You are on page 1of 18

I.

KĨ NĂNG ĐỌC
1.Đặt được câu hỏi đọc hiểu cho bất kì một văn bản nào: câu hỏi đọc
hiểu nội dung; hình thức; liên hệ so sánh kết nối tương ứng với 3 mức
độ.
2. Nêu điểm rõ nét nhất của sự phát triển của đọc kĩ thuật
- Yêu cầu cần đạt về đọc theo yêu cầu về tốc độ đọc theo các lớp, dung
lượng các văn bản đọc (số lượng các chữ trong văn bản)
- Lớp 1:
- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng
40 –60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc
câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.
 Văn bản văn học
–Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện tranh, đoạn văn miêu tả
–Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao)
Độ dài của văn bản: truyện và đoạn văn miêu tả khoảng 90 –130 chữ, thơ
khoảng 50 –70 chữ
 Văn bản thông tin: giới thiệu những sự vật, sự việc gần gũi với học
sinh Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ
- Lớp 2:
– Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông
tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 –70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở
chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
 –Văn bản văn học:
+Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả;
+Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 –200 chữ, bài miêu tả khoảng
150 –180 chữ, thơ khoảng 70 –90 chữ
 Văn bản thông tin:
+Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt
động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu
+Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu
Độ dài của văn bản: khoảng 110 –140 chữ
- Lớp 3:
–Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả, câu
chuyện, bài thơ; tốc độ đọc khoảng 70 –80 tiếng trong1 phút. Biết nghỉ
hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
-Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2.
 Văn bản văn học
–Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
–Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 –250 chữ, bài miêu tả
khoảng 180–200 chữ, thơ khoảng 80 –100 chữ
 Văn bản thông tin
–Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng
gồm 2 –3 sự việc
–Thông báo ngắn, tờkhai in sẵnĐộdài của văn bản: khoảng120 –
150 chữ
Lớp 4:
–Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả:
nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc
khoảng 80 –90 tiếng trong 1 phút.
–Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3
 Văn bản văn học
–Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
–Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
–Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 –330 chữ, bài miêu tả
khoảng 200 –250 chữ, thơ khoảng 100 –120 chữ
 Văn bản thông tin
–Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm,
cách sử dụng một sản phẩm
–Giấy mời
–Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi
–Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)
–Báo cáo công việc
Độ dài của văn bản: khoảng 150 –180 chữ
Lớp 5:
–Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu
tả, tốc độ đọc khoảng 90 –100 tiếng trong 1 phút.
–Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
 Văn bản văn học
–Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng;
đoạn (bài) văn miêu tả
–Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
–Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện và kịch bản khoảng 300 –350 chữ, bài
miêu tả khoảng 200 –250 chữ, thơ khoảng 110 –130 chữ
 Văn bản thông tin
–Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
–Văn bản giới thiệu sách, phim
–Chương trình hoạt động; quảng cáo
Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ

3. Thiết kế bài dạy kĩ năng đọc (lớp 3,4,5). (2,3)


4. Phân tích quy trình dạy đọc lớp 4, 5 và những lưu ý.
5. Cách ghi bảng.

II. KĨ NĂNG VIẾT:


1. Yêu cầu cần đạt viết đoạn văn, văn bản (LỚP 3) - Dạy học viết quy
trình
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
* Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý
lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào
gợi ý.
* Thực hành viết
– Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.
– Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
– Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào
gợi ý.
– Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân
vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
– Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan
trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.
– Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ
khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).
VD: Sách Cánh Diều: Tiếng Việt lớp 3 tập 2 – Bài 12: Đồng quê yêu dấu (trang 23)
Đóng vai bạn Hà, viết một bức thư trả lời Quỳnh Ngọc

2. Quan điểm về việc dùng bài văn mẫu để dạy học sinh:
-Đối với HS TH, để viết được đoạn văn, văn bản, đòi hỏi HS phải có các kĩ
năg quan sát, tìm tòi, có cảm xúc và trải nghiệm thực tế,...
-Không khuyến khích HS dùng bài văn mẫu trước khi học viết, vì giai đoạn
này nhận thức của các em còn hạn chế, khó phân biệt được việc tham khảo và lạm
dụng nên rất dễ dẫn đến tình trạng chép văn mẫu 1 cách dập khuôn, nguyên bản như 1
cỗ máy học thuộc
-Khi đó, Hs bị phụ thuộc, thiếu đi tính tự giác, lười suy nghĩ, gây khó khăn
cho việc rèn luyện, phát triển kĩ năng viết, cảm thụ văn học, kĩ năng tư duy và sáng
tạo của HS; bài văn cũng kém chân thực hơn.
-Tư duy của HS TH trực quan, GV nên gợi mở, dẫn dắt vấn đề cụ thể, chi tiết,,
quen thuộc (người thật, việc thật nếu có), khuyến khích các em mạnh dạn miêu tả, viết
bằng ý nghĩ của riêng mình
-Tuy nhiên, văn mẫu có thể dùng để tham khảo sau khi hsinh đã có kết quả của
bài viết rồi. Gv có thể chọn 1 bài khá, tốt trong lớp để chữa, tuyên dương cho các bạn
tham khảo.

3. Quy trình trả bài viết (TLV) (lớp 4,5):


Nhận xét - Yêu cầu HS soát lại - Nêu rõ ưu, khuyết - Công bố, trả bài làm - đọc, nxet
*Bước 1: GV nhận xét bài làm của HS:
-Giúp HS xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết
xem đã thực hiện được đến đâu
-Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của HS trong việc thực hiện yêu cầu của đề bài
-Nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và
biểu dương HS có bài làm tốt hoặc tiến bộ
*Bước 2: Hướng dẫn HS chữa bài:
-Cách 1:
+Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời
nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của GV trong bài viết
+Hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi chung về ND và hình thức
+Tổ chức HS tự chữa bài làm của cá nhân sau đó đổi bài để kiểm tra,
giúp đỡ lẫn nhau về việc chữa lỗi
-Cách 2:
+Nhận xét cụ thể bố cục bài làm của HS theo 3 phần: mở bài, thân bài,
kết bài
+Hướng dẫn hsinh học tập cách viết văn hay
+Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm cho tốt hơn

III. KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE

1. Tìm hiểu lại các dạng bài kể chuyện ở lớp 5 (3 dạng). Dạng nào
khó nhất? Why?
*Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp
- Được thực hiện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học
+ Độ dài câu chuyện trên dưới 500 chữ, được in trong SGV
+ Trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong
SGK, tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh
+ Câu chuyện được thầy cô kể cho HS nghe rồi HS kể lại
- Mục đích: (rèn kĩ năng cho HS: Mục đích chung) rèn kĩ năng nghe
* Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- HS phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hàng ngày để kể lại
- Mục đích: rèn kĩ năng nói cho HS, kích thích HS ham đọc sách
* Kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia
-HS phải kể những chuyện người thật, việc thật có trong cuộc sống xung
quanh mà các em biết, đã thấy, cũng có khi chính các em là nhân vật của câu
chuyện
- Dạng bài này rất đa dạng vì nó ngắn với chủ điểm của sách
- Mục đích: rèn kĩ năng nói, rèn cho HS thói quen quan sát, ghi nhớ
2. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học kể chuyện. Nhiệm vụ nào quan trọng
nhất? Why?
* Khái niệm
- Kể là một ĐT biểu thị hành động nói. Từ điển TV giải thích kĩ là nói rõ đầu
đuôi
- Kể chuyện là kể lại 1 chuỗi sự việc có nhân vật, có cốt chuyện, có các sự
kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa
* Vị trí
- Có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ vì hành động “nói” đặc biệt trong
hoạt động giao tiếp
- Kể chuyện vận dụng 1 cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều
kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc,
nói trong hoạt động giao tiếp
* Nhiệm vụ
- Đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở trẻ
- Phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho HS
- Góp phần pt tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở HS
- Góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho HS
3. Lưu ý khi dạy kiểu bài kể chuyện lớp 4, lớp 5
-Giờ kể chuyện phải giúp cho tất cả HS được rèn luyện kĩ năng kể chuyện.
Giờ học k nên chỉ tập trung vào 1 số em khá giỏi.
-Phải tổ chức tốt tâm thế kể chuyện cho hsinh. Trong giờ kể chuyện, GV phải
hướng dẫn hsinh chuẩn bij cho tiết kể chuyện tuần sau. Với loại bài kể chuyện đã
nghe, đã đọc, hsinh phải sưu tầm truyện, Gv cũng có thể giúp Hs tìm những câu
chuyện phù hợp với chủ điểm. GV yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện tìm được để nhớ,
thuộc chuyện. Với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia, GV cần khơi gợi vốn
sống của HS để các em tìm được nội dung kể thích hợp về mình và những người sống
xung quanh.
-Trên lớp, GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm trưỡcs để tập dượt
-Trong khi HS kể chuyện, GV cần đứng đối diện với HS, dùng ánh mắt, cử chỉ
động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Khi tổ chức cho car
lớp nhận xét lời kể của 1 HS, GV cần hướng cho HS chỉ ra ưu điểm của bạn. GV cần
khen ngợi 1 cách kịp thời những thành công, những tiến bộ dù là nhỏ nhất của HS.]
4. Nêu các biện pháp phát triển kĩ năng kể chuyện cho HS
-Kể chuyện theo tranh: để minh họa dẫn dắt câu chuyện, đồng thời còn chắp cánh cho
trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của người nghe về câu chuyện.
-Kể theo dàn ý:

-Kể phân vai: phần nào khắc phục được sự rụt rè không hứng thú với hoạt động kể
chuyện. Thông qua thực hành sắm vai, học sinh sẽ kể lại câu chuyện một cách tự
nhiên, giúp cho lớp học sinh động đồng thời học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện
dễ dàng hơn

5. Nêu các quy trình dạy kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp (lớp 4) +
Lưu ý khi dạy
*Quy trình:
-Bước 1: Khởi động:
+Tổ chức trò chơi giúp các con có tâm thế thỏa mái, tự tin sẵn sàng
vào tiết học.
+Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
-Bước 2: Giới thiệu bài
GV giới thiệu truyện bằng lời, có thể kết hợp với đồ dùng trực quan
hoặc giới thiệu bằng đoạn video.
-Bước 3: Hướng dẫn kể chuyện:
+ HS nghe kể chuyện
. GV kể lần 1, HS nghe
. GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn hình minh họa
+ HS tập kể chuyện:
. Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm
. Kể cả câu chuyện trong nhóm
. Kể cả câu chuyện trước lớp
+ HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
. Nói về nhân vật chính
. Nói về ý nghĩa câu chuyện
-Bước 4: Củng cố, dặn dò
*Lưu ý khi dạy:
-GV phải thuộc truyện, hiểu truyện, làm cho lời kể của mình cũng là phương
tiện trực quan, in dấu được dấu ấn trong lòng HS, giúp các em nhớ truyện, có cảm xúc
về câu chuyện, có nhu cầu kể lại.
-GV biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để HS dễ dàng ghi
nhớ.
6. Thiết kế kế hoạch bài dạy kể chuyện lớp 5 (chọn 1 trong 3 kiểu )

Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi
trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét về
lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có
khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của
bạn.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập
theo hướng dẫn của thầy cô.
2. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện
*GD BVMT: Kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ
môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực
hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5’)
- Cho HS hát - HS hát
- Cho 2 HS thi kể câu chuyện “Người đi - 2 học sinh lên bảng thi kể, dưới lớp
săn và con nai” cổ vũ.
- Giáo viên nhận xét chung. - Lắng nghe.
- Giới thiệu bài - Học sinh quam sát.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi
trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề - HS đọc đề bài
- GV gạch chân những từ trọng tâm. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe
hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi
trường.
- Gọi HS đọc tiếp nối gợi ý SGK - Học sinh đọc gợi ý 1, 2,3.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài 1 tiết - Học sinh đọc
LTVC trang 115 để nhớ lại các yếu tố tạo
thành môi trường
- GV nhấn mạnh các yếu tố tạo thành môi - HS nghe
trường.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình - Một số HS giới thiệu câu chuyện
chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó mình kể trước lớp..
trong sách, báo nào? Hoặc em nghe
truyện ấy ở đâu?
- Cho HS chuẩn bị ra nháp - Học sinh làm dàn ý sơ lược ra nháp.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(22 phút)
* Mục tiêu: Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung
theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - HS kể theo cặp
- Thi kể trước lớp - Thi kể chuyện trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên
nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có
câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện
mình kể.
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Sưu tầm truyện, một việc tốt đã làm để - HS nghe và thực hiện
bảo vệ môi trường.
- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong - HS nghe và thực hiện.
gia đình cùng nghe.

IV. LUYỆN TỪ VÀ CÂU


1. Vị trí, nhiệm vụ LTVC
*Vị trí:
-Từ và câu có vtro đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ
-Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của
việc dạy LTVC ở Tiểu học
- Việc dạy LTVC nhằm: Mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của
HS, cung cấp cho HS những hiểu biết sơ giản về từ và câu; Rèn cho HS kĩ năng dùng
từ, đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình; Giúp cho
HS có khả năng hiểu các câu nói của người khác
-LTVC có vtro hướng dẫn HS trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn
ngữ và trí tuệ của các em
*Nhiệm vụ:
- Làm giàu vốn từ cho HS và phát triển năg lực dùng từ đặt câu:
+Dạy nghĩa từ
+Hệ thống hóa vốn từ
+Tích cực hóa vốn từ
+Biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với hoàn
cảnh, mục đích giao tiếp
-Cung cấp một số kiến thức về từ và câu:
+Từ: cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại
+Câu: cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu
và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp
-Ngoài ra, LTVC còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho
HS
2. Yêu cầu cần đạt về LTVC ( L4)- So sánh 2006- 2018
* Mảng từ vựng
-Giống:
+ Nghĩa của 1 số thành ngữ dễ hiểu
+ Vốn từ vựng theo chủ điểm
+ Một số yếu tố hán việt thông dụng
+ Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ trong biểu đạt nghĩa thể hiện rõ
- Khác:
+ 2006: Học sơ giản về từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép
2018: Biết về công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong
từ điển
* Ngữ pháp
- Giống: + Đều học DT, ĐT, TT
+Câu đơn và các thành phân câu CN, VN, TN
+Dấu ngoặc kép dấu gạch ngang
- Khác: 2018 học công dụng của dấu gạch nối, dấu ngoặc đơn
* Phong cách học
- Giống: đều học BPTT nhân hóa
- Khác: + 2006: Ôn tập các BPTT so sánh, nhân hóa từ lớp 3
+2018: Mới học đặc điểm, tác dụng BPTT nhân hóa ở lớp 4
3. Trình bày hệ thống bài tập LTVC. Lấy ví dụ về một tiểu loại
*Bài tập làm giàu vốn từ
- BT dạy nghĩa từ
(+ Giải nghĩa bằng trực quan
+ Giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác
+ Giải nghĩa các từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa
+ Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa
từng thành tố này
+ Giải nghĩa bằng định nghĩa)
- BT hệ thống hóa vốn từ
(+ Nhóm BT tìm từ
+ Nhóm BT phân loại từ)
- BT sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
(+ BT điền từ
+ BT thay thế từ
+ BT tạo ngữ
+ BT dùng từ đặt câu
+ BT viết đoạn văn
+ BT chữa lỗi dùng từ)
*BT theo các mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu
- BT nhận diện, phân loại, phân tích
- BT xây dựng, tổng hợp (BT lời nói)
(+ BT theo mẫu
+ BT cấu trúc, sửa chữa
+ BT sáng tạo)
VD: Sách Cánh Diều lớp 2 tập 2: BT hệ thống hóa vốn từ (nhóm BT phân loại từ)
trang 13
Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: trâu, đen, mượt, sừng, vênh vênh, nước,
trong, Mặt trời, hồng, Mặt trăng, tỏ, xanh
- Từ chỉ sự vật:
- Từ chỉ đặc điểm:

4. Nội dung kiến thức LTVC ở lớp 3. Kiến thức nào phát triển từ lớp
2?
*Nội dung kiến thức LTVC ở lớp 3:
-Về vốn từ:
+Học thêm khoảng 400-450 từ ngữ theo các chủ đề
+Mở rộng vốn từ trong các bài ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt
động, tính chất
+Từ có nghĩa giống nhau và trái ngược nhau
-Về các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu:
+Biện pháp tu từ: so sánh
+Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán
+Dấu câu: Dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
*Kiến thức phát triển từ lớp 2 là:
-Vốn từ theo chủ điểm;
-Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, tính chất

5. Vì sao chương trình 2018 không học kiến thức từ láy mà 2006 lại
dạy ở lớp 4?
-Theo CT hiện hành (2006), LTVC lớp 4 định nghĩa về từ láy như sau: Từ láy
là loại từ được tạo thành từ 2 tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc
tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1
tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.
-> Đối với tư duy của 1 hsinh lớp 4, khái niệm này quá khó hiểu đối với các em.
-Kiến thức về từ láy ở lớp 4 (2006) không thống nhất với chương trình từ láy ở
THCS về sự phân loại. Ví dụ: Các từ “chùa chiền”, “đất đai”: HS không phân chia
thành 1 yếu tó có nghĩa, 1 yếu tố đã bị mất nghĩa nên khi ghép thì cho rằng đây hoặc
là từ ghép hoặc là từ láy - không quyết định được. Các từ “châu chấu”, “cào cào” theo
kiến thức của THCS (lớp7) thì đây là các từ đơn đa âm nhưng HS lớp 4 lại cho rằng
đây là từ láy
6. Chứng minh sự chi phối của quan điểm tích hợp trong dạy học
LTVC (lớp 4, 5)
-Lớp 4: Hệ thống kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm; Các
đơn vị ngôn ngữ được sắp xếp theo trình tự từ, theo từ khái niệm đơn giản đến chi tiết
-Ngữ âm:
+Lớp 1 học chữ, âm vần
+Lớp 2,3: Học củng cố kĩ năng đọc và viết đã hình thành từ lớp 1 và học thêm
chữ hoa
+Lớp 4: đọc được cấu tạo 3 phần của tiếng
-Đọc:
+Lớp 1,2,3: đọc đúng, không vấp, hiểu nội dung
+Lớp 4,5: Đọc diễn cảm, hiểu ý
-Từ loại:
+Lớp 1,2,3 phân biệt được từ chỉ sv, hoạt động, tính chất. Chủ yếu là nắm
được cách dùng từ để đặt câu
+Lớp 4: Làm quen với khái niệm danh từ, động từ, tính từ (đó là sự chuyển
hóa từ từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất)
-Câu:
+Lớp 2,3: Nhận biết ban đầu về các bộ phận của câu thông qua trả lời câu hỏi
+Lớp 4: Chính thức nhận biết bộ phận tương ứng của câu (CN, VN, TN)
->Các bài tập, bài học trong chương trình LTVC mang tính đồng tâm, được
sắp xếp theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ bài tập nhận diện đến vận dụng
7. So sánh kiểu bài LTVC lớp 2, 3 và lớp 4, 5.
*Giống nhau:
-Đều có bài thực hành
-Phần luyện tập được coi là nội dung trọng tâm trong bài
*Khác nhau:
-Kiểu bài tập:
+Lớp 2,3 chỉ có bt thực hành
+Lớp 4,5 có thêm bài tập lí thuyết về từ và câu
-Tên bài thực hành:
+Bài LTVC ở lớp 2,3 được ghi theo phân môn còn các tên bài chỉ được
ghi ở phần mục lục
+Lớp 4,5 được ghi ngay ở tên bài
-Nội dung bài tập:
+Lớp 2,3: Hầu hết các bài học đều bao gồm nhiệm vụ luyện từ và
luyện câu
+Lớp 4,5: Tách thành những bài luyện từ và luyện câu riêng rẽ
8. CT 2018 lớp 4 học những kiến thức LTVC nào? Giáo viên cần lưu
ý gì khi dạy?
*Chương trình dạy học LTVC lớp 4 (2018):
-Vốn từ theo chủ điểm
-Công dụng của từ điển, cách tìm từ
-Tìm nghĩa của từ, nghĩa của 1 số yếu tố hán việt thông dụng
-Tác dụng của việc chọn từ ngữ trong việc biểu đạt
-Danh từ, danh từ riêng, danh từ chung, động từ, tính từ và đặc điểm, chức
năng của chúng
-Câu và các thành phần chính
-Trạng ngữ của câu
-Câu dụng của dấu: gạch ngang, gạch nối, ngoặc đơn, ngoặc kép
-Biện pháp tu từ: Nhân hóa
*Lưu ý của GV khi dạy:
-GV phải nắm chắc kiến thức này
-Huy động kiến thức của HS đã được học từ lớp dưới
-Sử dụng PPDH tích cực
-Hình thành kiến thức cho HS 1 cách tự nhiên

9. Thiết kế bài dạy lớp 2, 3, 4.

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2


BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi giới thiệu
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập
theo hướng dẫn của thầy cô.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Bước đầu hình thành ý thức nỗ lực trong học tập và cuộc
sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cô và HS cùng hát vang bài hát
Em yêu trường em của nhạc sĩ
Hoàng Vân - 1-2 HS trả lời (bạn thân, cô giáo,
- Sau khi hát xong GV hỏi HS lời bàn ghế, sách vở, mực bút, bảng,
bài hát nhắc đến ai? Những đồ dùng phấn)
học tập nào?
- Cô kết luận và nêu tên bài học
2. Khám phá – Luyện tập
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự
vật, hoạt động.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài. - 1-2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời.
- YC HS quan sát tranh, nêu: - 3-4 HS nêu.
+ Tên các đồ vật. + Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt,
+ Các hoạt động. cặp sách, mũ.
+ Các hoạt động: đi học, viết bảng,
chải tóc.
- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6. - HS thực hiện làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Viết câu giới
thiệu.
Bài 2: - 1-2 HS đọc.
- Gọi HS đọc YC. - 1-2 HS trả lời.
- Bài YC làm gì? - 3-4 HS đọc.
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột - HS chia sẻ câu trả lời.
B.
- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ - HS làm bài.
tạo thành câu giới thiệu.
- YC làm vào VBT tr.7.
- Nhận xét, khen ngợi HS. - HS đọc.
Bài 3: - HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp
- Gọi HS đọc YC bài 3. 2B).
- HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: - HS chia sẻ.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.

Lớp 3
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP : BIỆN PHÁP SO SÁNH. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU
HỎI Ở ĐÂU ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Nhận diện và nêu được tác dụng của biện pháp so sánh
- Biết đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh
- Biết cách đặt câu hỏi ở đâu? để hỏi về địa điểm diễn ra sự việc.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập
theo hướng dẫn của thầy cô.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Bước đầu hình thành ý thức nỗ lực trong học tập và cuộc
sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Phiếu học tập, bài giảng Power point ,…
- HS: SGK, …
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS hát bài “ Bé tập so sánh” để - HS hát.
khởi động bài học.
+ Tìm hình ảnh so sánh trong bài hát? Nêu tác + Học sinh tìm hình ảnh so sánh:
dụng của hình ảnh so sánh? Hình tròn: viên bi, mặt trời, quả
banh.
Hình vuông: Hộp bánh Pizza....
Hình chữ nhật: bàn học....
- GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu:
+ Nhận diện và nêu được tác dụng của biện pháp so sánh; biết đặt câu có sử dụng
biện pháp so sánh; biết cách đặt câu hỏi ở đâu? để hỏi về địa điểm diễn ra sự việc.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài - 1 số Hs nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo gợi ý: - HS thảo luận theo gợi ý
+ Những sự vật nào được so sánh với nhau? + Cây gạo – tháp đèn; bông hoa
– ngọn lửa; búp nõn – ánh nến.
+ Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm gì? + Cây gạo – tháp đèn: so sánh
hình dạng
Bông hoa – ngọn lửa: So sánh
về màu sắc
Búp nõn – ánh nến: So sánh
về hình dạng lẫn màu sắc.
+ Tác dụng của biện pháp so sánh trong miêu tả + Câu văn chứa hình ảnh so sánh
sự vật là gì? đem tới sự nhận thức mới mẻ về
sự vật, giúp sự vật cụ thể hơn,
sinh động hơn, giàu sức gợi hình,
gợi cảm hơn.
- Mời đại diện các nhóm trình bày - Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV và HS nhận xét, thống nhất kết quả. - HS nhận xét.
3. Hoạt động luyện tập thực hành.
Hoạt động 2: Ghi kết quả bài tập 1 vào vở
theo mẫu
- Mời 1 số HS nêu yêu cầu bài tập - Một số HS nêu yêu cầu bài
- HS làm việc các nhân: ghi kết quả vào phiếu - HS làm vào phiếu bài tập
bài tập.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - Một số HS báo cáo kết quả
- GV và HS thống nhất đáp án. - HS nhận xét
Hoạt động 3: Quan sát tranh, tìm những sự
vật có đặc điểm giống nhau. Đặt câu so sánh
các sự vật đó với nhau.
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn trước lớp: - Lắng nghe và thực hiện
+ Quan sát tranh con mèo và hòn bi ve , xem +Mắt mèo và hòn bi đều có hình
mắt mèo và hòn bi ve có đặc điểm gì giống tròn
nhau?
+ Đặt câu so sánh hai sự vật đó với nhau + Mắt mèo tròn như hòn bi ve
- GV gọi 1-2 HS trình bày - HS trình bày
- GV và HS thống nhất đáp án. - Nhận xét bạn
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát, phân - Thảo luận nhóm theo hướng
tích với các tranh còn lại. dẫn
- GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày
- GV và HS thống nhất đáp án. - Nhận xét bạn
- Yêu cầu HS đặt câu so sánh với các sự vật - Đặt câu
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi - Lắng nghe
những HS đặt được những câu hay thể hiện sự
liên tưởng thú vị giữa các sự vật.
Hoạt động 4: Cùng hỏi – đáp về địa điểm
diễn ra các sự việc trong đoạn văn.
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu, thảo luận nhóm - Lắng nghe GV hướng dẫn
để hỏi – đáp về địa điểm diễn ra sự việc trong
đoạn văn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hỏi – đáp về - HS thảo luận
địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn.
- Gọi một số nhóm trình bày - Một số nhóm trình bày.
- GV và HS thống nhất đáp án. - Nhận xét bạn
- GV chốt: Khi hỏi địa điểm diễn ra sự việc
chúng ta phải sử dụng cụm từ Ở đâu? ở đầu
hoặc cuối câu. Khi trả lời câu hỏi Ở đâu? chúng
ta phải sử dụng từ ngữ chỉ địa điểm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và - HS tham gia để vận dụng kiến
vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. thức đã học vào thực tiễn.
+ Cho HS quan sát một số hình ảnh và đặt câu - HS quan sát và đặt câu.
so sánh các sự vật hoặc đặt câu hỏi về địa điểm.
- Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................

Lớp 4:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt
thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1,
BT4) ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa
khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
- HS biết vận dụng từ ngữ trong đặt câu, viết câu
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập
theo hướng dẫn của thầy cô
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Chăm chỉ: Bước đầu hình thành ý thức nỗ lực trong học tập và cuộc
sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, từ điển
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ
nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động
tại chỗ
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt
thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4) ; nắm
được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng
thương người (BT2, BT3).
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
* Cách tiến hành: Nhóm 6- Lớp
Bài 1: Tìm các từ ngữ:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Hs nêu yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận nhóm - Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu
bài tập – Chia sẻ trước lớp

Thể hiện Trái nghĩa Thể hiện Trái nghĩa


lòng nhân với Nhân tinh thần với Đùm
hậu... hậu hoặc... đùm bọc... bọc hoặc...
Lòng Độc ác, Cưu ức hiếp,
thương tàn ác, tàn mang, che hiếp đáp,
người, bạo, hung chở, đỡ bắt nạt,
nhân ái, tàn,... đần,... doạ nạt,...
nhân
đức,...

- Chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt


câu hoặc giải nghĩa một trong các từ
mà các em tìm được
Bài 2: Cho các từ sau: nhân dân, nhân
hậu, nhân ái, công nhân, nhân Nhóm 2 – Lớp
loại,...Hãy cho biết.
+ Giải nghĩa từ. - HS cùng giải nghĩa từ
+ Sắp xếp các từ vào nhóm cho phù - Hs làm bài nhóm 2 vào phiếu BT cá
hợp. nhân.
"nhân" có nghĩa "nhân" có nghĩa
là người. là lòng thương
người
Nhân dân, nhân Nhân hậu, nhân
loại, công nhân, đức, nhân ái,
nhân tài. nhân từ.
- Gv nhận xét, chữa bài.
+ Yêu cầu tìm thêm các từ có chứa
tiếng "nhân" khác và cho biết nghĩa
của tiếng trong từ

Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở BT 2 - HS nối tiếp nêu: nhân đạo, ân nhân,
- Gọi hs nối tiếp đọc câu đặt được. nhân vô thập toàn, quý nhân, nhân
văn,...
- HS nối tiếp nói câu
- Viết câu vào vở
- Gv nhận xét, chữa bài, lưu ý hình thức VD: Nhân dân ta có long nồng nàn yêu
và nội dung của câu
nước.
Bố em là công nhân.
Bà em rất nhân hậu.
3. Hoạt động ứng dụng (1p) Người Việt Nam ta giàu lòng nhân ái.
4. Hoạt động sáng tạo (1p) - Ghi nhớ các từ ngữ được mở rộng
- Tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ BT 4

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG


......................................................................................................................
......................................................................................................................
..............................

You might also like