You are on page 1of 4

CÁC CON HỌC SINH CHÚ Ý ĐỌC HẾT NỘI DUNG LƯU Ý NHÉ!

I. KỸ NĂNG
1. Bắt buộc phải phân tích đề trước khi làm bài
- Đọc kĩ toàn bộ đề 1 lần trước khi làm bài. Xác định câu dễ->làm trước.
- Gạch chân vào những từ ngữ quan trọng, ghi đáp án bằng từ chìa khóa lên trên
phần gạch chân ở đề bài và phải sử dụng giấy nháp ở bài thi.
- Dù là câu hỏi dễ về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác cũng phải ghi từ chìa
khóa lên trên phần câu hỏi của đề để tránh nhầm lẫn.

2. Phân chia thời gian làm bài hợp lý (cần đeo đồng hồ) theo số điểm ở từng phần.
Bài thi thường có 2 phần, mỗi phần không quá chênh lệch về thời gian để tránh hiện
tượng đầu voi đuôi chuột.
- Câu hỏi nhỏ trả lời trước.
- Phần viết đoạn (mỗi đoạn văn nghị luận văn học hay nghị luận xã hội phải dành
khoảng 25 phút - 30 phút cho từng đoạn).

3. Ở từng phần, từng câu hỏi: phải ghi lại yêu cầu đề, tránh trả lời cộc lốc, cắt câu
hỏi ở đề bài.

4. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau.

5. Không được bỏ giấy trắng ở bất kỳ câu nào.

6. Không được quên kiến thức ngữ pháp, bắt buộc đúng kiểu đoạn văn.

7. Trước khi nhận đề, lưu ý sử dụng giấy nháp (để ghi nhớ kiến thức về kiểu đoạn,
tiếng việt, nghị luận xã hội).

8. Khi viết đoạn, phải suy nghĩ kiến thức Tiếng Việt trước ghi viết đoạn, ghi câu chủ
đề, câu chốt, câu mở của các kiểu đoạn diễn dịch, tổng phân hợp, quy nạp ra nháp
để chắc chắn đúng.

II. CÁCH TRẢ LỜI TỪNG DẠNG BÀI TRONG ĐỀ THI


1. CÂU HỎI NHỎ (thường chiếm khoảng 4,5 – 5 điểm)
- Bắt buộc phải tách ý rõ ràng, không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhưng giữa
các ý phải có phần chuyển ý
- Dùng kí hiệu (- ) để trình bày ý lớn, (+) để trình bày ý nhỏ.
- Với dạng câu hỏi so sánh sự khác nhau -> không được kẻ bảng.
- Trả lời mỗi ý trong 1 câu hỏi bắt đầu bằng 1 gạch đầu dòng.
- Nhắc lại ý câu hỏi trong đề bài, không trả lời cộc lốc, thiếu chủ ngữ, có thể diễn đạt
thành câu văn hoàn chỉnh nhưng vẫn xuống dòng, ko viết thành đoạn.
- Trả lời ngắn, đủ ý nhưng nên “thừa còn hơn thiếu”.
-Dạng câu hỏi:
+ Tại sao, qua đoạn trích nhân vật là người như thế nào, bộc lộ phẩm chất gì, vẻ đẹp
gì: Không được ghi 1 đáp án, ghi càng nhiều đáp án càng tốt và phải có dẫn chứng
(ở đề bài) để thuyết phục giám khảo.
+ Câu hỏi liên hệ tác phẩm tương đồng (cùng chủ đề, đề tài…): nếu chưa chắc chắn
-> kể tên 2 tác phẩm.
+ Câu hỏi trình bày suy nghĩ (trong khoảng 3-5 câu hoặc 6-8 câu): Phải viết thành
đoạn văn nhỏ hoàn chỉnh.

2. ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


* Quy tắc chung:
- Lập dàn ý ngắn gọn ra nháp trước khi viết vào bài thi (chỉ viết từ khoá, ko diễn
đạt thành câu).
- Kiểu đoạn văn( diễn dịch, quy nạp, TPH): bắt buộc phải ghi các chủ đề, câu mở,
câu kết ra nháp => Ôn lại các mẫu câu cô đã dạy
- Kiến thức tiếng Việt trong đoạn:
+ Phải nghĩ ra nháp trước khi viết đoạn
+ Câu bị động viết ngay ở câu chủ đề (với đoạn Diễn dịch hoặc TPH), câu cuối (với
đoạn Quy nạp)
+ Không: dùng cả 2 kiến thức TV trong cùng 1 câu hay gạch chân kiểu câu có dẫn
thơ.
+ Gạch chân, chú thích = bút đang viết (không dùng bút chì).
+ Các kiểu câu( câu bị động, câu phủ định, câu cảm thán..): Viết dưới dạng câu đơn.
=> Kiến thức tiếng Việt và kiểu đoạn văn không được để sai, phải dành thời gian
suy nghĩ, ghi ra nháp trước khi viết đoạn vào bài.
* Nếu đề bài hỏi phần đoạn văn nghị luận văn học:
- Phân tích nhân vật trong một tác phẩm: gọi tên phẩm chất, dẫn chứng, nhận xét
dẫn chứng. Sau khi phân tích xong, bắt buộc phải nêu nghệ thuật xây dựng nhân
vật (qua tình huống, hành động, lời nói, cử chỉ. Cách trần thuật tự nhiên linh hoạt
kết hợp với ngôi kê cùng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm… Với
anh thanh niên, thêm: nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn của các nhân vật
khác) => Nếu chưa thuộc phẩm chất của nhân vật thì tóm tắt hành động việc làm
của nhân vật => nghệ thuật.
- Phân tích nhân vật trong 1 đoạn trích được nêu ở đề bài: Tìm các từ chìa khóa
xuất hiện, gạch chân vào đề, ghi phẩm chất. Chú ý các yếu tố nghệ thuật trong đoạn
trích (kiểu câu, dấu câu) khoanh tròn.
- Thơ: chép thơ, gạch ý. Bắt buộc phải tuân theo các bước: Trích thơ hoặc dùng thơ
làm lời dẫn, gọi tên nghệ thuật, nêu tác dụng của nghệ thuật (chưa nắm chắc tác
dụng, diễn xuôi lại ý thơ). Lưu ý: phân tích thơ mà không gọi tên nghệ thuật, bài
điểm sẽ rất kém.

* Nếu đề bài hỏi về biện pháp tu từ, tác dụng kiểu câu:
- Tác dụng chung: cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa
- Tác dụng riêng: tìm ở ngữ liệu
- Thái độ, tình cảm của tác giả.

3. ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


- Nhớ bí- kíp: Khẳng- Khái- Vai- Liên –Bài (vẽ bàn tay nhớ 5 bước).
- Nghị luận về một hiện tượng: Khẳng định hiện tượng tích cực, tiêu cực- Khái-
Biểu (thực trạng)-Nguyên nhân - Tác hại (Lợi ích) -Giải pháp
- Nghị luận về một câu nói: Khẳng định ý kiến đúng đắn, chí tình, Giải thích câu nói
trước (từ, câu, chốt vấn đề nghị luận), khẳng (câu nói đúng đắn), tại sao lại có ý
kiến, liên hệ phản đề, bài học.
- Nghị luận về 1 câu chuyện: Khẳng, tóm tắt ngắn gọn (2-3 câu), từng bài học rút ra
từ nội dung câu chuyện, liên hệ bản thân.
- Bắt buộc phải có dẫn chứng thực tế, tiêu biểu (nhiều người biết)
- Học sinh phải rút ra bài học cho bản thân: học tốt, rèn đạo đức... để sau này ...(ghi
lại đề bài).

4. ĐOẠN NGỮ LIỆU Ở PHẦN TẬP LÀM VĂN HOẶC TIẾNG VIỆT
- Năm nay, cấu trúc đề có thể sẽ như năm ngoái, chỉ lấy 1 văn bản trong chương
trình Ngữ văn 9, một văn bản là đoạn ngữ liệu ở phần TV hoặc TLV để khai thác
kỹ năng đọc hiểu (như các đề thi thử các trường cô đã phát hoặc các phiếu đọc hiểu
NLXH)
- Khi làm bài:
+ Các câu hỏi đọc hiểu: Trước tiên cần dựa vào đoạn ngữ liệu để trả lời câu hỏi (đặc
biệt với câu hỏi tại sao). Sau khi nêu xong đáp án ở đoạn ngữ liệu, cần đi sâu diễn
giải lí do theo cách hiểu của bản thân.
+ Chú ý ôn lại các kiến thức về phương thức biểu đạt, phép liên kết, các kiểu câu,
hình thức ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thông điệp rút ra cho các dạng đề này.

IV. CÁCH TRÌNH BÀY BÀI THI


1. Rõ ràng, khoa học, sạch sẽ
- Hết một câu xuống dòng, cách 1 dòng
- Câu hỏi nhỏ: hết 1 ý xuống dòng
- Đoạn văn (cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội): dung lượng 01 trang giấy thi.

2. Không được bỏ trống giấy.

3. Nếu sai: tuyệt đối không được dùng bút xóa


- Sai vài từ -> dùng thước kẻ gạch chéo dòng chữ, dùng dấu ngoặc đơn gạch sát vào
chữ.
- Sai 1 đoạn (vài câu liền) -> dùng dấu ngoặc đơn, sổ thẳng bên lề giấy thi, ghi “bỏ”.
- Nếu sai quá nhiều, gạch xoá bẩn, nêu đang viết ở trang 1 và còn nhiều thời gian
(2/3 thời gian)-> xin giám thị thay giấy khác.
- Nếu gạch chân kiến thức TV -> sai : gạch đè lên phần gạch chân. Phần chú thích
phía cuối đoạn văn : chép lại kiến thức Tiếng Việt.
VD: phép nối: nhưng, và, ngoài ra… Câu phủ định: Bé Thu không nhận cha.

4. Không: viết tắt, viết số.

5. Câu phải đủ CN, VN.

6. Không viết 2 màu mực trong 1 bài thi (không gạch chân kiến thức TV bằng bút
chì).

V. CÁC LƯU Ý
1. Chú ý: Sau khi làm xong
- Kiểm tra lại toàn bộ bài, từng câu để không bị sót
- Kiểm tra lại tờ phách: Tên, ngày sinh, SBD, Số thứ tự. Ghi đủ: Tờ số… / Tổng số
tờ…
- Làm bài thi xong -> mang đề về, mang nháp về-> cô chữa. Đáp án trên mạng ko
chính thức-> cần vững tinh thần.

2. Lưu ý về việc ôn tập trong những ngày trước thi:


- Đọc phần hướng dẫn trong Nội dung ôn tập nước rút cô đã gửi và chủ động ôn tập
theo hệ thống
- Đọc kỹ và nắm chắc phần cô dạy về kỹ năng:
+ Các dạng câu hỏi thường xuất hiện ở phần 1 (Nghị luận văn học) và kiến thức
tiếng Việt hỏi trong đoạn văn.
+ Các câu hỏi thường xuất hiện ở phần 2 (Nghị luận xã hội)

Lời nhắn gửi: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng kết quả ngọt ngào”-
Trái ngọt ngày mai sẽ bắt đầu từ những đắng cay, nhọc nhằn khổ luyện của ngày
hôm nay. Cô mong các con biến ngại ngần thành quyết tâm, biến khát khao thành ý
chí, biến mơ ước thành hiện thực. Thành quả ngọt ngào đang chờ đợi mỗi các con ở
phía trước. Cô tin, khi các con nỗ lực hết mình, thành công sẽ đến!

CHÚC CÁC CON THI TỐT!

You might also like