You are on page 1of 48

LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 4

(Từ ngày 25/9/2023 đến ngày 29/9/2023)

Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài Ghi


chú
1 HĐTN Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội “Cùng làm cùng
vui”.
2 Tiếng việt Đọc: Những bức chân dung
Sáng
3 Toán Luyện tập – trang 25
Hai 4 Tiếng việt Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ
(25/09) chức
1 Khoa học Không khí có ở đâu? Thành phần và tính chất
của không khí (Tiết 1)
Chiều 2 Đạo đức Biết ơn người lao động (Tiết 4)
3 HĐTN Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Suy nghĩ tích
cực
1 Tiếng việt Viết: Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
2 Toán Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Ba
Sáng
(26/09) 3 LS& ĐL Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
( tiết 1)
4 HĐTT ATGT: Bài 4
1
2

Sáng 3 Toán Luyện tập – Trang 27
(27/09)
4 LS&ĐL Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
( tiết 2)
1 Tiếng việt Đọc: Đò ngang( T.1)
Năm 2 Tiếng việt Đọc: Đò ngang ( T.2)
Sáng
(28/09) 3
4 Toán Luyện tập – Trang 29
1 Tiếng việt Viết: Viết báo cáo thảo luận nhóm
2 Tiếng việt Đọc mở rộng
Sáng 3 Toán Luyện tập – Trang 31
4
Sáu 1 Khoa học Không khí có ở đâu? Thành phần và tính chất
(29/09)
của không khí (Tiết 2)
Chiều 2 Ôn toán Tiết 3
3 HĐTN Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Nghĩ tích
cực sống vui tươi

TUẦN 4 ĐỌC: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG NS:20/9/2023


Tiếng Việt NG:25/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”.
- Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm
trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các
sự việc xảy ra.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai
giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo
ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV chiếu các nhân vật trong bài - HS thảo luận nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng nhân vật và
tìm các đặc điểm (ngoại hình, hoạt động) của
nhân vật đó. Sau đó thảo luận nhóm đôi: Đoán
xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật
là gì?
- GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - HS đọc
- Bài chia làm mấy đoạn? - HS trả lời
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu....Thôi được
+ Đoạn 2: Còn lại
* Đọc nối tiếp đoạn - Đọc nối đoạn theo dãy (1- 2 lần)
* Hướng dẫn đọc từng đoạn - H thảo luận nhóm 4
Dự kiến - HS chia sẻ
Đoạn 1
- Đọc đúng: thực sự
- Ngắt câu: Hai bức chân dung.....nghệ thuật,/
bởi....tranh/....rất đẹp/ và ...thật.//
Đoạn 2
- Đọc đúng: nài nỉ, na ná, lúc đầu
- Ngắt câu: Màu Nước đã giải thích với các cô
bé rằng/mỗi người....khác nhau,/ ....mắt
to,/miệng nhỏ.../......cô bé/....ý mình.// Nhưng
khi xếp....nhau,/ ..... nhận
ra/....mình,/...rằng/...đúng.//
- Giải nghĩa từ: hao hao - HS giải nghĩa
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 2. - HS đọc nhóm đôi.
- Cho HS đọc toàn bài trước lớp. - 2- 3HS đọc -> Nhận xét
b. Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời - HS đọc thầm
câu hỏi 1
+ Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân - HS nêu
dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh?
+ Em hiểu “chân dung” có nghĩa là gì? - HS nêu theo ý hiểu
+ Hoa Nhỏ đề nghị màu nước vẽ mình như - Vẽ mắt to hơn, lông mi dài hơn và
thế nào? miệng nhỏ hơn.
+ Thảo luận nhóm đôi TLCH: Cách vẽ chân - HS thảo luận N2
dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân
dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
- Dự kiến: Chân dung Bông Tuyết và Mắt - HS chia sẻ
Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với
thực tế nên rất chân thực còn chân dung Hoa
Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to
hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn) nên
người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé.
- Thảo luận nhóm 4 thực hiện câu hỏi 3 trong
SGK. - HS thảo luận nhóm 4
- GV gợi ý các bước thảo luận:
+ Đọc kĩ đoạn văn “Từ hôm đó.....theo ý
mình”
+ Đặt mình vào vị trí của Màu Nước, dựa vào
những lời cậu đã nói để đưa ra lí lẽ thuyết
phục các cô bé để cậu vẽ cho giống thật nhất.
+ Trao đổi các ý kiến trong nhóm và thống
nhất.
+ Thảo luận nhóm 2: Điều gì khiến các cô bé
nhận ra Màu Nước nói đúng? + Đại diện các nhóm trình bày
- Dự kiến TL: Khi thấy các bức tranh hoàn - HS thảo luận nhóm đôi
thành đều na ná nhau, thậm chí còn rất khó
nhận ra mình trong tranh, các cô mới nhận ra - Đại diện trình bày
Màu Nước nói đúng.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, tóm tắt mỗi
sự việc trong câu chuyện Những bức chân
dung bằng 1-3 câu - HS đọc thầm toàn bài
+ Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung - HS tóm tắt từng sự việc.
của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
+ Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung
cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác.
+ Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm bức
chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau.
* Mức 4:
+ Ai có thể tóm tắt lại các sự việc trong toàn
câu chuyện?
+ Bài đọc cho em biết điều gì?
=> Chốt: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, - HS tóm tắt câu chuyện
không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng - HS nêu
của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều - 2-3HS nhắc lại
đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm
chán.
3. Luyện tập, thực hành:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi
đọc. - HS lắng nghe
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - HS thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài đọc, em có nhận xét gì về hình dáng - HS trả lời.
của mỗi người xung quanh mình?
+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS nêu
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
LUYỆN TẬP
Toán NG:25/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố cách nhận biết , cách đọc, viết số đo của góc
- Vận dụng để đo các góc cho trước.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 2, bài 3.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Nêu cách đo góc bằng thước đo góc? - HS trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì? - Nêu số đo góc theo mẫu.
+ Làm sao để xem xác định được góc đỉnh C, -- HS trả lời. (quan sát hình
cạnh CB,CD có số đo góc là 90 độ?
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo
luận nhóm đôi. HS đại diện nêu miệng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung
Kết quả
12/25/2023Góc Số đo góc

Góc đỉnh A; cạnh AB, AD 90o

Góc đỉnh B; cạnh BA, BC 60o


Góc đỉnh C; cạnh CB, CD 90o

Góc đỉnh D; cạnh DA, DC 120o

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.


Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
(Dùng thước đo góc để đo góc đỉnh B, cạnh
BA, BC.)
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo. - HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. (b1: đặt thước - HS nêu.
đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh
B của góc, cạnh BC nằm trên đường kính của
nửa hình tròn của thước. b2: cạnh BA đi qua
một vạch trên nửa đường tròn của thước ta
được số đo góc của đỉnh B.). Kết quả: Góc
đỉnh B, cạnh BA, BC bằng 60 độ.
- GV củng cố cách đo góc. - HS lắng nghe.
- GV khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- Dùng thước đo góc để đo góc được tạo bởi
hai kim đồng hồ khi đồng hồ chỉ 3 giờ, 4 giờ,
6 giờ, 2 giờ.
- GV củng cố kĩ năng sử dụng thước đo góc - HS thực hiện.
để đo góc tạo bởi hai kim đồng hồ khi đồng
hồ chỉ 3 giờ( hình A), 4 giờ( hình B), 6
giờ( hình C) , 2 giờ( hình D)
- Yêu cầu HS thực hành và điền kết quả vào -HS làm bài.
VBT
- Gv kiểm tra kết quả. Hướng dẫn thêm cho : - Kết quả:
HS còn chậm. Số đo góc được tạo bởi hai kim đồng hồ ở
+ Hình A: 90o
+ Hình B: 120o
+ Hình C: 180o
+ Hình D: 60o

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS - HS lắng nghe


3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu các bước đo góc? - HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TUẦN 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUY TẮC VIẾT TÊN CƠ NS:20/9/2023
Tiếng Việt QUAN, TỔ CHỨC NG:25/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
+ Phân biệt được cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức với cách viết hoa tên người.
+ Viết được tên các cơ quan tổ chức đúng quy tắc.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, thẻ tên
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Hãy viết họ và tên của em vào bảng con. - HS viết bảng
- Nhận xét cách viết tên riêng chỉ người? - HS nêu
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi bài
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
+ Nêu yêu cầu? - HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập.

* Chữa bài: Trò chơi: Thi tiếp sức - HS lắng nghe


- GV nêu luật chơi - HS chơi: Ghép các thẻ tên vào nhóm
- Tổ chức cho HS chơi thích hợp

- Đáp án:
+ Tên cơ quan tổ chức: Đài Truyền hình Việt
Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba
Đình
+ Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu
- GV cùng HS nhận xét. - HS nêu
=> Chốt: Nhận xét cách viết tên cơ quan tổ
chức và tên người?
Bài 2
+ Nêu yêu cầu? - HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo
=> Chốt: Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức
và tên người.
- Tên riêng của người: Viết hoa chữ cái đầu
tất cả các tiếng.
- Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu
của từng bộ phận tạo thành tên.
Bài 3
+ Nêu yêu cầu? - HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS phân tích mẫu
- HS làm vở bài tập
- HS soi bài, nhận xét
+ Nêu cách tách tên cơ quan, tổ chức thành - HS nêu
các bộ phận? - 2-3HS đọc ghi nhớ
+ Nhận xét cách viết hoa các bộ phận trong
tên cơ quan, tổ chức?
=> Chốt: Ghi nhớ SGK/32
Bài 4
+ Nêu yêu cầu? - HS đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS làm vở
- Soi bài, nhận xét, chia sẻ
Dự kiến:
+ Nêu cách viết tên trường?
+ Cách viết tên cơ quan, tổ chức khác cách
viết tên người như thế nào?
- Nhận xét
=> Chốt: Khi viết tên cơ quan, tổ chức chú ý
viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo
thành tên.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Hãy viết tên các trường học, cơ quan tổ - HS viết nháp
chức gần nơi em sống mà em biết.
* Mức 4
+ Hãy viết tên một tổ chức quốc tế được dịch - VD: Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế
nghĩa sang tiếng Việt? thế giới.....
- GV soi bài, nhận xét, tuyên dương
+ Qua tiết học này em cảm nhận được điều - HS tự nêu cảm nhận
gì?
- G nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

TUẦN 4 VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÁO CÁO THẢO NS:20/9/2023


Tiếng Việt LUẬN NHÓM NG:26/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Giúp H biết lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- HS chơi
* Trò chơi: Phóng viên - HS nêu
+ Báo cáo thảo luận nhóm gồm mấy phần?
Mỗi phần gồm những thông tin gì? - HS nêu
+ Khi viết báo cáo thảo luận nhóm cần lưu ý
gì?
- GV nhận xét
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi tên bài.
2. Luyện tập, thực hành:
- G Vchiếu các chủ đề thảo luận - HS đọc
a. Thảo luận
+ Nêu các bước khi thảo luận cho các chủ - HS nêu
đề?
- GV chốt lại các bước:
+ Bước 1: Xác định nội dung thảo luận: Thời
gian, địa điểm, cách thức tổ chức, phân công
nhiệm vụ
+ Bước 2: Tổ chức thảo luận: Nêu ý kiến,
trao đổi thảo luận, tổng hợp ý kiến và phân
công nhiệm vụ
+ Bước 3: Ghi chép kết quả
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 một chủ đề - HS thảo luận
nhóm chọn
b. Lập dàn ý
- Yêu cầu H lập dàn ý cá nhân vào vở nháp - HS làm nháp
c. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
- HS trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
- Nhận xét
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu cảm nhận sau tiết học - HS nêu
- Nhận xét chung
- Yêu cầu chia sẻ với người thân về chủ đề
thảo luận của em.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
Toán NG:26/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- HS được làm quen để nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 1.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ.
+ Tranh vẽ gì? - HS suy ngẫm.
(Tranh vẽ bạn Rô- bốt đang khép cái thước để tạo
thành góc nhọn,góc tù, góc bẹt.
+ Góc vuông và góc không vuông)
+ Ở lớp 3 các em đã được học những loại góc
nào?
+ Trong toán học, làm thế nào để nhận biết góc
nhọn, góc tù, góc bẹt?
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
- Bạn Rô- bốt khép cái thước và nói đây là góc - HS suy nghĩ cá nhân sau đó
nhọn, góc bẹt, góc tù. Vậy góc nhọn, góc bẹt, góc TLN4 trả lời.
tù tương ứng với góc nào dưới đây (GV bắn MH
các góc như sgk)
+ Em hãy quan sát hình và so sánh các góc trên - HS nêu:
như thế nào với góc vuông?
(góc nhọn đỉnh O cạnh OA, OB bé hơn góc
vuông; góc tù đỉnh O cạnh OM,ON lớn hơn góc
vuông; góc bẹt đỉnh O cạnh OC, OD bằng 2 góc
vuông.)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 rút ra đặc điểm
của góc nhọn, góc bẹt, góc tù
(góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc
vuông, góc bẹt bằng 2 góc vuông.)
+ Vậy để nhận biết đó là góc nhọn, góc tù hay góc
bẹt thì chúng ta làm như thế nào?
(dùng êke để kiểm tra.)
- Như vậy trong số các góc không vuông mà các - HS lắng nghe.
em được học ở lớp 3, người ta gọi tên là các góc
nhọn, góc tù, góc bẹt mà cô vừa giới thiệu với cả
lớp mình.
- Gv bắn màn hình ghi phần giới thiệu góc nhọn, - 3 HS nhắc lại.
góc tù, góc bẹt.
+ Hãy sắp xếp các góc: góc vuông, góc nhọn, góc .
bẹt, góc tù theo thứ tự góc lớn dần?
( Góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt)
+ Vậy góc lớn nhất, góc nhỏ nhất là góc nào?
( Góc lớn nhất là góc bẹt,góc nhỏ nhất là góc
nhọn.)
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về đồ dùng ngoài thực tế - Nối tiếp HS nêu:
tương ứng với các góc trên.
+ Em hãy nêu lại đặc điểm của góc nhọn, góc tù, - 2-3 HS nêu.
góc bẹt?
- GV tuyên dương, khen ngợi HS.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc

sau
- GV phát phiếu, yêu cầu HS ghi tên góc ở dưới - HS thực hiện.
hình như trong sgk.
- Yêu cầu HS đổi chéo, đánh giá bài theo cặp. - HS quan sát đáp án và đánh giá
bài theo cặp.- Kết quả:
+ Các góc nhọn là: Góc đỉnh O,
cạnh OM và ON; Góc đỉnh D, cạnh
DV và DU
+ Các góc tù là: Góc đỉnh B, cạnh
BQ và BP; Góc đỉnh A, cạnh AH
và AG
+ Góc bẹt là: Góc đỉnh E, cạnh EX
và EY
- GV hỏi: Tại sao góc MON là góc nhọn? - HS trả lời:
(vì e kiểm tra bằng êke thấy góc MON bé hơn góc
vuông của êke nên góc MON là góc nhọn a.) - HS trả lời
+ Vậy để biết góc đó là góc nhọn, góc tù hay góc
bẹt em làm như thế nào?
(dùng êke để kiểm tra.)
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì?
( Tìm hình lưỡi kéo là góc tù, góc nhọn.)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo - HS nêu. - Kết quả:
luận nhóm đôi trả lời. + Hình cái kéo màu xanh có hai
lưỡi kéo tạo thành góc nhọn
+ Hình cái kéo màu đỏ có hai lưỡi
kéo tạo thành góc tù

+ Vì sao em xác định kéo màu xanh có lưỡi kéo là - HS nêu.


góc nhọn?
+ Vì sao em xác định kéo màu đỏ có lưỡi kéo là - HS nêu.
góc tù?
- Các em ạ! Trong toán học để kiểm tra các góc: - HS lắng nghe.
góc nhọn, góc tù, góc bẹt ta phải dùng ê- ke. Song
nhiều khi cũng có thể bằng trực giác của mình
chúng ta cũng phân biệt được các loại góc trên
đúng không nào.
- GV khen ngợi HS
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì? -
(Tìm miếng bánh của bạn An đã chọn trong các
miếng bánh)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo - HS nêu
luận nhóm đôi trả lời.
+ Em hãy nêu tên góc của miếng bánh thứ nhất? - HS nêu- Kết quả:
Thứ hai? Thứ ba? + Góc ở đỉnh O ở hình miếng bánh
1 là góc nhọn.
+ Góc ở đỉnh O ở hình miếng bánh
2 là góc tù
+ Góc ở đỉnh O ở hình miếng bánh
3 là góc bẹt
Vậy miếng bánh bạn An đã chọn là
miếng bánh 2

+ Vì sao em chọn miếng bánh thứ hai là miếng - HS nêu:


bánh của bạn An đã chọn?
(vì miếng bánh của An chọn không phải là miếng
bánh bé nhất nên miếng bánh thứ nhất là góc nhọn
nên bạn An không chọn. Vì miếng bánh thứ ba là
góc bẹt nên bạn An không chọn. Vậy miếng bánh
thứ 2 là miếng bánh còn lại nên bạn An chọn a.)
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu đặc điểm nhận biết góc nhọn, góc tù, góc - HS nêu.
bẹt?
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
________________________________________
TUẦN 4 LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA NS:20/9/2023
LS&ĐL PHƯƠNG ( Tiết 1) NG:26/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh
Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,…) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ
hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa
hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi,…) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi: - HS trả lời
+ Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi nào?
(đỉnh núi Phan-xi-păng)
+ Đỉnh núi này nằm ở vùng núi nào của nước ta?
(Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ). Nêu
những hiểu biết của em về vùng đất đó.
- GV giới thiệu-ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Vị trí địa lí
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, em hãy: - HS quan sát, thực hiện, chia sẻ
+ Xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ trên lược đồ. (nằm ở phía Bắc của đất
nước, bao gồm vùng đất liền rộng lớn và vùng
biển ở phía đông nam)
+ Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Tiếp giáp với các
quốc gia: Trung Quốc, Lào; tiếp
giáo với các vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên
hải miền Trung)
- GV gọi HS đọc thông tin và quan sát hình 3, - HS lắng nghe
giới thiệu thêm: điểm cực Bắc của nước ta nằm ở
xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia, nằm cách
điểm cực Bắc nước ta khoảng 3,3km theo đường
chim bay.
2.2. Đặc điểm thiên nhiên
a) Địa hình
- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát - HS thảo luận theo cặp, thực hiện
hình 2,4,5, hoạt động theo cặp: yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ: dãy núi Hoàng Liên
Sơn, đỉnh Phan-xi-păng và cao nguyên Mộc
Châu.
+ Mô tả đặc điểm chính về địa hình ở vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ.
- GV gọi đại diện HS trình bày. - HS nêu
- GV chốt: - HS nghe-ghi
+ Vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi
+ Vùng có nhiều dãy núi lớn (đỉnh Phan-xi-păng
là đỉnh núi cao nhất với độ cao 3143m), một số
cao nguyên và vùng trung du.
b) Khí hậu
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6, - HS làm việc cá nhân
nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ.
- GV gọi HS trình bày đặc điểm về khí hậu. - 2-3 HS trả lời
- GV chốt: - HS nghe-ghi
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với
mùa đông lạnh nhất cả nước
+ Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi độ cao địa
hình; ở vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp, đôi khi có
tuyết rơi vào mùa đông.
c) Sông ngòi
- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát - HS thảo luận theo cặp, thực hiện
hình 2,7,8, hoạt động theo cặp: yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ các ông lớn ở vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu đặc điểm chính của sông ngòi.
- GV gọi đại diện HS trình bày. - HS nêu
- GV chốt: - HS nghe-ghi
+ Vùng có nhiều sông, sông lớn như: sông Hồng,
sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,…
+ Các sông nhiều thác ghềnh, có khả năng phát
triển thủy điện.
d) Khoáng sản
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 2, - HS làm việc cá nhân
kể tên và xác định trên lược đồ một số khoáng
sản chính vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV gọi HS chỉ trên lược đồ và trình bày - 2-3 HS thực hiện
- GV chốt: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - HS nghe-ghi
là vùng có nhiều khoáng sản bậc nhất nước ta,
một số khoáng sản chính: than, a-pa-tít, sắt, đá
vôi,…
- GV giới thiệu thêm thông tin mục Em có biết. - HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở - vị - HS nêu
trí nào?
- Nêu một số đặc điểm chính về đặc điểm thiên
nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Nhận xét giờ học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

TUẦN 4 ATGT: BÀI 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN NS:20/9/2023


Hoạt động tập thể TOÀN NG:26/9/2023

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.

- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo
an toàn đi tới trường.

2. Kĩ năng:

- Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường.

- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.

3. Thái độ:

- Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.

II. Chuẩn bị:

GV: sơ đồ

Tranh trong SGK

III. Hoạt động dạy học.

Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1: Ôn bài Theo em, để đảm bảo an toàn


cũ và giới thiệu bài mới. người đi xe đạp phải đi như
thế nào?
HS trả lời
Chiếc xe đạp đảm bảo an
toàn là chiếc xe như thế nào?

GV nhận xét, giới thiệu


bài
Hoạt động 2: Tìm GV chia nhóm và giao
hiểu con đường an toàn. nhiệm vụ cho các nhóm, yêu
Các nhóm thảo luận và
cầu các nhóm thảo luận câu
trình bày
hỏi sau và ghi kết quả vào
giấy theo mẫu:

Điều kiện con đường an toàn Con đường an toàn là con


ĐK con đường kém an toàn đường là con đường thẳng và
bằng phẳng, mặt đường có kẻ
1….
phân chia các làn xe chạy, co
2…. các biển báo hiệu giao thông,
ở ngã tư có đèn tín hiệu giao
3…. thông và vạch đi bộ ngang
qua đường.
- GV cùng HS nhận xét

Hoạt động 3: Chọn GV dùng sơ đồ về con


con đường an toàn đi đường từ nhà đến trường có
đến trường. hai hoặc 3 đường đi, trong đó HS chỉ theo sơ đồ
mỗi đoạn đường có những tình
huống khác nhau

GV chọn 2 điểm trên sơ Bệnh viện Trường

đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con học(B)


đường đi từ A đến B đảm bảo
an toàn hơn. Yêu cầu HS phân
tích có đường đi khác nhưng
không được an toàn. Vì lí do Uỷ ban Chợ
gì?

Nhà (A) Sân vận động

Hoạt động 4: Hoạt GV cho HS vẽ con đường

động bổ trợ từ nhà đến trường. Xác định


được phải đi qua mấy điểm
hoặc đoạn đường an toàn và
mấy điểm không an toàn.
HS chỉ con đương an
Gọi 2 HS lên giới thiệu toàn từ nhà mình đến trường.

GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi


xe đạp các em phải lựa chọn
con đường đi cho an toàn.

-GV cùng HS hệ thống bài

-GV dặn dò, nhận xét


Hoạt động 5: Củng
cố, dặn dò.

TUẦN 4 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NS:20/9/2023


HĐTN SUY NGHĨ TÍCH CỰC NG:26/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Năng lực đặc thù:
- Xác định được khả năng suy nghĩ tích cực của bản thân trong một số tình huống đơn
giản.
- Biết và nêu được cách suy nghĩ tích cực.
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Tự thực hành suy nghĩ tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ tích cực trong các tình huống của
cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, thông cảm với mọi người.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện suy nghĩ tích cực.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng, suy nghĩ tích cực trong các tình huống
thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, học sinh nhận ra được những điểm đáng yêu của bản thân và tự tin
thể hiện.
- Cách tiến hành:

* Trò chơi: Nghĩ theo cách khác.


- GV đề nghị HS đóng góp một số tình huống
từng gặp có thể mang đễn suy nghĩ tiêu cực bằng
- HS lắng nghe.
cách gợi ý: Các em hãy nhớ lại xem, những tình
huống từng gặp nào khiến các em thấy thất vọng, - HS trả lời: Trời mưa không thể đi chơi
giận dữ, bực bội, khó chịu,..? theo kế hoạch; mẹ giao nấu cơm nhưng
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: cơm bị nhão vì cho nhiều nước quá; bạn
chạy xô vào người nên bị ngã; em bé
+ HS ghi các tình huống đó vào tờ bìa.
nghịch ngợm vẽ vào vở của mình, ,...
+ GV nhặt một tình huống, nói lên suy nghĩ tiểu
cực khi gặp tình huống đó.
+ Đề nghị HS đưa ra cách giải quyết tích cực
hơn.
- Gọi HS chơi theo nhóm 4: một bạn đưa ra tình
huống cùng suy nghĩ tiêu cực và các bạn còn lại
đưa ra cách nghĩ tích cực để hóa giải.

- 2 nhóm trình bày trước lớp.

- Mời 2 nhóm trình bày trước lớp.


- GV theo dõi, động viên, ủng hộ cả lớp chơi. - HS lắng nghe. 2 HS nhắc lại kết luận.

- GV Nhận xét trò chơi, tuyên dương, đưa ra kết


luận: Trong cùng một tình huống, có thể này
sinh những cách suy nghĩ tích cực hoặc tiêu
cực. Hướng suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta
có được cảm xúc tốt đẹp, vượt qua cảm xúc tiêu - HS lắng nghe.
cực, từ đó điều chỉnh được cảm xúc của mình.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Khám phá:
- Mục tiêu:
+ Xác định được khả năng suy nghĩ tích cực của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
+ Biết và nêu được cách suy nghĩ tích cực.
- Cách tiến hành:

* Thảo luận về cách suy nghĩ tích cực


- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời - HS thảo luận theo nhóm 4 và đưa ra bí
câu hỏi: Làm thế nào để suy nghĩ tích cực? kíp suy nghĩ tích cực của nhóm mình.
- GV đưa ra gợi ý: + Tìm hiểu nguyên nhân sự việc.
+ Nghĩ về điểm tích cực của sự việc. VD:
Trời mưa không đi chơi được mình sẽ có
thời gian ở nhà tô tượng.
+ Đặt mình vào địa vị người khác để hiểu
và thông cảm với họ.
- Đại diện nhóm trình bày
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét, tuyên dương, đưa ra kết luận: Để
- 2 HS đọc lại kết luận.
có được suy nghĩ tích cực, chúng ta cần tìm
hiểu nguyên nhân xảy ra sự việc một cách
khách quan, đặt mình vào địa vị người khác để
hiểu và thông cảm với họ, nhìn nhận sự việc
một cách lạc quan, tích cực.

3. Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Biết thực hành thể hiện suy nghĩ tích cực trong một số tình huống đơn giản.
+ Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:

* Sắm vai thực hành suy nghĩ tích cực.


- GV mời học sinh nêu yêu cầu hoạt động. - Học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV thảo luận theo nhóm 4 về hai tình huống - HS thảo luận theo nhóm 4 và phân công
và đưa ra cách điều chỉnh suy nghĩ theo hướng nhau sắm vai.
tích cực qua hoạt động sắm vai.
+ Tình huống 1: Nhân dịp sinh nhật, Tâm được
+ Tâm nên suy nghĩ một cách tích cực vì em
tặng một món đồ chơi đẹp. Tâm rất quý và giữ
trai Tâm còn nhỏ, còn vụng về nên chưa biết
gìn món đồ chơi đó cẩn thận. Một lần, em trai
cách giữ gìn đồ chơi. Việc Tâm quát em là
Tâm lấy đồ chơi ra nghịch và làm hỏng. Tâm
sai nên bà phải nhắc nhở, chứ không phải bà
quát em nên bị bà mắng. Tâm tủi thân vì nghĩ thiên vị em bé. Với suy nghĩ như vậy, Tâm
rằng bà chỉ thiên vị em. Nếu là Tâm, em sẽ làm sẽ không dỗi bà; đồng thời sẽ nhắc nhở và
gì? hướng dẫn em bé cách giữ gìn đồ chơi.
+ Huy cần hiểu việc mình làm trong giờ Giáo
dục thể chất là sai nên bị cô giáo chủ nhiệm
+ Tình huống 2: Huy bị cô giáo chủ nhiệm
nhắc nhở. Huy nên nghĩ cách sữa chữa
nhắc nhở vì hay nói chuyện riêng và đùa
khuyết điểm chứ không nên nghĩ đến việc
nghịch trong giờ Giáo dục thể chất. Huy nghĩ
nghi kị, ghét bạn lớp trưởng, vì dù bạn ấy có
rằng, chính lớp trưởng là người đã mách cô
phản ánh tình hình lớp học với cô giáo chủ
nên rất ghét bạn ấy. Nếu là Huy, em sẽ làm gì?
nhiệm thì cũng đúng với trách nhiệm, phận
sự của lớp trưởng. Với suy nghĩ như vậy,
Huy sẽ thành khẩn nhận và sữa chữa khuyết
điểm thay vì ghét bạn lớp trưởng.
- Các nhóm lần lượt sắm vai.
- Các nhóm khác nhận xét.

- Các nhóm lần lượt sắm vai.


- Các nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét về
cách thể hiện suy nghĩ tích cực trong mỗi tình - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
huống.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.

4. Vận dụng trải nghiệm.


- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để
nhà cùng với người thân: thực hành sắm vai về nhà ứng dụng.
suy nghĩ tích cực trong các tình huống thực tế
cuộc sống.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TUẦN 4 KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ NS:20/9/2023


Khoa học THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (TIẾT 1) NG:25/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện:
+ Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+Xác định được một số tính chất của không khí: Không màu, không mùi, không vị,
trong suốt; không khí có thể nén lại hoặc dãn ra.
- Vận dụng được tính chất nén lại và dãn ra của không khí trong thực tế.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 1, 2, 3, 4 SGK, bảng nhóm, bút
dạ, bút chì.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Ngoài thức ăn, nước uống con - HS suy ngẫm trả lời.
người cần không khí để duy trì sự sống. - HS suy ngẫm.
Vậy không khí có ở đâu? (Không khí có ở
quanh chúng ta.)
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Không khí có ở đâu?
*Thí nghiệm 1:
- GV tổ chức HS thực hành TN theo nhóm. - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4.
- Yêu cầu HS các nhóm thực hiện. - HS quan sát, trả lời.
+ Cầm túi ni – lông, mở to miệng túi và đi
nhanh trong lớp hoặc ngoài hành lang
giống như bạn ở trong hình. Khi túi phồng
lên buộc chặt miệng túi lại.
+ Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc
thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi như hình 1b.
Quan sát hiện tượng xảy ra.

-GV tổ chức các nhóm chia sẻ kết quả. -Đại diện các nhóm chia sẻ.
- GV cùng HS rút ra kết luận: Trong túi ni - HS lắng nghe, ghi nhớ.
– lông chứa không khí. Vì khi bóp nhẹ túi
thấy có bọt khí thoát ra ngoài, điều này
chứng tỏ trong túi chứa không khí.
*Thí nghiệm 2:
- GV hướng dẫn HS quan sát và dự đoán - HS quan sát và dự đoán.
bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti
của miếng bọt biển khô chứa gì?

- Yêu cầu HS chia sẻ ý kiến? - HS quan sát, trả lời.


-GV tổ chức HS quan sát hình 3 và cho biết -HS quan sát, chia sẻ.
dự đoán ban đầu của mình là đúng hay sai?
(Dự đoán của em là đúng).

- GV cùng HS rút ra kết luận:Trong chai và - HS lắng nghe, ghi nhớ.


miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước
chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài.
- GV kết luận: Không khí có xung quanh - HS nêu.
mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự tồn tại của - HS trả lời.
không khí? (Không khí có trong lớp học,
trong cặp sách, hộp bút,...)
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
HĐ 2: Không khí có những tính chất gì?
- Gọi 1-2 HS nhắc lại không khí có ở đâu? - 1-2 HS trả lời
- GV yêu cầu HS: - HS chia sẻ nối tiếp.
+ Em hãy dùng giác quan và cho biết màu,
mùi, vị của không khí? (Không khí không
màu, không mùi, không vị)
+ Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu
mà em đã gửi thấy trong không khí. Mùi đó
có phải là mùi của không khí không? Vì
sao? (Nếu có mùi thơm hay mùi khó chịu
nào đó trong không khí thì đó không phải
là mùi của không khí. Vì đó là mùi của vật
nằm trong không khí.)
+Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ
vật quanh ta, từ đó nhạn xét về tính trong
suốt của không khí. (Chúng ta nhìn thấy
nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta cho thấy
không khí có tính trong suốt.)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận -HS thảo luận nhóm đôi dựa vào việc
xét về hình dạng của không khí. quan sát không khí có trong túi ni –
lông thu được ở TN môt tả hình 1a,
chai rỗng hình 2a và không khí trong
quả bóng.
-GV tổ chức HS chia sẻ. (Không khí không -Đại diện các nhóm chia sẻ.
có hình dạng nhất định, nó có hình dạng
của vật chứa nó.)
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp về không - HS nêu
khí có những tính chất gì?
- GV nhận xét, chốt lại: Không khí không - HS lắng nghe.
màu, không mùi, không vị; không khí có
tính trong suốt và nó không có hình dạng
nhất định, nó có hình dạng của vật chứa
nó.
- GV tổ chức HS làm TN nhóm 4 và cho -HS làm thí nghiệm và trao đổi.
biết:
+ Quan sát hình 4a và cho biết bên trong vỏ
bơm tiêm chứa gì?
+ Mô tả các hiện tượng ở hình 4b, 4c có sử
dụng các từ: không khí, nén lại, dãn ra.
+Qua TN trên em có nhận xét gì về tính
chất của không khí?

- GV cho các nhóm chia sẻ. - Các nhóm phản biện lẫn nhau.
+ Bên trong vỏ bơm tiêm chưa không khí.
+Khi ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ
bơm tiêm (hình 4b) không khí bị nén lại,
sau đó thả tay ra (hình 4c) không khí lại
dãn ra đầy ruột bơm tiêm lên trên.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
-GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. -HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho -HS quan sát:
biết:
+ Bạn Nam đã kéo ruột bơm lên hay ấn
ruột bơm xuống để lốp xe căng lên? (Bạn
Nam ấn ruột bơm xuống để không khí vào
bên trong lốp xe, làm lốp xe căng lên.)
+ Trong tác động đó, bạn Nam đã áp dụng
tính chất nào của không khí? (Trong tác
động đó, Bạn Nam đã áp dụng tính chất
nén lại của không khí.)

- GV nhận xét, kết luận: Không khí không -HS lắng nghe, ghi nhớ.
màu, không mùi, không vị; không khí có
tính trong suốt và nó không có hình dạng
nhất định, nó có hình dạng của vật chứa
nó; không khí có thể bị nén lại hoặc dãn
ra.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Không khí có những tính chất gì? Lấy ví - HS nêu.
dụ.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
LUYỆN TẬP
Toán NG:27/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách nhận biết góc tù, góc vuông, góc nhọn và góc bẹt.
- Làm quen với các tình huống nhận biết góc tù, góc vuông, góc nhọn và góc bẹt trong
thực tế.
- Ôn tập về số đo và đo góc bằng thước đo góc.
- Củng cố nhận diện góc: góc nhọn, góc tù và góc bẹt qua hình ảnh thực tế là góc tạo
bởi kim giờ và kim phút ở những thời điểm khác nhau.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp
tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 2, bài 3.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Nêu các góc em đã học? - HS trả lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì? - HS nêu
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo - HS đại diện nêu miệng.
luận nhóm đôi. - HS nhóm khác nhận xét bổ
+ Làm sao để xác định được các góc? sung- Kết quả:
+ Các góc nhọn là:
Góc đỉnh I, cạnh IE và IH
Góc đỉnh I, cạnh IP và IR
+ Các góc tù là:
Góc đỉnh O, cạnh OC và OD
Góc đỉnh I, cạnh IK và IL
+ Góc bẹt là: Góc đỉnh V, cạnh
VU và VX
+ UVX có phải 1 góc không? Vì sao? - HS trả lời. (quan sát hình)
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - HS trả lời.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo, - HS thực hiện.
thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2 - HS nêu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
(B1: Tìm góc tù, xác định đường đi của nhện.
B2: Dùng thước đo các góc đỉnh O, cạnh
OM, ON)
- GV củng cố cách đo góc. - HS lắng nghe.
- GV chốt đáp án: - HS lắng nghe.
a) Đường màu xanh. b) 120o
- GV khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận - HS thực hiện.
nhóm 4. - HS nêu - Kết quả:
- Yêu cầu HS nêu cách làm a)
+ Lúc 2 giờ thì kim giờ và kim
phút tạo thành góc nhọn
+ Lúc 4 giờ thì kim giờ và kim
phút tạo thành góc tù
+ Lúc 6 giờ thì kim giờ và kim
phút tạo thành góc bẹt
+ Lúc 9 giờ thì kim giờ và kim
phút tạo thành góc vuông
Câu b: GV gọi 1 số HS lên bảng nêu câu trả b)
lời, đồng thời sử dụng mặt đồng hồ có kim Lúc 3 giờ thì kim giờ và kim phút
giờ, kim phút để minh hoạ cho câu trả lời.
tạo thành góc vuông
- HS thực hiện bài
- GV củng cố cách nhận diện góc tạo bởi kim - Các HS khác lắng nghe, nhận
đồng hồ xét
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS - HS lắng nghe
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo - HS thực hiện.
luận nhóm 4. - HS nêu - Kết quả:
- Yêu cầu HS nêu cách làm. Ta thấy, nan màu xanh và nan B
+ Tại sao nan xe A không phải nan xe mà
con mọt đang gặm? màu đỏ tạo thành một góc tù.
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung Vậy nan xe mà con mọt gỗ đang
- GV củng cố cách nhận diện góc tạo bởi các gặm là nan B.
nan xe bằng gỗ
- HS nêu
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
- Nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Nêu các bước đo góc? - HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

TUẦN 4 LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA NS:20/9/2023


LS&ĐL PHƯƠNG EM (T2) NG:27/09/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của khí hậu, địa hình, sông ngòi đối với đời
sống sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Nêu đặc điểm chính của khí hậu, địa hình, - 3-4 HS trả lời
sông ngòi, khoáng sản vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
2.3. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên
đối với sản xuất và đời sống
- Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9-14, - HS thảo luận nhóm 4
em hãy cho biết: ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên đối với đời sống sản xuất ở vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ:
+ Hình 9 – Khai thác quặng sắt (tỉnh Thái
Nguyên): vùng có nhiều khoáng sản, thuận
lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản.
+ Hình 10 – Đập thủy điện Sơn La trên sông
Đà (tỉnh Sơn La): vùng có nhiều sông lớn,
nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thủy
điện.
+ Hình 11 – Thu hoạch chè (tỉnh Phú Thọ):
vùng có đất đỏ vàng, khí hậu thích hợp để
tròng nhiều loại cây công nghiệp (đặc biệt là
cây chè), cây công nghiệp, cây dược liệu.
Các đồi chè thu hút khách du lịch.
+ Hình 12 – Một góc Vịnh Hạ Long (tỉnh
Quảng Ninh): vùng biển ở phía Đông Nam
có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển
(du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản..)
+ Hình 13 – Lũ quét và sạt lở đất tỉnh Lai
Châu năm 2018: vùng chịu nhiều thiên tai
gây thiệt hại về người và tài sản
+ Hình 14 – Băng giá ở tỉnh Lào Cai năm
2020: Băng giá là hiện tượng xảy ra khi nhiệt
độ hạ thấp, gây ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và
sinh hoạt của con người. Tuy nhiên hiện
tượng này lại thu hút lớn khách du lịch đến
tham quan.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, đóng góp - HS thực hiện
bổ sung ý kiến.
- GV tuyên dương, khen ngợi, chốt: - HS nghe-ghi
+ Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển nhiều ngành knh tế: khai thác và
chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng và chế
biến cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu,
du lịch,...
+ Vùng có địa hình bị chia cắt, nhiều thiên tai
(lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét đậm, rét
hại,...) gây khó khăn cho sinh hoạt và sản
xuất của người dân.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lấy ví dụ sự ảnh hưởng của điều kiện tự - HS thực hiện
nhiên tới đời sống sản xuất của con người
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
ĐỌC: ĐÒ NGANG
Tiếng Việt NG:28/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Đò ngang”.
- Biết đọc đúng lời của người dẫn truyện, lời nói của đò ngang và lời nói của thuyền
mành với giọng điệu phù hợp.
- Nhận biết được đặc điểm của đò ngang, thuyền mành thể hiện qua hình dáng, điệu
bộ, hành động, suy nghĩ..., nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa... trong
việc xây dựng nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi người cần phải làm tốt công việc
của mình bởi mỗi công việc có giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc
sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS đọc bài Những bức chân dung tiếp theo - HS đọc nối tiếp
đoạn.
- GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: - HS trả lời
+ Màu Nước khuyên các cô bé điều gì?
+ Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- GV đưa hình ảnh đò ngang và thuyền mành - HS quan sát
+ Trao đổi nhóm đôi về những điểm giống và khác
nhau giữa hai con thuyền? - HS thảo luận
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới. - HS chia sẻ
2. Hình thành kiến thức:
a. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe, theo dõi
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 3 đoạn: - HS nêu
Đoạn 1: từ đầu đến sang sông đón khách
Đoạn 2: Tiếp đến rộng lớn hơn
Đoạn 3: Còn lại
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc - HS đọc nối tiếp
từ khó, câu khó (quay lái, lo việc, lộng gió, trưa nắng,
nối lại...)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ (đăm
chiêu)
- Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn - HS lắng nghe
giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật.
+ Giọng kéo dài: “Ơ...đò...”.
+ Giọng reo vui: “Chào anh thuyền mành”
+ Giọng hào hứng: “Tuyệt quá!”, “Tôi chỉ mong được
như vậy.”
+ Giọng thân mật, chậm rãi (Lời nói cảu thuyền mành)
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS luyện đọc
b. Tìm hiểu bài:
- GV hỏi: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm
nhận của đò ngang ? - HS trả lời (Thuyền mành
vạm vỡ...bến bờ xa lạ)
- Yêu cầu thảo luận theo cặp: Đò ngang nhận ra mình - HS thảo luận và chia sẻ
khác thuyền mành như thế nào?
Dự kiến: Trong suy nghĩ của đò ngang, thuyền mành
vạm vỡ, to lớn, khỏe mạnh, năng độngcòn đò ngang
nhỏ bé, lặng lẽ. Về công việc đồ ngang thấy thuyền
mành được đi đến những bến bờ xa, có nhiều điều mới
lạ. Còn đò ngang chỉ làm công việc đưa đò, quanh
quẩn giữa hai bến sông chật hẹp...
- Em có đồng ý với suy nghĩ của đò ngang không? - HS trả lời
=> Đò ngang đang tự mình có những suy nghĩ chưa
được tích cực về bản thân. Thuyền mành đã động viên
bạn: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta - HS lắng nghe
học hỏi”
+ Mức 4:
- Theo em thuyền mành muốn nói với đò ngang điều gì
qua câu nói đó?

- HS chia sẻ
- Thảo luận nhóm đôi: Thuyền mành giúp đò ngang - HS thảo luận
nhận ra giá trị của mình như thế nào? - HS chia sẻ
Dự kiến: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra: Hằng
ngày đò ngang làm công việc rất hữu ích là đưa đò
giúp mọi người qua sông nên luôn được mọi người yeu
mến, ngóng đợi. Thậm chí thuyền mành cũng mong
được mọi người yêu quý và ngóng đợi như vậy
- Theo em câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - HS chọn đáp án hoặc nêu
Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em? ý kiến
=> Mỗi người sẽ có một công việc khác nhau. Chúng ta
cần phải làm tốt công việc của mình bởi mỗi công việc
có giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho
cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.
3. Luyện tập, thực hành:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - HS thực hiện
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng, trải nghiệm:-
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,HS:
- Mở rộng vốn từ thông qua thành ngữ.
b. Cách thức tiến hành

- Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở - HS làm bài vào vở bài tập
cột A? - Chữa theo nhóm đôi:1HS
+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS đọc thành ngữ - 1HS đọc
khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). cách giải thích
+ GV nhận xét, chốt đáp án:
A B

Mỗi người một vẻ Đa dạng, phong phú, với những


phong cách, dáng vẻ riêng.
Dám nghĩ dám làm Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều
sáng kiến và sẵn sàng thực hiện
sáng kiến.
Miệng nói tay làm Nhanh nhẹn, chăm chỉ trong
công việc.
Sức dài vai rộng Sức lực dồi dào của người
trưởng thành, có thể gánh vác
công việc nặng nhọc.
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Thành ngữ nào ở bài tập
1 có thể thay thế cho bông hoa trong mỗi câu.
+ GV trình chiếu và yêu cầu 1 HS đọc các câu:

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).


+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS
khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
+ GV nhận xét, thống nhất đáp án:
 a.Dám nghĩ dám làm.
 b.Mỗi người một vẻ.
 c.Miệng nói tay làm.

- Chia sẻ với mọi người về công việc sau này mình - HS chia sẻ
muốn làm
GV cùng HS nhận xét
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
LUYỆN TẬP
Toán NG:28/09/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố cách nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Giới thiệu các tình huống nhận biết góc tù, góc vuông, góc nhọn và góc bẹt trong
thực tế.
- Ôn tập về số đo và đo góc bằng thước đo góc.
- Ôn tập về biểu đồ tranh trong Thống kê và Xác suất.
- Củng cố nhận diện góc: góc nhọn, góc tù và góc bẹt qua hình ảnh thực tế là góc tạo
bởi kim giờ và kim phút ở những thời điểm khác nhau.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp
tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 2, bài 3.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức trò chơi để tìm các góc... - HS tham gia trò chơi.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì? - HS nêu
- GV yêu cầu HS lên nhận diện kiểu góc cho - HS đại diện lên nhận diện kiểu
góc tạo bởi một số chiếc quạt trong hình. HS góc
ở dưới quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ - HS dưới lớp quan sát, lắng
sung. nghe, nhận xét
- HS làm cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi. - HS các nhóm đại diện nêu
miệng.
- Mời các nhóm báo cáo kết quả - HS nhóm khác nhận xét bổ
sung
+ Làm sao để xác định được bạn Nga đếm - HS trả lời. (quan sát hình)- Kết
nhầm cột nào? quả:
Ta thấy có 2 góc nhọn, 1 góc
vuông, 3 góc tù và 3 góc bẹt
Vậy bạn Nga nhầm cột góc vuông
+ Bài tập củng cố kiến thứuc nào đã học? - HS trả lời.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.Hình bên có .?. góc - HS đọc.
nhọn, .?. góc vuông, .?. góc tù

- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo, - HS thực hiện.


thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2
- Yêu cầu HS nêu kết quả và cách làm. - HS nêu.
+ Hình bên có mấy góc nhọn, góc vuông, góc
tù?( Có 4 góc nhọn, 2 góc vuông, 1 góc tù) - HS nêu
+ Làm cách nào em biết được? - HS nêu:
+ Hình có góc bẹt không? Chỉ và nêu rõ?
(2 góc bẹt : cùng đỉnh H, cạnh HB, HC, gồm
1 góc ở trên, một góc ở dưới)
- GV củng cố cách đo góc. - HS lắng nghe.
- GV chốt đáp án: Có 4 góc nhọn, 2 góc - HS lắng nghe.
vuông, 1 góc tù
- GV khen ngợi HS.
Bài 3: Trò chơi Giải cứu khủng long
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi - HS quan sát, lắng nghe
- GV tổ chức trò chơi cho HS tham gia - HS tham gia chơi
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết trò chơi - HS lắng nghe
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Tiết học hôm nay e được củng cố những - HS nêu.
kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TUẦN 4 NS:20/9/2023
VIẾT: VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
Tiếng Việt NG:29/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Giúp H biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
- Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Em chọn chủ đề nào để báo cáo? - HS trả lời
- GV yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở - 2-3 HS đọc và trả lời
tiết trước, trả lời câu hỏi:
+ Em có muốn thay đổi hoặc điều chỉnh
gì ở dàn ý?
- GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu
bài.
2. Luyện tập, thực hành:
- GV cho HS viết đoạn văn dựa vào dàn ý - HS viết bài vào vở.
đã lập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS soi bài, nhận xét
- Yêu cầu HS tự soát lỗi theo hướng dẫn - HS soát lỗi và sửa lỗi.
trong sách giáo khoa.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bản báo cáo thảo luận nhóm gồm mấy - HS trả lời
phần?
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
ĐỌC MỞ RỘNG
Tiếng Việt NG:29/09/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tìm đọc được những câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc
tính cách.
- Viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn
đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách
- HS: sách, báo sưu tầm có câu chuyện coa nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại
hình hoặc tính cách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Luyện tập, thực hành
- Tổ chức cho HS đọc và chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm. - HS đọc
- Phát phiếu đọc sách và yêu cầu HS viết phiếu - HS viết phiếu
- Soi phiếu đọc sách,
nhận xét

- Thảo luận nhóm 4: chia sẻ với bạn những điều thú vị về - HS chia sẻ trong
câu chuyện mà em đã đọc nhóm và trước lớp
- GV gợi ý HS nội dung trao đổi:
+ Nội dung câu chuyện nói về điều gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nhân vật có đặc điểm gì nổi bật?
+ Vì sao em lại thích đoạn, chi tiết đó?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về câu chuyện và điều
thú vị trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS mạnh dạn chia sẻ.
- GV động viên, khen ngợi HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe
- Em hãy tìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói - HS thực hiện
về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những
thành ngữ đó và ghi vào sổ tay.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ)


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...............................................................................................................

TUẦN 4 NS:20/9/2023
LUYỆN TẬP CHUNG
Toán NG:29/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc
- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và
nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp toán học, : Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và giải quyết vấn đề:
Thông qua giải các bài toán (phân tích tình huống, đề bài, diễn đạt, nói, viết,
trình bày bài giải,...)
- Năng lực sử dụng công cụ toán học: Thông qua việc sử dụng thước đo góc
- Năng lực thẩm mĩ và phát triển trí tưởng tượng không gian: Thông qua các vấn
đề hình học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo
khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập, ê-ke lớn.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Lên bảng thực hiện thao tác đo và kiểm tra - HS lên bảng thực hiện và trả
1 số góc? lời.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì? - HS nêu
- GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo - HS các nhóm đại diện nêu
luận nhóm đôi. miệng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ
sung
+ Nêu kết quả đo em vừa thực hiện được? - HS trả lời. (quan sát hình)- Kết
+ Trong các góc em vừa đo, góc bẹt có số đo quả:
bao nhiêu độ?
+ Góc nhọn có số đo bao nhiêu độ? + Góc vuông đỉnh O, cạnh OA và
+ Số đo góc tù là bao nhiêu độ? OB bằng 90o
+ Góc bẹt đỉnh I, cạnh IM và IN
bằng 180o
+ Góc tù đỉnh E, cạnh EC và ED
bằng 120o
+ Góc nhọn đỉnh K, cạnh KG và
KP bằng 60o
- GV nhận xét, chốt KT: Góc nhọn có số đo - HS lắng nghe
góc nhỏ hơn 90o, góc vuông có số đo góc
bằng 90o, góc tù có số đo góc lớn hơn 90 o và
góc bẹt có số đo góc bằng 180o.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
? Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm cá nhân sau đó tìm cặp góc - HS thực hiện.
bằng nhau trong số các góc vừa đo, thảo luận,
kiểm tra trong nhóm 2
- Yêu cầu HS nêu cách làm. - HS nêu.
+ Vì sao em cho rằng góc phần c có số đo - HS giải thích cách làm
góc bằng với góc phần d?
+ Ngoài các góc bài hỏi, em còn tìm được - HS nêu
góc nào khác cũng có số đo bằng nhau
không?
- GV chốt đáp án - Kết quả: - HS quan sát, lắng nghe.
a) Góc đỉnh S; cạnh ST, SD bằng 90o
b) Góc đỉnh D; cạnh DS, DL bằng 90o
c) Góc đỉnh G; cạnh GS, GL bằng 120o
d) Góc đỉnh L; cạnh LG, LC bằng 120o
- GV khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài cho biết gì và yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận - HS thực hiện.
nhóm 4.
- Yêu cầu HS nêu cách làm - HS nêu - Kết quả:
Dùng thước đo góc để kiểm tra ta
thấy:
+ Tìm số đo góc đỉnh O, cạnh OM, OP trong Hình B có góc đỉnh O, cạnh OM,
đáp án vừa tìm được? ON bằng 60o và góc đỉnh O; cạnh
ON, OP bằng 90o
Vậy hình Rô-bốt vẽ là hình B.
+ Bài tập củng cố và cho em biết thêm điều - HS nêu
gì?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS - HS lắng nghe
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
+ Bài yêu cầu gì? - HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo - HS thực hiện.
luận nhóm 4.
- Yêu cầu HS nêu theo trò chơi Bắn tên - HS nêu: góc bẳng, góc ghế,
góc vở, hoa văn trên vải, cánh
quạt, miếng bánh, niếng dưa
hấu,...
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nhóm khác nhận xét
- GV củng cố cách nhận diện góc trong thực - HS lắng nghe
tế
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Bài học hôm nay củng cố cho em kiến thức - HS nêu.
gì?
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

TUẦN 4 KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ NS:20/9/2023


Khoa học THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (TIẾT 2) NG:29/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Kể được tên thành phần của không khí: ni – tơ (nitrogen), ô – xi (oxygen), các – bô -
níc (carbon dioxide).
-Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…
- Dựa vào thành phần của không khí giải thích được một số sự vật, sự việc xảy ra
trong đời sống, sản xuất và ứng dụng tính chất của không khí vào thực tiễn.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nước trà, cốc để làm thí nghiệm.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Không khí có những tính chất gì? - HS trả lời
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính
chất của không khí. (Làm cho phao bơi
căng phồng khi sử dụng và làm xẹp phao
bơi khi không sử dụng,..)
- GV giới thiệu- ghi bài -HS lắng nghe.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Không khí gồm những thành
phần nào?
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan - HS thảo luận theo cặp, hoàn thành
sát hình 6 cho biết không khí gồm những phiếu.
thành phần nào, trong đó thành phần nào
nhiều nhất?

-GV tổ chức các nhóm chia sẻ. -Đại diện các nhóm chia sẻ.
(Thành phần chính của không khí gồm: ni
-tơ, ô- xi, khí các – bô -níc và các chất khí
khác. Thành phần nhiều nhất là ni – tơ.)
- GV tổ chức HS làm TN như hình 7: Cho - HS thực hành TN và trao đổi.
1 lượng nước màu như nhau vào 2 cốc,
cho vào cốc b vài viên đá. Khoảng vài
phút sau, quan sát và giải thích hiện tượng
xảy ra ở ngoài mỗi cốc và phía trong mỗi
đĩa.

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan - Đại diện các nhóm chia sẻ.
sát hình 7 và chia sẻ.
-GV nhận xét, chốt lại: Cốc b có nước bên ngoài thành cốc và dưới đĩa. Nguyên nhân
do thành của cốc b lạnh do nước trong không khí khi gặp lạnh thì ngưng tụ lại.
- GV tổ chức HS quan sát hình 8 và nêu - HS dựa vào hình 8 và kinh nghiệm
hiện tượng xảy ra khi miết ngón tay trên thực tế chia sẻ.
mặt bàn để lâu ngày không lau chùi?

- GV yêu cầu HS trình bày. (Trong không - HS trả lời.


khí còn có bụi vì khi miết ngón tay trên
mặt bàn thì ngón tay dính bụi.)
- GV nhận xét, chốt lại: Từ hình 7 và hình - HS lắng nghe.
8 cho thấy trong không khí còn chứa hơi
nước và bụi.
-GV nhận xét, đánh giá. GV chiếu 1 số -HS theo dõi.
hình ảnh thực tế xuất hiện các giọt nước
trên tấm kính cửa sổ khi trời nồm.
-GV yêu cầu HS nhắc lại thành phần của -HS nêu.
không khí? (Không khí có ni – nơ, ô – xi,
khí các- bô -níc, ngoài ra còn chứa hơi
nước và bụi.)
-GV mở rộng: Trong không khí có hơi -HS lắng nghe.
nước nên cốc em để ngoài một lúc sẽ có
nhiều giọt nước li ti bám ở ngoài.
3. Thực hành, luyện tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 6, hướng - HS hoạt động.
dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 thể
hiện: tính chất của không khí, tên các
thành phần của không khí, các chất có
trong không khí.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và đánh -HS theo dõi, nhận xét sản phẩm của
giá. nhau.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
-Thả mẫu đất khô vào nước thấy sủi bọt - HS chia sẻ.
khí. Hiện tượng này cho thấy mẫu đất
rỗng hay không? Giải thích? (Qua hiện
tượng sủi bọt khí cho thấy mẫu đất rỗng
và chứa không khí).
- Sử dụng bơm xe đạp và chậu nước, hãy
đề xuất cách làm để phát hiện lỗ thủng
trên săm xe đạp? (Để phát hiện lỗ thủng
trên săm xe đạp người ta bơm căng săm
xe rồi cho vào chậu nước, bóp nhẹ săm,
chỗ nào sủi bọt thì chỗ đó có lỗ thủng.)
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

TUẦN 4 NS: 20/09/2023


ÔN TIẾT 4
Ôn luyện Toán NG: 29/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Năng lực đặc thù:
- Củng cố, vận dụng để đo các góc cho trước.
- Ôn tập, củng cố cách nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Củng cố, giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù,
góc bẹt.
- Củng cố ôn tập về số đo và đo góc bằng thước đo góc.
- Củng cố nhận diện góc: góc nhọn, góc tù và góc bẹt qua hình ảnh thực tế là góc tạo bởi kim
giờ và kim phút ở những thời điểm khác nhau.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
* Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm
vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4.
- HS: sgk, vở bài tập Toán tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi trò chơi Tia chớp: - HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả
Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. các câu hỏi trong trò chơi)
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu - ghi bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Bt 1/ Tr 25 VBT
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
Viết số đo góc vào chỗ trống.

- Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời

GV yêu cầu HS nêu trước lớp - HS trả lời cá nhân.


- Để làm được bài này em thực hiện như thế nào? Góc Số đo góc
Cho làm vở cá nhân, đổi vở soát nhận xét theo bàn Góc đỉnh A; cạnh AB, AD 1200
- Yêu cầu HS đổi vở soát nhận xét bài làm của bạn Góc đỉnh B; cạnh BA, BC 900
bên cạnh
Góc đỉnh C; cạnh CB, CD 900
Góc đỉnh D; cạnh DA, DC 600

- HS nhận xét.
- GV Nhận xét, kết luận.
 Củng cố ôn tập về số đo. - HS lắng nghe.

Bài 2: BT 2/ Tr 26 VBT
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
- GV hỏi bài yêu cầu làm gì? - Tóm tắt rồi giải toán.
- Để làm được bài này em thực hiện như thế nào? - Hs trả lời và làm vở cá nhân.
- GV yêu cầu 2 HS lên trình bày bảng dưới lớp làm
vào vở cá nhân.
Cho làm vở cá nhân, đổi vở soát nhận xét theo bàn.

- HS đổi vở soát.

+ Góc đỉnh A; cạnh AB, AC bằng 900


+ Góc đỉnh B; cạnh BA, BC bằng 600
+ Góc đỉnh C; cạnh CA, CB bằng 300
- GV yêu cầu nhận xét bài làm trên bảng - HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe
 Củng cố, vận dụng để đo các góc cho trước.
Bài 3: BT1/ Tr 29 VBT - Học sinh nêu yêu cầu bài 1
- GV yêu cầu HS cho biết
Bài yêu cầu làm gì? - Viết số tiếp vào chỗ chấm.
- Học sinh nêu các bước tính

Trong các góc trên:

- Các góc nhọn là: …………………………

- Các góc tù là: …………………………

- Góc bẹt là: …………………………

- Góc vuông là: …………………………

- GV cho học sinh nối tiếp nêu cách làm , 1 HS làm Học sinh nối tiếp đọc đề nêu miệng –
bảng hay phiếu..,
- HS lắng nghe cách thực hiện vở hay
phiếu nhóm
- HS thực hiện làm bài cá nhân
- Các góc nhọn là:

+ Góc đỉnh T, cạnh TQ, TB

+ Góc đỉnh S, cạnh SP, SL.

- Các góc tù là:

+Góc đỉnh O, cạnh OI, OG

+ Góc đỉnh E, cạnh EK, ED.

- Góc bẹt là: góc đỉnh M, cạnh MH, MC.

- Góc vuông là: góc đỉnh A, cạnh AN,


AV.
- Yêu cầu HS nhận xét cá nhân
- HS nhận xét
- GV nhận xét bài làm, khen học sinh thực hiện tốt.
- HS lắng nghe, quan sát
 Ôn tập, củng cố cách nhận biết góc nhọn, góc
vuông, góc tù và góc bẹt.
Bài 4: BT3/ Tr 29 VBT
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
Quan sát các mặt đồng hồ sau và cho biết trong các
đồng hồ đó, khi nào kim giờ và kim phút tạo thành
góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
Mẫu: Lúc 3 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành góc
vuông.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc


nhọn.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc


tù.

Lúc .................. kim giờ và kim phút tạo thành góc


bẹt.

- Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu.


- GV cho HS nêu cách làm, nhận xét. - HS nêu các bước thực hiện.
- GV yêu cầu HS làm vào vở cá nhân, chữa HS làm - HS lắng nghe cách thực hiện cá nhân.
bài sai. - HS thực hiện làm bài:
+ Lúc 1 giờ, kim giờ và kim phút tạo
thành góc nhọn.
+ Lúc 8 giờ, kim giờ và kim phút tạo
thành góc tù.
+ Lúc 6 giờ, kim giờ và kim phút tạo
thành góc bẹt.

- GV trình chiếu nhận xét bài làm, khen học sinh


thực hiện tốt. - HS lắng nghe, quan sát.

 Củng cố nhận diện góc: góc nhọn, góc tù và góc


bẹt qua hình ảnh thực tế là góc tạo bởi kim giờ và
kim phút ở những thời điểm khác nhau.
Bài 5: BT 1/ Tr 31 VBT
- Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc.
Hãy tìm 1 góc tù, 1 góc
nhọn, 1 góc bẹt trong hình
bên rồi viết tiếp vào chỗ
chấm cho thích hợp.

Góc đỉnh ... ; cạnh …, ... là góc tù.

Góc đỉnh ... ; cạnh ..., ... là góc nhọn.

Góc đỉnh ... ; cạnh ..., ... là góc bẹt.

Bài yêu cầu gì? - HS nêu các bước làm


- Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu trước lớp Bài làm:
- Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm Góc đỉnh M; cạnh MB, MC là góc tù.

Góc đỉnh M; cạnh MO; MB là góc nhọn.

- HS nhận xét lẫn nhau. Góc đỉnh O; cạnh OD, OM là góc bẹt.
- GV trình chiếu kêt quả nhận xét, tuyên dương.
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét.
 Củng cố, vận dụng giải được các bài tập, bài
- HS quan sát , lắng nghe.
toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết
góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.

Bài 6: BT 2/ Tr 33 VBT
- Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS đọc.
Đo rồi viết số đo góc thích hợp vào chỗ chấm.

– Góc đỉnh O; cạnh OC, OD bằng ......

– Góc đỉnh A; cạnh AC, AD bằng ......

– Góc đỉnh B; cạnh BC, BD bằng ......

- GV cho 2 bạn lên thực hiện bảng hay phiếu nhóm- - HS thực hiện: chia sẻ,- HS thảo luận
có thẻ dùng phương pháp khăn trải bàn tìm hiểu đề.
- HS quan sát hình , đo và điền kết quả.
- Cho học sinh nhận xét - HS trình bày làm bài vào vở
- HS nhận xét
– Góc đỉnh O; cạnh OC, OD bằng 120o

– Góc đỉnh A; cạnh AC, AD bằng 60o


- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt
– Góc đỉnh B; cạnh BC, BD bằng 60o
đáp án.
 Củng cố ôn tập về số đo và đo góc bằng thước - HS quan sát, lắng nghe.
đo góc
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau - HS quan sát.
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TUẦN 4 Sinh hoạt lớp NS:20/9/2023
HĐTN NGHĨ TÍCH CỰC, SỐNG VUI TƯƠI NG:29/09/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
- Học sinh cảm nhận được niềm vui khi suy nghĩ theo hướng tích cực.
- Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân luôn vui vẻ, phấn khởi khi suy nghĩ theo hướng tích
cực.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ theo hướng tích cực những tình
huống thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng, yêu quý và cảm thông với mọi người khi suy nghĩ theo
hướng tích cực.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện suy nghĩ theo hướng tích cực.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng nền nếp, nội quy lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát , thực hành để nhận ra khả năng của bản thân - Cách tiến
hành:

- GV cho học sinh Thể hiện một khả năng của - HS lắng nghe.
em trước lớp.
- HS trtrả lời: bài hát nói về em bé chăm
Gợi ý: hát, kể chuyện, biểu diễn võ thuật,...để chỉ giúp bà quét nhà
khởi động bài học.
+ GV nêu câu hỏi: để học sinh cảm nhận khả
năng của mình ?
- HS lắng nghe.
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Sinh hoạt cuối tuần:


- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần.


(Làm việc theo tổ)
- GV mời lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt
- Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt
cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động cuối
cuối tuần: Đánh giá kết quả hoạt động
tuần.
cuối tuần.
- Lớp trưởng lên điều hành nội dung sinh
- Mời các nhóm thảo luận, tự đánh giá kết
hoạt: Mời các tổ thảo luận, tự đánh giá kết
quả kết quả hoạt động trong tuần.
quả kết quả hoạt động trong tuần:
+ Sinh hoạt nền nếp.
+ Thi đua của đội cờ đỏ tổ chức.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
+ Một số nội dung phát sinh trong tuần...
- Lớp trưởng mời Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả và mời giáo
hoạt động cuối tuần.
viên chủ nhiệm nhận xét chung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể
khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
việc nhóm 4 hoặc theo tổ)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học
tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới.
Yêu cầu các nhóm (tổ) thảo luận, nhận xét, bổ - 1 HS nêu lại nội dung.
sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt theo chấm điểm của đội - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển
cờ đỏ. khai kế hoạt động tuần tới.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả thảo luận kế
hoạch và mời GV nhận xét, góp ý.
- HS thảo luận nhóm 4 hoặc tổ: Xem xét
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu
quyết hành động. cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.


- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ
tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.


- Mục tiêu:
+ Học sinh phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
+ Học sinh cam kết rèn luyện suy nghĩ tích cực.
- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện suy - 1 HS đọc yêu cầu.
nghĩ tích cực của em (Làm việc nhóm đôi)
- GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
về kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực:
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về
+ Em đã vượt qua được cảm xúc tiêu cực, suy
kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực:
nghĩ tích cực hơn qua những tình huống nào?
+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong
tình huống?
+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói,
hành động như thế nào?
+ Cảm xúc của em khi đó?
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV khen HS và đề nghị các HS khác chia sẻ
về lợi ích của việc suy nghĩ tích cực và quyết
tâm rèn luyện suy nghĩ tích cực trong tương - Một số HS lên chia sẻ trước lớp.
lai.
- Cả lớp nhận xét bạn thể hiện.
- Kết luận: Việc rèn luyện suy nghĩ tích cực
trong các tình huống thực tế rất quan trọng,
giúp chúng ta có được cảm xúc và hành vi,
việc làm phù hợp.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 2 HS nhắc
lại kết luận.

4. Vận dụng trải nghiệm.


- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu
nhà: để về nhà ứng dụng:
+ Tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích
cực.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Duyệt của Tổ CM Người soạn

Nguyễn Thị Bích Thuận Phan Thị Thu Trang

You might also like