You are on page 1of 14

Giáo án miễn phí Ngữ Văn THCS - THPT Sách mới

https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan

CHUYÊN ĐỀ 2:
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LÀM ĐỌC HIỂU
***
CÁCH LÀM CÁC DẠNG CÂU HỎI
ĐỌC HIỂU
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. KIẾN THỨC THƯỜNG HỎI Ở PHẦN ĐỌC HIỂU

Đề văn

Phần 1: Phần 2:
Đọc hiểu Làm văn
a. Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ của văn bản
• Dựa vào các xuất xứ ghi dưới phần trích
của đề bài, những đặc trưng, dấu hiệu
nhận biết để nhận dạng được các phong
cách như: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí,
khoa học, chính luận, thuyết minh, hành
chính công vụ.
b. Xác định 5 phương thức biểu đạt
• Dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày.
• Có sự việc diễn biến => Tự sự
• Nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc => Miêu tả

• Nhiều từ biểu lộ xúc động => Biểu cảm


• Nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ => Nghị
luận
• Nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng => Thuyết
minh
c. Nhận biết các phép tu từ
• Tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp
từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…)
• Tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu; đảo ngữ;
câu hỏi tu từ; liệt kê)
• Nêu hiệu quả của các biện pháp
tu từ.
d. Những dạng câu hỏi khác

- Kiến thức tiếng Việt tổng hợp


- Kiến thức văn học tổng hợp.

Ví dụ: Anh chị hãy xác định các hình ảnh


có sử dụng chất liệu văn hóa văn học dân
gian có trong đoạn trích trên? (Câu hỏi
đọc hiểu đề minh họa năm 2017-lần 2)
2. NHỮNG KIỂU CÂU HỎI THƯỜNG HỎI Ở PHẦN
ĐỌC HIỂU

• Dạng câu hỏi nhận biết


1
• Dạng câu hỏi thông hiểu
2
• Dạng câu hỏi vận dụng
3
* Dạng câu hỏi nhận biết
∙ Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt,
phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác
định cách trình bày văn bản…
∙ Cách làm: Xác định và trả lời câu hỏi một cách
ngắn gọn, không cần giải thích lý do vì sao chọn.
* Dạng câu hỏi thông hiểu
∙ Thường hỏi xác định nội dung chính của văn bản;
hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi
theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói
rằng…(xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm
hay không); kiểu câu hỏi xác định và nêu hiệu quả
của biện pháp nghệ thuật…
∙ Cách làm: Trả lời bằng một đoạn văn ngắn (không
quá 10 dòng)
* Dạng câu hỏi vận dụng
• Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp
có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những
việc làm cụ thể của bản thân.
• Cách làm: Nêu bài học rút ra/ điều tâm đắc
và giải thích lý do vì sao chọn. Trả lời bằng
cách viết đoạn văn (không quá 10 dòng)
3. CÁC BƯỚC KHI LÀM PHẦN ĐỌC HIỂU
Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài rồi hãy làm từng câu.

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu
quan trọng.
Bước 3: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu
và viết cẩn thận từng chữ.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không
bỏ trống câu nào, dòng nào.
* Một số lưu ý trong quá trình làm bài

- Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính


tả, dấu câu (không viết dài quá 10 dòng).

- Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi


đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.

- Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết


vội vàng.
Giáo án miễn phí Ngữ Văn THCS - THPT Sách mới
https://www.facebook.com/groups/giaoanmienphinguvan

CHUYÊN ĐỀ 2:
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LÀM ĐỌC HIỂU
***
CÁCH LÀM CÁC DẠNG CÂU HỎI
ĐỌC HIỂU

You might also like