You are on page 1of 4

HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

- Bao gồm các phân môn:

 Tập đọc : 3 tiết/tuần  Tập viết : 1 tiết/tuần


 Kể chuyện : 1 tiết /tuần  Luyện từ và câu : 1 tiết/tuần
 Chính tả : 2 tiết/tuần  Tập làm văn : 1 tiết/tuần

Tập 1 (8 chủ điểm): Tập 2 (7 chủ điểm):

– Em là học sinh (tuần 1,2) – Bốn mùa (tuần 19,20)

– Bạn bè (tuần 3,4) – Chim chóc (tuần 21,22)

– Trường học (tuần 5,6) – Muông thú (tuần 23,24)

– Thầy cô (tuần 7,8) – Sông biển (tuần 25,26)

– Ông bà (tuần 10,11) – Cây cối (tuần 28,29)

– Cha mẹ (tuần 12,13) – Bác Hồ (tuần 30,31)

– Anh em (tuần 14,15) – Nhân dân (tuần 32,33,34)

– Bạn trong nhà (tuần 16,17)

Hệ thống chủ điểm trong Tiếng Việt 2. Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với
một chủ điểm, học trong hai tuần (riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần)

 NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN

Phân môn tập đọc sẽ giúp HS củng cố lại kiến thức ở lớp 1 đồng thời nội dung được
nâng cao hơn giúp HS rèn luyện khả năng nghe và nói hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và
con người đồng thời cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt cho các em.

Phân môn luyện từ và câu phần lớn thời gian các em sẽ được luyện tập thực hành thông
qua các bài tập qua đó giúp các em mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, rèn luyện kĩ năng
dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc.HS được làm quen với ba kiểu câu trần thuật đơn
(Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Và một số thành phần trong câu(đáp ứng câu hỏi Ai?
Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ?...)
Phân môn chính tả GV sẽ tập trung rèn cho HS kỹ năng nghe và viết qua đó các em sẽ
rèn luyện được các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài viết chính tả còn cung cấp cho HS
vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.

Phân môn tập viết ở lớp 2 các em sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa chủ yếu là
rèn luyện kĩ năng viết chữ.

Phân môn kể chuyện ở lớp 2 thì nội dung gắn bó với phân môn tập đọc và các chủ điểm
của từng tuần học giúp rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc cho HS.

Phân môn tập làm văn chủ yếu GV sẽ luyện cho các em kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và
quan sát

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Quy tắc ghi dấu thanh

1.2. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên con chữ (a, bê, xê,…) và âm (a, bờ,
cờ,…)

1.3. Quy tắc viết tên riêng người Việt, tên riêng địa lí Việt Nam

1.4. Công dụng của một số loại dấu câu

Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các từ
ngữ biểu hiện các ý khác nhau trong câu

2. Từ có nghĩa giống nhau hoặc trái ngược

nhau trong văn bản

3. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất trong văn bản

4.1. Tương tác trong hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời

4.2. Các kiểu loại văn bản

– Văn bản tự sự: đoạn văn kể lại một sự việc

– Văn bản miêu tả: đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
– Văn bản biểu cảm: đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu

– Văn bản thông tin (thuyết minh và nhật dụng): đoạn văn giới thiệu một đối tượng; thời
gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi

5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Đề tài (viết, kể về điều gì)

2. Hình dáng, điệu bộ của nhân vật

3. Vần trong thơ

NGỮ LIỆU

1.Kiểu loại văn bản

1.1. Văn bản văn học

– Truyện, văn xuôi: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện danh nhân; đoạn
(bài) văn miêu tả

– Thơ, văn vần: bài thơ, đồng dao, ca dao, vè

Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 chữ, bài miêu tả khoảng 180 chữ, thơ
khoảng 80 – 100 chữ

1.2.Văn bản thông tin

– Văn bản thuyết minh: văn bản thuyết minh ngắn về sự vật, hiện tượng nêu 2 – 3 việc
làm; văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng học tập; hướng dẫn một
hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu

– Văn bản nhật dụng: danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu;
bưu thiếp; tin nhắn; danh thiếp, lời cảm ơn, xin lỗi

YÊU CẦU

- Đọc đúng, không ngắc ngứ.


- Tốc độ đọc giữa học kì I: 35 tiếng/phút; cuối học kì I: 40 tiếng/phút; giữa học kì II: 45
tiếng/phút; cuối học kì II: 50 tiếng/phút.

- Phần viết “Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài tập chép hoặc nghe – viết.
Tốc độ viết giữa học kì I: 35 chữ/15 phút; cuối học kì I: 40 chữ/15 phút; giữa học kì II:
45 chữ/15 phút; cuối học kì II: 50 chữ/15 phút”.

You might also like