……………………………
2.3 BT 3 (Em chọn chữ nào: tr hay ch?)
- GV nêu yêu cầu của BT điền chữ c hoặc k
+ GV gọi HS nhặc lại quy tắc chính tả về chữ c/k
+ HS nêu, GV chốt ý
- HS làm bài vào vở.
2.4. BT 4 (Tập chép)
Tấm Cám
Tấm rất chăm chỉ. Tấm mò cua, bắt cá,…Còn Cám chẳng làm việc gì. Có lần Cám
nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm.
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc đoạn văn: Tấm cám
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS nhìn mẫu trên bảng chép lại đoạn văn vào vở.
- HS nhìn vào đoạn chính tả đọc và sửa lỗi.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
2.5. BT5 Nối hình với từ ngữ tương ứng
* GV nêu yêu cầu của BT1 (Nối từ ngữ với hình)
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng
3. Củng cố, dặn dò
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 22 tháng 13 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 7, 8: ÔN TẬP (Tiết 7, 8)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Căn nhà của thỏ
- Làm đúng BT điền chữ tr / ch
- Làm đúng bài tập: Nổi tranh với từ thích hợp
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.1. BT 1 (Tập đọc)
Căn nhà của thỏ

Thỏ mẹ vừa đẻ bốn chú thỏ con thì mùa mưa đến. Nhà thỏ lụp xụp, dột nát. Gió lùa
qua tấm liếp. Thỏ mẹ nơm nớp lo cho đàn con. Biết thế, khỉ, ngựa, dê,...nườm nượp đưa
lá khô đến. Tất cả xúm vào lợp nhà cho thỏ. Thỏ biết ơn bạn bè, hàng xóm lắm!.

a) GV giới thiệu bài: Khi cơn mưa đến, sẻ con ở trên ngọn đa bị ướt, rét run. Chị lá đa
sẽ làm gì khi nhìn thấy sẻ con bị ướt. Chúng ta đọc bài và tìm hiểu nhé?.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ: lụp xụp, nơm nớp, nườm
nượp. Giải nghĩa từ, nơm nớp (cảm giác lo lắng).
c) Luyện đọc từ ngữ: lụp xụp, dột nát, tấm liếp, lùa, nơm nớp, nườm nượp, xúm,
lợp nhà, biết ơn, hàng xóm, lắm.
d) Luyện đọc câu:
- GV: Bài có 8 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở từng
câu: Tất cả xúm vào lợp nhà cho thỏ.// Thỏ biết ơn bạn bè,/ hàng xóm lắm!.//
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1
HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ).
2.2 BT2 Trả lời câu hỏi
* GV đưa ra một số câu hỏi để HS lựa chọn đáp án đúng với nội dung bài.
Câu 1: Thỏ mẹ vừa đẻ bốn chú thỏ con thì?
A. Mùa mưa đến. B. Mùa nắng đến. C. Mùa đông đến
Câu 2: Ai đem lá khô đến lợp nhà cho Thỏ?
A. Khì, gấu, ngựa. B. Khỉ, ngựa, dê. C. Ngựa , khỉ, voi.
Câu 3: Thỏ biết ơn những ai?
A. Thỏ biết ơn bạn bè.
B. Thỏ biết ơn hàng xóm lắm.
C. Thỏ biết ơn bạn bè, hàng xóm lắm!.
Câu 4: Viết từ ngữ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
Thỏ mẹ nơm nớp lo cho ..............................
2.3 BT 3 (Em chọn chữ nào: tr hay ch?)
- GV nêu yêu cầu của BT điền chữ c hoặc k
+ GV gọi HS nhặc lại quy tắc chính tả về chữ c/k
+ HS nêu, GV chốt ý
- HS làm bài vào vở.
2.4. BT 4 (Tập chép)
Căn nhà của thỏ
Thỏ mẹ vừa đẻ bốn chú thỏ con thì mùa mưa đến. Nhà thỏ lụp xụp, dột nát. Gió
lùa qua tấm liếp.

- HS (cá nhân, cả lớp) đọc đoạn văn: Căn nhà của thỏ.
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS nhìn mẫu trên bảng chép lại đoạn văn vào vở.
- HS nhìn vào đoạn chính tả đọc và sửa lỗi.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
2.5. BT5 Nối hình với từ ngữ tương ứng
* GV nêu yêu cầu của BT1 (Nối từ ngữ với hình)
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng
3. Củng cố, dặn dò
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Toán

Tiết 45: LUYỆN TẬP (tiết 4)

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng
hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường
hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một
số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Số ?
- GV nêu yêu cầu bai tập 1
- Bài này yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính
cộng.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết
vấn đề. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Câu a) HS nói: Rổ thứ nhất có 5 quả bí ngô. Rổ thứ hai có 2 quả. Anh Tuấn chở
thêm đến 1 quả bí ngô nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bí ngô? Ta có 5 + 2 + 1= ?
- GV hướng dần HS cách tính 5 + 2 + 1 = ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện từ trái sang phải 5 + 2 = 7; 7 + 1= 8.
- GV thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả bí ngô hoặc thay tình huống khác)
để HS củng cố cách tính, chẳng hạn: 4 + 2 + 1 ;5 + l + l;6 + 2 + l;2 + 2+ l;...
* Lưu ý: Giai đoạn đầu khi HS mới làm quen với thực hiện tính trong trường hợp có hai
dấu phép tính cộng theo thứ tự từ trái sang phải, GV có thể cho phép HS viết kết quả ở
bước trung gian. Sau này, khi HS đã biết cách tính, không nên viết kết quả trung gian nữa
mà chỉ viết kết quả cuối cùng.
Câu b) HS thực hiện và nói với bạn cách tính của mình. GV có thể đưa thêm một vài
phép tính khác để HS thực hiện.
- GV nhận xét, chốt ý, sửa bài
Bài 2: HS thực hiện được phép trừ
- GV nêu yêu cầu bai tập 1
- Bài này yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách
giải quyết vấn đề. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Câu a) Có 8 quả mướp. Lần thứ nhất chị Lan hái 3 quả. Sau đó, chị Lan hái
thêm 1 quả nữa. Hỏi còn lại bao nhiêu quả mướp?
+ Ta có 8 - 3 - 1 = ?
- GV hướng dần HS cách tính 8 - 3 - 1 = ?
- GV hướng dẫn HS thực hiện từ trái sang phải: 8 - 3 = 5; 5 - 1= 4.
- GV thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả mướp hoặc thay tình huống khác) để
HS củng cố cách tính, chẳng hạn: 7 - 3 - 1; 8 - 1 - 1; 8 - 3 - 2; ...
* Lưu ý: Giai đoạn đầu khi HS mới làm quen với thực hiện tính trong trường hợp có
hai dấu phép tính trừ theo thứ tự từ trái sang phải, GV có thể cho phép HS viết kết quả ở
bước trung gian. Sau này, khi HS đã biết cách tính, không nên viết kết quả trung gian nữa
mà chỉ viết kết quả cuối cùng.
Câu b) HS thực hiện và nói với bạn cách tính của mình. GV có thể đưa thêm một vài
phép tính khác để HS thực hiện.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 9, 10: ÔN TẬP (Tiết 9, 10)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Giữ ấm
- Làm đúng BT điền chữ tr / ch
- Làm đúng bài tập: Nổi tranh với từ thích hợp
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
2.1. BT 1 (Tập đọc)
Giữ ấm
Gió mùa đông bắc chợt về, bé mặc đồ mỏng. Bé bị cảm, ho sù sụ. Cả nhà cùng
chăm sóc bé. Ông đắp chăn, làm ấm bàn chân cho bé. Mẹ cho bé uống thuốc cảm. Bố ân
cần:
- Con nhớ mặc đủ ấm, đừng để bị cảm nhé.
a) GV giới thiệu bài: Khi mùa đông đến. Chúng ta phải mặc ấm để không bị cảm, Cô
bé trong bài bị bệnh gì? Chúng ta đọc bài và tìm hiểu nội dung xem cô bé bị bệnh gì
nhé?.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ: ân cần, sù sụ. Giải nghĩa từ,
sù sụ (ho nhiều và lên tục).
c) Luyện đọc từ ngữ: chợt về, mỏng, sù sụ, chăm sóc, đắp chăn, làm ấm, uống
thuốc, ân cần, đừng.
d) Luyện đọc câu:
- GV: Bài có 6 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở từng
câu: - Con nhớ mặc đủ ấm,/ đừng để bị cảm nhé.
e) Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh
cả bài (đọc nhỏ).
2.2 BT2 Trả lời câu hỏi
* GV đưa ra một số câu hỏi để HS lựa chọn đáp án đúng với nội dung bài.
Câu 1: Bé mặc đồ như thế nào?
A. Mặc đồ dày B. Mặc đồ mỏng C. Mặc đồ đẹp.
Câu 2: Bé bị bệnh gì?
A. Bị cảm B. Bị sốt C. Bị ho
Câu 3: Mẹ cho bé uống gì?
A. Thuốc ho B. Thuốc bổ C. Thuốc cảm
Câu 4: (1 điểm) Viết từ ngữ còn thiếu để hoàn thành câu sau:
Con nhớ mặc……………………………
2.3 BT 3 (Em chọn chữ nào: tr hay ch?)
- GV nêu yêu cầu của BT điền chữ c hoặc k
+ GV gọi HS nhặc lại quy tắc chính tả về chữ c/k
+ HS nêu, GV chốt ý
- HS làm bài vào vở.
2.4. BT 4 (Tập chép)
Giữ ấm
Gió mùa đông bắc chợt về, bé mặc đồ mỏng. Bé bị cảm, ho sù sụ. Cả nhà cùng chăm
sóc bé. Ông đắp chăn, làm ấm bàn chân cho bé.
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc đoạn văn: Giữ ấm
- Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai.
- HS nhìn mẫu trên bảng chép lại đoạn văn vào vở.
- HS nhìn vào đoạn chính tả đọc và sửa lỗi.
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung.
2.5. BT5 Nối hình với từ ngữ tương ứng
* GV nêu yêu cầu của BT1 (Nối từ ngữ với hình)
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng
3. Củng cố, dặn dò
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tự nhiên và xã hội
Tiết 30: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (tiết 1)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học: Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng
địa phương.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý
thông tin.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được việc em có thể làm để đóng góp
cho cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học
Em đã học được gì về chủ đề Cộng đồng địa phương?
* Hoạt động 1: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về cộng đồng địa phương
* Mục tiêu: Hệ thống và mở rộng những kiến thức về chủ đề Cộng đồng địa phương.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công
trong nhóm về cộng đồng địa phương.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu
tập những hình ảnh, thông tin về cộng đồng địa phương của nhóm mình. Đồng thời cùng
nhau tập trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.
- HS các nhóm tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về
những hình ảnh, thông tin mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm
nào sưu tầm được nhiều hình ảnh, thông tin bổ ích về cộng Lồng địa phương.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói về ngày tết Nguyên đán ”
* Mục tiêu: Ôn tập và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán.
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
- HS được chia thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.
- Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói về một nội dung liên quan đến tết Nguyên đán.
Mỗi nội dung nêu ra được 1 điểm. Nhóm nào nói lại một nội dung đã được nhắc đến sẽ bị
trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là
thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Con số bí ẩn ”
* Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về một số biển báo giao thông.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- HS được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm có một HS lên rút thăm. GV sẽ công bố số
thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày
+ Ví dụ: 2 4 5 6 Cấm người:Đường người đi bộ sang ngang; Đi bộ Số thăm; Biển báo 3
; Cấm đi Giao nhau; Đã lở; Bến ngược với đường pha chiểu sắt không có rào chắn
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận về biển báo mà nhóm mình đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu
rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo
đó. Ví dụ: Bố đèo em đi chơi, gặp biển báo “Đường người đi bộ sang ngang ”, em
nhắc bố điều khiển xe chạy chậm lại, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang
- Nếu cần sẽ dừng hẳn xe lại, đợi người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi.
- Cử một bạn sẽ trình bày trước lớp.
Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông
nhóm đã chuẩn bị.
- Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 93
* Thành quả sau tiết dạy:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 24 tháng 13 năm 2021
Tiếng Việt
Tiết 11, 12: ÔN TẬP (Tiết 11, 12)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển các năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vì sao?
- Làm đúng BT điền chữ iên/yên
- Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả đoạn văn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Laptos, giáo án powerpont
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.


2. Luyện tập
2.1. Luyện đọc
- GV chiếu bảng âm vần đã học cho HS ôn lại các âm vần đã học
2.2 . Tập đọc
Vì sao?
Hè đến, da Tí cứ đen nhẻm, chả đẹp. A, giờ thì Tí đã biết lí do.
- Mẹ à! Da Tí đen vì bố cho Tí ăn kem sô cô la.
- Tí lém vừa nhé! Tí chả che mũ nên thế chứ.
2.3. Trả lời câu hỏi
- GV đặt câu hỏi theo nội dung bài, gọi HS trả lời
Câu 1: Hè đến da Tí như thế nào?
Câu 2: Vì sao da Tí đen?
2.4. Tập chép:
Vì sao?
Hè đến, da Tí cứ đen nhẻm, chả đẹp. A, giờ thì Tí đã biết lí do.
- Mẹ à! Da Tí đen vì bố cho Tí ăn kem sô cô la.
* Điền vào chỗ chấm iên hay yên
cô t….. chim …….. k….. vàng …… xe
3. Củng cố, dặn dò:
* Thành quả sau tiết dạy:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Tiết 3: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
1. Mục tiêu: Sau các hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết
phải có bạn khi học tập và vuichơi.
- Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ởtrường.
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học
3. Các hoạt động cụthể
* Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”
a) Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở
trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vuichơi.
b) Cách tiếnhành:
* Thực hiện trò chơi theo nhóm
- HS chia thành các nhóm 6- 10người.
- GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò
đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp
“Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi,
kết đôi”; “kết ba, kết ba”… Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ
chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào
không có nhóm sẽ là người thuacuộc.
- Làm việc cảlớp
- HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi
tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có
nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em
và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...)
c)Kết luận
- Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng
nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng
nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn,
có bạn, chúng em sẽ vui hơn.
* Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở
trường
a) Mụctiêu: Liên hệ và tự đánh gía những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. Học
sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự
phục vụ khi ởtrường.
b) Cách tiến hành:
- Làm việc cả lớp
- HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một
số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó
mang lại ích lợigì?
- Làm việc theo nhóm 2 đến 4 họcsinh
- HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câuhỏi:
+ Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào?
+ Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường?
+ Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì?
- HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kếtluận.
c) Kết luận:
- Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và
sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch
hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân;
chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường…
* Thành quả sau tiết dạy:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

You might also like